Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Âm nhạc

Tiết 31. Bài: ÔN TẬP HAI BÀI HÁT: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ, TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH - ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC.

I – MỤC TIÊU :

Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát.

Tập biểu diễn bài hát.

Nơi có điều kiện:

Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát .

Ôn tập các nốt nhạc.

Học sinh yêu thích âm nhạc.

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1292Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 12 / 4 / 2010
 Ngày dạy: Thứ tư : 14 / 4 / 2010
TUẦN 31
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Ôn tập hai bài hát: Chị Ong Nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình – Ôn tập các nốt nhạc.
2
Thủ công
Làm quạt giấy tròn ( Tiết 1)
( Cô Thủy dạy)
3
Luyện từ và câu
Từ ngữ về các nước – Dấu phẩy.
4
Toán
Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
5
Tập viết
Ôn chữ hoa V.
Môn: Âm nhạc
Tiết 31. Bài: ÔN TẬP HAI BÀI HÁT: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ, TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH - ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC.
TUẦN 31
I – MỤC TIÊU :
Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát. 
Tập biểu diễn bài hát.
Nơi có điều kiện:
Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát .
Ôn tập các nốt nhạc.
Học sinh yêu thích âm nhạc.
II – GV CHUẨN BỊ:
Nhạc cụ.
Bảng phụ có khuông nhạc.
Trò chơi âm nhạc.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định: Hát + điểm danh
 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên hát + phụ hoạ bài Chị Ong Nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình.
Giáo viên nhận xét – Đánh giá.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chị Ong Nâu và em bé.
Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Tiếng hát bạn bè mình.
Hoạt động 3: Ôn tập các nốt nhạc.
GV dùng “khuông nhạc bàn tay” cho HS luyện tập, ghi nhớ tên và vị trí các nốt nhạc: Đô-Rê-Mi-Pha-Son-La-Si-Đô.
Tập gọi tên các nốt nhạc cùng với hình nốt.
Cả lớp ôn lại bài Chị Ong Nâu và em bé.
Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hai.
Từng tổ hát nối tiếp.
HS hát vận động phụ hoạ theo bài hát.
Cả lớp ôn lại bài hát Tiếng hát bạn bè mình.
Từng nhóm lên biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ hoạ
HS đọc tên nốt nhạc trên “Khuông nhạc bàn tay” theo yêu cầu của GV.
Tập gọi tên các nốt nhạc cùng với hình nốt.
Trò chơi âm nhạc: Phân biệt âm sắc.
GV lấy 3 cái ly làm bằng 3 chất liệu khác nhau gõ nhẹ bằng thanh kim loại vào từng cái ly theo thứ tự 1-2-3.
Yêu cầu HS nghe, ghi nhớ. Chọn 1 em đứng quay lưng về phía cái ly.
 Nếu HS chỉ đúng thì cho chơi tiếp, chỉ sai thì bạn khác lên thay.
 HS nghe gõ và quay lại chỉ vào cái ly vừa phát ra âm thanh.
 4. Củng cố: HS xung phong lên hát và gõ đệm 2 bài hát vừa học.
 5. Dặn dò: Về ôn lại các bài hát đã học. Ôn các nốt nhạc.
	Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
------------------------------------0----------------------------------------
Môn: Luyện từ và câu
Tiết 31 Bài: TỪ NGỮ VỀ CÁC NƯỚC
 – DẤU PHẨY
TUẦN 31
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Kể được tên một vài nước mà em biết ( BT1).
Viết được tên các nước vừa kể (BT2).
Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3).
 1. Mở rộng vốn từ về các nước( Kể được tên các nước trên thế giới, biết chỉ vị trí các nước trên bản đồ hoặc quả địa cầu)
 2. Ôn luỵên về dấu phẩy (ngăn cách trạng ngữ chỉ phương tiện với bộ phận đứng sau trong câu).
3. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu. Có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp và thích học tiếng Việt.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bản đồ - ( Hoặc quả địa cầu )
Bút dạ + 3 bảng nhóm để các nhóm làm BT2
3 bảng nhóm viết các câu văn ở BT3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm miệng BT 1,2 / tiết luyện từ và câu/ tuần 30.
Tìm bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì?
 Bài tập 1: Giải:
Voi uống nước bằng vòi
Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.
Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả của mình bằng tài năng của mình.
Bài tập 2: Làm miệng.
Hàng ngày em viết bài bằng bút bi./bằng bút máy/
 Chiếc bàn em ngồi học làm bằng gỗ./ bằng nhựa./ bằng đá./
 Cá thở bằng mang.
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
Giáo viên treo bản đồ thế giới lên bảng ( Hoặc quả địa cầu) - GV đưa quả địa cầu cho HS quan sát, tìm tên các nước trên bản đồ thế giới (quả địa cầu)
GV nhận xét bổ sung
Bài tập 2:
GV treo bảng 3 bảng nhóm, mời 3 nhóm HS thi làm bài tiếp sức.
GV nhắc HS viết đúng chính tả.
GV và HS nhận xét chọn nhóm thắng cuộc.(Viết đúng chính tả, viết nhanh, nhiều tên nước)
Bài tập 3: 
GV phát 3 bảng nhóm, mời 3 làm bài.
GV cùng HS phân tích, chốt lại lời giải đúng
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài.
Kể tên một vài nước mà em biết . Hãy chỉ vị trí các nước ấy trên bản đồ (hoặc quả địa cầu). 
3HS lên bảng quan sát quả địa cầu, tìm tên các nước trên bản đồ thế giới.
VD: Lào, Cam-pu-chia, Thái lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Bru-nây, Đông–ti-mo, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga, Anh, Pháp, I-ta-li-a, Niu-di-lân, Ai Cập, An-giê-ri, Công-gô, Ma-li, Ăng-gô-la, Nam Phi,
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của BT, làm bài cá nhân vào vở.
Viết tên các nước mà em vừa kể ở bài tập 1.
HS cử đại diện nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức-đọc kết quả.
Viết tên các nước mà em vừa kể ở bài tập một là: Lào, Cam-pu-chia, Thái lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Bru-nây, Đông–ti-mo, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga, Anh, Pháp, I-ta-li-a, Niu-di-lân, Ai Cập, An-giê-ri, Công-gô, Ma-li, Ăng-gô-la, Nam Phi,
Bài tập 3: 
HS đọc yêu cầu của BT, làm bài cá nhân
 Giải:
Bằng những động tác thành thạo, chỉ trong phút chốc, ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột.
Với vẻ mặt lo lắng, các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li.
 Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen-li đã hoàn thành bài thể dục.
 3. Củng cố: HS đọc lại nội dung bài 2,3.
 4. Dặn dò: GV nhắc HS ghi nhớ tên một số nước trên thế giới. Chú ý dùng đúng dấu phẩy khi viết câu.
	Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
 -------------------------0--------------------------
Môn: Toán
Tiết 153 Bài: CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
TUẦN 31
I – MỤC TIÊU: 
Giúp HS: 
Biết chia số có 5 chữ số cho số có một chữ số cho số có một chữ số với trường hợp có một lượt chia có dư và là phép chia hết.
Rèn cho học sinh kĩ năng làm phép tính chia.
Giáo dục học sinh tính toán cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch, đẹp.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi nội dung bài 3 .
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng chữa BT1,2,3/ vở BT/ tiết 152. 
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng , lớp làm bảng con.thực hiện các phép tính sau :
	 4872 4 8375 5
 08 1218 33 1675
 07 37
 32 25
 0 0
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn thực hiện phép chia
37648 : 4
Mỗi lần chia đều tính nhẩm
Chia, nhân, trừ.
 37648 4
 16 9412
 04
 08
 0
* Thực hành:
