Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Đạo đức

CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI

I. MỤC TIÊU :

 - H/s hiểu : Sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng vật nuôi và cách thực hiện .

 - Biết chăm sóc , bảo vệ cây trồng , vật nuôi ở nhà , ở trường .

 - Tỏ thái độ đồng tình ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng , vật nuôi.

II. CHUẨN BỊ :

 - Tranh ảnh một số cây trồng , vật nuôi .

 - Bài hát trồng cây của nhạc sĩ Văn Tiến , lời của Bế Quốc Kiến

doc 37 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 Thứ hai ngày 17 tháng 4 năm 2006
Đạo đức
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU :
	- H/s hiểu : Sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng vật nuôi và cách thực hiện .
	- Biết chăm sóc , bảo vệ cây trồng , vật nuôi ở nhà , ở trường ..
	- Tỏ thái độ đồng tình ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng , vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ :
	- Tranh ảnh một số cây trồng , vật nuôi .
	- Bài hát trồng cây của nhạc sĩ Văn Tiến , lời của Bế Quốc Kiến .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
	- Nêu đặc điểm con vật hoặc cây trồng mà em thích ?
	-Nêu một số công việc làm để chăm sóc cây trồng vật nuôi.
 B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI :
	- Hôm nay cô cùng các em tiếp tục học bài Chăm sóc cây trồng vật nuôi.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Hoạt động 1 : Báo cáo kết quả điều tra 
* Mục tiêu : H/s biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng , vật nuôi ở nhà , ở trường , ở địa phương ; biết quan tâm hơn đến các công việc chăm sóc cây trồng , vật nuôi.
- Yêu cầu h/s trình bày kết quả điều tra theo những vấn đề sau :
+ Hãy kể tên loại cây trồng mà em biết ?
+ Các cây trồng đó được chăm sóc như thế nào ?
+ Hãy kể tên các con vật mà em biết ?
+ Các con vật đó được chăm sóc như thế nào ?
+ Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng , vật nuôi như thế nào ?
- G/v nhận xét – Tuyên dương .
Hoạt động 2 : Đóng vai 
* Mục tiêu : H/s biết thực hiện một số hành vi chăm sóc và bảo vệ cây trồng , vật nuôi ; thực hiện quyền được trình bày ý kiến , được tham gia của trẻ em .
- G/v chia nhóm .
- Yêu cầu h/s đóng vai theo một trong các tình huống sau :
1. Tuấn Anh định tưới cây nhưng Hùng cản : Có phải cây của lớp mình đâu mà cậu tưới . Nếu là Tuấn Anh em sẽ làm gì ?
2. Dương đi thăm ruộng , thấy bờ ao nuôi cá bị vỡ nước chảy ào ào . Nếu là Dương em sẽ làm gì ?
3. Nga đang chơi vui thì mẹ nhắc về cho lợn ăn . Nếu là Nga em sẽ làm gì ?
4. Chính rủ Hải đi học tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần . Nếu là Hải em sẽ làm gì ?
- G/v cùng h/s nhận xét các vai đóng và các cách ứng xử của từng cặp .
Hoạt động 3 : Hát bài hát : Bài hát trồng cây.
- Cho h/s hát bài hát trồng cây 2 lần .
Hoạt động 4 : Trò chơi Ai nhanh ai đúng
* Mục tiêu : H/s ghi nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng , vật nuôi .
- G/v chia h/s thành các nhóm và phổ biến luật chơi : trong khoảng thời gian quy định các nhóm phải liệt kê các việc làm cần thiết để chăm sóc và bảo vệ cây trồng , vật nuôi vào giấy . Mỗi việc làm đúng được tính 1 điểm . Nhóm nào ghi được nhiều việc nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc .
- G/v nhận xét – Tuyên dương nhóm thắng cuộc .
- Một số h/s nêu kết quả điều tra của mình theo hướng dẫn của g/v .
- H/s chia nhóm đóng vai các tình huống .
1. Tuấn Anh nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu .
2. Dương nên đắp lại bờ ao hoặc báo cho người lớn biết .
3. Nga nên dừng chơi , đi cho lợn ăn .
4. Hải khuyên Chính không nên đi trên thảm cỏ 
- Các nhóm điền vào phiếu sau:
Việc làm cần thiết để chăm sóc bảo vệ cây trồng
Việc không nên làm đối với cây trồng
Việc làm cần thiết để bảo vệ , chăm sóc vật nuôi
