Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

I. Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được các đồng tiền Việt Nam từ một nghìn đồng đến một trăm nghìn đồng.

- Giải được một số bài toán liên quan đến các tình huống thực tế về tiết kiệm và chi tiêu.

- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. Ðồ dùng dạy học

- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.

- HS: SGK, vở ghi, bảng con.

 

docx 28 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phong Vân 
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 30
( Từ ngày 10/4 đến 14/4/2023)
Thứ/ ngày
Môn 
Tiết theo PPCT
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Hai
10/4
HĐTN
88
SHDC: Phóng viên môi trường nhí 
Toán
146
Luyện tập
Tiếng Việt
204+205
 Đọc: Nhà rông
 Nói và nghe: Quê hương em
Ba 
11/4
Tiếng Việt
206
Nghe-viết: Nhà rông
Toán
147
Luyện tập
GDTC
59
Động tác chuyền bóng bằng hai tay trước ngực (tiết 1) 
TNXH
59
Xác định các phương trong không gian 
Tư
12/4
Tiếng Việt
207+208
Đọc: Sự tích ông Đùng, bà Đùng
Ôn viết chữ hoa Y
Tiếng Anh
119
Unit 8: Food. Lesson 1.3
Toán
148
Luyện tập
Năm
13/4
Toán
149
Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
Tiếng Việt
209
LT: Dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang 
TNXH
60
Trái đất và các đới khí hậu
HĐTN
89
HĐGD theo chủ đề: Môi trường kêu cứu
Sáu
14/4
Toán
150
Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
Tiếng Việt
210
LT: Viết 2, 3 câu nêu lí do em thích nhân vật 
Đạo đức
30
Đi bộ an toàn (tiết 1)
HĐTN
90
SHL: SH theo chủ đề: Bảng thông tin môi trường
TUẦN 30 Thứ Hai ngày 10 tháng 4 năm 2023
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 88: Sinh hoạt dưới cờ: Phóng viên môi trường nhí 
I. Yêu cầu cần đạt
- HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới. Tìm hiểu được thực trạng vệ sinh môi trường ở trường học.
- Nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. HS tuyên truyền bảo vệ môi trường. 
- GD HS biết giữ gìn và bảo vệ môi trường ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ. Video.
- HS: Sách, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chào cờ 
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- HS tập trung trật tự trên sân.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt dưới cờ
a) Khởi động
- GV cho HS nghe một bài hát
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
b) Khám phá
Hoạt động 1: Xem video “phóng viên môi trường nhí” 
- GV chiếu video phóng viên môi trường nhí.
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
+ Bạn phóng viên đang làm gì?
+ Bạn phóng viên có nhắc đến chủ đề gì?
+ Bạn phóng viên hỏi gì?
+ Trong video có nhắc đến sử dụng nước từ đâu? 
+ Nước thải sinh hoạt đổ ở đâu?
+ Nước sinh hoạt có được lọc không?
+ Làm gì để bảo vệ môi trường nước?
- Kết luận: Nước sinh hoạt trước khi dùng cần phải lọc. Cần phải bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,
Hoạt động 2: Thực hành làm phóng viên nhí.
- Yêu cầu thảo luận theo nhóm 6 về thành lập
nhóm phóng viên với chủ đề môi trường.
- Yêu cầu các nhóm thể hiện trước lớp.
- GV NX và tuyên dương nhóm thể hiện tốt.
- HS hát.
- HS ghi tên bài vào vở.
- Quan sát.
- HS thảo luận cặp đôi.
+ Đang phỏng vấn.
+ Bảo vệ môi trường nước.
+ Sử dụng nước từ đâu? Nước thải sinh hoạt đổ ở đâu? Nước sinh hoạt có được lọc không?
+ Từ nhà máy nước.
+ Đổ ra mương.
+ Có được lọc.
+ Không vất rác bừa bài, tuyên truyền người dân bảo vệ nguồn nước,
- Lắng nghe
- Thảo luận theo nhóm 6 về thành lập
nhóm phóng viên với chủ đề môi trường.
- Các nhóm thể hiện trước lớp.
3. Củng cố, tổng kết
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề.
- HS lắng nghe để thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Toán
Tiết 146: Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được các đồng tiền Việt Nam từ một nghìn đồng đến một trăm nghìn đồng.
- Giải được một số bài toán liên quan đến các tình huống thực tế về tiết kiệm và chi tiêu.
- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Trong mỗi túi có bao nhiêu tiền
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài.