 - Yêu cầu HS nêu cách tính và tự làm bài.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, phân tích đề
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
Nêu cách giải.
Bước 1: Tìm số xi măng đã bán
Bước 2: Tìm số xi măng còn lại.
Bài 3:
- Nêu quy tắc và thực hiện tính giá trị biểu thức theo quy tắc.
HS tự tính.
 + 37 chia 4 được 9, viết 9
 9 nhân 4 bằng 36; 37 trừ 36 bằng 1.
 + Hạ 6 được 16; 16 chia 4 được 4, viết 4.
 4 nhân 4 bằng 16. 16 trừ 16 bằng 0.
 + Hạ 4. 4 chia 4 được 1, viết 1.
 1 nhân 4 bằng 4. 4 trừ 4 bằng 0.
 + Hạ 8; 8 chia 4 được 2, viết 2.
 2 nhân 4 bằng 8, 8 trừ 8 bằng 0.
Bài 1:- 1 học sinh đọc đề.
- 1 học sinh làm bảng lớp.
 Cả lớp làm bài vào bảng con.
Học sinh nêu cách tính. 
 Nhận xét, chữa bài.
 Tính.
 84848 4 24693 3 23436 3
 04 21212 06 8231 24 7812
 08 09 03
 04 03 06
 08 0 0
 0
Bài 2: - 1 học sinh đọc đề, phân tích đề
- 1 học sinh làm bảng lớp.
 Cả lớp làm bài vào vở.
Nhận xét, chữa bài.
 Tóm tắt
 36550 kg
 Đã bán Còn ? kg
Giải:
Số ki lô gam xi măng đã bán là:
36550 : 5 = 7310 (kg)
Cửa hàng còn lại số ki lô gam xi măng là:
36550 – 7310 = 29240 (kg)
Đáp số: 29240kg xi măng.
Bài 3: - 1 học sinh đọc đề. Học sinh nêu quy tắc và thực hiện tính giá trị biểu thức theo quy tắc.
- 1 học sinh làm bảng lớp.
 Cả lớp làm bài vào bảng con. 
 Nhận xét, chữa bài.
Tính giá trị của biểu thức.
a) 69218 – 26736 : 3 = 69218 – 8912
 = 60306
 30507 + 27876 : 3 = 30507 + 9292
 = 39799
b) (35281 + 51645) : 2 = 86926 : 2
 = 43463
 (45405 – 8221) : 4 = 37184 : 4 
 = 9296
 3. Củng cố: Cho học sinh làm bảng con phép tính. Đặt tính rồi tính: 86872 : 4 = 21718
 Bài 4: -Dành cho HS khá giỏi. HS thi xếp hình theo kiểu trò chơi.
 4. Dặn dò: Về làm bài trong vở BT.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhơ.û
 - ----------------------0-------------------------------------
Môn: Tập viết
Tiết 31 Bài: ÔN CHỮ HOA V.
TUẦN 31
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Củng cố cách viết chữ viết hoa V thông qua bài tập ứng dụng.
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa V ( 1 dòng) L,B ( 1 dòng) viết đúng tên riêng Văn Lang ( 1 dòng) và câu ứng dụng Vỗ tay cần nhiều ngón / Bàn kĩ cần nhiều người ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
Ở tất cả các bài tập viết học sinh khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp ) trong trang vở tập viết 3.
Học sinh viết đúng quy trình, đẹp, đều nét, nối nét đúng quy định và ...  x 3
 c. 84 752 – 56 282 
Bài 8 : 11 108 là kết quả của phép chia nào?
 99972 : 9 b. 99918 : 9
 c. 99999 : 9
II – Phần tự luận : (6 điểm)
Bài 1: Đặt tính rồi tính :
24529 + 43856; 98390- 53564; 23615 x 2; 61509 : 3 
Bài 2: Một sân trường hình chữ nhật có chiều dài là 38 m. Chiều rộng là 9 m. Tính  chu vi và diện tích sân trường hình chữ nhật đó ?
Bài 3: Một công ti lần đầu xuất khẩu 22 314 bao gạo, lần sau xuất khẩu số gạo nhiều gấp ba lần đầu. Hỏi cả hai lần xuất khẩu được bao nhiêu bao gạo? 
3. Củng cố: Thu bài về nhà chấm.
4. Dặn dò: Về xem lại các bài đã học . Nhận xét tiết học: Tuyên dương, nhắc nhở.
--------------------------------0-----------------------------
Môn: Hoạt động tập thể
Tiết 31 Bài: TÌM HIỂU VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG( BÀI 6) ( Tiết 1) - SƠ KẾT TUẦN 31
TUẦN 31
I – MỤC TIÊU:
Tìm hiểu về an toàn giao thông( bài 6) ( Tiết 1) - An toàn khi đi ô tô xe buýt- 
Kiến thức: Học sinh biết nơi chờ xe buýt (xe khách, xe đò) ghi nhớ những quy định khi lên, xuống xe. Biết mô tả, nhận xét những hành vi an toàn, không an toàn khi ngồi trên xe ô tô, xe buýt (xe khách, xe đò).
Kĩ năng: Học sinh biết thực hiện đúng các hành vi an toàn khi đi ô tô, đi xe buýt. 	
Thái độ: Có thói quen thực hiện hành vi an toàn trên các phương tiện giao thông công cộng.
Sơ kết lớp tuần 31
Học sinh nắm được ưu khuyết điểm trong tuần 31 và phương hướng trong tuần 32.
II – CHUẨN BỊ 
Các tranh theo SGK
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên trả lời câu hỏi
 Nêu các loại đường an toàn ? - Đường có vỉa hè, đường rộng có dải phân cách.
Đường thẳng, ít khúc quanh, có vạch chia các làn xe chạy. Đường có số lượng xe đi lại vừa phải... 
 Con đường hàng ngày em đi học có đặc điểm an toàn hay chưa an toàn? Vì sao?- Học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét – Đánh giá.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động 1: An toàn lên, xuống xe buýt.
Mục tiêu:
Học sinh biết nơi đứng chờ xe buýt, xe đò.
Học sinh biết và diễn tả lại cách lên, xuống xe buýt được an toàn.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Em nào đã được đi xe buýt (xe khách, xe đò).
Xe buýt đỗ ở đâu để đón khách?
Giáo viên cho học sinh xem 2 tranh trong SGK
Ở đó có đặt điểm gì để ta dễ nhận ra?
Giáo viên giới thiệu biển 434 (bến xe buýt)
Xe buýt có chạy qua tất cả các phố không?
Khi lên, xuống xe phải như thế nào?
Giáo viên nhận xét-nhắc lại
Gọi 3 học sinh lên thực hành động tác lên, xuống xe buýt.
Học sinh giơ tay trả lời
Bến đỗ xe buýt
Nơi có mái che, chỗ ngôì chờ hoặc có biển đề(điểm đỗ xe buýt)
Xe buýt thường theo tuyến đường nhất định, chỉ đỗ ở các điểm quy định
Chỉ lên xuống xe khi xe đã dừng hẳn.
Khi lên xuống phải đi thứ tự, không được chen lấn, xô đẩy.
Trước khi đặt chân lên bậc lên xuống, phải bám vào tay vịn của xe hoặc nắm tay người lớn để được kéo lên
Khi xuống xe không được chạy qua đường ngay. 
3 học sinh lên thực hành động tác lên, xuống xe buýt.
SƠ KẾT TUẦN 31
Giáo viên cho từng tổ nhận xét về tổ mình
Giáo viên nhận xét chung
Nêu phương hướng tuần 32
Duy trì nề nếp học tập. Thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người học sinh .
Thực hện tốt việc truy bài 15 phút đầu giờ. Ôn kiến thức cũ, học tốt kiến thức mới để chuẩn bị thi cuối năm
 Sinh hoạt văn nghệ
Tổ trưởng nhận xét - ý kiến cá nhân
Lớp trưởng nhận xét chung. Ý kiến cá nhân.
 HS lắng nghe.
 3. Củng cố: Nhắc lại cách lên xuống xe buýt an toàn ? - Chỉ lên xuống xe khi xe đã dừng hẳn.
Khi lên xuống phải đi thứ tự, không được chen lấn, xô đẩy.
Trước khi đặt chân lên bậc lên xuống, phải bám vào tay vịn của xe hoặc nắm tay người lớn để được kéo lên
Khi xuống xe không được chạy qua đường ngay.
 4. Dặn dò: Cần thực hiện cách lên xuống xe buýt an toàn.
Tuần sau thực hiện tốt theo phương hướng
--------------------------------0--------------------------------
TUẦN 31
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tuần 31
Môn : Thủ công 
 Tiết 31 Bài : LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (TIẾT 1) 
I - MỤC TIÊU :
- Học sinh biết cách làm quạt giấy tròn. Bước đầu làm được quạt giấy tròn.
- Rèn cho học sinh kỹ năng gấp, cắt, dán giấy.
- Học sinh hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II - CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Mẫu quạt giấy tròn, tranh quy trình làm quạt giấy tròn, giấy màu, sợi chỉ, kéo, hồ dán, cán quạt.
 (Yêu cầu sản phẩm quạt không nhất thiết phải tròn xoe. Có thể sử dụng bìa cứngđể làm cán quạt).
	- Học sinh : Giấy nháp, sợi chỉ, kéo, hồ dán, cán quạt.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét 
- Giáo viên giới thiệu quạt mẫu cho học sinh quan sát.
 Hãy nêu các bộ phận của quạt giấy tròn. 
 Cho học sinh so sánh quạt giấy tròn với quạt giấy đã học ở lớp 1. 
Để gấp được quạt giấy tròn ta phải làm như thế nào ?
 Hãy nêu tác dụng của quạt giấy.
 * Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quy trình làm quạt giấy tròn (bằng tranh quy trình, các bước làm quạt giấy tròn).
 Bước 1 : Cắt giấy.
 - Cắt 2 tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt. 
- Cắt 2 tờ giấy hình chữ nhật cùng màu, chiều dài 16 ô, rộng 12 ô để làm cán quạt.
 Bước 2 : Gấp, dán quạt.
 - Đặt tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa.
- Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ hai giống như gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất.
 - Để mặt màu của hai tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với nhau. Dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt.
 Bước 3 : Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
 - Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt. 
- Bôi hồ lên 2 mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép cán quạt vào 2 mép ngoài cùng của quạt.
 - Mở hai cán quạt để hai cán quạt ép vào nhau, được chiếc quạt giấy hình tròn. 
- Giáo viên cho học sinh nêu lại các bước làm quạt giấy tròn.
 - Cho học sinh tập gấp quạt giấy tròn bằng giấy nháp.
- Học sinh quan sát.
- Quạt và cán quạt.
- Giống nhau : Đều gấp bằng nếp gấp song song, cách buộc chỉ.
- Khác nhau : Quạt giấy hình tròn và có cán để cầm. 
- Dán nối hai tờ giấy thủ công theo chiều rộng.
 - Để quạt mát, nướng đồ, 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh theo dõi.
 - Học sinh nêu lại các bước làm quạt giấy tròn.
 - Học sinh tập gấp quạt giấy tròn bằng giấy nháp.
3. Củng cố : - Cho học sinh nhắc lại quy trình làm quạt giấy tròn.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
4. Dặn dò : Về nhà chuẩn bị để tiết sau thực hành.
Giáo viên nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
-----------------------------------------0------------------------------
TUẦN 31
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Môn : Thể dục 
Tiết 62 Bài: TRÒ CHƠI “ AI KÉO KHỎE”
I - MỤC TIÊU :
 - Ôn động tác tung bắt bóng cá nhân. Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ”
- Học sinh thực hiện động tác tung, bắt bóng tương đối chính xác. Biết cách chơi trò chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
- Học sinh học tự giác, nghiêm túc.
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN : 
- Sân trường, bóng, còi, kẻ sân cho trò chơi.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định : 
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn động tác tung và bắt bóng, chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ”.
- Cho học sinh đi đều theo nhịp, vừa đi vừa hát. 
- Cho học sinh khởi động các khớp.
- Cho học sinh tập bài thể dục phát triển chung.
- Cho học sinh chơi trò chơi “ Đi – chạy ngược chiều theo tín hiệu”.
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 3 học sinh lên tập tung và bắt bóng cá nhân.
 Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: 
* Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2 người.
- Giáo viên tập hợp học sinh ôn lại cách cầm bóng, tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng.
- Giáo viên cho học sinh thực hiện tập tung và bắt bóng sau đó mới di chuyển để đón bắt bóng.
- Cho học sinh tập theo từng đôi một.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ
* Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ”. 
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm. 
- Giáo viên cho các tổ cử 3 – 5 em tham gia chơi để tìm người vô địch.
- Giáo viên nhận xét trò chơi .
4. Củng cố: - Cho học sinh đi theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
5. Dặn dò : Về nhà ôn lại động tác tung , bắt bóng cá nhân.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1 - 2’
1
1 - 2’
14-16’
7-9’
1 - 2’
 1’
1’
1’
* LT
**************
*LT
 *
 * *
 * * *
 * *
 * * 
 *

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31 thu 4,5,6.doc