Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - 3 cột (Năm học 2009-2010)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - 3 cột (Năm học 2009-2010)

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc

- Hiểu nội dung ý nghĩa: Giết hại thú rừng là tội ác, cần có ý thức bảo vệ môi trường.

- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4, 5 trong SGK

- Đọc đúng, rành mạch; biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Tốc độ đọc có thể khoảng 70 tiếng/phút.

B. Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh họa (SGK)

- Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

+ HS khá, giỏi: Biết kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn.

GDMT (trực tiếp): Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích, vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả vì con) trong môi trường thiên nhiên.

II. Đồ dùng dạy học:

* GV: -Tranh minh họa bài học trong SGK.

-Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

* HS: -SGK, vở.

 

doc 36 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1041Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - 3 cột (Năm học 2009-2010)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Ngày soạn://2010
Ngày dạy:///2010
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN.
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Giết hại thú rừng là tội ác, cần có ý thức bảo vệ môi trường.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4, 5 trong SGK
- Đọc đúng, rành mạch; biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 70 tiếng/phút.
B. Kể chuyện: 
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh họa (SGK)
- Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
+ HS khá, giỏi: Biết kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn.
GDMT (trực tiếp): Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích, vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả vì con) trong môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: -Tranh minh họa bài học trong SGK.
-Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
* HS: -SGK, vở.
II/ Các hoạt động dạy- học:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Bài hát trồng cây.
- Gv gọi 2 Hs lên đọc bài và hỏi:
+Cây xanh mang lại những lợi ích gì cho con người?
- Gv nhận xét bài.
Giới thiệu và ghi đề:Trái đất là ngôi nhà chung của loài người và muôn vật. Mỗi sinh vật trên trái đất, dù là một cái cây hay con vật, đều có cuộc sống riêng, chúng ta không thể vô cớ phá hoại. Truyện đọc “Ngươì đi săn và con vượn” các em học hôm nay là một câu chuyện đau lòng về những điều tệ hại mà con người có thể gây ra do thiếu hiểu biết. Chúng ta học câu chuyện này để rút ra cho mình bài học về lòng nhân ái và ý thức bảo vệ môi trường.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv đọc diễn cảm toàn bài,
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời Hs đọc từng câu.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
+ Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
+ Giúp Hs giải thích các từ mới: tận số, nỏ, bùi nhùi.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Một số Hs thi đọc.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
- Hs đọc thầm đoạn 2.
+ Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì?
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 3 và thảo luận câu hỏi:
+ Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm?
- Gv nhận xét, chốt lại: Trái đất là ngôi nhà chung của loài người và muôn vật. Mỗi sinh vật trên trái đất, dù là một cái cây hay con vật, đều có cuộc sống riêng, chúng ta không thể vô cớ phá hoại. Hành động thiếu hiểu biết đã gây ra chuyện thương tâm đó cần được lên án mạnh mẽ.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 4.
+ Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì?
+ Câu chuyện muốn nói với điều gì với chúng ta?
- Gv nhận xét, chốt lại: Bác thợ săn đã biết hối hận cho hành động sai trái của mình và bỏ hẳn nghề săn bắn nhưng trong lòng bác vẫn luôn bị ám ảnh cảnh thương tâm. Vì vậy mà cuộc sống của bác thật không mấy khi được vui vẻ, an lòng.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật.
- Gv đọc diễn cảm đoạn 2.
- Gv mời 1 Hs đọc lại.
- Gv cho 4 Hs thi đọc đoạn 2.
- Một Hs đọc cả bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
Hs dựa vào các bức tranh để kể lại câu chuyện.
- Gv cho Hs quan sát tranh. Và tóm tắt nội dung bức tranh.
+ Tranh 1: Bác thợ săn xách nỏ vào rừng.
