Giáo án lớp 3 - Tuần 32 - Trường tiểu học Lộc Quang

Giáo án lớp 3  - Tuần 32 - Trường tiểu học Lộc Quang

A. Tập Đọc:

v Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ.

v Hiểu nội dung , ý nghĩa : Giết hại thú rừng là tội ác, cần có ý thức bảo vệ môi trường (trả lời được các CH 1,2,4,5).

v BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con ) trong môi trường thiên nhiên .

B. Kể chuyện:

v Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn ,dựa vào tranh minh hoạ(SGK).

v HS K,G biết kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn.

II/ Chuẩn bị :

 Tranh minh hoạ truyện trong SGK

III/ Hoạt động dạy và học:

 

doc 31 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1047Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 32 - Trường tiểu học Lộc Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ/ngày
T
Môn
Tựa Bài
PPCT
Hai
26.04.10
1
2
3
4
5
TĐ
KC
T
MT
TV
Người đi săn và con vượn.
Người đi săn và con vượn.
Luyện tập chung.
 Tập nặn hoặc xé dáng hình dáng người.
Ôn chữ hoa X
94
95
156
32
32
Ba
27.04.10
1
2
3
4
 TĐ
T
CT
ĐĐ
Cuốn sổ tay
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị(tt).
Ngôi nhà chung.(N/V)
Dành cho địa phương
96
157
63
32
Tư
28.04.10
1
2
3
4
CT
T
TD TNXH
Hạt mưa (N/V)
Luyện tập.
Bài 63 
Ngày và đêm trên Trái Đất
64
158
63
63
Năm
29.04.10
1
 2
3
4
TC
LTVC
T
AN
Làm quạt giấy tròn(T2)
Đặt và TLCH Bằng gì ?.Dấu chấm,dấu hai chấm.
Luyện tập
HH dành cho địa phương tự chọn
32
32
159
32
Sáu
 30.04.10
1
2
3
4
 5
TLV
TD
T
TNXH
SH
Nói,viết về bảo vệ môi trường.
Bài 64
Luyện tập chung.
Năm,tháng và mùa.
Tuần 32
32
64
160
64
 32
Lộc Phú , ngày 13 tháng 01 năm 2010
Người lập
Mai Thị Phượng
LỊCH BÁO GIẢNG 32
 Ngày soạn:
 24 .04.2009
Thứ hai ngày 26 tháng 04 năm 2010
Tiết 1,2:TẬP ĐỌC 
PPCT 94,95:NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
I/ Mục tiêu :
A. Tập Đọc:
Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ.
Hiểu nội dung , ý nghĩa : Giết hại thú rừng là tội ác, cần có ý thức bảo vệ môi trường (trả lời được các CH 1,2,4,5).
 BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con ) trong môi trường thiên nhiên .
B. Kể chuyện:
Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn ,dựa vào tranh minh hoạ(SGK).
HS K,G biết kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn.
II/ Chuẩn bị : 
§ Tranh minh hoạ truyện trong SGK
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt Động Của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định:
2/ KTBC :
-Gv gọi hs lên bảng đọc bài và TLCH.
-Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới : 
Giới thiệu: Trái đất là ngôi nhà chung của loài người và muôn vật. Mỗi sinh vật trên Trái Đất, dù là 1 cái cây hay con vật, đều có cuộc sống riêng, chúng ta không thể vô cớ phá hoại. Truyện đọc Người đi săn và con vượn các em học hôm nay là 1 câu chuyện đau lòng về những điều tệ hại mà con người có thể gây ra do thiếu hiểu biết. Chúng ta học ra câu chuyện này để rút ra cho mình bài học về lòng nhân ái và ý thức bảo vệ môi trường.
 -GV ghi tựa
Hoạt động 1: Luyện đọc: 
MT: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ.
-Giáo viên đọc mẫu một lần. Giọng đọc nhẹ nhàng. Cần nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện sự kính trọng.