Việc không nên làm đối với vật nuôi
- Điền xong đại diện nhóm lên trình bày .
IV
CỦNG CỐ DẶN DÒ :
- Nêu các hoạt động chăm sóc cây trồng , vật nuôi ?
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau .
- Nhận xét tiết học .
Tiết 2 Tập đọc – kể chuyện
BÁC SĨ Y- ÉC- XANH
 I.MỤC TIÊU: 
 A Tập Đọc
 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các từ : nghiên cứu, là ủi, im lặng.
 - Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung và lời nhân vật 
 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 - Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGKù.
 - Nắm được nội dung bài: 
 + Đề cao lẽ sống tươi đẹp của Y- éc- xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại.
 + Nói lên sự gắn bó của Y- éc- xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
 B Kể Chuyện
 1.Rèn kĩ năng nói: Dựa vào tranh minh hoạ, nhớ và kể lại đúng nội dung câu chuyện bằng lời của của nhân vật.
 2. Rèn kĩ năng nghe 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ trong SGK 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - 2 HS đọc lại bài Ngọn lửa Ô- lim- pích, trả lời các câu hỏi trong SGK
 - GV nhận xét, cho điểm.
 TẬP ĐỌC
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Cho HS xem ảnh bác sĩ Y- éc- xanh.
GV: Đây là ảnh của bác sĩ Y- éc- xanh . Ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, nha Trang và Đà lạt đầu có đường phố mang tên ông. Vậy Y- éc- xanh là ai? Ông có công lao đối với nước ta như thế nào mà được lấy tên đặt cho đường phố của thủ đô và nhiều thành phố lớn của nước ta? Bài học hôm nay sẽ cho các em rõ điều đó.
 HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
3
Luyện đọc 
 - GV đọc toàn bài
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
 - GV viết lên bảng các từ: Y- éc- xanh
 + Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc từng
 đoạn với giọng thích hợp.
 + Đọc từng đoạn trong nhóm 
- GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
 + Thi đọc giữa các nhóm 
 + Đọc đồng thanh
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
1. Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y- éc- xanh?
2. Em thử đoóan xem bà khách tưởng tượng nhà bác học Y- éc- xanh là người như thế nào. Trong thực tế vị bác sĩ có gì khác so với tưởng tượng của bà?
3. Vì sao bà khách nghĩ là Y- éc- xanh quên nước Pháp?
4. Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y- éc- xanh ?
 5.Bác sĩ Y- éc- xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang. Vì sao?
 GV chốt lại câu trả lời đúng
Luyện đọc lại
- Yêu cầu các nhóm đọc phân vai
 - GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt nhất
 - HS kết hợp đọc thầm
 - HS đọc cá nhân- đồng thanh
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . ngắt nghỉ câu phù hợp theo dấu câu.
- HS đọc các từ chú giải trong bài
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn 
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau .
- Các nhóm đọc đồng thanh .
- Các nhóm thảo luận ,trao đổi về nội dung bài
- 1 HS đọc câu hỏi,các HS khác trả lời
- Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y- éc- xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.
- Bà khách tưởng tượng nhà bác học Y- éc- xanh là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quý phái. Trong thực tế, ông mặc bộ quần áo ka ki cũ không là ủi trông như người khách đi tàu ngồi toa hạng ba dành cho những người ít tiền. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.
- Vì bà thấy Y- éc- xanh không có ý định trở về Pháp.
- Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.
- Ông muốn ở lại để giúp nhân dân Việt nam đấu tranh chống bệnh tật/ Ông muốn thực hiện lẽ sống của mình: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại/ Ông yêu mến phong cảnh và đất nước Việt nam.
- HS tự phân vai đọc lại câu chuyện.
KỂ CHUYỆN
 1
2
GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật.
 Hướng dẫn học sinh kể chuyên theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh nà nêu vắn tắt nội dung mỗi tranh.
- GV theo dõi, tuyên dương những HS kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh và nêu nhanh nôi dung mỗi tranh.
- Từng cặp HS tập kể từng đoạn theo lời nhân vật.
- Một số HS thi kể trước lớp.
- Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn kể đúng yêu cầu nhất, hấp dẫn nhất.
IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- Em hiểu điều gì qua câu chuyện này?
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể toàn bộ câu chuyện cho người thân nghe.
Tiết 3	 	Toán
	NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ	 
I. MỤC TIÊU
	* Giúp học sinh:
	- Biết thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
	- Áp dụng phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảøng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
 1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	- Gọi HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào bảng con.
	x 3 = 7254 x – 34986 = 29076
 - 5 thùng dầu chứa được 1025 lít dầu. hỏi 8 thùng dầu như thế chứa được bao nhiêu lít dầu?
	- Nhận xét bài cũ.
 2. GIỚI THIỆU BÀI: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1 
 2
Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số .
a) Phép nhân 14273 x 3
- Viết lên bảng phép nhân 14273 x 3 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- Hỏi: Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu?
- Yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên, nếu trong lớp có HS làm đúng thì GV yêu cầu HS đó nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho cả lớp ghi nhớ. Nếu trong lớp không có HS nào tính đúng thì GV hướng dẫn HS theo từng bước như phần bài học SGK.
b) Phép nhân 21526 x 2
- Tiến hành tương tự như phép nhân 14273x3 = 42819. Lưu ý HS, phép nhân 21526 x 2 = 43052 là phép nhân có nhớ.
- GV lưu ý HS: 
 + Lượt nhân nào kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì “phần nhớ” được cộng sang kết quả c ... N LỚP 
 1.KIỂM TRA BÀI CŨ:
 	- Hãy kể tên các hành tinh có trong hệ Mặt Trời?
 	- Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống? Em cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn sự sống đó?
 2.GIỚI THIỆU BÀI: Ở môn tự nhiên và xã hội lớp 2, các em đã được biết đến Mặt Trăng. Ngày hôm nay, cô cùng các em sẽ cùng khám phá thêm những điều thú vị về Mặt Trăng và cùng xem Mặt Trăng và Trái Đất có liên quan với nhau như thế nào nhé.
HĐ 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất
* Mục tiêu : Bước đầu biết mối quan hệ giữa trái đất , mặt trời và mặt trăng .
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
+ Yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 118, SGK và thảo luận theo câu hỏi sau:
1)Hãy chỉ trên hình 1: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và trình bày hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
2)Hãy so sánh kích thước giữa Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng?
- Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS.
+ Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên được gọi là vệ tinh của Trái Đất.Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
- Em biết gì về Mặt Trăng?
+ Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS.
+ Kết luận: Mặt Trăng cũng có dạng hình cầu. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng: trên Mặt Trăng không có không khí, nước và sự sống.
Hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
* Mục tiêu : Biết mặt trăng là vệ tinh của trái đất , vẽ sơ đồ mặt trăng quay xung quanh trái đất .
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.
+ Yêu cầu các cặp HS cùng thảo luận, vẽ sơ đồ Mặt Trăng và Trái Đất như hình 2 trang 119, SGK
