Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

- Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lý bất hòa với bạn bè.

- Sẵn sàng giúp bạn bè xử lý bất hòa với nhau.

- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.

- Hình thành phẩm chất nhân ái.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức quan tâm đến bạ bè

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

 

docx 67 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30
SINH HOẠT DƯỚI CỜ 
PHÓNG VIÊN MÔI TRƯỜNG NHÍ
Ngày dạy:
10/04/2023
Tiết: 88
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. 
- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...
- Tìm hiểu được thực trạng vệ sinh môi trường ở trường học.
II. ĐỒ DÙNG
1. Giáo viên:
- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...
2. Học sinh: tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Chào cờ (15 - 17’)
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
2. Sinh hoạt dưới cờ: (15 - 16’)
*Khởi động:
- GV yêu cầu HS khởi động hát
*Kết nối
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
* Các Sao Nhi đồng xem video nhóm “phóng viên môi trường nhí” 
- GV chiếu video phóng viên môi trường nhí.
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
+ Bạn phóng viên đang làm gì?
+ Bạn phóng viên có nhắc đến chủ đề gì?
+ Bạn phóng viên hỏi gì?
+ Trong video có nhắc đến sử dụng nước từ đâu? 
+ Nước thải sinh hoạt đổ ở đâu?
+ Nước sinh hoạt có được lọc không?
+ Làm gì để bảo vệ môi trường nước?
Kết luận: Nước sinh hoạt trước khi dùng cần phải lọc. Cần phải bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,
* Thực hành làm phóng viên nhí.
- Yêu cầu thảo luận theo nhóm 6 về thành lập nhóm phóng viên với chủ đề môi trường.
- Yêu cầu các nhóm thể hiện trước lớp.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm thể hiện tốt.
3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề 
- HS điểu khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
- HS hát
- Lắng nghe
- Quan sát
- HS thảo luận cặp đôi
+ Đang phỏng vấn
+ Bảo vệ môi trường nước
+ Sử dụng nước từ đâu? Nước thải sinh hoạt đổ ở đâu? Nước sinh hoạt có được lọc không?
+ Từ nhà máy nước
+ Đổ ra mương
+ Có được lọc
+ Không vất rác bừa bài, tuyên truyền người dân bảo vệ nguồn nước,
- Lắng nghe
- Thảo luận theo nhóm 6 về thành lập nhóm phóng viên với chủ đề môi trường.
- Các nhóm thể hiện trước lớp.
- Lắng nghe
Tuần: 30
Hoạt động giáo dục theo chủ đề:
 MÔI TRƯỜNG KÊU CỨU
Ngày dạy:
12/04/2023
Tiết: 89
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Học sinh nhận biết được những biểu hiện của ô nhiễm môi trường trong vai trò “Phóng viên môi trường nhí”.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân biết được một số nguyên nhân làm cho môi trường bị ôi nhiễm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trình bày được các nguyên nhân chính gây ôi nhiễm và tác hại của việc ô nhiễm môi trường .
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn một số hành động để bảo vệ môi trường.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu thương, yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường sống xung quanh.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức dọn vệ sinh chung trường lớp nơi mình ở .
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ môi trường sống, có trách nhiệm với công việc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.
- Cách tiến hành:
- GV cho học sinh xem một đoạn video ngắn về tình trạng ô nhiễm môi trường.. 
- GV chiếu một vài hình ảnh: Sự cố tràn dầu ra biển, khói bụi thành phố....
+ Những hình ảnh này nói lên điều gì?
+ Em cảm thấy như thế nào khi thấy những hình ảnh này?
+ Dấu hiệu nào cho biết môi trường đang bị ôi nhiễm 
+ Kể thêm về những điều em từng thấy thể hiện sự ôi nhiễm môi trường? 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
=> Ô nhiễm môi trường đang xảy ra xung quanh chúng ta, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và hủy hoại cảnh quan thiên nhiên. Chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS xem.
- HS quan sát
- Hs những hình ảnh trên cho ta thấy môi trường đang bị ôi nhiễm.
- Hs em cảm thấy rất lo lắng cho môi trường sống của chúng ta.
- Hs ô nhiễm nguồn nước, ôi nhiễm không khí: chất thải các nhà máy, khói bụi của các nhà máy...
- Hs chất thải sinh hoạt không qua xử lý, xả rác ra ao, hồ, sông suối...
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: Nhận biết về các vấn đề ô nhiễm môi trường, có kĩ năng tuyên truyền bảo vệ môi trường
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Khảo sát thực trạng trong vai trò “phóng viên môi trường nhí”. (làm việc nhóm)
