Đạo đức :(Tiết 31)
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (Tiếp theo)
I.Yêu cầu:Giúp HS hiểu:
-Cây trồng, vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, vì vây cần được chăm sóc, bảo vệ.
-Học sinh có ý thức chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
-Đồng tình, ủng hộ việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Phê bình, không tán thành những hành động không chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
-Thực hiện chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
-Tham gia tích cực các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
II Chuẩn bị:
-HS :Vở BT ĐĐ 3.
-GV :Bảng từ. Phiếu bài tập.
III. Hoạt động dạy – học :
Đạo đức :(Tiết 31) CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (Tiếp theo) I.Yêu cầu:Giúp HS hiểu: -Cây trồng, vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, vì vây cần được chăm sóc, bảo vệ. -Học sinh có ý thức chăm sóc cây trồng, vật nuôi. -Đồng tình, ủng hộ việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Phê bình, không tán thành những hành động không chăm sóc cây trồng, vật nuôi. -Thực hiện chăm sóc cây trồng, vật nuôi. -Tham gia tích cực các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi. II Chuẩn bị: -HS :Vở BT ĐĐ 3. -GV :Bảng từ. Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy – học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.KTBC: -Tại sao ta phải bảo vệ cây trồng và vật nuôi? -Nhận xét chung. 2.Bài mới: a.GTB: Nêu mục tiêu yêu cầu .- Ghi tựa. b.Hoạt động 1: Trình bày kết quả điều tra. -Thu các phiếu điều tra của HS, yêu cầu một số em trình bày kết quả điều tra. -Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: +Nhà em nuôi con vật, trồng cây đó nhằm mục đích gì? +Em chăm sóc cây trồng , vật nuôi đó sẽ có tác dụng gì? +Ngược lại, nếu không chăm sóc, cây trồng vật nuôi sẽ thế nào? c.Hoạt động 2:Thảo luận nhóm và trả lời phiếu bài tập -Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi 1 và xử lí tình huống ở câu hỏi 2. -Câu hỏi 1: Viết chữ T vào ô o trước ý kiến em tán thành, viết chữ K vào ô o trước ý kiến em không tán thành. a.o Cần chăm sóc và bảo vệ các con vật ở gia đình mình. b.o Chỉ cần chăm sóc những loại cây do con người trồng. c.o Cần bảo vệ tất cả các loài vật, cây trồng. d.o Thỉnh thoảng tưới nước cho cây cũng được. e.o Cần chăm só cây trồng, vật nuôi thường xuyên, liên tục. -Câu hỏi 2: Nhà bạn Dũng nuôi được mấy chú gà trống choai. Chúng rất hay vào vườn kiếm ăn và mổ vào mấy luống cải. Nếu em là bạn Dũng em sẽ làm gì? Vì sao? *Nhận xét và kết luận: Cần phải chăm sóc tất cả các con vật là vật nuôi, những cây trồng có lợi. Chăm sóc cây trồng phải thường xuyên mới có hiệu quả. d.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm xử lí tình huống. -Yêu cầu các nhóm thảo luận xử lí các tình huống sau: +Tình huống 1: Hai bạn Lan và Đào cùng đi thăm vườn rau. Thấy rau ở vườn nhà mình có sâu. Đào liền nhanh nhẹn ngắt hết những chiếc lá có sâu và vứt sang chỗ khác ở xung quanh. Nếu em là Lan, em sẽ nói gì với Đào? +Tình huống 2: Đàn gà nhà Minh đột nhiên lăn ra chết hàng loạt. Mẹ Minh đem chôn hết gà đi và giấu không cho mọi người biết gà nhà mình bị dịch cúm. Nếu em là Minh, em sẽ nói gì với mẹ để tránh lây lan dịch cúm gà? -Theo dõi nhận xét cách xử lí của các nhóm. -GV: Kết luận chung: Vật nuôi, cây trống có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người. Vì vậy chúng ta phải biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi một cách thường xuyện. 