I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
- Áp dụng phép nhân số có năm chứ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
- Giáo dục tính cẩn thận khi làm bài.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn BT2.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV ghi 3 phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số lên bảng. - 3 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy-học bài mới
1. Giới thiệu bài - Nghe GV giới thiệu ghi bài.
2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
a) Phép nhân 14273 3
- GV viết lên bảng phép nhân:
14273 3 - HS đọc: 14273 3
- GV Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số, hãy đặt tính để thực hiện phép nhân 14273 3. - 2 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn.
- GV hỏi: Khi thực hiện phép nhân nay, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu? - Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn (tính từ phải sang trái).
Tuần 31 Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010 Toán Tiết 151: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau). - áp dụng phép nhân số có năm chứ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan. - Giáo dục tính cẩn thận khi làm bài. II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn BT2. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - GV ghi 3 phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số lên bảng. - 3 HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. B. Dạy-học bài mới 1. Giới thiệu bài - Nghe GV giới thiệu ghi bài. 2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số a) Phép nhân 14273 ´ 3 - GV viết lên bảng phép nhân: 14273 ´ 3 - HS đọc: 14273 ´ 3 - GV Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số, hãy đặt tính để thực hiện phép nhân 14273 ´ 3. - 2 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn. - GV hỏi: Khi thực hiện phép nhân nay, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu? - Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn (tính từ phải sang trái). - GV yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. 3. Luyện tập, thực hành Bài 1 - GV yêu cầu HS tự làm bài. - 4 HS lên bảng làm bài . HS cả lớp làm bài vào SGK. - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV gọi 1 HS nêu yêu cầu . - Điền số thích hợp vào ô trống. - Các số cần điền vào ô trống là những số như thế nào? - Là tích của hai số ở cùng cột với ô trống. - Muốn tìm tích của hai số ta làm như thế nào? - Ta thực hiện phép nhân giữa các thừa số với nhau. - GV yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào SGK. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 3- GV gọi 1 HS đọc đề bài. -1 HS đọc. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - GV chữa bài và cho điểm HS. C. Củng cố, dặn dò - GV yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. - 2 HS nêu trước lớp. - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Luyện tập Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010 Toán Tiết 152: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. - Củng cố về bài toán có lời văn giải bằng hai phép tính. - Tính nhẩm số tròn nghìn nhân với số có một chữ số. - Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có đến hai dấu tính. II. Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn cách nhân nhẩm. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - GV ghi 3 phép nhân bất kì số có 5 chữ số với số có 1 chữ số. - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. B. Dạy-học bài mới 1. Giới thiệu bài mới - Nghe GV giới thiệu ghi bài. 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1:- BT yêu cầu chúng ta làm gì? - HS nêu. - Hãy nêu cách đặt tính để thực hiện nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. - 1 HS trả lời, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - GV yêu cầu HS làm bài. - 4 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở nháp. - HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép nhân của mình. - HS trả lời theo yêu cầu. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 2:- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán. - 2 HS đọc - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài toán yêu cầu tìm số lít dầu còn trong kho. - Để tính được số lít dầu còn lại trong kho, chúng ta cần tìm gì? - Cần tìm số lít dầu đã lấy đi. - GV yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp. Tóm tắt Bài giải Có : 63150l Số lít dầu đã lấy ra là: Lấy : 3 lần 10715 ´ 3 = 32145 (l) Mỗi lần: 10715l Số lít dầu còn lại là: Còn lại: .....l ? 63150 - 32145 = 31005 (l) Đáp số: 31005l - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: BT yêu cầu chúng ta làm gì? - Tính giá trị của biểu thức. - Một biểu thức có cả dấu nhân, chia cộng, trừ chúng ta sẽ thực hiện tính theo thứ tự nào? - Chúng ta thực hiện theo thứ tự nhân, chia trước, cộng, trừ sau. - GV yêu cầu HS làm bài. - 4 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở. - GV gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó chữa bài và cho điểm HS. Bài 4:- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta nhân nhẩm. - GV viết lên bảng: 11000 ´ 3 và yêu cầu HS cả lớp thực hiện nhân nhẩm với phép tính trên. - HS nhân nhẩm và báo cáo kết quả: 33000. - GV hỏi: Em đã thực hiện nhân nhẩm như thế nào? - HS trả lời. - GV hướng dẫn HS cả lớp thực hiện nhân nhẩm lại như SGK giới thiệu. - Theo dõi hướng dẫn. - Yêu cầu 8 HS tiếp nối nhau nhân nhẩm từng con tính trước lớp. - HS cả lớp theo dõi và nhận xét. C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số. Thứ tư ngày 14 tháng 4 năm 2010 Toán Tiết 153: Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số (Trường hợp có một lần chia có dư và số dư cuối cùng là 0) - áp dụng phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan. II. Đồ dùng dạy - học: - Mỗi HS chuẩn bị 8 hình tam giác vuông như bài tập 4. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - GV yêu cầu HS đọc 1 vài bảng chia bất kì - Vài HS nêu - GV nhận xét và cho điểm HS. B. Dạy-học bài mới 1. Giới thiệu bài - Nghe GV giới thiệu ghi bài 2. Hướng dẫn thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số a. Phép chia 37648 : 4 - GV viết lên bảng phép chia. 37648 : 4 = ? và yêu cầu HS đặt tính. - 1 HS lên bảng thực hiện đặt tính, lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp. * GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS. thực hiện chia như SGK - Yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên. - Cả lớp thực hiện vào giấy nháp, một số HS nhắc lại cách thực hiện phép chia. 3. Luyện tập, thực hành Bài 1:- BT yêu cầu chúng ta làm gì? - Thực hiện phép chia. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - 3 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào SGK. - Yêu cầu các HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của mình. - 3 HS lần lượt nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét. Bài 2- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài - 2 HS đọc. - Bài toán hỏi gì? - Số ki-lô-gam xi măng còn lại sau khi đã bán. - Để tính được số ki-lô-gam xi măng còn lại chúng ta phải biết gì? - Phải biết được số ki-lô-gam xi măng cửa hàng đã bán. - Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Số ki-lô-gam xi măng đã bán là: 36550 : 5 = 7310 (kg) Số ki-lô-gam xi măng còn lại là: 36550 -7310 = 29240 (kg) Đáp số: 29240 kg. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 3- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài. - Tính giá trị của biểu thức. - GV yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có dấu nhân, chia, cộng, trừ và biểu thức có chứa dấu ngoặc. - 2 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - GV yêu cầu HS làm bài. - 4 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 4: Cho HS chơi trò chơi. - GV yêu cầu HS quan sát mẫu và tự xếp hình. - HS xếp theo bàn. C. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau: Chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số (tiếp theo) Thứ năm ngày 15 tháng 4 năm 2010 Toán Tiết 154: Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia có dư). - Giáo dục: Tính cẩn thận, sạch sẽ khi làm bài. II. Chuẩn bị: - Phiếu bài tập (bài 3). III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - GV ghi 3 phép chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số bất kì lên bảng, yêu cầu HS thực hiện - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 bài, 3 dãy làm 3 phép tính. - GV nhận xét và cho điểm HS. B. Dạy-học bài mới 1. Giới thiệu bài mới - Nghe GV giới thiệu ghi bài. 2. Hướng dẫn thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số a. Phép chia 12485: 3 - GV viết lên bảng phép chia. 12485 : 3 = ? và yêu cầu HS đặt tính. - 1 HS lên bảng thực hiện đặt tính, HS cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp. - Yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên. - Cả lớp thực hiện vào giấy nháp, một số HS nhắc lại cách thực hiện phép chia. 3. Luyện tập, thực hành Bài 1 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Thực hiện phép chia. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - 3 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở nháp. - Yêu cầu các HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của mình. - 3 HS lần lượt nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - 2 HS đọc - Bài toán cho biết gì? - Bài toán cho biết có 10250m vải. May một bộ quần áo hết 3m vải. - Bài toán hỏi gì? - May được nhiều nhất bao nhiêu mét vải, còn thừa ra mấy mét vải? - Muốn biết may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải, chúng ta làm như thế nào? (Nếu HS không trả lời được thì GV giải thích cho HS hiểu). - Chúng ta phải thực hiện phép chia 10250 : 3, thương tìm được là số bộ quần áo may được, số dư chính là số mét vải còn thừa. - GV yêu cầu HS giải bài toán. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Ta có 10250 : 3 = 3416 (dư 2) Vậy may được nhiều nhất 3416 bộ quần áo và còn thừa ra 2 m vải Đáp số: 3416 bộ quần áo, thừa 2 m vải. - GV chữa bài. Bài 3:(Bỏ dòng cuối) - GV cho HS nêu yêu cầu của bài. - Thực hiện phép chia để tìm thương và số dư. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào SGK. - GV chữa bài và cho điểm HS C. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Luyện tập Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010 Toán Tiết 155: Luyện tập I. Mục tiêu Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có số 0 ở thương). - Biết thực hiện chia nhẩm số tròn nghìn với số có một chữ số. - Củng cố tìm một phần mấy của một số. - Giải bài toán bằng hai phép tính. II- Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động ... chủ điểm Mái nhà chung. - Luyện tập về cách dùng dấu phẩy. - Giáo dục: Ham học môn học. II. Đồ dùng dạy - học - Bản đồ hành chính thế giới, hoặc quả địa cầu. - Viết sẵn các câu trong bài tập 3 vào bảng phụ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS làm miệng bài tập 2, 4 của tiết luyện từ và câu tuần 30. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên. B. Dạy - Học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - GV đặt quả địa cầu trên bàn gọi HS lên bảng đọc tên và chỉ vị trí nước mà mình tìm được. - GV động viên các em kể và chỉ được càng nhiều nước càng tốt. - HS nối tiếp nhau lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.. Bài 2: - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Yêu cầu HS viết tên một số nước vào vở bài tập. GV giúp đỡ HS viết không đúng quy tắc viết hoa. - HS làm việc cá nhân trên vở bài tập. Bài 3 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu rồi chép lại các câu văn. - GV yêu cầu HS đọc 3 câu văn trước lớp, yêu cầu HS cả lớp theo dõi và để ý chỗ ngắt giọng tự nhiên của bạn. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý những chỗ ngắt giọng trong câu thường là vị trí của các dấu câu. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Đáp án: a. Bằng những động tác thành thạo, chỉ trong phút chốc, ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột. b. Với vẻ mặt lo lắng, các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li. c. Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen-li đã hoàn thành bài thể dục. - Chữa bài và yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau. C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà tìm và viết thêm tên các nước khác trên thế giới. Tập làm văn Tiết 31: Thảo luận về bảo vệ môi trường I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng nói: HS biết phối hợp với nhau để tổ chức cuộc họp nhóm trao đổi về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường: Bày tỏ được ý kiến riêng của mình về những việc cần làm và những việc không nên làm. - Rèn kỹ năng viết: Viết được một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. - Giáo dục: Có ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy - học Bảng phụ ghi sẵn trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp đã học ở học kỳ I, Tiếng Việt 3. - HS sưu tầm các tranh ảnh đẹp về cảnh quan thiên nhiên môi trường và tranh ảnh phản ánh sự ô nhiễm, hủy hoại môi trường. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc bài viết thư cho bạn nước ngoài để làm quen và tỏ lòng thân ái. - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Nhận xét và cho điểm HS. B. Dạy - Học bài mới 1. Giới thiệu bài - Nghe GV giới thiệu ghi bài. 2. Hướng dẫn làm bài Bài 1 - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc trước lớp. - GV chia HS thành các nhóm nhỏ (khoảng 6 HS tạo thành 1 nhóm); yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng. Tất cả các thành viên trong nhóm đều chuẩn bị giấy bút để ghi chép. - Tiến hành chia nhóm và chuẩn bị cho cuộc họp. - GV hỏi: Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì? - Nội dung cuộc họp là bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường. Khi bàn bạc HS có thể trả lời các câu hỏi định hướng như sau: + Môi trường xung quanh các em như trường học, lớp, phố xá, làng xóm, ao hồ,... có gì tốt, có gì chưa tốt? + Nêu các địa điểm có môi trường sạch đẹp, các địa điểm có môi trường chưa sạch đẹp. Có thể giới thiệu với các bạn trong nhóm về các tranh ảnh sưu tầm được. + Theo em, nguyên nhân nào làm cho môi trường bị ô nhiễm? + Do rác thải bị vứt bừa bãi; do có quá nhiều xe, bụi; do nước thải thường xuyên bị đổ ra đường, ao hồ,... + Những việc cần làm để bảo vệ, cải tạo môi trường là gì? (GV viết các câu hỏi gợi ý này lên bảng). + Không vứt rác bừa bãi; không đổ nước thải ra đường, ao hồ; thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp, không bẻ cành, ngắt lá cây và hoa nơi công cộng. - GV: Hãy nêu trình tự tiến hành của một cuộc họp nhóm, họp tổ. - Một số HS nêu trước lớp. - GV mở bảng phụ có ghi sẵn trình tự cuộc họp, sau đó yêu cầu HS đọc. - 2 HS đọc trước lớp. - GV yêu cầu các nhóm tiến hành họp, sau đó cho 3 nhóm thi tổ chức cuộc họp trước lớp - Nhận xét và tuyên dương nhóm tổ chức cuộc họp tốt. Bài 2 - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - 2 HS lần lượt đọc trước lớp. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - HS làm bài, sau đó một số HS đọc bài viết trước lớp. - GV nhận xét và cho điểm HS. C. Củng cố, dặn dò - Nhắc những HS chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp. - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, phê bình nhắc nhở những HS chưa chú ý học bài. - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. Thủ công Tiết 31: Làm quạt giấy tròn ( tiết 1) I.Mục tiờu: - HS biết cỏch làm quạt giấy trũn - HS thớch được làm đồ chơi II.Chuẩn bị: - Mẫu quạt giấy trũn cú kớch thước đủ lớn để HS quan sỏt - Cỏc bộ phận để làm quạt trũn gồm 2 tờ giấy đó gấp cỏc nếp gấp cỏch đều để làm quạt, cỏn quạt và chỉ buộc - Giấy thủ cụng, sợi chỉ, kộo thủ cụng, hồ dỏn - Tranh quy trỡnh gấp quạt trũn III.Cỏc hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A.Kiểm tra - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS - Nhận xột B. Bài mới Giới thiệu bài -Làm quạt giấy trũn (t1) 1.Hoạt động 1 GV hướng dẫn HS quan sỏt và nhận xột - GV giới thiệu quạt mẫu và cỏc bộ phận làm quạt trũn, sau đú, đặt cõu hỏi định hướng quan sỏt để rỳt ra nhận xột + Nếp gấp, cỏch gấp và buộc chỉ giống cỏch làm quạt giấy ở lớp 1 - Điểm khỏc là làm quạt giấy hỡnh trũn và cú cỏn để cầm (H1) + Để gấp được quạt giấy trũn, ta cần dỏn nối 2 tờ giấy thủ cụng theo chiều rộng 2.Hoạt động 2 GV hướng dẫn mẫu -Bước1: Cắt giấy -Cắt 2 tờ giấy thủ cụng hỡnh chữ nhật chiều dài 24 ụ, chiều rộng 16 ụ để gấp quạt -Cắt 2 tờ giấy hỡnh chữ nhật, dài 16 ụ, rộng 12 ụ để làm cỏn quạt -Bước2: Gấp, dỏn quạt - Đặt tờ giấy hỡnh chữ nhật thứ nhất lờn bàn, mặt kẻ ụ ở phớa trờn và gấp cỏc nếp gấp cỏch đều 1 ụ theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đú, gấp đụi để lấy dấu giữa (H2) - Gấp tờ giấy hỡnh chữ nhật thứ hai giống như tờ giấy hỡnh chữ nhật thứ nhất - Để mặt màu của 2 tờ giấy hỡnh chữ nhật vừa gấpở cựng một phớa, bụi hồ và dỏn mộp 2 tờ giấyđó gấp vào với nhau (H3), dựng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bụi hồ lờn mộp gấp trong cựng, ộp chặt (H4) - Bước3: Làm cỏn quạt và hoàn chỉnh - Lấy từng tờ giấy làm cỏn quạt cuộn theo cạnh 16 ụ và nếp gấp rộng 1 ụ (H5a) cho đến hết tờ giấy, bụi hồ vào mộp cuối và dỏn lại để được cỏn quạt (H5b) - Bụi hồ lờn 2 mộp ngoài cựng của quạt và nửa cỏn quạt, sau đú, lần lượt dỏn ộp 2 cỏn quạt vào 2 mộp ngoài cựng của quạt như (H6) - Mở 2 cỏn quạt theo chiều mũi tờn (H6) để 2 cỏn quạt ộp vào nhau, được chiếc quạt trũn như (H1) 3. Hoạt động 3 Thực hành nhỏp - GV làm mẫu lần 1 cho HS xem - Làm mẫu lần 2 với tốc độ nhanh hơn - GV tổ chức cho HS thực hành gấp quạt giấy trũn - GV nhận xột sản phẩm làm nhỏp của HS C.Nhận xột- dặn dũ - GV nhận xột sự chuẩn bị của HS về tinh thần, thỏi độ học tập , kết quả thực hành của HS qua lần thực hành nhỏp -Dặn HS chuẩn bị giờ sau: làm quạt giấy trũn (t2) - Chuẩn bị cỏc dụng cụ cần cú - HS quan sỏt và nhận xột - HS theo dõi. - HS chỳ ý - Thực hành nhỏp - Nhận xột cỏc sản phẩm của bạn Đạo đức Tiết 31: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi( tiết 2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu tác dụng và vì sao phải chăm sóc cây trồng. 2. Thái độ: Đồng tình ủng hộ việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi; phê bình, không tán thành với những hành động không chăm sóc cây trồng vật nuôi. 3. Hành vi: Tham gia tích cực vào hoạt động chăm sóc cây trồng vật nuôi. II. Chuẩn bị - Hệ thống câu hỏi và phiếu học tập cho hoạt động 2; thẻ xanh, đỏ, trắng. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Kể những cây trồng và vật nuôi của gia đình. - Con đã chăm sóc vật nuôi nào? Chăm sóc như thế nào? - Học sinh kể. - Học sinh nêu. B. Dạy-học bài mới 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, ghi bảng. - Nghe giới thiệu. 2. Các hoạt động a. Hoạt động 1: Trình bày kết quả điều tra. - Các nhóm lần lượt trình bày. - Câu hỏi 1: Nhà em nuôi những cây trồng (vật nuôi) đó để làm gì? - Để lấy rau ăn hoặc bán lấy tiền. - Em chăm sóc cây trồng vật nuôi có tác dụng gì? - Giúp cây trồng con vật nuôi lớn nhanh, tránh bị bệnh. - Ngược lại, nếu không chăm sóc cây trồng vật nuôi sẽ thế nào? - Học sinh nêu - Vậy cần thiết phải chăm sóc cây trồng vật nuôi. b.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm trả lời phiếu, bài tập. - Giáo viên đưa ý kiến. * Cần chăm sóc bảo vệ các con vật của gia đình mình. - HS giơ tay bày tỏ ý kiến bằng cách + Tán thành giơ tay + Không tán thànhkhông giơ tay. - Tán thành. * Chỉ cần chăm sóc những loại cây do con người trồng. - Không tán thành * Cần bảo vệ tất cả các loại vật, cây trồng - Tán thành. * Thỉnh thoảng tưới nước cho cây cũng được. - Không tán thành * Cần chăm sóc cây trồng vật nuôi liên tục. => Nhận xét, tổng kết ý kiến - Tán thành. - Câu hỏi 2: Nhà Dũng nuôi mấy chú gà choai, chúng rất hay vào vườn kiếm ăn và mổ vào mấy luống cải; Nếu em là bạn Dũng em sẽ làm gì? Vì sao? Nhận xét, kết luận. - Rào vườn lại không có gà vào, thường xuyên tưới nước cho luống rau và chăm sóc cho cải chóng lớn, cho gà ăn và chăm sóc chúng. c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm xử lý tình huống. - GV đưa ra các câu hỏi cho các nhóm thảo luận. - HS thảo luận đưa ra phương án trả lời. - Tình huống 1: 2 bạn Lan và Đào cùng đi chăm vườn rau. Thấy rau ở vườn nhà mình có sâu, Đào liền nhanh nhẹn ngắt những chiếc lá có sâu vứt sang chỗ khác ở xung quanh. Nếu em là Lan em sẽ nói gì với Đào? - Nhắc bạn để gọn những lá sâu lại mang về nhà giết đi rồi bảo cho bố mẹ có cách trị sâu. - Tình huống 2: Đàn gà nhà mình đột nhiên lăn ra chết hàng loạt mẹ Minh đem chôn hết đi và giấu không cho ai biết gà nhà mình bị ốm. Nếu em là Minh em nói gì với mẹ để tránh lây lan dịch cúm gà? - Học sinh sắm vai xử lý. - Giáo viên kết luận chung. C. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Ôn lại nội dung bài học.
Tài liệu đính kèm: