Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Nguyễn Đình Sứ - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Nguyễn Đình Sứ - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

TIẾT 1+ 2: TẬP ĐỌC – KỂ TRUYỆN

BÁC SĨ Y- ÉC – XANH

I. Mục đích yêu cầu:

Tập đọc

- Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phát âm địa phương : Nghiên cứu, là ủi, vi trùng .

- Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung và lời nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ chú giải trong bài: Ngưỡng mộ, dịch hạch, nhiệt đới, toa hạng ba. Nắm được những nét chính về bác sĩ Y-éc-xanh.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 528Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Nguyễn Đình Sứ - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31 Thứ 2 ngày 12 tháng 4 năm 2010 
TIẾT 1+ 2: TẬP ĐỌC – KỂ TRUYỆN
BÁC SĨ Y- ÉC – XANH
I. Mục đích yêu cầu:
Tập đọc 
- Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phát âm địa phương : Nghiên cứu, là ủi, vi trùng ...
- Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung và lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ chú giải trong bài: Ngưỡng mộ, dịch hạch, nhiệt đới, toa hạng ba... Nắm được những nét chính về bác sĩ Y-éc-xanh.
- Hiểu nội dung câu chuyện: 
+ Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại.
+ Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mãnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung
Kể chuyện
- Dựa vào tranh minh hoạ, nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật ( Bà khách). 
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa bài đọc, bảng phụ
III. Các họat động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2HS đọc thuộc lòng bài: Một mái nhà chung và trả lời câu hỏi .
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc.
a) Đọc diễn cảm toàn bài : 
- Chú ý thay đổi giọng đọc cho phù hợp với lời các nhân vật. 
b) HD HS luyện đọc- giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu.
GV HD HS đọc đúng một số từ khó như mục 1 
- Theo dõi sửa sai cho HS .
+ Đọc từng đoạn trước lớp.
GV HD HS đọc một số câu dài.
+ Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới:
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
Theo dõi các nhóm đọc.
+ Đọc đồng thanh đoạn cuối 
+ 1 HS đọc cả bài .
3. Tìm hiểu bài
- Y/c HS đọc thầm toàn bài 
+ Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh ?
+ Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người như thế nào ? Trong thực tế, bác sĩ có khác gì so với trí tưởng tượng của bà ?
+ Vì sao bà khách nghỉ là Y-éc-xanh quên nước Pháp ?
+ Những câu nói nào nói lên lòng yêu nước của Y-éc-xanh ?
+ Bác sĩ Y-éc-xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang vì sao ?
- GV tóm tắt chốt ý. 
4. Luyện đọc lại.
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm
- Theo dõi hướng dẫn HS đọc đúng.
- GV cùng HS nhận xét.
Kể chuyện
1) Nêu nhiệm vụ :
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ SGK nhớ kể đúng nội dung câu chuyện theo lời bà khách.
2) HD HS kể chuyện 
- GV HD HS kể: Y/c HS quan sát tranh, nêu tóm tắt nội dung mỗi tranh
+ GV cho HS kể theo vai.
+ Kể lại toàn bộ câu chuyện.
+ Cả lớp và GV nhận xét
C. Củng cố dặn dò
- Gọi 2HS nói nội dung bài.
- Về kể lại cho gia đình cùng nghe
- Nhận xét tiết học.
2 HS đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi trong bài .
- 3- 4 HS đọc từ khó trên bảng 
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc chú giải trong SGK.
- Nhóm 3 đọc thầm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
1 HS đọc – Lớp đọc thầm
+ Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển, chân trời ... 
+ Có lẽ bà khách tưởng tượng nhà bác học là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quý phái. Trong thực tế ông ăn mặc rất giản dị: Bộ quần áo ka ki ...
+ Vì bà thấy Y-éc-xanh không có ý định trở về Pháp
+ Tôi là người Pháp ... Tổ quốc
+ HS tự do phát biểu: Ông muốn ở lại để giúp người dân Việt Nam đấu tranh chống bệnh tật./Ông muốn thực hiện lẽ sống của mình ...
- HS luyện đọc theo nhóm phân vai, mỗi nhóm 3 em đọc phân vai.