+ Tranh 2: Bác thợ săn thấy một con vượn ngồi ôm con trên tảng đá.
+ Tranh 3: Vượn mẹ chết rất thảm thương.
+ Tranh 4: Bác thợ săn hối hận, bẻ gãy nỏ và bỏ nghề săn bắn.
- Một Hs kể mẫu đoạn 1.
- Gv yêu cầu từng cặp Hs kể.
- Hs thi kể chuyện trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
5/.Củng cố– dặn dò.
Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta?
Về luyện đọc lại câu chuyện.
- Chuẩn bị bài: Cuốn sổ tay.
- Nhận xét bài học.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
-Học sinh đọc thầm theo Gv.
-Hs lắng nghe.
-Hs xem tranh minh họa.
-Hs đọc từng câu.
-Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
-Hs đọc từng đoạn trước lớp.
-4 Hs đọc 4 đoạn trong bài.
-Hs giải thích từ.
-Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
-Một số Hs thi đọc.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
-Hs đọc thầm đoạn 1.
+Con thú nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.
+Nó căm ghét người đi săn độc ác./ Nó tức giận kẻ bắn nó chết trong lúc vượn con cần sự chăm sóc (của mẹ).
-Hs thảo luận câu hỏi.
+ Vượn mẹ vơ nắm bùi nhùi gối đầu cho con, hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên thật to rồi ngã xuống.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Hs nhận xét, chốt lại.
-Hs phát biểu cá nhân.
-Hs đọc thầm đoạn 4.
+ Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về. Từ đấy, bác bỏ hẳn nghề đi săn.
-Hs phát biểu cá nhân.
+ Không nên giết hại muông thú./ Phải bảo vệ động vật hoang dã./ Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta./ Giết hại động vật là độc ác.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
-Hs lắng nghe.
-Hs đọc.
-Hs thi đọc diễn cảm đoạn 2.
-Một Hs đọc cả bài.
-Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
-Hs quan sát tranh.
-Hs kể đoạn 1.
-Từng cặp Hs kể chuyện.
-Một vài Hs thi kể trước lớp.
-Hs nhận xét.
+ Giết hại thú rừng là tội ác
Ngày soạn://2010
Ngày dạy:///2010
CHÍNH TẢ
NGHE-VIẾT: NGÔI NHÀ CHUNG
I. Mục tiêu:
- Nghe và viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi bài: “Ngôi nhà chung”.
- Làm đúng bài tập phương ngữ điền tiếng có âm đầu dễ lẫn: v/d.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: Bảng phụ viết BT2b.
* HS: vở, bút.
II/ Các hoạt động dạy- học:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Bài hát trồng cây.
- Gv mời 2 Hs lên viết, cả lớp viết bảng con: rong ruổi, thong dong, trống giong cờ mở, hàng rong.
- Gv nhận xét Hs viết.
Giới thiệu và ghi đề.: Ngôi nhà chung
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
- Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
+ Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì?
+ Những việc chung mà tất cả các dân tộc là phải làm gì?
- Gv hướng dẫn Hs viết những chữ dễ viết sai:
(phong tục, tập quán, hoà bình, đấu tranh,)
* Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho Hs viết bài.
- Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữâõ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Giúp Hs biết viết những tiếng v/d.
+ Bài tập 2b:
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv mời 3 bạn lên bảng thi làm bài.
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gv nhận xét, chốt lại:
b) Về làng – dừng trước cửa – dừng – vẫn nổ – vừa bóp kèn - Vừa vỗ cửa xe – về – vội vàng – đứng dậy- chạy vụt ra đường.
Bài tập 3b:
Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương.
5/Củng cố– dặn dò.
-Về xem và tập viết lại từ khó.
-Chuẩn bị bài: Hạt mưa.
-Nhận xét tiết học.
PP: Phân tích, thực hành.
-Hs lắng nghe.
1 – 2 Hs đọc lại bài viết.
+Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là trái đất.
+Bảo vệ hòa bình, bảo vệ mọi trường, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật...
-Hs viết bảng con.
-Học sinh nêu tư thế ngồi.
-Học sinh viết vào vở.
-Học sinh soát lại bài.
-Hs tự chữa lỗi.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
-Một Hs đọc yêu cầu đề bài.
-3 Hs lên bảng thi làm bài.
-Cả lớp làm vào vở.
-Hs nhận xét.
Ngày soạn://2010
Ngày dạy:///2010
TẬP ĐỌC
CUỐN SỔ TAY.
I. Mục tiêu:
- Nắm được công dụng của sổ tay; biết cách ứng xử đúng; không tự tiện xem sổ tay của người khác.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 70 tiếng/phút.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
* HS: Xem trước bài học, SGK, vở.
III/ Các hoạt động dạy- học:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Khởi động: Hát.
2/Bài cũ: Người đi săn và con vượn.
- Gọi 3 hs đọc và trả lời câu hỏi:
+Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của người thợ săn?
+Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì?
+Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta?
- GV nhận xét bài cũ.
3/Giới thiệu và ghi tựa đề.
Bài đọc hôm nay có tên là cuốn sổ tay. Sổ tay dùng để làm gì? Qua bài tập đọc, các em sẽ hiểu thêm về cách dùng sổ tay và công dụng của sổ tay.
4/Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu, đoạn văn.
Gv đọc diễn cảm toàn bài.
- Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, có nhịp điệu.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs  ... n ngày 
Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ban đêm.
Khi Hà Nội là ban ngày thì ở La Ha-ba-na là đêm vì La Ha-ba-na cách Hà Nội đúng nửa vòng Trái Đất.
Học sinh chia nhóm và thực hành theo yêu cầu của Giáo viên. 
Một vài học sinh lên làm thực hành trước lớp 
Các học sinh khác nghe và nhận xét phần làm thực hành của bạn.
Học sinh theo dõi.
Một ngày có 24 giờ 
Nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì một phần Trái Đất luôn luôn được chiếu sáng, ban ngày sẽ kéo dài mãi mãi, còn phần kia sẽ là ban đêm vĩnh viễn.
Tự nhiên và xã hội
Tháng, năm và mùa 
I/ MỤC TIÊU :
Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
Một năm thường có bốn mùa.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên : các hình trang 122, 123 trong SGK, một số quyển lịch.
Học sinh : SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ: Ngày và đêm trên Trái Đất ( 4’ ) 
Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
Một ngày có bao nhiêu giờ ?
Hãy tưởng tượng nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào ?
Nhận xét 
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Năm, tháng và mùa ( 1’ ) 
Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp ( 9’ )
Mục tiêu: Biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, một năm thường có 365 ngày
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cho học sinh quan sát lịch, thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý: 
+ Quan sát lịch và cho biết mỗi năm gồm bao nhiêu tháng? 
+ Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ?
+ Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày ?
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên mở rộng cho học sinh biết: có những năm, tháng 2 có 28 ngày nhưng cũng có năm, tháng 2 lại có 29 ngày, năm đó người ta gọi là năm nhuận và năm nhuận có 366 ngày. Thường cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK trang 122 và giảng cho học sinh biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
Giáo viên hỏi:
+ Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng ?
Kết luận: Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng
Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo cặp ( 9’ )
Mục tiêu: Biết một năm thường có bốn mùa
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2 trong SGK trang 123, thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau:
+ Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông ?
+ Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12.
+ Tìm vị trí của nước Việt Nam và Ô-xtrây-li-a trên quả địa cầu.
+ Khi Việt Nam là mùa hạ thì ở Ô-xtrây-li-a là mùa gì ? Tại sao ? 
Giáo viên gọi một số học sinh trình bày trước lớp
Giáo viên cho học sinh trao đổi và nhận xét 
Giáo viên mở rộng cho học sinh biết: mùa xuân thường từ tháng 1 đến tháng 4, mùa hạ thường từ tháng 5 đến tháng 8, mùa thu thường từ tháng 9 đến tháng10, mùa đông thường từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau
Kết luận: Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông ; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau. 
Hoạt động 3: Chơi trò chơi Xuân, Hạ, Thu, Đông 
Mục tiêu: Học sinh biết đặc điểm khí hậu của bốn mùa
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên hỏi học sinh đặc trưng khí hậu 4 mùa:
+ Khi mùa xuân, em cảm thấy như thế nào ?
+ Khi mùa hạ, em cảm thấy như thế nào ?
+ Khi mùa thu, em cảm thấy như thế nào ?
+ Khi mùa đông, em cảm thấy như thế nào ?
Giáo viên hướng dẫn cách chơi:
+ Khi nói mùa xuân thì học sinh cười.
+ Khi nói mùa hạ thì học sinh lấy tay quạt.
+ Khi nói mùa thu thì học sinh để tay lên má.
+ Khi nói mùa đông thì học sinh xuýt xoa.
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm chơi hay.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 65 : Các đới khí hậu.
Hát
- Hai học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Mỗi năm gồm 12 tháng
