Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

I. Mục đích yêu cầu :

A. Tập đọc :

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng: xách nỏ, lẳng lặng, giật phắt, bẻ gãy nỏ, Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 Hiểu nghĩa từ : tận số, nỏ, bùi nhùi. Hiểu nội dung bài.

 -Biết đọc bài với giọng cảm xúc, thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.

 - Học sinh yêu quý và biết bảo vệ thú rừng.

 B.Kể chuyện :

 -Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện bằng lời của bác thợ săn. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.

 - Biết chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn .

II. Chuẩn bị :

 -GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 Bảng viết sẵn nội dung cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .

 -HS : Sách giáo khoa .

III. Hoạt động dạy học :

 1.Bài cũ : Gọi 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi:

H.Cây xanh mang lại cho con người những gì?

H.Việc lặp lại 1 số từ trong bài có tác dụng gì?

 

doc 30 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32 
 Thứ hai 19 /4 /2010
Tiết 98+99. TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
 NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
I. Mục đích yêu cầu :
Tập đọc :
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng: xách nỏ, lẳng lặng, giật phắt, bẻ gãy nỏ,  Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
 Hiểu nghĩa từ : tận số, nỏ, bùi nhùi. Hiểu nội dung bài.
 -Biết đọc bài với giọng cảm xúc, thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.
 - Học sinh yêu quý và biết bảo vệ thú rừng.
 B.Kể chuyện :
 -Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện bằng lời của bác thợ săn. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.
 - Biết chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn .
II. Chuẩn bị :
 	 -GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc.
 Bảng viết sẵn nội dung cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .
 	 -HS : Sách giáo khoa .
III. Hoạt động dạy học :
 1.Bài cũ : Gọi 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
H.Cây xanh mang lại cho con người những gì?
H.Việc lặp lại 1 số từ trong bài có tác dụng gì? 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài: Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
- GV nêu cách đọc, đọc mẫu .
- Gọi 1 HS đọc .
- Đọc câu. Kết hợp phát âm từ khó.
- Đọc đoạn trước lớp. GV hướng dẫn ngắt nghỉ đoạn 2.
- Đọc đoạn trong nhóm .
- Các nhóm đọc giao lưu.
-1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
H. Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
H: Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì?
H:Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ?
-Y/c HS đọc đoạn cuối .
H: Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn đã làm gì?
H: Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta?
Tiết 2:
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. 
- Thi đọc đoạn 2.
- Nhận xét, chấm điểm .
Hoạt động 4 : Kể chuyện.
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo bàn để nêu nội dung của từng bức tranh.
-Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.
-Thi kể từng đoạn, cả câu chuyện trước lớp.
-HS lắng nghe .
-1 HS đọc toàn bài và chú giải .
-HS đọc nối tiếp câu. Luyện phát âm.
-4 HS đọc 4 đoạn. Kết hợp giải nghĩa từ.
-HS đọc theo nhóm 4.
-HS đọc, chỉnh sửa cho nhau.
- Đại diện nhóm thi đọc (HS nhận xét .)
-HS đọc thầm từng đoạn, trả lời.
-Con thú rừng nào không may gặp phải bác ta thì hôm đó coi như ngày tận số.
-Nó tức giận kẻ bắn nó chết trong lúc vượn con đang rất cần chăm sóc.
-nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối đầu con, hái lá to vắt sữa vào đặt lên miệng con. Sau đó, ngã xuống.
- Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ,bỏ hẳn nghề đi săn. 
Giết hại thú rừng là tội ác. Mỗi người phải có ý thức bảo vệ môi trường.
-3 HS thi đọc, lớp NX, bình chọn.
-Dựa vào bốn tranh minh hoạ 4 đoạn, kể lại câu chuyện theo lời bác thợ săn.
1 : Bác thợ săn tài giỏi vào rừng.
2: Bác thợ săn thấy hai mẹ con nhà vượn ôm nhau trên tảng đá.
3: Cái chết thảm thương của vượn mẹ.
4 : Nỗi ân hận của bác thợ săn.
-4 HS thi kể 4 đoạn; 2 HS kể toàn bộ câu chuyện( Lớp NX, bình chọn). 
 3. Củng cố – dặn dò : 
- 1 HS đọc bài , nêu nội dung. GV kết hợp giáo dục HS biết bảo vệ động vật.
- Nhận xét tiết học . Dặn về kể chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
**********************
Tiết 156. TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: - Củng cố về kĩ năng thực hiện tính nhân, chia số có 5 chữ số với số có một chữ số, kĩ năng giải toán có lời văn.
 - Thực hiện các phép tính nhân chia nhanh, chính xác.
 - HS biết đặt lời giải ngắn gọn, chính xác.
II.Chuẩn bị:
 -GV: SGK. Sơ đồ minh họa 1 tuần lễ có 7 ngày.
 -HS: Vở, SGK.
IIIHoạt động dạy học:
 1. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng .
Đặt tính rồi tính: 
 45890 : 8 98641 : 6	
 2. Bài mới: Giới thiệu bài.(ghi bảng)
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Oân tính nhân, chia.
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
-2 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
-GV nhận xét - sửa sai.
Hoạt động 2 : Oân giải toán .
Bài 2: Gọi HS đọc, phân tích đề.
-1 HS tóm tắt và giải. Lớp ghi phép tính ra bảng con.
-GV nhận xét, sửa bài
Bài3: Gọi HS đọc, phân tích đề.
-1 HS tóm tắt và giải. Lớp giải vào vở.
- GV thu bài chấm nhận xét, sửa sai.
Bài 4 : - Gọi HS nêu yêu cầu.
-Y/c HS thảo luận, QS sơ đồ, tìm cách tính.
-1HS lên bảng làm .Cả lớp làm nháp .
-GV nhận xét, chốt đáp án đúng .
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 10715 21542
 x 6 x 3 
 64290 64626
Bài 2: Tóm tắt:
 2 cái bánh : 1 bạn
105 hộp- 1 hộp: 4 cái bánh:  bạn?
 Bài giải:
 Số bánh nhà trường đã mua :
 4 x 105 = 420 ( cái )
 Số bạn được nhận bánh là:
 420 : 2 = 210 (bạn)
 Đáp số : 210 bạn. 
Bài 3: Tóm tắt: Chiều dài : 12 cm
 Chiều rộng : chiều dài
 Diện tích :  cm2 ?
Bài giải; Chiều rộng hình chữ nhật :
 12 : 3 = 4 ( cm)
 Diện tích hình chữ nhật là :
 12 x 4 = 48 (cm2)
 Đáp số : 48 cm2. 
Bài 4: 8/3 là chủ nhật. Các chủ nhật trong tháng là:
-Chủ nhật đầu là ngày 1/3 vì 8-7=1
-CN thứ ba là ngày 15 vì 8+7=15
-CN thứ tư là ngay22 vì 15+7=22
-CN cuối cùng là ngày 29 vì 22+7=29
 3.Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm hoàn chỉnh vở bài tập.
*********************
Tiết 32. ĐẠO ĐỨC
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH AN TOÀN G.T Ở ĐỊA PHƯƠNG
I . Mục tiêu :
 - HS có hiểu biết về luật ATGT. Tìm hiểu ATGT ở địa phương.
 - HS có kĩ năng tham gia giao thông đúng luật.
 - HS có ý thức chấp hành luật ATGT.
 II. Chuẩn bị: 
 - GV :Phiếu thảo luận nhóm; 1 số tranh ảnh. 
 - HS: Liên hệ thực tế .
III.Hoạt động dạy học.
 1.Bài cũ :Gọi 2 HS lên bảng trả lời .
 H.Hãy hát( hoặc đọc thơ) về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi? 
 H.Kể một số việc nên làm, không nên làm đối với cây trồng, vật nuôi? 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài: Ghi đề.
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Liên hệ thực tế.
-GV chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau :
H: Hệ thống đường giao thông trong xã, huyện như thế nào ?
H:Tai nạn giao thông nhiều hay ít? Lí do gây tai nạn giao thông.
H:Lãnh đạo địa phương và nhân dân đã làm gì để giảm tai nạn giao thông?
H: Bản thân em đã có những việc làm nào để giữ gìn ATGT?
-GV kết luận từng nội dung
Hoạt động 2: 1 số luật về trẻ em khi tham gia giao thông .
H: Khi tham gia giao thông em phải nghiêm chỉnh chấp hành các luật nào?
H:Em được hưởng các luật nào khi tham gia giao thông?
KL:
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến- đóng vai.
-GV chia cho 4 tổ 4 tình huống.
1.Hàng ngày 1 nhóm bạn hay rủ qua quán mua quà vặt. Là bạn cùng lớp em sẽ làm gì?
2.Thấy 1 người quẹt xe máy làm bạn em bị đau mà bỏ đi, em xử lí ntn?
3.Có 1 số người đi bộ không trên các vạch kẻ dành cho người đi bộ em sẽ nói gì?
4. Một số bạn đi học hay đi hàng đôi, hàng ba em sẽ nói gì?
 Kết luận :
-HS thảo luận, cử đại diện lên báo cáo( Nhóm khác NX, bổ sung).
-đường liên xã( huyện) được trải nhựa. Đường thôn lầy(mùa mưa), bụi( mùa khô).
-nhiều(vì người tham gia giao thông đi ẩu, say xỉn)
-tuyên truyền về ATGT. Phối hợp CA giao thông ngăn chặn các vi phạm. Phát quang đường cho thông thoáng
-đi đúng luật, tuyên truyền người thân cùng thực 
hiện
-đi đúng luật GT( 12 tuổi mới được đi xe đạp. Ngồi sau xe không đùa nghịchĐi bộ đúng phần đường, sang đường đúng quy định)
-Được dẫn đi( dưới 5 tuổi); dẫn sang đường( lên xuống xe đạp, xe máy, ô tô, tàu)
-HS đọc, xử lí tình huống và đóng vai..
-khuyên các bạn không qua đường dễ gây tai nạn, vi phạm ATGT, nội quy trường học.
-nói người đi xe máy phải chăm sóc bạn, phải đi chậm nơi trường học
-phải đi trên đường, vạch kẻ dành cho người đi bộ mới đúng luật giao thông.
-cần đi hàng 1.
 3/Củng cố - Dặn dò:
 -GV củng cố bài, giáo dục HS thực hiện theo bài học.
 -Nhận xét tiết học . 
*****************************************************************************
Thứ ba 20/4/2010
Tiết 157. TOÁN
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ ( TT)
I. Mục tiêu:
 - Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị .
 - Củng cố về bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Rèn luyện kĩ năng tính toán nhanh , chính xác .
 - Học sinh có lời giải ngắn gọn , đầy đủ ý .
II. Chuẩn bị: 
 GV : SGK .Bảng phụ chép bài 3.
 HS: Vở, bảng, phấn.
III.Hoạt động dạy học.
 1. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính:
 12108 x7 36752 : 8 
 2.Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề . 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Hoạt động 1:Tìm hiểu bài toán .
- GV nêu bài toán, treo hình vẽ .
Tóm tắt: 35 lít : 7 can
 10 lít: can?
-Gọi HS nêu hướng giải. 1 HS lên giải, lớp ghi phép tính ra bảng con.
- Yêu cầu HS trình bày bài giải .