- GV phổ biến điều kiện để trở thành “phóng viên môi trường nhí” và cách thức hoạt động của phóng viên.
- Khuyến khích hs đăng kí tham gia để trở thành “phóng viên môi trường nhỉ”
- Chia nhóm 4 thảo luận kĩ năng cần có của một phóng viên.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận;.
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV chốt ý và hướng dẫn hs thực hiện theo phiếu khảo sát .
- GV mời các HS khác nhận xét.
=> Sau khi thực hiện khảo, những hiện tượng làm ôi nhiễm môi trường sẽ được phát hiện. Chúng ta có thể nhận xét kết quả khảo sát để đưa ra lời cảnh báo với mọi người về sự cần thiết để bảo vệ môi trường.
- Hs lắng nghe
- Hoạt động nhóm 4. Kĩ năng cần có:
+ Quan sát
+ Ghi chép
+ Phỏng vấn
+ Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn.
- HS lắng nghe nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe thực hiện. 
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS lắng nghe.
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Lập kế hoạch thực hiện để có tin tức về ô nhiễm môi trường.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Lập kế hoạch hành động của các phóng viên. (Làm việc nhóm 2)
- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2:
+ Thực hiện khảo sát môi trường xung quanh em.
+ Chú ý khảo sát vào buổi sáng, sau khi các bác bán hàng xong .
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. 
=> Nhiệm vụ của phóng viên môi trường nhí là quan sát để phát hiện những dấu hiệu ô nhiễm môi trường ; phỏng vấn để tìm hiểu nguyên nhân; cảnh báo và tuyên truyền mọi người cùng chung tay hành động vì môi trường.
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả ghi chép được.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh chia sẻ cùng người thân về nhiệm vụ của một phóng viên môi trường :
+ Quan sát môi trường xung quanh, ghi chép lại nếu thấy có dấu hiệu ô nhiễm.
+ Cùng người thân đi phỏng vấn các cô các bác hàng xóm, người thân về ý thức bảo vệ môi trường.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 30
Sinh hoạt cuối tuần:
 BẢNG THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
Ngày dạy:
14/04/2023
Tiết: 90
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Học sinh làm được bảng thông tin môi trường, qua đó nhắc nhở mọi người có ý thức bảo vệ môi trường.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân tự tin chia sẻ các thông tin về môi trường mà mình thu thập được.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự hào về những việc mình làm để bảo vệ môi trường.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn, tuyên truyền vấn đề ô nhiễm môi trường và cách bảo vệ môi trường.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Ôn lại những kĩ năng đã học từ buổi trước về nhận biết môi trường.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Trái đất này ” để khởi động bài học. 
+ GV nêu câu hỏi: bài hát nói về điều gì?
+ Mời học sinh trình bày.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: bài hát nói về trái đất xanh của chúng ta .
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung cá ... 2023
Tiết: 210
Môn: Tiếng Việt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Biết nói về nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.
- Biết viết 2-3 câu nêu lí do em yêu thích nhân vật.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua quan sát và tìm hiểu các hình ảnh trong bài.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
GV cho HS chọn hộp quà có chứa câu hỏi: 
Dấu ngoặc kép dùng để làm gì trong đoạn văn sau? 
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia chơi:chọn hộp quà và trả lời
- Hs trả lời
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu phần trích dẫn lời của người khác.
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời đối thoại của nhân vật.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Biết nói về nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.
+ Biết viết 2-3 câu nêu lí do em yêu thích nhân vật.
 + Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Trao đổi cùng bạn về một nhân vật em thích (làm việc cá nhân, nhóm)
Bài 1: Nói về nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe. (Làm việc nhóm 2)
- GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc:
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt đáp án: 
Bài 2: Viết 2-3 câu nêu lí do em yêu thích nhân vật. (làm việc cá nhân)
- GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2.
- GV giao nhiệm vụ cho HS suy nghĩ, đặt câu trong vở nháp.
- Mời HS đọc câu đã đặt.
- Mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1
- HS làm việc theo nhóm 2.
- Đại diện nhóm trình bày:
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS suy nghĩ, viết vào vở nháp.
- Một số HS trình bày kết quả.
- HS nhận xét bạn
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV trao đổi những về những nhân vật HS yêu thích trong bài
- GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam hoặc về người có công với đất nước..
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- HS đọc bài mở rộng.
- HS trả lời theo ý thích của mình.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 30
Ôn Đọc: Nhà rông 
Ngày dạy:
13/04/2023
Tiết: 30
Ôn Tiếng Việt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Đọc đúng các âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương, đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Nhà rông. Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả,gợi cảm, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được vẻ đẹp độc đáo của Nhà rông ở Tây Nguyên. Hiểu biết về tình cảm của người dân Tây Nguyên với mái nhà rông thân thương.
- Chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm nghĩ, cảm xúc có liên quan đến văn bản đọc. Giới thiệu về quê hương của mình với thái độ tự tin, biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ thích hợp.
- Hiểu biết về quê hương, có tình cảm gắn bó, yêu quê hương.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
-Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
2-3 HS đọc nối tiếp bài thơ Tiếng nước mình và trả lời câu hỏi: Em thích nhất chi tiết nào trong bài thơ? Vì sao?
- GV tổ chức cho HS xem một đoạn phim về phong cảnh một buôn làng Tây Nguyên. GV hỏi trong đoạn phim vừa xem có cảnh gì? 
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS trả lời
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
2. Khám phá.
-Mục tiêu:
+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Nhà rông”.
+ Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.
+ Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.
+ Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cuộc sống ấm no.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến êm ấm.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: Tây Nguyên, buôn, lưỡi rìu, tuồn tuột, đượm
-Luyện đọc câu dài: Đêm đêm,/ bên bếp lửa bập bùng,/ các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn/ ngôi nhà rông đã từng chứng kiến.//Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên/ thân thương như cái tổ chim êm ấm.//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? Câu văn nào trong bài giúp em nhận ra điều đó?
+ Câu 2: Kiến trúc bên trong của nhà rông có gì đặc biệt?
+ Câu 3: Đóng vai một người dân Tây Nguyên, giới thiệu những hoạt động chung diễn ra ở nhà rông.
+ Câu 4: Vì sao người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông? 
+ Câu 5: Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài.
Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông.
Hình dạng bên ngoài của nhà rông.
Kiến trúc bên trong của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt: Nhà rông là một kiến trúc đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên.
2.3. Hoạt động: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là mái nhà dựng đứng, vươn cao lên trời như một lưỡi rìu lật ngược. Câu văn cho biết điều đó là: “ Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào như một lưỡi rìu lật ngược”
+ Kiến trúc bên trong của nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn luôn đượm khói.có nơi dành để chiêng trống, nông cụ...
+ Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung của tất cả dân làng. Đêm đêm bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.
+ Người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông vì nó là ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người. Nhà rông còn là nơi hội họp, tiếp khách, vui chơi chung, nơi các cụ già kể lại cho con cháu nghe những kỉ niệm vui buồn...
+ Đoạn 1: Hình dạng bên ngoài của nhà rông.
+ Đoạn 2: Kiến trúc bên trong của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông.
+ Đoạn 3: Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông.
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
-2-3 HS nhắc lại
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS quan sát video một số cảnh đẹp . 
+ GV nêu câu hỏi trong video có cảnh nào? Ở đâu?
- Nhận xét, tuyên dương	
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát video.
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_30_nam_hoc_2022_2023.docx