- Vài nhóm thi đọc theo vai 
- Tranh 1: Bà khách ao ước gặp bác sĩ Y-éc-xanh.
- Tranh 2: Bà khách thấy Y-éc-xanh thật giản dị.
- Tranh 3: Cuộc trò chuyện giữa 2 người.
- Tranh 4: Sự đồng cảm của bà khách ...
- 1HS kể mẫu 
- Từng nhóm thi kể theo vai. 
- 1, 2 HS kể lại
- 2 HS nói 
 TIẾT 3: TOÁN 
 NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
 I. Mục tiêu :
 - Giúp HS : Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ( có hai chữ lần nhớ không liền nhau).
 II Các họat động dạy học chủ yếu .
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
HĐ1: HDHS thực hiện phép nhân142733
- Giáo viên viết lên bảng :
 14273 3 = ?
- Tương tự như Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. Các em đặt tính và tính vào bảng con.
- Nhận xét bài làm của HS.
Gọi vài em nêu miệng lại cách thực hiện 
Vậy : 14273 3 = 42189 .
- Phép tính nhân này có nhớ ở hàng nào?
- Khi thực hiện phép nhân có nhớ : Nhân rồi mới cộng “ phần nhớ” (nếu có ) ở hàng liền trước .
HĐ2: Thực hành 
- Bài 1:Tính .
- GV nêu lần lượt từng bài ,Y/C HS thực hiện bảng con.
- Nhận xét bài làm HS.
- Củng cố cách tính 
Bài 2: Số 
Gọi 1 HS đọc đề bài 
 - Bài 2 Y/C em làm gì?
- Y/C học sinh tự làm vào vở.
- Củng cố cách tìm tích 
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài 
-Bài toán cho em biết gì?
- Bài toán hỏi em điều gì?
-Y/C HS suy nghĩ và làm bài vào vở,1 HS làm bài bảng phụ 
- GV cùng lớp nhận xét 
-Chấm 1 số bài , nhận xét .
* HOÀN THIỆN BÀI HỌC . 
- Các em ghi nhớ cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số .để làm tính và giải toán. Về nhà làm bài tập 
Chuẩn bị bài luyện tập /163.
.
- Nghe, thực hiện bảng con
- Vài HS nêu cách đặt tính và cách tính.
 14273 * 3 nhân 3 bằng9 viết9.
 3 * 3 nhân 7 bằng21, 42189 viết 1 nhớ 2 
 *3 nhân 2 bằng 6,thêm 2 bằng 8,viết 8.
 *3 nhân 4 bằng 12,viết 2 nhớ 1 * 3 nhân 1 bằng 3,thêm 1bằng 
 4 ,viết 4.
- HS nêu 
-HS nghe
- HS thực hiện bảng con , 3 em lên bảng làm bài .
- 1 HS đọc đề bài.
-HS nêu 
-HS làm bài, 1HS làm bài bảng phụ .
- Nhận xét bài làm của bạn .
- Nêu cách tìm tích 
-1 HS đọc đề bài , lớp đọc thầm .-HS nêu.
-HS làm bài , 1 HS làm bảng phụ. -Nhận xét bài làm .
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe. 
TIẾT 4: ĐẠO ĐỨC 
 CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ( TIẾT 2 )
I) Mục tiêu :
 - HS biết về những hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường, ở địa phương; biết quan tâm hơn đến những công việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi .
 - HS biết thực hiện một số hành vi chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi ; thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em.
 - HS ghi nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
II). Đồ dùng dạy, học :
 - Bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 2. Phiếu cho hoạt động 4.
III) Hoạt động dạy và học chủ yếu :
Hoat. động của thầy 
Hoạt động của trò 
A. Kiểm tra bài cũ :
- Hãy nêu ích lợi của cây trồng vật nuôi đối với cuộc sống con người.
- Kể một số việc cần làm để bảo vệ và chăm sóc cây trồng.
-Kể một số việc cần làm để bảo vệ và chăm sóc vật nuôi.
B. Dạy bài mới :
 Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học
* HĐ1 : Báo cáo kết quả điều tra 
- Chia lớp làm 2 nhóm, yêu cầu HS trình bày kết quả điều tra ( đã dặn ở tiết trước ) theo những vấn đề sau :
 + Hãy kể tên loại cây trồng mà em biết.
 + Các cây trồng đó được chăm sóc như thế nào?
 + Hãy kể tên loại vật nuôi mà em biết.
 + Các vật nuôi đó được chăm sóc như thế nào?
 + Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng,vật nuôi như thế nào?
- Y/C từng nhóm cử đại diện trình bày kết quả điều tra.
- GV nhận xét và khen ngợi các cá nhân và nhóm đã quan tâm đến tình hình cây trồng, vật nuôi ở gia đình và địa phương.
* HĐ2 : Đóng vai 
- Chia lớp làm bốn nhóm, chỉ định 
Các nhóm đóng vai theo 4 tình huống như VBT trang 43 bài 3 
- Y/C lần lượt từng nhóm đóng vai trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và tuyên dương những nhóm giải quyết tình huống tốt, 
- GV kết luận :
 + Tình huống 1 : Tuấn anh nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu,
 + Tình huống 2 : Dương nên đắp lại bờ ao hoặc báo cho người lớn biết.
 + Tình huống 3 : Nga nên dừng chơi, đi cho lợn ăn.
 + Tình huống 4 : Hải nên khuyên Chính không nên đi trên thảm cỏ.
 GV: Các em nên bày tỏ ý kiến của mình khi bạn chưa thực hiện tốt việc tham gia chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi vì đó là quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em đến các vấn đề có liên quan.
* HĐ3 : Vẽ tranh , hát, đọc thơ, kể chuyện, về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Tổ chức cho HS hát,đọc thơ,kểchuyện,
về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
* HĐ 4 : Trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng”
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phổ biến luật chơi ; cách chơi .
- GV và HS cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả thi của các nhóm, 
- GV kết luận : Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống con người. Vì vậy, em cần bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi
- Vài HS trả lời.
- Vài HS trả lời.
- Vài HS trả lời.
- Nghe.
- HS trình bày kết quả điều – - Kiểm tra theo nhóm.
- Đại diện trình bày kết quả điều tra.
- Nghe.
- Mỗi nhóm thảo luận đóng vai để giải quyết một trong các tình huống BT 3 
- Đại diện nhóm lên đóng vai 
- Nhóm khác nhận xét bổ sung 
- HS hát, đọc thơ, kể chuyện, về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
-Tập hợp nhóm, nghe.
- HS chơi trò chơi.
- Nghe.
Phiếu
Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ cây trồng
Việc không nên làm đối với cây trồng
Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi
Việc không nên làm đối với vật nuôi
..
.
..
..
..
..
...
.
* Hoạt động tiếp nối :
- Hãy nêu ích lợi của cây trồng vật nuôi đối với cuộc sống con người.
- Kể một số việc cần làm để bảo vệvà chăm sóc cây trồng.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS bảo vệ và chăm sóc vật nuôi, cây trồng.
- Vài HS trả lời.
- Vài HS trả lời.
- Nghe.
 Thứ 3 ngày 13 tháng 4 năm 2010
TIẾT 1: CHÍNH TẢ 
BÁC SĨ Y- ÉC - XANH
I Mục đích yêu cầu : 
- Nghe – viết chính xác đoạn từ Tuy nhiên , tôi với bà ... mở rộng bình yên .
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi hoặc dấu hỏi / dấu ngã và viết đúng đẹp lời giải các câu đố .
II) Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ
 III) Các họat động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A) Kiểm tra bài cũ 
- Đọc cho HS viết : trong trẻo, che chở, chong chóng.
- Nhận xét KTBC
B) Bài mới 
1) Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC .
2) HD HS viết chính tả 
a) HD HS chuẩn bị 
+ Đọc mẫu đoạn văn 
- Vì sao bác sí Y-éc-xanh là người Pháp lại ở Nha Trang ?
- Đọan văn có mấy câu ?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ?
- Tên riêng người nước ngoài phải viết như thế nào ?
- Trong bài có những chữ nào các em hay viết sai. 
- Cho HS viết bảng con 
b) GV đọc cho HS viết chính tả vào vở 
+ Đọc cho HS sóat lỗi 
c) Thu bài chấm điểm , nhận xét 
3) Hướng dẫn làm bài tập 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
+ Treo bảng phụ HD HS làm bài 2.
- Y/C HS làm bài vào vở 
* GV nhận xét chốt lời giải đúng 
a) Dáng hình, rừng xanh, rung mành .
b) Biển, lơ lửng, cõi tiên, thơ thẩn.
 C. Củng cố dặn dò 
- Về nhà viết lại các lỗi sai .
- Nh ...  bài làm
 Bài 3 : Số 
-Y/C HS VBT tìm thương và số dư, gọi 2 số HS nêu miệng và cách thực hiện phép chia. GV ghi kết quả vào bảng
* HOÀN THIỆN BÀI HỌC :
+ Hôm nay em học tiết toán bài gì? Trong phép chia số dư như thế nào với số chia?
- Nhận xét tiết học
.- Thực hiện vào bảng con, 1 HS lên bảng, nhận xét và nêu lại từng bước( lần lượt 5 bước chia ) .
- còn dư 2 - Đây là phép cha có dư 
- Chia từ trái sang phải , chia lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp , cách chia nhẩm .
- HS lắng nghe
- Lớp làm bảng con, 2 HS lên bảng- Lớp nhận xét bài làm.
- HS nhắc lại cách chia .
 HS đọc đề, lớp đọc thầm theo.
- HS nêu 
- Lớp làm vở, 1 HS lên bảng, nhận xét bài.
 Bài giải
 Thực hiện phép chia:
 32 850 : 4 = 8 212( dư 2) Vậy mỗi trường được nhiều 
nhất 8212quyển vở và còn thừa 2 quyển vở .
 Đáp số: 8212 quyển vở , thừa 2 quyển vở .
- HS tự làm VBT – Nêu kết quả và cách thực hiện phép tính ( nêu miệng ) 
- HS nêu 
 Thứ 6 ngày 16 tháng 4 năm 2010
TIẾT 1: CHÍNH TẢ 
BÀI HÁT TRỒNG CÂY
I Mục đích yêu cầu : 
- Nhớ – viết chính xác , đẹp đoạn từ Ai trồng cây ... Mau lớn lên từng ngày trong bài .
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi hoặc dấu ngã / dấu hỏi và đặt hai câu với hai từ đã hoàn thành .
II) Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ
III) Các họat động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A) Kiểm tra bài cũ 
- Đọc cho HS viết : biển, lơ lửng, thơ thẩn, cõi tiên.
- Nhận xét KTBC
B) Bài mới 
1) Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC 
2) Hướng dẫn viết chính tả 
a) HD HS chuẩn bị .
+ Đọc mẫu đoạn văn 
- Hạnh phúc của người trồng cây là gì ?
- Đọan thơ có mấy khổ thơ ? trình bày như thế nào cho đẹp ?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ?
+ Trong bài có những chữ nào các em hay viết sai. 
+ Cho HS viết bảng con 
b) GV cho HS viết bài vào vở 
- GV nhắc nhở HS ngồi đúng tư thế 
+ Cho học sinh đối chiếu bài 
c) Thu bài chấm điểm , nhận xét 
3) HD HS làm bài tập 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 2.
+ Treo bảng phụ HD HS làm bài 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở 
+ Bài tập 3 
- Gọi HS đọc đề bài 
- Cho HS tự làm bài và viết vài vở .
+ Chấm điểm nhận xét .
C ) Củng cố dặn dò 
- Hôm nay các em viết chính tả bài gì ?
- Về nhà viết lại các lỗi sai .
- Chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét tiết học .
- 1 HS lên bảng viết , cả lớp viết bảng con .
- Nhắc lại 
- Nghe 
- 1 học sinh đọc lại 
- Học sinh nêu 
- Có bốn khổ thơ , giữa hai khổ thơ có thể cách một dòng 
- Học sinh nêu 
- Học sinh tìm 
- 1 HS lên bảng viết , cả lớp viết vào bảng con : mê say, lay lay, quên .
- HS nhớ viết bài vào vở 
- HS đối chiếu bài 
- 7 học sinh nộp bài 
- 1 HS đọc , lớp đọc thầm 
- Nghe
- 1 HS lên bảng , cả lớp làm bài vào VBT- Lớp nhận xét 
*Lời giải 
cười rũ rượi , nói chuyện rủ rỉ, rủ lòng thương, rủ nhau đi chơi, mệt rũ, lá rủ xuống mặt hồ .