* GV HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. 
 + Hướng dẫn phát âm từ khó.
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
+YC 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. 
-YC 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
MT: Hiểu nội dung , ý nghĩa : Giết hại thú rừng là tội ác, cần có ý thức bảo vệ môi trường (trả lời được các CH 1,2,4,5).
+ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ?
+ Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ?
+ Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ?
+ Chứng kiến cái chết của vựơn mẹ bác thợ săn làm gì ?
+ Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta ?
-GV ghi các gợi ý lên bảng yêu cầu HS chọn các ý và giải thích cho cả lớp cùng nghe. 
 BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con ) trong môi trường thiên nhiên .
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
Mt:Củng cố kĩ năng đọc 
-GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp.
-Gọi HS đọc các đoạn còn lại.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
-Cho HS luyện đọc theo vai.
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
Hoạt động 4:Kể chuyện
MT: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn ,dựa vào tranh minh hoạ(SGK).HS K,G biết kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn.
a.Xác định yêu cầu:
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
-Cho HS quan sát tranh trong SGK (hoặc tranh phóng to).
b. Kể mẫu:
-GV cho HS kể lại câu chuyện theo lời của người thợ săn.
-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
c. Kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp:
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét và ghi điểm HS. 
4.Củng cố Dặn dò :
+ Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta ? 
- Liên hệ Gd 
-Về nhà tiếp tục kể chuyện theo lời bác thợ săn. Xem bài Cuốn sổ tay.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Bài hát trồng cây.
-2 – 3 hs lên bảng đọc bài và TLCH.
 -HS nhắc lại 
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(1 vòng)
-HS đọc theo HD của GV: tận số, tảng đá, bắn trúng, rỉ ra, bùi nhùi, vắt sữa, giật phắt.
+ 4 HS đọc, mỗi em đọc một đọan trong bài theo hướng dẫn của giáo viên. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu.
-HS trả lời theo phần chú giải SGK. 
-Mỗi học sinh đọc 1 đọan thực hiện đúng theo yêu cầu của giáo viên: 
-Mỗi nhóm 4 học sinh, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc nối tiếp.
 HS đọc đoạn 1
-...con thú nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.
HS đọc đoạn 2
-Nó căm ghét người đi săn độc ác / Nó tức giận kẻ bắn nó chết trong lúc vượn con đang cần rất cần chăm sóc 
HS đọc đoạn 3
-Vượn mẹ vơ nắm bùi nhùi gối đầu cho con, hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên thật to rồi ngã xuống.
HS đọc đoạn 4
- Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về. Từ đấy bác bỏ hẳn nghề đi săn.
- Không nên giết hại muông thú /Phải bảo vệ động vật hoạng dã./ Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh ta./ Giết hại loài vật là độc ác.
-HS theo dõi GV đọc.
-3 HS đọc.
-HS xung phong thi đọc.
-3 HS tạo thành 1 nhóm đọc theo vai.
-1 HS đọc YC SGK: Dựa vào 4 tranh minh hoạ, nhớ và kể lại đúng nội dung câu chuyện theo lời người thợ săn.
-HS quan sát tranh.
- HS K,G kể lại câu chuyện bằng lời của người thợ săn.
- HS quan sát tranh, nêu nội dung từng tranh 
+Tranh 1: Bác thợ săn xách nỏ vào rừng.
+Tranh 2: Bác thợ săn thấy 1 con vượn ngồi ôm con trên tảng đá.
+Tranh 3:Vượn mẹ chết rất thảm thương.
+Tranh 4: Bác thợ săn hối hận, bẻ gãy nỏ và bỏ nghề săn bắn.
-Từng cặp HS tập kể theo tranh. 
- HS tiếp nối nhau thi kể. 
-1 HS kể toàn bộ câu chuyện + cả lớp nhận xét bình chọn HS nhập vai bác thợ săn, kể hay nhất, cảm động nhất 
Mỗi người phải có ý thức bảo vệ môi trường.
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Tiết 3 :Toán
PPCT 156:LUYỆN TẬP CHUNG
 I/ Mục tiêu : 
Biết đặt tính và nhân(chia) số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
Biết giải toán có phép nhân (chia).HS làm được BT 1,2,3.HS K,G làm thêm BT4.
HS yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị :
§ 1 số phép tính. 
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Ổn định:
2/ KTBC: 
-Kiểm tra bài tập luyện tập của tiết 155.
-Thu vở BT 1 tổ.
-Chấm- Nhận xét
3/ Bài mới :
a. Giới thiệu: Nêu mục tiêu yêu cầu 
b.Hoạt động :Luyện tập thực hành :
 MT: Biết đặt tính và nhân(chia) số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số.Biết giải toán có phép nhân (chia).HS làm được BT 1,2,3.HS K,G làm thêm BT4.
Bài 1:
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu BT. 
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn tính số bạn được chia bánh ta làm thế nào?
-Có cách nào khác không?
-GV giải thích lại về hai cách làm, sau đó yêu cầu 2 HS lên bảng giải theo 2 cách.
Bài giải (Cách 2)
Mỗi hộp chia được cho số bạn là:
4 : 2 = 2 ( bạn )
 Số bạn được nhận bánh là:
105 x 2 = 210 ( bạn )
Đáp số : 210 bạn
Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu BT.
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
-Hãy nêu cách tình diện tích của HCN?
-Vậy để tính được diện tích của HCN chúng ta phải đi tìm gì trước?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
Tóm tắt:
 CD: 12 cm
 CR: chiều dài
 Diện tích: cm2 ?
Bài 4: Dành cho HS K,G 
-Gọi HS đọc yêu cầu BT.
-Mỗi tuần lễ có mấy ngày?
-Vậy nếu chủ nhật tuần này là ngày 8 thì chủ nhật tuần sau là ngày mấy?
-Thế còn chủ nhật tuần trước là ngày nào?
-Yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
-Treo sơ đồ thể hiện các ngày chủ nhật.
4. Củng cố Dặn dò:
- YC HS nêu phép tính 10715 x 6 = ?
 30755 : 5 = ? 
- Liên hệ GD 
- Thu 1 số vở chấm. Gv nhận xét, ghi điểm.
- Về làm bài trong VBT và xem trước bài mới.
- Nhận xét tiết học.
-2 HS lên giải bài tập.
-HS nộp VBT.
-HS nhắc lại 
-2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con.
-Đặt tính rồi tính kết quả:
a/10715 x 6 = 64290 b/21542 x 3 = 64626
 30755 : 5 = 6151 48729 : 6 = 8121 (dư 3) 
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-Có 105 hộp bánh, mỗi hộp có 4 cái bánh, chia số bánh này cho các bạn, mỗi bạn được 2 cái.
-Bài toán hỏi số bạn được chia bánh.
-Ta phải lấy tổng số bánh chia cho số bánh mỗi bạn được nhận.
-Có thể tính xem mỗi hộp chia được cho bao nhiêu bạn, sau ... định:
2.KTBC: 
- Gv gọi hs lên bảng TLCH:
+ Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
+ Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