- HS nêu.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
Bài 1:
- GV hướng dẫn HS làm bài vào phiếu học tập
+ Giá 1 bắp ngô là bao nhiêu tiền?
+ Muốn tìm giá tiền cà rốt ta làm thế nào?
+ Muốn tìm giá tiền quả dưa chuột ta làm ntn?
- GV nhận xét.
Bài 2: 
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì? 
a) Tìm giá tiền 1 bắp ngô ta làm ntn?
 b) Tìm giá tiền 1 bắp ngô đầu vụ hơn 1 bắp ngô ở giữa vụ là bao nhiêu tiền?
- HS, GV NX và tuyên dương HS làm đúng.
Bài 3: 
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
- GV nhận xét.
Bài 4: 
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm phiếu học tập
+ Giá 1 bắp ngô 5000 đồng.
+ Ta lấy 8000 – 5000 = 3000 đồng.
+ Ta lấy 10000 – 5000 – 3000 = 2000 đồng.
- HS đọc yêu cầu.
+ Đầu vụ 1 bắp ngô giá 5000 đồng. Giữa vụ 2 bắp ngô có giá 5000 đồng.
+ Tìm giá tiền 1 bắp ngô giữa vụ.
a) Giữa vụ giá tiền 1 bắp ngô là:
5000 : 2 = 2500 ( đồng)
b) Giá tiền 1 bắp ngô đầu vụ hơn giá tiền 1 bắp ngô cuối vụ là: 
5000 – 2500 = 2500 ( đồng)
Đáp số : a) 2500 đồng
 b) 2500 đồng 
- HS đọc yêu cầu.
+ Nước là 20000 đồng; Đường kính là 14 000 đồng; Chanh là 10 000 đồng ; Mai và Nam bán nước chanh được 80000 đồng.
+ a) Nam và Mai cần bao nhiêu tiền để mua số nguyên liệu trên.
b) Hai bạn còn lại bao nhiêu tiền?
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
 Bài giải:
a) Số tiền Nam và Mai đã mua nguyên vật liệu là :
20000 + 14000 + 10000 = 44000(đồng)
b) Hai bạn còn lại số tiền là :
80000 – 44 000 = 36 000 (đồng)
Đáp số: a) 44 000 đồng
 b) 36 000 đồng
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở. 
- HS đọc bài làm. 
+ 5 tờ 10 000 đồng đổi được 1 tờ 50000 đồng.
+ 1 tờ 50 000 đồng đổi được 1 tờ 10 000 đồng và 2 tờ 20000 đồng.
+ 1 tờ 100 000 đồng đổi được 2 tờ 
50 000 đồng.
3. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh củng cố kỹ năng tính toán trong việc chi tiêu và bước đầu hình thành tư duy về việc đầu tư tiền.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- HS tham gia chơi TC để vận dụng kiến thức đã học vào làm BT.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Tiếng Việt
Tiết 204 + 205: Đọc: Nhà rông
Nói và nghe: Quê hương em 
I. Yêu cầu cần đạt
- Học sinh đọc đúng từ câu, đoạn và toàn bộ bài Nhà rông. Nhận biết được vẻ đẹp độc đáo của Nhà rông ở Tây Nguyên. Hiểu biết về tình cảm của người dân Tây Nguyên với mái nhà rông thân thương.
+ Giới thiệu về quê hương của mình với thái độ tự tin, biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ thích hợp.
- Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm nghĩ, cảm xúc có liên quan đến văn bản đọc.
- GD HS tình yêu quê hương, đất nước.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. 
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS xem một đoạn phim về phong cảnh một buôn làng Tây Nguyên. 
+ Trong đoạn phim vừa xem có cảnh gì? 
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài mới. 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cuộc sống ấm no.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến êm ấm.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Luyện đọc từ khó: Tây Nguyên, buôn, lưỡi rìu, tuồn tuột, đượm
- Luyện đọc câu dài: Đêm đêm,/ bên bếp lửa bập bùng,/ các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn/ ngôi nhà rông đã từng chứng kiến.//Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên/ thân thương như cái tổ chim êm ấm.//
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- GV nhận xét các nhóm.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
1. Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? Câu văn nào trong bài giúp em nhận ra điều đó?
2. Kiến trúc bên trong của nhà rông có gì đặc biệt?
3. Đóng vai một người dân Tây Nguyên, giới thiệu những hoạt động chung diễn ra ở nhà rông.
4. Vì sao người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông? 
5. Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài.
- Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông.
- Hình dạng bên ngoài của nhà rông.
- Kiến trúc bên trong của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt: Nhà rông là một kiến trúc đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên.
- Hs lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc từ khó.
- HS luyện đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS thi đọc.
+ Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là mái nhà dựng đứng, vươn cao lên trời như một lưỡi rìu lật ngược. Câu văn cho biết điều đó là: “Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào như một lưỡi rìu lật ngược”
+ Kiến trúc bên trong của nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn luôn đượm khói.có nơi dành để chiêng trống, nông cụ...
+ Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung của tất cả dân làng. Đêm đêm bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.
+ Người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông vì nó là ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người. Nhà rông còn là nơi hội họp, tiếp khách, vui chơi chung, nơi các cụ già kể lại c ... =
- 1 HS thực hiện bảng lớp, cả lớp làm nháp.
3. Luyện tập	
Bài 1: 
- GV HD HS làm.
- GV nhận xét.
Bài 2: 
- GV nhận xét, chốt.
Bài 3:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng con.
x
x
47053
 2
94106
x
18042
 4
72168
 15160
 5
 75800
- HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
x
x
31504
 3
64512
23160
 4
92640
- HS đọc yêu cầu.
+ Biết 1 lần chuyển 15250 kg thóc.
+ Sau 3 lần người ta chuyển được bao nhiêu kg thóc vào kho.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
Bài giải
Sau 3 lần người ta chuyển được số kg thóc vào kho là:
15250 x 3 = 45750 (kg)
Đáp số: 45750 kg thóc.
4. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để rèn cách nhân nhẩm nhanh cho học sinh. 
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- HS tham gia chơi TC để vận dụng kiến thức đã học vào làm BT.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiếng Việt
Tiết 210: Luyện tập: Viết 2, 3 câu nêu lí do em thích nhân vật
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết nói về nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.
- Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu), diễn đạt đủ ý, rõ ràng.
- Biết yêu quý và kính trọng các vị anh hùng dân tộc có trong bài.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
+ Dấu ngoặc kép dùng để làm gì trong đoạn văn sau? 
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS trả lời.
- HS ghi tên bài vào vở. 
2. Luyện tập
Bài 1: 
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Nói về nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.
- GV nhận xét.
 Bài 2: 
- GV đưa gợi ý.
- GV cho HS viết vở.
- Gọi HS đọc bài.
- GV NX, tuyên dương HS viết hay.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm 4
- Đại diện các nhóm trả lời
- 2-3 nhóm lên chia sẻ.
- HS đọc yêu cầu.
- 2-3 HS đọc.
- HS viết vở.
- 4-5 em đọc bài của mình.
3. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho HS.
+ Sưu tầm tranh ảnh, bài văn, bài thơ,... về cảnh đẹp đất nước?
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- Nhắc HS xem trước bài sau.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS sưu tầm: hồ Ba Bể, Hồ Gươm, chùa Một Cột,...
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đạo đức
Tiết 30: Đi bộ an toàn (tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt
- Nêu được các quy tắt đi bộ an toàn. Nêu được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắt đi bộ an toàn.
- Tuân thủ quy tắt an toàn khi đi bộ.
- Ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa giao thông đường bộ.
II. Ðồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- - GV giới thiệu trò chơi” Đi theo đèn tín hiệu giao thông”
- GV phổ biến luật chơi: Đội chơi gồm từ 5 – 7
 HS. Các HS xếp thành 1 hàng dọc và thực hiện theo hiệu lệnh của quản trò như sau:
+ Đèn xanh: Người đứng sau đưa tay lên
 vai người đúng trước làm thành một
 đoàn tàu và di chuyển thật nhanh.
+ Đèn vàng: Vẫn để tay trên vai người đứng trước và đi chậm lại.
+ Đèn đỏ: Khoanh hai tay trước ngực và dừng lại.