H. Trong bài toán trên , bước nào gọi là bước rút về đơn vị ?
H. Cách giải này có gì khác với bài toán có liên quan đến rút về đơn vị chúng ta đã học ?
-GV:Các bài toán đơn vị thường được giải bằng 2 bước :
*Tìm giá trị của 1 phần trong các phần bằng nhau (phép chia ) .
*Tìm số phần bằng nhau của 1 giá trị (phép chia ) .
Hoạt động 2 : Thực hành .
Bài 1 : Gọi HS đọc, phân tích đề .
- GV và HS phân tích, nêu hướng giải.( 1 HS lên giải; lớp ghi phép tính ra bảng con).
- GVnhận xét, sửa bài .
Bài 2: Gọi HS đọc, phâ ... chăm sóc cây xanh bằng những việc làm cụ thể của mình.
II. CHUẨN BỊ:
 GV: một số tranh ảnh về bảo vệ môi trường .
 HS: sưu tầm một số tranh ảnh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1.Ổn định : Nề nếp .
 2.Bài cũ : Gọi HS trả lời câu hỏi.
 H:Kể tên một số cây trồng , vật nuôi mà em biết?( Hoà)
 H:Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng , vật nuôi như thế nào ? ( Mạnh )
 3. Bài mới : Giới thiệu bài- Ghi bản	
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
Hoạt động 1: Thảo luận .
-GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm tìm hiểu theo các câu hỏi sau :
H: Cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
H: Nêu một việc mà em và các bạn đã làm để bảo vệ môi trường ?
-Yêu cầu các tổ lần lượt trình bày trước lớp .
- GV nhận xét, tuyên dương tổ trình bày đầy đủ, chính xác.
- Cho HS xem một số tranh về bảo vệ môi trường.
- Các tổ trưởng điều khiển nhóm thảo luận .
- Các tổ trưởng trình bày - HS lắng nghe – nhận xét .
-HS theo dõi
* Kết luận : Muốn bảo vệ môi trường trong sạch , chúng ta cần giữ gìn bằng cách không xả rác bừa bãi , vệ sinh trường lớp hàng ngày , phải chăm sóc cây xanh , không bẻ cành , ngắt hoa 
Hoạt động 2: Phát động phong trào xanh, sạch đẹp ở trường, lớp .
- GV phát động trước lớp : Lớp được giao nhiệm vụ chăm sóc ,tưới cây, tỉa cành và bắt sâu cho các bồn hoa .
-Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm bàn bạc, thảo luận đưa ra những biện pháp, những việc làm cụ thể.
- Yêu cầu các tổ trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung .
– GV tuyên dương các nhóm đưa ra được những việc làm phù hợp nhất.
- GV chốt : Môi trường xanh , sạch và đẹp tạo ra cho chúng ta một không khí trong lành 
Hoạt động 3: Tổ chức sắm vai.
- Cho các nhóm thảo luận, dựng tiểu phẩm và sắm vai về trồng cây và chăm sóc cây xanh trong vườn trường.
- Tổ chức cho các nhóm lên sắm vai.
- GV nhận xét về tiểu phẩm, cách thể hiện và cách giải quyết của từng nhóm.
 – Tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
- Cả lớp theo dõi, ghi nhớ để thực hiện.
-HS lắng nghe.
- Thảo luận theo tổ ( 3 tổ).
- Đại diện các tổ trình bày – Lớp theo dõi, bổ sung .
- Thảo luận nhóm 4 chuẩn bị sắm vai.
- HS các nhóm lên sắm vai – lớp theo dõi.
- Cả lớp theo dõi, rút kinh nghiệm.
4. Củng cố , Dặn dò :
 - GV nhận xét tuyên dương những em tích cực thực hiện , nhắc nhở những bạn còn thực hiện chưa tốt .
 -Tích cực giữ vệ sinh môi trường xung quanh .
 ----------------------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
MÈ HOA LƯỢN SÓNG 
 I. MỤC TIÊU
 - Luyện đọc đúng các từ , tiếng khó hoặc dễ lẫn :lượn sóng, giỡn nước, quăng lờ, lim dim , lá chuối .Ngắt, nghỉ hơi đúng vị trí các dấu câu . Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết đọc bài với nhịp ngắn, giọng vui vẻ, hồn nhiên và học thuộc lòng bài thơ .
 - Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
 + Hiểu các từ ngữ: mè hoa, đìa, đó, lờ.
 + Hiểu nội dung bài :Tả cuộc sống nhộn nhịp dưới nước của mè hoa và các loại cua cá, tôm tép.
 - Học sinh có ý thức yêu các loài vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ :
 -GV : Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
 -HS : Sách giáo khoa , vở bài học .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Ổn định : Hát.
 2.Bài cũ : Gọi 3 HS đọc bài “ Người đi săn và con vượn ” 
 H : Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn? (Long )
 H : Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm? (Văn Tuyền )
 H: Nêu nội dung chính? ( Mạnh )
 3.Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện đọc .
- GV đọc mẫu lần 1 .
-Gọi 1 HS đọc bài .
- Yêu cầu lớp đọc thầm và gạch dưới những từ khó đọc .
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ . 
- GV theo dõi – Hướng dẫn phát âm từ khó .
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo từng khổ thơ-Hướng dẫn học sinh đọc ngắt, nghỉ cho đúng.
- Hướng dẫn đọc trong nhóm .
- Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu .
- GV nhận xét .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
-Yêu cầu HS đọc toàn bài .
H:Mè hoa sống ở đâu? 
* Giảng: +Mè hoa :Cá nước ngọt trông giống cá mè, nhưng đầu to hơn, hai bên mình có nhiều chấm đen.
 + Đìa: ao nhỏ ở cánh đồng .
 H: Tìm những câu thơ tả mè hoa bơi lượn dưới nước ? 
H: Xung quanh cá mè có những loài vật nào? Những câu thơ nào nói lên đặc điểm riêng của mỗi loại cá ? 
H: Hãy chỉ ra hình ảnh nhân hóa mà em thích?
 -GV chốt, rút nội dung chính.
* Nội dung chính :Tả cuộc sống nhộn nhịp dưới nước của cá mè hoa và các loài cua cá, tôm tép. Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
-GV treo bảng phụ - gọi 1 HS đọc .
-GV theo dõi hướng dẫn cách đọc bài thơ : Đọc với giọng vui, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả: ùa, giỡn lượn , gọi, 
- GV đọc mẫu lần hai.
-Yêu cầu HS đọc bài .
-Yêu cầu HS đọc thuộc lòng toàn bài .
-Yêu cầu HS thi đọc thuộc lòng .
-GV nhận xét ,tuyên dương .
- HS lắng nghe .
- 1 HS đọc toàn bài và chú giải .
- Cả lớp đọc thầm và gạch chân từ khó .
- HS đọc nối tiếp đọc theo dãy .
- HS phát âm từ khó .
- Luyện đọc nối tiếp theo từng khổ thơ .
- HS đọc theo nhóm ba .
- Đại diện các nhóm đọc – nhận xét .
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm theo .
-Mè hoa sống ở ao, ở ruộng , ở đìa. 
-Ùa ra giỡn nước, chị bơi đi trước, em lượn theo sau. 
- Xung quanh mè hoa còn có các loài vật như: cá mè, cá chép, con tép, con cua, cá cờ. Những câu thơ nói lên đặc điểm riêng của các loài cá: cá mè ăn nổi. Cá chép ăn chìm. Con tép lim dim. Con cua áo đỏ. Cắt cỏ trên bờ. Con cá múa cờ .
-HS tự nêu ra một, hai hình ảnh nhân hóa mà các em thích.
Ví dụ: Chị mè hoa ùa ra giỡn nước, gọi chúng gọi bạn, đắp đập , đắp bờ , quăng đó, quăng lờ. Con tép lim dim, con cua áo đỏ, cắt cỏ trên bờ, con cá múa cờ.
 - HS nhắc lại nội dung chính .
-HS quan sát và đọc bài .
-HS theo dõi .
-HS lắng nghe .
-HS đọc cá nhân từng đoạn, cả bài 
-HS xung phong đọc .
-HS thi đọc . Lớp nhận xét .
 4 .Củng cố – dặn dò : 
 - Cho HS lên bảng thi thả thơ. Cả lớp nhận xét, tuyên dương.
 - 1 HS đọc diễn cảm thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung chính - GV kết hợp giáo dục HS. 
 - Nhận xét tiết học .
 -------------------------------------------------------------------------
Ý1 : Cái chết thương tâm của vượn mẹ.
Ý 2 : Nỗi ân hận của bác thợ săn.
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG ( T 2)
I . Mục tiêu :
 - HS hiểu sự cần thiết phải bảo vệ môi trường ở địa phương.
 - HS biết giữ gìn, bảo vệ môi trường ở trường học, nơi ở, nơi công cộng.
 - HS có ý thức bảo vệ môi trường.
 II. Chuẩn bị: 
 - GV : Bảng phụ ghi các tình huống . 
 - HS : Tìm hiểu về môi trường ở địa phương .
III.Hoạt động dạy học.
 1.Bài cũ :Gọi 2 HS lên bảng trả lời .
 H.Cần làm gì để bảo vệ môi trường ? ( Nhi )
 H. Nêu một việc mà em và các bạn đã làm ? ( Nhung ) 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài: Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Liên hệ thực tế.
1.Mục tiêu : HS nắm được về tình hình môi trường hiện tại ở địa phương .
 2.Cách tiến hành:
-GV chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau :
H: Ở địa phương em, tình hình vệ sinh môi trường như thế nào ?
H: Trong trường học của em, đã thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường được thực hiện như thế nào?
H: Nơi em đang ở đã đảm bảo vệ sinh chưa ?
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV kết luận từng nội dung
3. Kết luận: 
- Mỗi người chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường để giữ cho môi trường của chúng ta luôn trong sạch, không bị ô nhiễm .
Hoạt động 2: Sắm vai .
1. Mục tiêu :
- HS có kĩ năng thực hiện một số hành động bảo vệ môi trường. 
2. Cách tiến hành :Làm việc theo nhóm.
-GV treo bảng phụ, yêu cầu HS thảo luận phân công đóng vai theo hai tình huống sau :
Tình huống 1 : Bạn em uống sữa xong, đem vỏ hộp sữa vứt ra bãi cỏ trước sân trường. Nếu em nhìn thấy em sẽ làm gì ?
Tình huống 2 : Ở gần nhà em có một bác hay đem rác thải ra đổ ở cống thoát nước khu em ở. Nếu em nhìn thấy, em sẽ làm gì?
- Yêu cầu các nhóm trình bày thảo luận.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
3.Kết luận: 
Tình huống 1 : Phân tích cho bạn hiểu việc làm của bạn là sai vì chưa đảm bảo vệ sinh môi trường và khuyên bạn phải vứt rác vào thùng rác.
Tình huống 2 : Khuyên ngăn bác không được đổ rác thải ở đó sẽ làm ô nhiễm môi trường mà phải đổ rác ở những nơi quy định.
Hoạt động 3 : Xác định biện pháp bảo vệ môi trường.
1. Mục tiêu : HS biết đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường.
2.Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS thảo luận đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường.
-Gọi đại diện các nhóm trình bày thảo luận.
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Kết luận :
Vệ sinh môi trường sạch sẽ. Không xả rác thải bừa bãi, 
- HS đọc các câu hỏi gợi ý - Học sinh thảo luận nhóm 3.
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
- Cả lớp theo dõi.
-HS thảo luận theo nhóm bàn.
- Các nhóm trình bày trước lớp.
- HS thảo luận theo cặp ghi vào bảng nhóm kết quả thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm còn lại nhận xét bổ sung.
 3. Củng cố - Dặn dò:
 -GV giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
 -Nhận xét tiết học . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 32(7).doc