 Nhận xét 
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: Nêu mục tiêu yêu cầu của bài học: Ghi tựa 
b.Hướng dẫn học bài:
Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm.
Mục tiêu: Biết thời gian để Trái Đất chuyển động được 1 vòng quanh Mặt Trời là 1 năm, 1 năm có 365 ngày.
Cách tiến hành:
-Thảo luận với các câu hỏi sau:
+Quan sát lịch và cho biết mỗi năm gồm bao nhiêu tháng? Mỗi tháng gồm bao nhiêu ngày?
+Trên Trái Đất thường có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Diễn ra vào những tháng nào trong năm?
-Nhận xét tổng hợp các ý kiến của HS. 
-GV có thể mở rộng cho HS biết : Có những năm, tháng 2 có 28 ngày nhưng cũng có năm lại có 29 ngày, năm đó người ta gọi là năm nhuận, và năm nhuận có 366 ngày. Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận.
Kết luận: Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời gọi là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi.
+Yêu cầu HS nhớ lại vị trí các phương hướng và vẽ Trái Đất quay quanh Mặt Trời ở 4 vị trí: Bắc, Nam, Đông, Tây.
-Nhận xét.
+Yêu cầu: Hãy chỉ trên hình vẽ vị trí Bắc bán cầu khi là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.
+Nhận xét điền tên mùa tương ứng của Bắc bán cầu vào hình vẽ.
+Yêu cầu: Lên điền các tháng thích hợp tương ứng với vị trí của các mùa.
+Nhận xét chỉnh sửa vào hình vẽ.
Kết luận: Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.
-Yêu cầu HS nêu mục bóng đèn toả sáng.
(Chú ý: HS chỉ nêu câu đầu, các câu sau yêu cầu HS xem đó là những thông tin cần biết.)
Hoạt động 2: Trò chơi “Xuân, Hạ, Thu, Đông”
MT: Biết được một năm trênTrái đất có bốn mùa. 
-Phát cho mỗi nhóm lên chơi 5 thẻ chữ: Mặt Trời, Xuân, Hạ, Thu, Đông.
-Phổ biến trò chơi: 5 bạn HS lên chơi sẽ được phát 5 thẻ chữ và các bạn lên chơi không được biết mình đang cầm thẻ nào. Khi GV hô “Bắt đầu”, 5 HS mới được quay thẻ chữ và ngay lập tức, các bạn phải tìm đúng vị trí của mình.
+VD: HS mang thẻ chữ “Mặt Trời” thì phải đứng vào giữa và đứng yên. Các HS mang những thẻ chữ còn lại phải đứng đúng vị trí như đã học, nếu đứng sai vị trí và chậm sẽ thua đội bạn.
-Tổ chức cho HS chơi thử, sau đó chơi chính thức.
-Nhận xét và tuyên dương nhóm chơi hay và nhanh nhất.
4.Củng cố Dặn dò
- Một năm trênTrái đất cóbao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa. 
GD BVMT: Các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng chúng đối với sự phân bố của các sinh vật.
-Nhận xét tiết học. Về nhà học bài.
- Ngày và đêm trên Trái Đất.
- 1 vài HS.
-Lắng nghe và nhắc tựa.
-HS trong nhóm dựa vào vốn hiểu biết và QS lịch, thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau :
+Mỗi năm gồm 12 tháng. Mỗi tháng thường có từ 30 đến 31 ngày. Có tháng chỉ có 28 hoặc 29 ngày (tháng 2).
+Trên Trái Đất thường có 4 mùa. Đó là những mùa xuân, hạ, thu, đông. Diễn ra vào những tháng: tháng 1-3: xuân; tháng 4-6: hạ; tháng 7-9: thu; tháng 10-12: đông.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-2 em một nhóm cùng thảo luận.
+2 HS đại diện cho 2 cặp đôi làm nhanh nhất lên bảng trình bày vẽ như SGK hình 2 / 123. 
 Mặt Trời
 Xuân A Tháng 3
 Hạ Đông
 B D
 Tháng 6 Tháng 12
 Thu C Tháng 9
+2 HS lên chỉ trên hình vẽ.
+HS cả lớp quan sát, nhận xét, bổ sung.
+HS lên điền vào hình vẽ (để được hình vẽ hoàn chỉnh).
+ HS cả lớp quan sát, nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-2 HS: Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời gọi là một năm.
-Chọn bạn tham gia trò chơi, đại diện nhóm lên nhận các thẻ chữ.
-Cả lớp cùng lắng nghe luật chơi và cách chơi.
-Quan sát.
-Tham gia trò chơi tích cực. Tự nhận xét đội bạn.
-3 HS nêu.
-Lắng nghe và ghi nhận.
SINH HOẠT TUẦN 32 
 1.Nhận định tuần 32:
Tuần qua các em đi học đầy đủ,chuyên cần, nề nếp ra vào lớp tốt.
Các em chăm sóc cây xanh tốt.Giữ gìn lớp sạch sẽ.
Ngậm thuốc ngừa sâu răng tốt Các em đi học đầy đủ,nề nếp ra vào lớp tốt ,đúng giờ
Giúp bạn trong học tập .Tập vở trình bày tương đối sạch sẽ
Tuy nhiên còn một số bạn chữ viết còn cẩu thả 
Vệ sinh lớp tương đối sạch sẽ Chăm sóc cây xanh tốt
Các khoản đóng góp còn chậm.Kèm học sinh yếu,bồi dưỡng HS giỏi
Tuyên dương một số em ý thức học tập tốt 
2. Kế hoạch tuần 33
Thi đua học tốt chào mừng ngày 19/5
Tiếp tục ổn định nề nếp,đi học đều đúng giờ
Tiếp tục vệ sinh lớp, chăm sóc cây xanh.
Truy bài đầu giờ nghiêm túc (vào lớp trước 10 phút ).
Tác phong ,đạo đức cần chỉnh đốn lại ..
Nghỉ học phải có giấy xin phép
Vệ sinh lớp không xả rác.Tiếp tục thu gom giấy vụn
Vệ sinh thân thể sạch sẽ.Tập vở giữ gìn cẩn thận không bỏ giấy trăng,dơ
Học bài,làm bài đầy đủ khi đến lớp
Cả lớp luôn tích rèn luyện chữ viết.
 CHỦ ĐỀ : 
CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG LỘC NINH 7/4 
GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/4
QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5,19/5
TIẾT 1,2:
	GIỚI THIỆU VỀ NGÀY 7/4,ngày 30/4,1/5
I/ Mục tiêu 
- Cho HS hiểu biết về ngày 7/4,ngày 30/4,1/5
Biết ơn ,kính trọng những anh hùng đã hi sinh cho Tổ quốc
Thể hiện sự quan tâm của mình bằng hành động cụ thể.
II/ Chuẩn bị 
Tài liệu về ngày phụ nữ 
III/ Tiến hành 
Gv kể chuyện 
NGÀY GIẢI PHÓNG LỘC NINH 7/4
 - Giờ 50 phút ngày 5 tháng 4, trận mở đầu trên hướng chủ yếu nổ ra. Các đơn vị QGP bỏ qua các căn cứ vịng ngồi, thọc thẳng vào trung tâm cụm cứ điểm Lộc Ninh. Ngay ngày đầu, cụm cứ điểm Lộc Ninh đã bị vây lấn tiêu diệt, tồn bộ lực lượng VNCH (hai tiểu đồn bộ binh, một trung đồn thiết giáp) đĩng chốt ở căn cứ Hoa Lư - một căn cứ quan trọng của tuyến phịng thủ phía bắc được lệnh rút bỏ về phía sau để ứng cứu cho Lộc Ninh. Sang ngày thứ hai (6 tháng 4), tồn bộ lực lượng này lọt vào trận địa phục kích bày sẵn và bị tiêu diệt hồn tồn. Ngày thứ ba, hai trung đồn của Sư đồn 5 QGP được tăng cường một trung đồn pháo - cối hoả tiễn, hai đại đội xe tăng từ hai hướng tây - bắc và đơng tiếp tục tiến cơng. Đến chiều ngày 7 tháng 4, QGP hồn tồn làm chủ cụm cứ điểm Lộc Ninh, đại tá Nguyễn Cơng Vĩnh, chỉ huy chiến đồn 9 ra hàng.
GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/4