- Bạn nào thực hiện sai so vời hiệu lệnh sẽ bị loại khỏi đội chơi và phải thực hiện một hình phạt vui vẻ ( nhảy lò cò, đứng lên ngồi xuống,...)
- Một số HS tham gia trò chơi, các bạn còn lại theo dõi và cổ vũ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi đi bộ
- GV yêu cầu HS quan sát tranh tình huống trong SGK.
+ Việc đi bộ của các bạn đã đảm bảo an toàn chưa? Vì sao?
+ Khi đi bộ, chúng ta cần tuân thủ các quy tắc an toàn nào?
- GV nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn khi đi bộ
- GV yêu cầu HS quan sát tranh để mô tả hành vi của các bạn trong mỗi tranh và nêu hậu quả có thể xảy ra.
- GV yêu cầu HS trao đổi, chia sẻ kết quả mô tả, nhận xét tình huống với bạn bên cạnh.
- GV mời 1 số HS chia sẻ trước lớp.
+ Theo em, Vì sao phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ?
- HS quan sát tranh tình huống trong SGK.
- HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi
+ Việc đi bộ của các bạn trong các tranh tình huống đã đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
+ Khi đi bộ, chúng ta cần tuân thủ các quy tắc an toàn như: đi trên hè phố, lề đường; trong trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì cần đi sát mép đường; qua đường ở ngã tư, đi vào vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và tuân thủ đèn tín hiệu giao thông,...
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS quan sát tranh để mô tả hành vi của các bạn trong mỗi tranh và nêu hậu quả có thể xảy ra.
- HS trao đổi, chia sẻ kết quả mô tả, nhận xét tình huống với bạn bên cạnh.
- HS chia sẻ trước lớp.
+ Tuân thủ quy tắc an toàn khi đi bộ là rất cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho chính chúng ta và những người tham gia giao thông.
3. Củng cố, tổng kết
- GV mời HS chia sẻ với bạn theo nhóm đôi:
+ Em hãy đi bộ trong các trường hợp nào?
+ Em hãy chia sẻ với bạn trong nhóm. 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: về nhà chuẩn bị cho tiết 3 của bài.
- HS chia sẻ trước lớp.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 90: Sinh hoạt lớp. 
Sinh hoạt theo chủ đề: Bảng thông tin môi trường
I. Yêu cầu cần đạt
- Học sinh làm được bảng thông tin môi trường, qua đó nhắc nhở mọi người có ý thức bảo vệ môi trường.
- Biết chia sẻ với bạn, tuyên truyền vấn đề ô nhiễm môi trường và cách bảo vệ môi trường.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV mở bài hát “Trái đất này ” 
+ Bài hát nói về điều gì?
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
- HS nghe bài hát.
+ Bài hát nói về trái đất xanh của chúng ta.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Tổng kết tuần
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen,
 thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV NX chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, 
bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động 3: Chia sẻ những phát hiện về môi trường xung quanh em
- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 và chia sẻ:
+ Chia sẻ cùng bạn về những phát hiện của môi trường xung quanh.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
Hoạt động 4: Học sinh làm bảng thông tin về môi trường để thông báo kết quả khảo sát thực trạng môi trường 
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 6, phân công và thực hiện bảng thông tin môi trường của nhóm mình. 
- Đưa những hình ảnh ô nhiễm môi trường.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng làm việc, thu thập thông tin của các nhóm.
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.
- Học sinh chia nhóm 6, cùng nhau làm các công việc theo gợi ý sau:
+ Trang trí bảng thông tin
+ Viết tin bài
+ Đưa ra nhừng lời cảnh báo về tín hiệu kêu cứu của môi trường.
+ Kiểm tra lại thông tin và bố cục của bảng tin.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Củng cố, tổng kết
- GV nêu yêu cầu và HD HS về nhà tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của phóng viên môi trường nhí:
+ Suy nghĩ những cách nhắc nhở mọi người về ý thức bảo vệ môi trường.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_30_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc_phon.docx