3. Củng cố – dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Qua bài học em rút ra được điều gì cho bản thân? -GDTT cho HS và HD HS thực hiện như những gì các em đã học được. Chuẩn bị cho tiết sau. -2 HS nêu, lớp lắng nghe và nhận xét. -Cây trồng, vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, vì vây cần được chăm sóc, bảo vệ. -Lắng nghe giới thiệu. -Nộp phiếu điều tra cho GV. -Một số HS trình bày lại kết quả điều tra. -Trả lời câu hỏi (có liên quan đến thực tế gia đình mình) chẳng hạn: +Nhà em trồng cây để lấy rau ăm hoặc bán để lấy tiền. +Chăm sóc sẽ giúp cây, con vật lớn nhanh, tránh bị bệnh. +Nếu không, cây / con vật dễ mắc bệnh, chậm lớn. -Chia nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi 1, 2. -1 HS đọc yêu cầu SGK. a.K b.K c.T d.K e.T -Câu hỏi 2: Em sẽ rào vườn lại, hoặc rào luống rau lại để gà không vào đó mổ rau. Thường xuyên tưới nước cho luống cải, chăm sóc cho cải chóng lớn. Cho gà ăn và chăm sóc chúng. -Đại diện các nhóm trả lời. -Các nhóm khác bổ sung nhận xét. -Lắng nghe. -Các nhóm thảo luận giải quyết các tình huống và phân vai thể hiện. *Chẳng hạn: +Trường hợp 1: Em sẽ nhắc Đào để gọn những lá rau có sâu để gọn vào một chỗ rồi đem về nhà giết đi, nếu vứt lung tung, sâu sẽ lây sang nhà khác, sau đó nói với bố mẹ để phun thuốc trừ sâu. +Em sẽ nói với bố mẹ làm sạch chuồng gà, cho gà uống thuốc phòng bệnh, chôn thật kĩ gà chết và báo với nhân viên thú y để có cách phòng dịch bệnh. -Một vài nhóm sánh vai thể hiện tình huống 1 và 2. Các nhóm theo dõi nhận xét, bổ sung. -HS tự phát biểu - VD: -Cần quan tâm, chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Tập đọc – kể chuyện:(Tiết ) BÁC SĨ Y-ÉC-XANH I/. Yêu cầu: A)Tập đọc 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ sai do phiên âm tiếng nước ngoài: Y-éc-xanh các từ ngữ HS địa phương dễ viết sai: nghiên cứu, vi trùng, chân trời, vỡ vụn, -Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. -Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật. 2.Rèn kĩ năng đọc hiểu: -Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi gốc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ần, công dân, -Nắm được cốt truyện: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh. Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. B)Kể chuyện: -Rèn kĩ năng nói: Dựa vào tranh minh hoạ, nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. -Rèn kĩ năng nghe: Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn. Kể tiếp được lời bạn. II/Chuẩn bị: Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III/. Hoạt động dạy –học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC : -YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: “Một mái nhà chung ”. +Mái nhà chung của muôn vật là gì? +Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà? -Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 2/ Bài mới: a.Giới thiệu: Y-éc-xanh là nhà khoa học Pháp. Ông là hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Y khoa Hà Nội. Ông gắp bó gần như cả đời với Việt Nam. Tại sao là người Pháp mà ông lại gắn bó với Việt Nam như vậy? Học bài Bác sĩ Y-éc-xanh, các em sẽ rỏ điều đó. Ghi tựa. Hoạt động1. Luyện đọc: Mục tiêu:Giúp HS đọc đúng các từ ,các câu ,đọc lưu loát từng đoạn ,ngắt nghỉ phù hợp Cách tiến hành: -Giáo viên đọc mẫu một lần. Giọng đọc nhẹ nhàng. Cần nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện sự kính trọng. *GV HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: -Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. -Hướng dẫn phát âm từ khó. -Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. +YC 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS. -HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. -YC 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. -YC lớp đồng thanh đoạn 3. Hoạt động2: Hướng dẫn tìm hiểu bài: Mục tiêu: Nắm được cốt truyện: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh. Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung Cách tiến hành: -YC HS đọc đoạn 1. -Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh? -YC HS đọc đoạn 2. -Bác sĩ Y-éc-xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà? -Theo em trong trí tưởng tượng của bà khách, bác sĩ Y-éc-xanh là người như thế nào? -YC HS đọc đoạn 3. -Vì sao bà khách nghĩ Y-éc-xanh quên nước Pháp? -Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh? -Vì sao Y-éc-xanh vẫn ở lại Nha Trang? Hoạt động:3 Luyện đọc lại Mục tiêu: Đọc theo vai Tiến hành -GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp. -Gọi HS đọc các đoạn còn lại. -Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn. -Cho HS luyện đọc theo vai. -Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. Hoạt động4: Kể chuyện Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói: HS dựa vào gợi ý, HS kể lại được câu chuyện bằng lời của mình. Lời kể tự nhiện sinh động, thể hiện đúng nội dung. Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn. Kể tiếp được lời bạn. Cách tiến hành: a.Xác định yêu cầu: -Gọi 1 HS đọc YC SGK. -Cho HS quan sát tranh trong SGK (hoặc tranh phóng to). b. Kể mẫu: -GV cho HS kể lại câu chuyện theo lời của bà khách. -GV nhận xét nhanh phần kể của HS. c. Kể theo nhóm: -YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe. d. Kể trước lớp: -Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. -Nhận xét và cho điểm HS. 3.Củng cố-Dặn dò: -Hỏi: Câu chuyện trên có ý nghĩa gì? -Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Về nhà học bài:Bàihát trồng cây. - Học sinh lên bảng trả bài cũ. -Là bầu trời xanh -Hãy yêu mái nhà chung. / Hãy sống hoà bình với mái nhà chung. /Hãy giữ gìn, bảo vệ mái nhà chung. -HS lắng nghe và nhắc tựa. -Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. -Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng) -HS đọc theo HD của GV: Y-éc-xanh, nghiên cứu, vi trùng, chân trời, vỡ v ... tả. Mục tiêu: Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có các âm đầu hoặc dấu chấm than dễ viết sai r/d/gi dấu hỏi/dấu ngã) Biết đặt câu với từ ngữ mới vừa hoàn chỉnh Cách tiến hành: Bài 2. GV chọn câu a hoặc b. Câu a: Gọi HS đọc yêu cầu. -GV nhắc lại YC: BT -Yêu cầu HS tự làm. -Cho HS thi làm bài trên bảng lớp (thi theo hình thức tiếp sức). -Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3 Gọi HS đọc yêu cầu. -GV nhắc lại YC: BT -Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Câu a: Con ngựa hồng đã mấy ngày trời rong ruổi trên đường . Bướm là con vật thích rong chơi Sáng sớm, đoàn thuyền thong dong ra khơi Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên ,cả làng trống giong cờ mở để đón . Sáng sáng ,mẹ em quẩy gánh hàng rong đi bán cháo . 3/Củng cố, dặn dò: GV cho HS thi đua đặt câu -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà tìm thêm các từ có âm r/d/gi dấu hỏi/dấu ngã) Chuẩn bị bài :Ngôi nhà chung -1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào bảng con. -HS lắng nghe, nhắc lại. -Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc thuộc lại khổ thơ. -HS trả lời: 4 khổ và mỗi khổ có 4 dòng. -Những chữ đầu dòng thơ. -Đọc: 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. -1 HS đọc lại. -HS nhớ viết vào vở. -HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV. -HS nộp 5 -7 bài. Số bài còn lại GV thu chấm sau. -1 HS đọc yêu cầu trong SGK. -Lắng nghe. -HS làm bài cá nhân. -3 HS lên thi làm bài. Lớp nhận xét. -Đọc lại lời giải và làm bài vào vở. Đáp án: Câu a: Rong ruổi,rong chơi,thong dong ,trống giong cờ mở,gánh hàng rong Câu b: Cười rũ rượi ,nói chuyện rủ rỉ,rủ nhau đi chơi,lá rủ xuống mặt hồ . -HS làm bài cá nhân. - HS lên thi làm bài. Lớp nhận xét về cách dùng từ đúng để đặt câu cả lớp chú ý về chính tả ngữ pháp của câu . -Đọc lại lời giải và làm bài vào vở. Câu b: Nghe bạn Hoa kể chuyện ,bọn em cười rũ rượi . Tối ấy,bà nói chuyện rủ rỉ với mẹ em . Ngày mai , chúng em rủ nhau đi chơi công viên Những chiếc lá liễu rủ xuống xuống mặt hồ thật duyên dáng . -HS thi đua đặt câu HS thực hiện Tập làm văn:(Tiết 232) THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I/ Mục tiêu: -Rèn kĩ năng nói :Biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề :Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?,bày tỏ ý kiến của riêng mình (nêu những việc làm thiết thực cụ thể ) -Rèn kĩ năng viết :Viết được một đoạn văn ngắn ,thuật lại gọn rõ ,đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần để bảo vệ môi trường . II/ Chuẩn bị : -GV:Tranh ảnh đẹp về cây hoa ,về quan cảnh thiên nhiên . -Tranh ảnh về môi trường bị hủy họai ô nhiễm -HS:SGK . VBT III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ KTBC: GV cho HS nhắc lại cách viết một lá thư và phong bì thư -Giáo viên cho HS đọc lại lá thư ,phong bì thư của mình - -Nhận xét ghi điểm. 2/ Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ở tiết TLV trước, các em đã được học nói, viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.Hôm nay chúng ta học bài Bảo vệ môi trường . Ghi tựa. Họat động:1 :Hướng dẫn học sinh làm bài tập Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói :Biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề :Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?,bày tỏ ý kiến của riêng mình (nêu những việc làm thiết thực cụ thể ) Cách tiến hành: -Gọi HS đọc YC BT và các gợi ý. -Cần nắm vững 5 bước tổ chức cuộc họp (Đã học ở kì 1) -Điều cần được bàn bạc trong cuộc họp nhóm là :Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ? Để trả lời câu hỏi trên ,trước hết HS phải nêu những địa điểm sạch ,đẹp và chưa sạch đẹp ,cần cải tạo (trường ,lớp,đường phố ,làng xóm ,ao hồ ,sông ngòi )Sau đó nêu những việc làm thiết thực cụ thể HS cần làm để bảo vệ môi trường sạch ,đẹp . GV chia lớp thành các nhóm ..GV theo dõi ,giúp đỡ các nhóm -GV nhận xét. -GV nhận xét chung về bài nói của HS. Họat động:2 :Hướng dẫn học sinh làm bài tập Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết :Viết được một đoạn văn ngắn ,thuật lại gọn rõ ,đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần để bảo vệ môi trường . Cách tiến hành: -Gọi HS đọc YC BT và các gợi ý. Gv nhắc nhở HS :các em đã trao đổi trong nhóm những việc cần làm để bảo vệ môi trường .Hãy nhớ và thuật lại các ý kiến trong cuộc họp ấy 3/ Củng cố, dặn dò: -GV cho HS đọc những bài văn hay cho cả lớp nghe -Yêu cầu những HS viết bài chưa xong, chưa đạt yêu cầu về nhà viết cho xong, viết lại. -Về nhà xem bài:Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường . - HS nhắc lại cách viết một lá thư và phong bì thư. HS đọc lại lá thư ,phong bì thư của mình -Lắng nghe. -1 HS đọc YC SGK. -Lắng nghe GV hướng dẫn, sau đó thực hiện theo YC của GV. -HS phải nêu được những việc làm cụ thể : VD:Về việc cần làm không vức rác bừa bãi ;không xả nước bẩn xuống ao hồ ;chăm quét dọn nhà cửa ,ngõ xóm ,trường lớp ;không bẻ cây ,ngắt hoa ở nơi công cộng ,không bắn chim ;tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho người xung quanh Mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng điều khiển cuộc họp .HS trao đổi ,phát biểu .Một em trong nhóm ghi nhanh ý kiến của các bạn -Hai ba nhóm tổ chức cuộc họp có hiệu quả nhất (Nhóm trưởng điều khiển đúng trình tự các bước ,phát biểu đàng hoàn tự tin .Các bạn trong nhóm tham gia ý kiến