Mỗi tháng thường có từ 30 đến 31 ngày.
Những tháng có 31 ngày là: tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 
Những tháng có 30 ngày là tháng 4, 6, 9, 11
Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát 
Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được 365 vòng
Học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi
Học sinh tìm và chỉ trên quả địa cầu 
Việt Nam ở Bắc bán cầu, Ô-xtrây-li-a ở Nam bán cầu, các mùa ở Việt Nam và Ô-xtrây-li-a trái ngược nhau
Học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình. Các nhóm khác nghe và bổ sung.
( 8’ )
Khi mùa xuân, em cảm thấy ấm áp 
Khi mùa hạ, em cảm thấy nóng nực 
Khi mùa thu, em cảm thấy mát mẻ 
Khi mùa đông, em cảm thấy lạnh, rét 
Học sinh lắng nghe
Học sinh chơi theo nhóm.
TUẦN 32
Làm quạt giấy tròn
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách làm quạt giấy tròn.
- Làm quạt giấy tròn đúng qui trình kĩ thuật.
- HS thích làm đồ chơi.II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để HS quan sát.
- Các bộ phận làm quạt giấy tròn gồm 2 tờ giấy đã gấp các nếp gấp.
- Cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ buộc.
- Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo thủ công, hồ dán.
- Tranh qui trình gấp quạt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Ổn định:
2- Bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3- Bài mới:
 Tiết thủ công hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em gấp quạt giấy tròn đúng qui trình.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát giới thiệu quạt mẫu và các bộ phận của quạt.
 + Nếp gấp – cách gấp, buộc chỉ giống cách làm quạt giấy đã học ở lớp một.
 + Để gấp được quạt giấy tròn cần dán nối 2 tờ giấy thủ công theo chiều rộng.
 Hướng dẫn mẫu.
 Bước 1 : Cắt giấy
- Cắt 2 tờ giấy thủ công hình chữ nhật, chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt.
- Cắt 2 tờ giấy hình chữ nhật cùng màu, chiếu dài 16 ô, rộng 12 ô để là cán quạt.
 Bước 2 : Gấp, dán quạt.
- Đặt tờ giấy hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng cho đến hết sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa.
 + Đặt tờ giấy vừa gấp bôi hồ dán mép 2 tờ giấy đã gấp vào với nhau dùng chỉ buộc vào giữa
 Bước 3: làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt
 Lấy từng tờ giấy làm cán quạt cuộn theo cạnh 16 ô với nếp rộng 1 ô cho đến hết tờ giấy.
 Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt.
* Hoạt động 2 : HS thực hành làm quạt giấy tròn và trang trí.
 - Gọi HS nhắc lại các bước.
- Cho HS thực hành. Quan sát theo dõi.
- Cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Nhận xét – dặn dò:
 - Nhận xét sự chuẩn bị của HS – kĩ năng thực hành.
 - Ôn các bài đã học.
 - Chuẩn bị tốt các dụng cụ để làm bài kiểm tra cuối năm.
 Gấp quạt giấy tròn.
 + Bước 1: cắt giấy.
 + Bước 2: Gấp, dán quạt
 + Bước 3: làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- Thực hành làm quạt giấy tròn.
- Trưng bày sản phẩm.
- Cả lớp đánh giá sản phẩm.
Tiết sinh hoạt chủ nhiệm
Tuần 32
I Mục tiêu
HS tự nhận xét tuần 32
Rèn kĩ năng tự quản. 
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.
- Rèn luyện cho học sinh có thói quen tự tin và mạnh dạn phát biểu trước tập thể lớp.
- Rèn luyện thói quen báo cáo đúng sự thật.
2. Những tổng kết tuần qua:
1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ.
 Lớp tổng kết :
Học tập: HS làm bài và học tập chăm chỉ. Đi học đầy đủ, chuyên cần.
Trật tự:
Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
Nếp tự quản tốt. Hát văn nghệ to, rõ ràng, thuộc bài hát chủ đề tháng.
Giữa giờ hát văn nghệ tốt. Giờ học nghiêm túc.
Vệ sinh:
Vệ sinh cá nhân tốt
Lớp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. 
 - Khắc phục hạn chế tuần qua.
Thực hiện thi đua giữa các tổ.
Đảm bảo sĩ số chuyên cần.
Thực hiện tốt An toàn giao thông, khi tham ATGT phải đội mũ bảo hiểm.
 * Thực hiện diệt muỗi vằn để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
 * Ăn chín uống chín phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp.
 * Phòng tránh tai nạn thương tích và té nước và H1N1.
* Thực hiện tốt An tồn giao thông
Sinh hoạt sao Nhi Đồng vào thứ sáu hàng tuần.
Văn nghệ, trò chơi:
Văn nghệ: Ôn lại các bài hát chủ đề tháng. 
Tổ trưởng chuyên mơn duyệt
Phĩ Hiệu teưởng chuyên mơn duyệt
An Thạnh , ngày.. tháng.. năm 2010
Tổ trưởng
An Thïnhngày.. tháng.. năm 2010
Phĩ Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 3 CKT tuan 32 3 cot.doc