- 1 học sinh đọc 
- 4HS lên bảng , cả lớp làm bài vào vở .- Nhận xét bài của bạn 
- HS nêu 
- Lắng nghe.
TIẾT 2: TẬP LÀM VĂN 
THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I/ Mục đích, yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng nói: Biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề em cần làm gì để bảo vệ môi trường? Bày tỏ được ý kiến của riêng mình (nêu những việc làm thiết thực, cụ thể).
2.Rèn kĩ năng viết: Viết được 1 đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy – học:
-Tranh, ảnh đẹp về cây hoa, về quang cảnh thiên nhiên. Tranh, ảnh về m6i trường bị ô nhiễm, hủy hoại.
-Bảng lớp ghi 2 câu hỏi gợi ý 
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
A / Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 4 HS đọc lá thư gửi bạn nước ngoài. GV nhận xét, chấm điểm.
B/ Dạy bài mới.
1.Giới thiệu bài:GV nêu MĐ, YC 
2.Hướng dẫn HS làm bài:
a/ Bài tập 1
-GV ghi bài tập 1 lên bảng.
-GV nhắc HS chú ý:
+Cần nắm vững 5 bứơc trình tự tổ chức cuộc họp ( đã học ở học kì I). GV mở bảng phụ gọi HS đọc.
+Điều cần được bàn bạc trong cuộc họp nhóm là: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường? Để trả lời câu hỏi trên, trước hết phải nêu những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp cần cải tạo ( trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông, ). Sau đó, nêu những việc làm thiết thực, VD: về các việc cần làm: không vứt rác bừa bãi, ....
-GV chia lớp thành các nhóm.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- GV cho các nhóm thi tổ chức cuộc họp.
-GV nhận xét.
b. Bài tập 2
-GV ghi bài tập 2 lên bảng.
-GV nhắc HS: Các em đã trao đổi trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Hãy nhớ và thuật lại các ý kiến trong cuộc họp ấy.
-GV cho HS làm bài.
-GV cho HS đọc bài làm của mình.
-GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
-GV dặn HS về nhà quan sát thêm và nói chuyện với người thânvề những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
-Chuẩn bị nội dung để học tốt tiềt TLV tuần 32.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-1 HS đọc 5 bước tổ chức cuộc họp.
-Nhóm trưởng điều khiển cuộc họp. HS trao đổi, phát biểu. Thư kí ghi nhanh ý kiến của các bạn.
- 3 nhóm thi tổ chức cuộc họp => Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm có tổ chừc cuộc họp có hiệu quả nhất.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
-HS làm bài vào vở.
-HS lần lượt đọc đoạn văn => Cả lớp nhận xét.
TIẾT 3: TOÁN: 
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép chia : trường hợp ở thương có chữ số 0.
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia.
- Rèn luyện kĩ năng giải toán có hai phép tính.
II. Các họat động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
HĐ1: Củng cố cách chia 
+ Tiết trước em học toán bài gì?
+ Trong phép chia số dư như thế nào với số chia?
 HĐ2: HD HS thực hiện phép chia : 
 GV nêu phép chia 28921 : 4
- Y/C HS thực hiện vào bảng con, 1 HS lên bảng làm.
-GV cách chioa tương tự như tiết trước riêng đến lần chia thứ 4 thì 1 không chia được cho 4 viết o vào thương 
HĐ2: Thực hành 
Bài 1: Tính 
- Y/C HS thực hiện lần lượt từng bài vào bảng con.
12760 : 2 18752 : 3 25704 : 5
- GV củng cố cách chia 
 Bài 2: Đặt tính rồi tính:
a/ 10 600 :5 b/ 24 903 : 6 c/ 30 175 : 7 
- Y/C HS thực hiện vào vở, 3 em làm bảng phụ,
- Củng cố cách đặt tính và tính 
 Bài 3: Toán giải 
- Gọi 1 HS đọc đề bài 
- Y/C HS giải vào vở, 1 em làm bảng phụ.
.
- Củng cố dạng toán giải bằng 2 phép tính .
