Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Hòa Bình C

Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Hòa Bình C

 Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17 )

 Mục tiêu: giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 Phương pháp: Thực hành, thi đua

- Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2, 3 trong bài và lưu ý học sinh cách đọc đoạn văn.

- Giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh, yêu cầu luyện đọc theo nhóm

- Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối

- Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.

 Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20 )

 Mục tiêu: giúp học sinh dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động.

 Phương pháp: Quan sát, kể chuyện

- Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, học sinh nhớ lại và kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động.

- Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài

- Giáo viên hỏi:

+ Câu chuyện được kể theo lời của ai?

- Giáo viên lưu ý học sinh: bác thợ săn là một nhân vật tham gia vào truyện, vậy khi kể lại truyện bằng lời của bác thợ săn, ta cần xưng hô là tôi.

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và nêu nội dung của 4 tranh

 

doc 67 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Hòa Bình C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Hai
1
Tập đọc
Người đi săn và con vựơn
2
Kể chuyện
Người đi săn và con vựơn
3
Âm nhạc
Dành cho địa phương
4
Toán
Luyện tập chung
5
Sinh hoạt
Chào cờ
Ba
1
Chính tả
Ngôi nhà chung
2
Tập đọc
Cuốn sổ tay
3
Toán
Bài toán liên quan rút về đơn vị(TT)
4
AV
5
TNXH
Ngày và đêm trên Trái Đất
Tư
1
LT&C
Đặt và TLCH Bằng gì? Dấu chấm,hai chấm
2
Toán
Luỵện tập
3
Mĩ thuật
4
Đạo đức
Dành cho địa phương
5
Tập viết
Ôn chữ hoa X
Năm
1
Chính tả
Hạt mưa
2
Thủ công
Làm quạt giấy tròn(T2)
3
Toán
Luyện tập
4
AV
5
Thể dục
Tung bắt bóng
Sáu
1
Tập làm văn
Nói,viết về bảo vệ môi trường
2
TNXH
Năm,tháng và mùa.
3
Toán
Luyện tập chung
4
Thể dục
Tung bắt bóng
5
SH
Tuần 32
Thứ hai ngày tháng năm 2010
Tập đọc –kể chuyện
Người đi săn và con vượn
I/ Mục tiêu : 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND, ý nghĩa: giết hại thú rừng là tội ác; cần cĩ ý thức bảo vệ mơi trường (trả lời được các CH1,2,3,4,5)
-KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa theo tranh minh họa (SGK
HS khá, giỏi kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ )
Mục tiêu: giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
Phương pháp: Thực hành, thi đua 
 Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2, 3 trong bài và lưu ý học sinh cách đọc đoạn văn.
Giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh, yêu cầu luyện đọc theo nhóm
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động. 
Phương pháp: Quan sát, kể chuyện
 Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, học sinh nhớ lại và kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
Giáo viên hỏi:
+ Câu chuyện được kể theo lời của ai?
Giáo viên lưu ý học sinh: bác thợ săn là một nhân vật tham gia vào truyện, vậy khi kể lại truyện bằng lời của bác thợ săn, ta cần xưng hô là tôi.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và nêu nội dung của 4 tranh
Giáo viên cho 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật ( bác thợ săn ).
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, chốt lại. 
Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu :
Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không?
Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không?
Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
Mỗi học sinh đọc một lần đoạn 2, 3 trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét 
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động.
Câu chuyện được kể theo lời của bác thợ săn.
Học sinh quan sát và nêu nội dung tranh
Tranh 1: Bác thợ săn xách nỏ vào rừng.
Tranh 2: Bác thợ săn thấy một con vượn ngồi ôm con trên tảng đá.
Tranh 3: Vượn mẹ chết rất thảm thương.
Tranh 4: Bác thợ săn hối hận, bẻ gãy nỏ và bỏ nghề săn bắn.
Học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện 
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Môn Aâm nhạc
Bài:DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
(Gv chuyên)
Toán
Luyện tập 
I/ Mục tiêu : 
- Biết đặt tính và nhân ( chia ) số cĩ năm chữ số với ( cho ) số cĩ một chữ số.
- Biết giải bài tốn cĩ phép nhân ( chia )
Bài 1 Bài 2 Bài 3
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập chung ( 1’ )
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành: 
Mục tiêu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính và kĩ năng giải toán nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp: Thi đua, trò chơi
Bài 1: đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt:
Có : 235 hộp bánh
Một hộp có : 6 bánh
Một bạn được : 2 bánh 
Số bạn có bánh :  bạn ?
+ Để tính được có tâùt cả bao nhiêu bạn được chia bánh ta làm như thế nào ?
+ Ngoài ra còn có cách giải nào khác ?
Giáo viên: vậy chúng ta phải tính được tổng số bánh nhà trường đã mua trước, sau đó mới tính được số bạn được chia bánh.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 3:
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Hoạt động 2: củng cố
Bài 4 : Tính nhẩm ( theo mẫu ):
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Mỗi tuần lễ có mấy ngày ?
+ Vậy nếu thứ hai tuần này là ngày 20 thì thứ hai tuần sau là ngày mấy ?
+ Vậy thứ hai tuần trước là ngày nào ?
Giáo viên cho học sinh tự làm bài và sửa bài.
Giáo viên kết hợp vẽ sơ đồ thể hiện các ngày thứ hai của tháng 11
Thứ hai 
Thứ hai 
Thứ hai 
Thứ hai 
6
13
20
27
Giáo viên nhận xét 
Hát
HS nêu 
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài
4182 x 4
x
4182
4
16728
16728 : 4
16728
 07
 32
 08
 0 
4
4182
62146 : 3
62146
 021
 04
 16
 1 
3
20715
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu
HS đọc 
Nhà trường mua 235 hộp bánh, mỗi hộp có 6 cái bánh. Số bánh này đem chia hết cho học sinh, mỗi bạn được 2 cái bánh. 
Hỏi có tâùt cả bao nhiêu bạn được chia bánh ? 
Để tính được có tâùt cả bao nhiêu bạn được chia bánh ta lấy tổng số bánh nhà trường đã mua chia cho số bánh mỗi bạn được nhận. 
Ta có thể tính xem mỗi hộp chia được cho bao nhiêu bạn, sau đó lấy kết quả nhân với số hộp bánh.
HS làm bài
Bài giải 
Cách 1: Tổng số bánh nhà trường đã mua: 
6 x 235 = 1410 ( bánh )
Số bạn được nhận bánh là
1410 : 2 = 705 ( bạn )
Đáp số: 705 bạn 
Cách 2: Mỗi hộp chia được cho số bạn là: 
6 : 2 = 3 ( bạn )
Số bạn được nhận bánh là
3 x 235 = 705 ( bạn )
Đáp số: 705 bạn 
Học sinh nêu 
Một hình chữ nhật có chiều dài bằng 36cm, chiều rộng bằng chiều dài.
Tính diện tích hình chữ nhật.
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
36 : 2 = 18 ( cm )
Diện tích hình chữ nhật là:
36 x 18 = 648 ( cm2 )
Đáp số: 648cm2
HS đọc 
Ngày 20 tháng 11 là thứ hai. 
Hỏi những ngày thứ hai trong tháng đó là những ngày nào ? 
Mỗi tuần lễ có 7 ngày
Vậy nếu thứ hai tuần này là ngày 20 thì thứ hai tuần sau là ngày : 20 + 7 = 27 
Vậy thứ hai tuần trước là ngày: 20 – 7 = 13
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
Thứ ba ngày tháng năm 2010
Chính tả
Ngôi nhà chung 
I/ Mục tiêu :
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuơi.
- Làm đúng BT(2) a .
II/ Chuẩn bị : 
GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước: bạc phếch, con rết, kết hoa, mũi hếch.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em: 
Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài Ngôi nhà chung. 
Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: l/n ; v/d.
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe viết 
Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài Ngôi nhà chung
Phương pháp: Vấn đáp, thực hành
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Tên ... rả lời của Đô-rê-môn
Phương pháp: thực hành 
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên cho học sinh đọc bài theo cách phân vai: một học sinh đóng vai người hỏi, một học sinh đóng vai Đô-rê-môn
Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài
Giáo viên cho học sinh đọc các câu hỏi gợi ý trong SGK và hướng dẫn học sinh trả lời:
+ Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-môn điều gì ?
+ Hãy ghi lại ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-môn ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm
Giáo viên chấm điểm một số bài viết, nhận xét về các mặt:
+ Nội dung: nêu được ý chính, viết cô đọng, ngắn gọn.
+ Hình thức: trình bày sáng tạo, rõ.
Hát
Học sinh đọc 
Đô-rê-môn là chú mèo máy trong truyện Đô-rê-môn. Chú mèo này rất thông minh và có một cái túi thần chứa được rất nhiều bảo bối đặc biệt.
Đọc bài báo ở SGK, ghi lại những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-môn 
Học sinh đọc bài theo sự phân vai. 
Học sinh quan sát 
Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-môn:“Sách đỏ là gì?”
Sách đỏ là loại sách nêu tên các động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ.
Các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam là:
+ Động vật: sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác,
+ Thực vật: trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất,
Các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở trên thế giới là: chim kền kền Mĩ, cá heo xanh Nam Cực, gấu trúc Trung Quốc,
Học sinh làm bài
Cá nhân
Lớp nhận xét.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Vươn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay.
Tự nhiên xã hội 
Bề mặt Trái Đất 
I/ Mục tiêu :
- Biết trên bề mặt Trái Đất cĩ 6 châu lục và 4 đại dương . Nĩi tên và chỉ được vị trí trên bản đồ
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trang 126, 127 trong SGK, tranh, ảnh về lục địa, đại dương.
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ: Các đới khí hậu ( 4’ ) 
Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ?
Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực 
Nhận xét 
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Bề mặt Trái Đất ( 1’ ) 
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp ( 9’ )
Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là lục địa, đại dương
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK trang 126 trả lời với bạn các câu hỏi sau:
+ Quan sát em thấy quả địa cầu có những màu gì ? 
+ Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu ?
+ Các màu đó mang những ý nghĩa gì ?
+ Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất ?
Giáo viên giới thiệu một cách đơn giản kết hợp với minh hoạ bằng tranh ảnh để cho học sinh biết thế nào là lục địa, địa dương
Lục địa: là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất
Đại dương: là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.
Kết luận: Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn hơn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục đia được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 địa dương.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm ( 9’ )
Mục tiêu: Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới 
Biết được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ 
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ các châu lục và các đại dương, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau:
+ Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3.
+ Có mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3.
+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào ?
Giáo viên gọi một số học sinh trình bày trước lớp
Giáo viên cho học sinh trao đổi và nhận xét 
Kết luận: Trên thế giới có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực và 4 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương 
Hoạt động 3: Chơi trò chơi tìm vị trí các châu lục và các đại dương ( 8’ )
Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục và các đại dương
Tạo hứng thú trong học tập 
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương
Khi Giáo viên hô “Bắt đầu”, học sinh trong nhóm bắt đầu trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm.
Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp
Giáo viên cho cả lớp đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. 
Tuyên dương nhóm làm xong trước, đúng, đẹp
Hát
Học sinh quan sát và trả lời 
Quả địa cầu có những màu: xanh nước biển, xanh đậm, vàng, hồng nhạt, màu ghi, 
Màu chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu là màu xanh nước biển.
Các màu đó mang những ý nghĩa: màu xanh nước biển để chỉ nước biển hoặc đại dương, các màu còn lại để chỉ đất liền hoặc các quốc gia
Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất 
Học sinh lắng nghe
Học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi
Có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
 Có 4 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương
Việt Nam nằm ở châu Á.
Học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình. 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh chia nhóm và trả lời theo yêu cầu của Giáo viên. 
Học sinh trong nhóm trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm 
Học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 67 : Bề mặt lục địa.
Toán
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 (tt)
I/ Mục tiêu : 
- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm, viết )
- Biết giải bài tốn liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số trong phép nhân
Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 ( tiếp theo ) ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh củng cố về cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000, giải bài toán bằng các cách khác nhau nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp: thi đua, trò chơi 
Bài 1: Tính nhẩm: 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Giáo viên cho lớp nhận xét 
Bài 2: Đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 3: Tìm x :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 4 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt :
5 bóng đèn : 42 500 đồng 
8 bóng đèn :  tiền ?
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên nhận xét
Hát
( 4’ )
HS đọc 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài: 
30000 + (20000 + 40000)
30000 + 20000 + 40000
60000 – (30000 + 20000)
60000 – 30000 – 20000 
40000 x 2 : 4
36000 : 6 x 3
20000 x 4 : 8
60000 : 3 : 2
= 90000
= 90000
= 10000
= 10000
= 20000
= 27000
= 10000
= 10000
HS nêu 
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài
8526 + 1954
+
8526 1954
10480
67426 + 7358
+
67426 7358
 74784
9562 – 3836 
-
9562 3836
 5726 
99900 – 9789 
-
99900 9789
 90111
6204 x 6 
x
6204 
 6 
 37224
8026 x 4 
x
8026 4
 32104
HS nêu 
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài
1996 + x = 2002
x = 2002 – 1996 
x = 6
X x 3 = 9861
X = 9861 : 3 
x = 3287
x : 4 = 250
x = 250 x 4 
x = 1000
HS đọc 
Mua 5 bóng đèn phải trả 42 500 đồng. 
Hỏi mua 8 bóng đèn như thế phải trả bao nhiêu tiền ? 
Bài giải
Số tiền mua 1 bóng đèn là:
42 500 : 5 = 8500 ( đồng )
Số tiền mua 8 bóng đèn là :
8500 x 8 = 68 000 ( đồng )
Đáp số: 68 000 đồng
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 ( tiếp theo )
Sinh ho¹t
.I. NhËn xÐt ho¹t ®éng tuÇn qua
¦u ®iĨm, h¹n chÕ.
ViƯc thùc hiƯn néi qui.
§å dïng häc tËp.
Thùc hiƯn an toµn giao th«ng
Tuyªn dương HS cã nhiỊu thµnh tÝch
II. KÕ ho¹ch tuÇn tíi :
§i häc ®ĩng giê, mang ®Çy ®đ dơng cơ häc tËp, 
VƯ sinh c¸ nh©n, phßng chèng dÞch bƯnh
Duy tr× c¸c ho¹t ®éng.
Kh¾c phơc nh­ỵc ®iĨm.
 Duyệt của BGH Duyệt của Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3(150).doc