+ Yêu cầu HS vẽ mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất và thuyết trình về hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
+ Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng từ Tây sang Đông.
- Em có nhận xét gì về hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất, chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?
- Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS.
- Tiến hành thảo luận nhóm, sau đó đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
1)Chỉ trực tiếp trên hình: Ở giữa là Mặt Trời, tiếp đóù đến Trái Đất và ngoài cùng là Mặt Trăng. Hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là giống như hướng chuyển động của Trái Đấtquanh Mặt Trời, theo hướng từ Tây sang Đông.
2)Mặt Trăng có kích thước lớn nhất, sau đó là Trái Đất và cuối cùng là Mặt Trăng.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Mặt Trăng hình tròn, giống Trái Đất.
- Bề mặt Mặt Trăng lồi lõm.
- Trên Mặt Trăng không có sự sống.
+ HS dưới lớp bổ sung.
+ Lắng nghe, ghi nhớ.
- Tiến hành thảo luận theo cặp đôi.
- Đại diện 2 cặp đôi nhanh nhất lên bảng vẽ, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Tiến hành thảo luận.
- Đại diện 2 cặp đôi nhanh nhất lên vẽ và trình bày ở bảng trên.
- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét, bổ sung.
- Hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất cũng giống như hướng chuyển động của Trái Đất tự quay quanh trục và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Đó đều là hướng chuyển động từ Tây sang Đông.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
IV
CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- Mặt Trăng được gọi là gì của Trái Đất và tại sao lại được gọi như vậy?
- Em biết gì về Mặt Trăng?
- Về nhà tiếp tục tìm hiểu và ôn lại các kiến thức đã học về Mặt Trăng.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 4	 Chính tả 
BÀI HÁT TRỒNG CÂY
I. MỤC TIÊU
 * Rèn kĩ năng viết chính tả
 1. Nhớ và viết chính xác , trình bày đúng bốn khổ thơ đầu của bài Bài hát trồng cây.
 2. Làm đúng các bài tập điền tiếng có âm, thanh dễ viết sai: r/d/gi hoặc dấu hỏi/ dấu ngã.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bảng lớp viết sẵn nội dung bài 2a
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 	- GV đọc cho HS viết bảng con: dáng hình, rừng xanh, rung mành, giao việc.
 	- GV nhận xét, cho điểm.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
	- Tiết chính tả hôm nay các em nhớ và viết đúng bốn khổ thơ đầu của bài Bài hát trồng cây và làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống tiếng có âm dễ viết sai r/d/gi .
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
 Hướng dẫn HS viết chính tả
-GV đọc bài chính tả
-Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa?
-Hướng dẫn HS viết bảng con các từ dễ viết sai: vòm cây, mê say, rung, bóng mát.
-Nêu cách trình bày bài viết?
-Nêu tư thế khi viết bài ?
-GV nhắc HS ngồi ngay ngắn , viết nắn nót . 
-GV yêu cầu HS viết bài vào vở
-GV đọc lại bài viết
-GV thống kê lỗi lên bảng.
-Thu khoảng 7 vở chấm và nhận xét 
Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Bài 2 
-GV yêu cầu HS làm phần a 
- GV yêu cầu HS đọc đề
- Đề bài yêu cầu gì ?
-GV theo dõi, nhận xét.
Bài 3 
- GV yêu cầu HS đọc đề
- Đề bài yêu cầu gì ?
-GV yêu cầu mỗi em đặt 2 câu với 2 từ ngữ tự chọn ở bài 2. Sau đó đọc cho cả lớp nghe.
-2 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm.
-Chữ đầu tên bài và các chữ đầu các dòng thơ.
-HS viết bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
-Viết đề bài ở giữa trang vở, chữ cái đầu các dòng thơ phải viết hoa.
-Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, mắt cách quyển vở từ 25- 30 cm. Vở để hơi nghiêng so với mặt bàn.Viết nắn nót từng chữ.
-HS thực hiện
-HS nhớ lại 4 khổ thơ đầu và viết bài vào vở.
-HS soát lỗi.
-HS báo lỗi
-1 HS đọc đề
-Điền vào chỗ trống rong, dong hay giong
-1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào bảng con. 
 + Rong ruổi, rong chơi, thong dong, trống giong cờ mở, gánh hàng rong.
-1 HS đọc đề
-Chọn 2 từ ngữ đã hoàn chỉnh ở bài 2 để đặt câu.
-HS làm bài vào vở . Một số em đọc câu văn của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
+Bầy ong rong ruổi khắp nơi tìm hoa hút mật.
+Sáng sớm, đoàn thuyền thong dong ra khơi.
+Cả làng trống dong cờ mở để đón chào các vị khách quý về tham dự hội làng.
+Cô bé bán hàng rong sáng nào cũng ngang qua nhà em. 
IV
CỦNG CỐ –DẶN DÒ
- Nêu cách trình bày bài chính tả dưới dạng bài thơ ?
- Nêu tư thế khi ngồi viết chính tả?
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng.
AN TÒAN GIAO THÔNG 
AN TOÀN KHI ĐI Ô TÔ – XE BUÝT
I . MỤC TIÊU :
	- H/s biết nơi chờ xe buýt ( xe khách , xe đò ) , ghi nhớ những quy định khi lên ,xuống xe . Biết mô tả , nhận xét những hành vi an tòan , không an tòan khi ngồi trên xe buýt .
	- H/s biết thực hiện đúng các hành vi an tòan khi đi ô tô , đi xe buýt .
	- Có thói quen thực hiện hành vi an tòan trên các phương tiện giao thông công cộng .
II . CHUẨN BỊ :
	- Tranh .
	- Các phiếu ghi tình huống cho hoạt động 3 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
Hoạt động 1 : An tòan lên , xuống xe buýt 
* Mục tiêu : 
- Biết nơi đứng chờ xe buýt .
- H/s biết diễn tả lại cách lên , xuống xe buýt được an tòan .
*Cách tiến hành :
- Xe buýt đỗ ở đâu để đón khách ?
- Xem tranh 2 SGK 
- Ở đó có đặc điểm gì để ta dễ nhận ra ?
- Xe buýt có chạy qua tất cả các phố không ?
- Khi lên xuống xe phải như thế nào ?
Hoạt động 2 : Hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt .
*Mục tiêu : 
- H/s ghi nhó những quy định và thể hiện được những hành vi an tòan khi ngồi trên xe buýt .
- Giải thích được vì sao phải thực hiện hành vi đó .
* Cách tiến hành :
 - Chia làm 4 nhóm , mỗi nhóm nhận 1 bức tranh thảo luận và ghi lại những điều tốt , không tốt trong bức tranh của nhóm và cho biết hành động đó đúng hay sai ?
* Kết luận : khi đi xe buýt ta cần thực hiện nếp sống văn minh để không ảnh hưởng đến người khác .
+ Ngồi ngay ngắn , không thò đầu , thò tay ra ngoài cửa sổ .
+ Phải bám vịn vào ghế hoặc tay vịn khi xe chuyển bánh .
+ Không để hành lí gần cửa lên xuống hay trên lối đi , không đi lại khi xe đang chạy .
+ Khi xuống xe không xô đẩy và không đi qua đường ngay .
-Bến đỗ xe buýt 
- Quan sát tranh 
- Cómái che , chỗ ngồi chờ hoặc có biển đề “ điểm đỗ xe buýt” 
- Chỉ lên xuống xe khi xe dừng hẳn .
- Khi lên xuống phải đi thứ tự.
- Khi xuống xe không được chạy qua đường ngay .
- Nhận tranh và thảo luận .
- Trả lời ( Những hành vi nguy hiểm : ngồi ở cửa xe khi xe đang chạy , thò đầu , thò tay ra ngoài ..)
IV
CỦNG CỐ DẶN DÒ :
- Cần phải thực hiện các hành vi nào để bảo đảm an tòan khi đi xe buýt ?
- Cần phải đón xe buýt đúng nơi quy định .
- Về nhà học bài và thực hiện đúng các điều đã học .
- Nhận xét tiết học 
SINH HOẠT LỚP
1. Nhận xét tuần 31 :
	- Đi học đầy đủ , đúng giờ .
	- H/s chăm chỉ , học giỏi đạt nhiều điểm 10 , bên cạnh đó còn có một số bạn làm bài cẩu thả , điểm yếu .
	- H/s mặc đồng phục tương đối đều , giữ gìn vệ sinh trường lớp , vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
	- Thực hiện tập thể dục giữa giờ nghiêm túc , xếp hàng nhanh .
2. Kế hoạch tuần 32 :
	- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt của đội đề ra.
	- Duy trì sĩ số lớp: 100% , đi học đầy đủ.
	- Nghiêm túc xếp hàng ra vào lớp, thể dục giữa giờ, không đùa nghịch.
	- Ăn mặc đồng phục khi đến lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt móng tay ngắn gọn.
	- Về học bài , làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Các khoản thu: tiếp tục nhắc nhở động viên h/s nộp đầy đủ.
-------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31.doc