8 giờ sáng 30 tháng 4 Tổng thống Dương Văn Minh và Bộ tổng tham mưu quân đội Việt Nam Cộng hịa hạ lệnh đơn phương ngừng chiến sẵn sàng đĩn quân đối phương vào Sài Gịn để bàn giao chính quyền. 9 giờ sáng cùng ngày, đúng 1 tiếng đồng hồ sau khi chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ rời nĩc tịa Đại Sứ quán, tướng Trần Văn Trà lệnh cho quân Giải Phĩng tiến vào Sài Gịn từ năm hướng. Họ đã tiến nhanh mà khơng gặp kháng cự cĩ tổ chức.10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4, xe tăng mang số hiệu 843 húc nghiêng cổng phụ và bị kẹt tại đĩ. Bùi Quang Thận - Đại đội trưởng, chỉ huy xe 843 - nhảy xuống xe, cầm cờ chạy bộ vào. Xe tăng 390 húc tung cánh cửa chính của dinh.11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân đội Nhân dân Việt Nam Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng hịa trên nĩc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phĩng miền Nam Việt Nam lên.Cùng lúc này, đại úy trung đồn phĩ Trung đồn 66 Phạm Xuân Thệ cùng lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đồn 2 và biệt động thành Sài Gịn tiến vào dinh Độc Lập bắt Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hịa là ơng Dương Văn Minh cùng tồn bộ những nhân vật chủ chốt của nội các chính quyền Sài Gịn. Tổng thống Dương Văn Minh cùng tồn bộ nội các của chính quyền Việt Nam Cộng hịa đã tuyên bố đầu hàng vơ điều kiện với quân đội cách mạng (tức quân Giải phĩng miền Nam Việt Nam).Khoảng 12 giờ trưa, đại úy Phạm Xuân Thệ đưa tổng thống Dương Văn Minh, thủ tướng Vũ Văn Mẫu lên xe Jeep để đến đài phát thanh. Chiếc xe thứ hai chở trung tá chính ủy lữ đồn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng cùng hai nhà báo Borries Gallasch (người Đức, báo Der Spiegel) và Hà Huy Đỉnh. Tại đài phát thanh, tổng thống Dương Văn Minh đã đọc tuyên bố đầu hàng vơ điều kiện. Thay mặt các đơn vị Quân giải phĩng đánh chiếm dinh Độc Lập, trung tá Bùi Văn Tùng đọc lời tiếp nhận đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.
QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5
Lịch sử ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 
Tháng 1/1884, tại thành phố cơng nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đồn Lao động Mỹ thơng qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các cơng nhân sẽ là 8 giờ".
Sở dĩ chọn ngày ấy là do hàng năm, hợp đồng mới giữa thợ và chủ được ký vào ngày 1/5 và để bọn chủ tư bản biết trước quyết định của cơng nhân mà khơng kiếm cớ chối từ. 
Đến ngày 1/5/1886, khắp nơi cơng nhân mang biểu ngữ : "Từ nay trở đi khơng người thợ nào phải làm việc quá 8 giờ một ngày", "Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ học tập". Gần 5000 cuộc bãi cơng với khoảng 340.000 cơng nhân tham gia đã nổ ra trên tồn nước Mỹ. 
Ngay trong hơm đĩ, Ở Washington, New York, Baltimore, Boston ... đã cĩ 125.000 cơng nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ. 
Tại thành phố Chicago, cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra hết sức ác liệt. Ngày 1/5, tồn thể cơng nhân Chicago nghỉ việc, xuống đường biểu tình địi làm việc 8 giờ. 
Những hơm sau, 40.000 cơng nhân vẫn tiếp tục bãi cơng. Bọn chủ đuổi những cơng nhân bãi cơng, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh đến, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của cơng nhân. 
Nhiều xung đột dữ dội xảy ra làm hàng trăm cơng nhân chết và bị thương, các thủ lĩnh cơng đồn bị bắt.... 
Báo cáo của Liên đồn Lao động Mỹ xác nhận: "Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại cĩ một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, tồn diện trong quần chúng cơng nghiệp đến như vậy".

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L3 TUAN 32 VULQ.doc