Giáo án Lớp 3 - Tuần 31-33 - Năm học 2005-2006

Giáo án Lớp 3 - Tuần 31-33 - Năm học 2005-2006

I - Mục tiêu.

A - Tập đọc.

 - Đọc đúng các từ ngữ : nghiên cứu, là ủi, im lặng,.và một số từ mới: dịch hạch, ngưỡng mộ, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, bí ẩn,.Hiểu nội dung bài: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y - éc - xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại và sự gắn bó của ông với mảnh đất Việt Nam.

 - Đọc lưu loát toàn bài. Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung và lời nhân vật.

 - Giáo dục lẽ sống cao đẹp: Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại.

B - Kể chuyện

 - Dựa vào tranh minh hoạ, nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật.

 - Rèn kỹ năng nói và nghe của học sinh. Lời kể tự nhiên sinh động, thể hiện đúng nội dung.

 - Giáo dục lẽ sống cao đẹp: Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loài.

II- Đồ dùng.

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc.

III- Các hoạt động dạy và học.

1- Kiểm tra bài cũ:

 - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài "Ngọn lửa Ô-lim- pích"

2- Bài mới.

 

doc 88 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1019Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 31-33 - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Thứ hai ngày 17 tháng 4 năm 2006
tập đọc - kể chuyện
Bác sĩ Y - éc - xanh
I - Mục tiêu.
A - Tập đọc.
	- Đọc đúng các từ ngữ : nghiên cứu, là ủi, im lặng,...và một số từ mới: dịch hạch, ngưỡng mộ, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, bí ẩn,...Hiểu nội dung bài: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y - éc - xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại và sự gắn bó của ông với mảnh đất Việt Nam.
	- Đọc lưu loát toàn bài. Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung và lời nhân vật.
	- Giáo dục lẽ sống cao đẹp: Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại.
B - Kể chuyện
	- Dựa vào tranh minh hoạ, nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật.
	- Rèn kỹ năng nói và nghe của học sinh. Lời kể tự nhiên sinh động, thể hiện đúng nội dung.
	- Giáo dục lẽ sống cao đẹp: Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loài.
II- Đồ dùng.
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài "Ngọn lửa Ô-lim- pích"
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
* Hướng dẫn cách đọc câu dài.
* Giải nghĩa 1 số từ mới: 
Y-éc- xanh người Pháp gốc Thuỵ Sĩ, sinh năm 1863 ở Thuỵ Sĩ và mất năm 1943 ở Nha Trang. Ông là học trò của nhà bác học vĩ đại Lu- i Pa- xtơ. Ông rời Pháp sang Việt Nam từ thủa còn trẻ để nghiên cứu các bệnh nhiệt đới.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
c- Tìm hiểu bài.
?+ Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y - éc - xanh?
 + Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác học Y - éc - xanh là người như thế nào? Trong thực tế ông có gì khác so với trí tưởng tượng của bà?
 + Vì sao bà khách nghĩ là Y - éc - xanh quên nước Pháp?
 + Những câu nói nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y - éc - xanh?
 + Vì sao bác sĩ Y - éc - xanh yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang?
- Cả lớp đọc thầm
- Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc từng đoạn kết hợp luyện đọc câu văn dài.
- Đặt câu với từ: dịch hạch, toa hạng ba.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
-...ngưỡng mộ, tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y - éc - xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.
-...Tưởng tượng: ăn mặc sang trọng, dáng điệu quí phái.
Thực tế: mặc quần áo cũ không là ủi trông như người khách đi tàu ngồi toa hạng ba.
-...vì bà thấy ông không ý định trở về Pháp.
- Tôi là người Pháp.......Tổ quốc
- Ông muốn ở lại để giúp nhân dân Việt Nam đấu tranh chống bệnh tật./ Ông muốn thực hiện lẽ sống của mình: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại./...
B- Tập đọc - kể chuyện
d- Luyện đọc lại.
- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc lại đoạn 3.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn 3.
- Đọc theo vai.
e- Kể chuyện.
?+ Nêu yêu cầu của bài?
- Kể theo vai bà khách cần xưng hô như thế nào?
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và kể nội dung tương ứng với mỗi tranh.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm kể nối tiếp đoạn câu truyện.
- Yêu cầu 1 vài học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Tổ chức kể lại câu chuyện theo vai.
- Học sinh luyện đọc lại đoạn văn, một số học sinh đọc lại toàn bài.
- ............. 
- Tôi.
- Học sinh nối tiết 4 đoạn tương ứng với 4 bức tranh.
- Học sinh kể theo nhóm => Đại diện nhóm lên kể trước lớp.
- Học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 2 nhóm thi kể lại truyện theo vai.
3- Củng cố - Dặn dò. 
	- Nhận xét giờ học.
toán
Nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số
I- Mục tiêu.
	- Biết cách nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số (có 2 lần nhớ không liền nhau).
	- Rèn kỹ năng nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng.
	- 
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh lên bảng chữa bài số 3 tiết trước.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng nhẫn thực hiện phép nhân 14273 x 3.
- Yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi tính.
?+ Nêu cách đặt tính và cách thực hiện?
Giáo viên viết lại cách thực hiện.
- Phép nhân này có đặc điểm gì?
- Yêu cầu mỗi học sinh tự nghĩ một ví dụ nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số (có 2 lần nhớ không liền nhau).
3- Thực hành.
 Bài 1: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở và nêu cách thực hiện từng phép tính.
 Bài 2: Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh quan sát các thành phần trong bài.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
?+ Muốn tìm tích ta làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
 Bài 3: Giáo viên tóm tắt đề toán.
Lần đầu: ? kg thóc
Lần sau: 
- Yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt => Đặt đề toán .
- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán.
- Yêu cầu học sinh làm bài và chữa bài.
- Học sinh làm bài vào bảng con - 1 học sinh lên bảng làm.
- Học sinh nêu miệng.
- Nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số và là phép nhân có nhớ 2 lần không liền nhau.
- Học sinh tự lấy ví dụ vào bảng con, nêu cách đặt tính và tính.
- Học sinh làm bài vào vở - 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Điền số vào ô vuông.
- Học sinh quan sát.
-...tìm tích khi biết các thừa số.
- Thừa số nhân thừa số.
- 1 học sinh lên bảng làm.
- Học sinh đặt đề toán tương ứng với tóm tắt.
*2 học sinh phân tích đề toán.
* Nêu dạng toán.
* Trình bày bài làm vào vở.
4- Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
chiều
chính tả
Bác sĩ Y - éc - xanh
I- Mục tiêu.
	- Nghe viết chính xác đoạn thuật lại bác sĩ Y - éc - xanh trong truyện bác sĩ Y-éc - xanh.
	- Viết đẹp, đúng bài chính tả. Làm đúng bài tập phân biệt âm đầu và dấu thanh dễ lẫn (r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã).
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	- Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	- Tìm bốn từ bắt đầu bằng ch/tr?
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- Giáo viên đọc mẫu bài chính tả.
 ?+ Vì sao Y - éc - xanh là người Pháp nhưng ở lại Nha Trang?
- Yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết vào bảng con.
- Yêu cầu học sinh mở vở chính tả.
* Giáo viên đọc bài chính tả.
* Đọc soát lỗi.
* Chấm và nhận xét một số bài chấm.
c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a và bài 3
3- Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
- Cả lớp đọc thầm.
- 2 học sinh đọc bài.
-...Vì ông coi Trái đất là ngôi nhà chung.Những đứa con trong nhà phải biết yêu thương,giúp đỡ nhau.
- Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh đổi chéo vở soát lỗi.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
- 1 học sinh lên bảng làm bài trên bảng phụ.
Tiếng việt +
Tập đọc - kể chuyện: Bác sĩ Y - éc - xanh
I- Mục tiêu.
	- Luyện đọc và kể lại câu chuyện "Bác sĩ Y - éc - xanh"
	- Đọc lưu loát toàn bài. Kể chuyện tự nhiên, đúng nội dụng câu chuyện.
	- Giáo dục lẽ sống cao đẹp yêu thương và giúp đỡ mọi người.
II- Các hoạt động dạy và học.	
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn luyện đọc và kể chuyện.
a- Luyện đọc.
?+ Để đọc đúng bài tập đọc cần đọc với giọng như thế nào?
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn và tìm hiểu nội dung của mỗi đoạn.
- Yêu cầu một số học sinh luyện đọc toàn bài (đọc theo vai).
b- Kể chuyện.
- Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu lại yêu cầu của bài.
?+ Kể theo vai bà khách là kể như thế nào?
- Yêu cầu học sinh nối tiếp kể từng đoạn câu chuyện tương ứng với mỗi tranh.
- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng kể.
?+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
3- Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
-...thay đỏi giọng đọc cho phù hợp với lời các nhân vật: Lời bà khách thể hiện thái độ kính trọng, lời Y - éc - xanh chậm rãi nhưng kiên quyết, giàu nhiệt huyết.
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn => đưa ra cách đọc tương ứng với mỗi đoạn.
- Học sinh đọc cá nhân toàn bài và thi đọc theo vai giữa các nhóm.
- Học sinh đọc các câu gợi ý.
- Nêu tóm tắt nội dung mỗi tranh
-... đổi các từ khách, bà khách thành tôi, từ họ thành chúng tôi hoặc ông và tôi.
- Học sinh kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện.
- Học sinh kể nối tiếp truyện theo nhóm.
- Đại diện nhóm kể theo đoạn.
- Kể toàn bộ câu chuyện.
 * Cá nhân
 * Theo vai
-...
thể dục+
Ôn: Bài thể dục với hoa hoặc cờ
I- Mục tiêu.
	- Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Chơi trò chơi "Hoàng Anh - Hoàng Yến"
	- Rèn kỹ năng thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác và chơi trò chơi một cách chủ động, nhanh nhẹn.
	- Giáo dục ý thức tập thể dục thể thao thường xuyên.
II- Địa điểm, phương tiện.
	- Sân trường vệ sinh sạch sẽ.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Phần mở đầu.
- Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Tổ chức cho học sinh chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, gối, hông.
- Tổ chức trò chơi "Làm theo hiệu lệnh"
2- Phần cơ bản.
* Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ hiệu.
- Yêu cầu cả lớp ôn bài thể dục 8 động tác 2 - 3 lần.
- Thi trình diễn tập giữa các tổ bài thể dục phát triển chung.
* Tổ chức trò chơi "Hoàng Anh - Hoàng Yến"
- Tổ chức cho học sinh chơi theo tổ - mỗi tổ 1 đội.
3- Phần kết thúc.
- Yêu cầu học sinh đi thư giãn theo nhịp.
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- Học sinh chạy chậm trong 2 phút.
- Học sinh khởi động trong 2 phút.
- Học sinh chơi trò chơi.
- Học sinh tập liên hoàn 2 x 8 nhịp.
- Các tổ thi tập => bình chọn tổ tập đẹp, đúng.
- Các tổ tham gia chơi trò chơi.
- Học sinh đi thư giãn theo nhịp trong 2 phút.
Thứ ba ngày 18 tháng 4 năm 2006
tập đọc 
Bài hát trồng cây
I - Mục tiêu.
	- Đọc đúng các từ ngữ: lay lay, rung cành cây, mau lớn lên, nắng xa,... Hiểu nội dung bài thơ: Cây xanh mang lại cho con người có đẹp, ích lợi và hạnh phúc.
	- Đọc lưu loát toàn bài. Học thuộc lòng bài thơ.
	- Giáo dục ý thức bảo vệ và chăm sóc bảo vệ cây xanh.
II- Đồ dùng: 
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài " Bác sĩ Y - éc - xanh"
 ?+ Em thích nhất đoạn nào trong bài? Kể lại đoạn truyện đó theo lời của bà khách?
2- Bài mới
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
Nêu giọng đọc: Giọng hồn nhiên, vui tươi.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc câu => hướng dẫn ... ê-mon Thần thông đây! Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
	- Giáo dục ý thức tìm hiểu về thế giới tự nhiên.
II- Đồ dùng: Cuốn truyện Đô-rê-mon.
	- Tranh, ảnh một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc phân vai.
- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về các loài động vật, thực vật quí hiếm được nêu tên trong bài.
 Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh trao đôi theo cặp yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh viết bài làm vào sổ tay (hoặc vở bài tập Tiếng Việt).
- Giáo viên kiểm tra, chấm một số bài viết của học sinh. 
Yêu cầu học sinh nhận xét về các mặt trong bài viết của bạn: về nội dung, về hình thức.
- Một học sinh đọc cả bài Alô, Đô-rê-mon Thần thông đây!
- 2 học sinh đọc phân vai: hỏi - đáp.
- Đọc yêu cầu của bàiồịHc sinh thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày ý chính trong lời của Đô-rê-mon ở từng phần.
- Học sinh ghi ý chính trong lời của Đô-rê-mon vào vở (hoặc sổ tay)
- Một số học sinh đọc kết quả ghi chép trước lớp.
3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
Tập viết
Ôn chữ hoa Y
I- Mục tiêu.
	- Củng cố cách viết chữ hoa Y thông qua bài tập ứng dụng.
	- Viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách, tên riêng: Phú Yên
	Câu ứng dụng: Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà
 Kính già, già để tuổi cho 
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	- Mẫu chữ viết hoa Y.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh viết: "Đồng Xuân, Tốt, Xấu"
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn viết trên bảng con.
* Luyện viết chữ hoa: P, Y, K.
?+ Tìm các chữ hoa có trong bài? Nêu quy trình viết từng chữ?
- Giáo viên viêt mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu học sinh luyện viết các chữ P, Y,K vào bảng con.
* Luyện viết từ ứng dụng: Phú Yên.
- Giáo viên giới thiệu: Phú Yên là tên một tỉnh ven biển miền trung.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét về độ cao, dấu thanh, khoảng cách của các chữ trong từ ứng dụng.
- Học sinh luyện viết vào bảng con: Phú Yên
* Luyện viết câu ứng dụng.
- Giáo viên giải nghĩa câu ứng dụng: Câu tục ngữ khuyên người ta yêu trẻ em, kính trọng người già và nói rộng ra là sống tốt với mọi người.
- Học sinh luyện viết: Yêu, Kính
c- Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập viết.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài viết.
- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm.
- P, Y, K - Học sinh nêu miệng.
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Học sinh tập viết các chữ P, Y, K trên bảng con.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh viết vào bảng con.
- Học sinh luyện viết trên bảng con từ: Yêu, Kính
- Học sinh viết bài vào vở.
4- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
toán
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100.000 (tiết 2)
I- Mục tiêu.
	- Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100.000. Củng cố về tìm số hạng chưa biết, thừa số chưa biết trong phép tính và giải toán có lời văn.
	- Rèn luyện kỹ năng cộng, trư, nhân, chia, tìm số hạng và thừa số chưa biết; giải bài toán liên quan rút về đơn vị.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng: Bộ đồ dùng học toán lớp 3.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh luyện tập.
 Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự nhẩm các kết quả phép tính trong hai phút => nêu miệng kết quả từng phép tính. 
?+ Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
 + Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc đơn em thực hiện như thế nào?
 Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào bảng con lần lượt từng phép tính.
 4083+3269; 8763-2469; 3608 x 4; 40068 :7
- Yêu cầu học sinh làm bốn phép tính còn lại vào vở.
 Bài 3: 
?+ Nêu tên từng thành phần của mỗi phép tính.
 + Nêu tên thành phần chưa biết trong mỗi phép tính.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
?+ Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
 + Muốn tìm số hạng chưa biết, thừa số chưa biết làm như thế nào?
 Bài 4:
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán.
?+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu học sinh trình bày bài làm vào vở.
 Bài 5: 
?+ Hình vẽ giống hình gì?
- Để xếp được hình con cá này chỉ được sử dụng mấy hình tam giác.
- Yêu cầu học sinh sử dụng bộ đồ dùng toán lớp 3 để xếp hình.
Giáo viên nhận xét chung cách xếp hình của học sinh.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh nhẩm => nêu miệng kết quả và cách tính nhẩm từng phép tính.
* Kỹ năng tính nhẩm.
* Cách tính giá trị biểu thức.
-......
- Nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh thực hiện trên bảng con các phép tính trên.
- Nêu cách đặt tính và cách thực hiện từng phép tính.
- Học sinh đặt tính và tính vào vở => đổi vở kiểm tra chéo.
- Nêu yêu cầu của bài.
* Số hạng chưa biết.
* Thừa số chưa biết.
- Học sinh làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
-...tìm số hạng chưa biết và thừa số chưa biết.
-.......
- Đọc bài toán.
- 2 học sinh phân tích đề toán.
-...bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Học sinh làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Hình con cá.
-...8 hình.
- Học sinh thực hành.
3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
Chính tả
Quà của đồng nội
I- Mục tiêu.
	- Nhớ và viết lại chính xác một đoạn trong bài "Quả của đồng nội"
	- Viết đúng, trình bày chính xác bài chính tả. Làm đúng các bài tập chính tả.
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng: Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh viết: Bru-nây, Cam-pu-chia, ĐôngTi-mo, In-đo-nê-xi-a, Lào.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- Giáo viên đọc đoạn văn
?+ Hạt lúa non tinh khiết và quí giá như thế nào?
 - Yêu cầu học sinh tự tìm những từ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết vào bảng con.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
* Đọc soát lỗi.
* Chấm và nhận xét một số bài chấm.
c- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a, 3a vào vở bài tập Tiếng Việt.
- Cả lớp đọc thầm.
- Một số học sinh đọc lại đoạn văn.
-...mang trong nó giọt sữa thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quí trong sạch của trời.
- Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con những từ ngữ dễ viết sai.
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh soát lỗi.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
- Học sinh lên bảng chữa bài trên bảng phụ.
3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
chiều
tiếng việt +
Mè hoa lượn sóng
I - Mục tiêu.
	- Nghe viết đúng chính tả bài "Mè hoa lượn sóng".
	- Viết đẹp và sạch sẽ bài chính tả. Làm chính xác bài tập chính tả.
	- Cẩn thận, sạch sẽ, có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng: Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức: 
2- Hướng dẫn viết chính tả.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- Giáo viên đọc bài chính tả
?+ Mè hoà sống ở đâu.
 + Tìm những từ ngữ tả mè hoa bơi lượn dưới nước?
- Yêu cầu học sinh tự tìm những từ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết vào bảng con.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
* Đọc soát lỗi.
* Chấm và nhận xét một số bài chấm.
c- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập: Điền vào chỗ trống.
- da hay ra:.....tay,.....vào,...diết,.....thịt
- dào hay rào: hàng......,dồi....., mưa.....,.....dạt
- dẻo hay rẻo:....cao,...dai, bánh....,....đất
- dang hay rang:....tay,....lạc, rảnh.....,.....cánh
- Cả lớp đọc thầm.
- Một số học sinh đọc lại bài chính tả.
-...ao, ruộng, đìa.
-........
- Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con những từ ngữ dễ viết sai.
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh soát lỗi.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh lên bảng chữa bài trên bảng phụ.
3- Củng cố - Dặn dò.
	 Nhận xét giờ học. 
toán +
Ôn: Cộng, trừ các số trong phạm vị 100.000
I- Mục tiêu:
	- Ôn về cộng, trừ các số trong phạm vị 100000.
	- Rèn kỹ năng đặt tính và tính cộng, trừ các số có 5 chữ số và áp dụng vào giải toán có lời văn.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Đặt tính và tính.
 38607 + 43598 12359 x 8
 72185 - 45998 63216 : 8
 94131 : 9 43281 : 9
 Bài 2: Tính giá trị biểu thức.
 84655 : 5 + 23678 19999 + 12328 x 5
 (47321 + 25831) : 9 31460 : 4 x 7
?+ bài toán củng cố lại kiến thức gì?
 + Muốn tính giá trị biểu thức làm như thế nào?
 Bài 3: Diện tích khu vườn hình chữ nhật là 54m2, chiều dài là 9 m. Tính cạnh của hình vuông có chu vi bằng chu vi khu vườn.
?+ Nêu cách tính cạnh hình vuông khi biết chu vi?
 + Tìm chiều rộng hình chữ nhật khi biết chiều dài và diện tích làm như thế nào?
 Bài 4: 1 đoàn khách du lịch có 1115 người đi đò, mỗi chuyến đò chở được 9 người. Hỏi đoàn khách đó phải thuê bao nhiêu chuyến đò?
- Học sinh làm lần lượt từng phép tính vào bảng con.
- Nêu các thực hiện từng phép tính.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
-...tính giá trị biểu thức.
-.......
- Đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
- a = p: 4
- b = S : a
- Học sinh làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Tìm hiểu nội dung bài toán.
- Phân tích bài toán.
- Nêu hướng làm.
- Trình bày bài làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
sinh hoạt lớp
Tuần 33
I- Kiểm điểm công tác tuần 33.
	a- Ban cán sự lớp lên nhận xét một số tình hình chung diễn biến trong tuần.
	b- Giáo viên tổng kết chung công tác trong tuần:
	- Hoàn thành tốt việc chăm sóc cây xanh ở sân trường.
	- Duy trì tốt nề nếp truy bài đầu giờ.
	- Tham gia đầy đủ các buổi múa hát, sinh hoạt tập thể do trường tổ chức.
	- Tích cực rèn chữ và có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
 - Kết hợp vừa học kiến thức mới vừa ôn tập kiến thức cũ để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì II.
	- ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân ở một số học sinh còn rất kém: Nam Sơn, Tuyền, Ngọc ánh.
II- Phương hướng phấn đấu.
	- Kết hợp vừa học kiến thức mới vừa ôn tập để chuẩn bị thi cuối kì II.
	- Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được.
	- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
	- Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp.
	- Thực hiện tốt chăm sóc cây xanh trước cửa lớp.
III- Chơng trình văn nghệ.
	- Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 3 TUAN 31- 33.doc