Bài 4: Koanh vào kết quả đúng 
GV lưu ý trường hợp : 0: 5 được 0 , viết 0 ở thương .
* HOÀN THIỆN BÀI HỌC :
+ Hôm nay em học toán bài gì?
+ Khi thực hiện phép tính chia, thực hiện theo thứ tự thế nào?
- Về nhà chuẩn bị bài tập SGK.
- Nhận xét tiết học.
- 1 vài HS nêu.
- Thực hiện bảng con , 1 HS lên bảng, nhận xét.
 28921 4
 09 7230
12
 01 
 1 
28921: 4 = 7230(dư 2_
- HS làm vào VBT – 2 HS chữa bài – nêu cách tính 
- Lớp làm vở, 3 HS lên bảng, nhận xét.
- Vài HS nêu cách đặt tính và tính 
- HS đọc đề.
- Lớp tự làm vào vở. 1 HS lên giải, nhận xét.
Bài giải
 Số kg đường kinhs là :
10848 : 4 = 2712 (kg)
 Số kg bột làm bánh là:
 10848 - 2712 = 8136 (kg)
Đáp số: Đường : 2712kg
 Bột : 8136kg.
- HS tự làm bài tập vào VBT – 1 HS nêu KQ, phép tính đúng : D
- HS nêu
TIẾT 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
 MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT.
I Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Trình bày mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trơì và Mặt Trăng.
- Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
- Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 118, 119.
- Quả địc cầu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
HĐ1: Biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
- Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi 
- HD HS qaun sát hình SGK và trả lời câu hỏi:
+ Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
+Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất
+ Nhận xét độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng.
- Bước 2: HS trình bày 
- HS trả lời câu hỏi.
* GV nhận xét , kết luận: 
 Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.Trái Đất lớn hơn MặtTrăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
HĐ2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
- Bước 1:
- GV giảng: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh. Hỏi:
+ Tại sao Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất?
- GV cho HS biết: Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.
- Bước 2: HS vẽ sơ đồ .
- Y/C HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như SGK.
- GV nhận xét kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất.
HĐ3: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển đông quanh Trái Đất.
- Bước 1:
- Chia nhóm và xác định vị trí làm việc cho từng nhóm, hướng dẫn nhóm trưỏng điều khiển nhóm.
- Bước 2:
- Thực hành chơi trò chơi theo nhóm.
- Bước 3:
- 1 vài HS lên biểu diễn trước lớp.
- GV nhận xét và mở rộng cho HS biết: Trên Mặt Trăng không có không khí, nước và sự sống. Đó là 1 nơi tĩnh lặng.
- Về nhà học bài và chẩn bị bài sau.
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.
- Vài HS trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS vẽ sơ đồ.
- HS trao đổi nhóm đôi và nhận xét sơ đồ của nhau.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành chơi.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm sao cho từng HS đều được đóng vai Mặt Trăng đi vòng quanh quả địa cầu 1 vòng theo hướng mủi tên sao cho mặt luôn hướng về quả địa cầu.
- HS nhận xét.
Tiết 5: Hoạt động tập thể
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
Mục tiêu:
Đánh giá hoạt động tuần 31
Triển khai kế hoạch và hoạt động tuần 32 
Chuẩn bị
Bản tổng kết hoạt động trong tuần 31
- Bản kế hoạch hoạt động trong tuần 32
III. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
Hoạt động 1: Đánh giá hoạt động tuần 31.( 15 pht)
- Gv theo dõi nhận xt chung những ưu khuyết điểm.
+ Sinh hoạt 15 phút đầu giờ tốt.
Hoạt động 2 : Triển khai hoạt động tuần 32: ( 15 pht)
- Đập heo đất đợt 2.
- Ổn định lớp, tiếp tục học tập tốt các môn học, trực nhật sạch sẽ
- Sinh /h văn nghệ tập thể- cá nhân.Lớp phó phụ trách văn thể điều khiển.
* Củng cố dặn dò (2’):
- Sinh hoạt văn nghệ tập thể, 
- Tổ trưởng , lớp trưởng lên tổng kết hoạt động tuần 31.
- Hs lắng nghe.
- Lớp phó văn thể điều khiển.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31. DOC.doc