sôi nổi ,nêu đựơc việc làm thiết thực ) -1 HS đọc YC SGK. -HS viết bài vào vở - HS đọc đoạn văn .Cả lớp và GV nhận xét (VD:Các bạn tham gia cuộc họp của nhóm chúng tôi đều nêu ý kiến :Hồ nước ở khu vực này vốn rất đẹp hiện nay đang bị ô nhiễm vì có nhiều người ,trong đó có cả một số bạn HS có thói quen vức rác ra ven bờ .cả nhóm thống nhất những việc cần làm như sau) -HS đọc những bài văn hay cho cả lớp nghe HS nối tiếp nhau trình bày bài viết của mình. Lớp nhận xét. -HS thực hiện. Toán :(Tiết 155) LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Biết cách thực hiện phép chia :trường hợp ở thương có chữ số 0. -Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia -Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính. II/ Chuẩn bị: -GV :Bảng phụ tóm tắt các nội dung bài tập. -HS :Bảng con III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1/ KTBC : -GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà. -Nhận xét-ghi điểm. 2/ Bài mới: a.Giới thiệu bài: -Bài học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập chung về phép chia các số có đến 5 chữ số và giải bài toán có lời văn bằng 2 phép tính. Ghi tựa. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia Mục tiêu: - Biết thực hiện phép chia có chữ số 0 ở thương Cách tiến hành : Mục tiêu: - tính (theo mẫu) Cách tiến hành : - Hướng dẫn thực hiện phép chia : 28921 : 4 + Yêu cầu học sinh thực hiện phép chia vào bảng con - Gọi học sinh đọc bài làm của mình . - Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn . + GV nhận xét , ghi bảng . 28921 4 09 7230 12 01 0 4218 : 6 = 7230(dư1) - Gọi vài học sinh nêu kết quả và nhắc lại cách thực hiện . Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1 : Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng tính chia Cách tiến hành - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài . + Cho học sinh làm bài vào bảng con -GV có thể yêu cầu HS nhắc lại các bước thực hiện phép chia. -Nhận xét bài làm HS * Củng cố thực hiện phép chia , trường hợp thương có chữ số o . Bài tập 2 Mục tiêu: Rèn luyện kĩ đặt tính và tính. Cách tiến hành : HS đọc yêu cầu bài, HS lên bảng thực hiện. GV nhận xét bài làm của HS. * Rèn kĩ năng đặt tính và tính. Bài tập 3: Mục tiêu: Giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính . Cách tiến hành - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài . - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - GV cho HS giải vào vở GV sửa sai * Rèn luyện kĩ năng giải toán có hai phép tính . 3/Củng cố- Dặn dò: trò chơi :Ai nhanh hơn Bài tập 4: Mục tiêu: tính nhẩm Cách tiến hành GV cho HS thi đua điền kết quả vào thương MoÃi dãy cử ra một số bạn tham gia trò chơi -GV tổng kết giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý. Dặn dò HS về nhà làm bài tập thêm và chuẩn bị bài : Luyện tập chung . -4 HS lên bảng làm BT. -Nghe giới thiệu. - Làm vào bảng con - 1 học sinh đọc quy trình thực hiện . * 28 chia 4 được 7, viết 7 7 nhân 4 bằng 28; 28 trừ 28 bằng 0 * Hạ9;9 chia4 được 2,viết 2. 2 nhân 4 bằng 8;9 trừ 8 bằng 1 * Hạ2;được12 ;12chia4 được 3viết 3. 3 nhân 4 bằng 12;12trừ 12 bằng 0 * Hạ1;1 chia4 được 0,viết 0. 0 nhân 4 bằng 0;1 trừ 0 bằng 1 -HS tự làm 3 bài còn lại theo mẫu GV hướng dẫn - 3 học sinh nhắc lại . Làm bài vào bảng con . - 1 học sinh đọc bài . - Nhận xét bài làm của bạn 3 HS lên thực hiện phép chia , cả lớp làm vào vở. - Học sinh đọc yêu cầu bài . -HS giải vào vở: giải Số thóc nếp trong kho là : 27280 : 4= 6820 ( kg) Số thóc tẻ trong kho là : 27280– 6820 = 20460 ( kg ) Đáp số : 6820 kg thóc nếp 20460 kg thóc tẻ GV cho HS thi đua điền kết quả vào thương MoÃi dãy cử ra một số bạn tham gia trò chơi . HS thực hiện.
Tài liệu đính kèm: