Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Giáo viên: Nguyễn Thị Huệ

Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Giáo viên: Nguyễn Thị Huệ

Toán : ( T . 161 )

KIỂM TRA

 I/ Mục tiêu :

-Kiểm tra kết quả học tập môn Toán cuối học kì II của HS, tập trung vào các kiến thức và kĩ năng :

-Đọc, viết số có đến 5 chữ số:

-Tìm số liền sau của số có năm chữ số: sắp xếp 4 số có 5 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn; thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số, nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ( có nhớ không liên tiếp ), chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.

-Giải bài toán có đến hai phép tính.

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Giáo viên: Nguyễn Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011
Toán : ( T . 161 ) 
KIỂM TRA
 I/ Mục tiêu :
-Kiểm tra kết quả học tập môn Toán cuối học kì II của HS, tập trung vào các kiến thức và kĩ năng :
-Đọc, viết số có đến 5 chữ số:
-Tìm số liền sau của số có năm chữ số: sắp xếp 4 số có 5 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn; thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số, nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ( có nhớ không liên tiếp ), chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
-Giải bài toán có đến hai phép tính.
 II/ Lên lớp :
 1/ Đề kiểm tra trong 40 phút
+Phần 1 : Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A,B, C,D .Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
	1. Số liền sau của số 68 457 là:
	A. 68 467 B. 68 447 C. 68 456 D. 68 458
	2. Các số 48 617, 47 861, 48 716, 47 816 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
48 617; 48 716; 47 861 ; 47 816
48 716; 48 617; 47 861; 47 816
47 816; 47 861; 48 617; 48 716
48 617; 48 716; 47 816; 47 861
3. Kết quả của phép cộng 36 528 + 49 347 là:
A. 75 865 B. 85 865 C. 75 875 D.85 875
4.Kết quả của phép trừ 85 371 - 9046 là:
A. 76 325 B. 86 335 C. 76 335 D. 86 325
+Phần 2: Làm các bài tập sau:
	1.Đặt tính rồi tính
	21 628 x 3 15 250 : 5
	2. Ngày đầu cửa hàng bán được 230 m vải.Ngày thứ hai bán được 340m vải. Ngày thứ ba bán được bằng 1/ 3 số mét vải bán được trong cả hai ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải ?
 2/ Hướng dẫn cách đánh giá:
+Phần 1: ( 4 điểm )
-Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng của mỗi bài1, 2, 3,4 mỗi bài được 1 điểm. Các câu trả lời đúng của các bài đó là: Bài 1 khoanh vào D Bài 2 khoanh vào C, Bài 3 khoanh vào D. Bài 4 khoanh vào A.
+Phần 2: ( 6 điểm )
Bài 1 : ( 2 điểm ) Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được 1 điểm.
Bài 2 : ( 4 điểm ) Viết đúng câu lời giải và làm phép tính tìm tổng số mét vải bán 
được trong hai ngày đầu được 2 điểm.
	Viết đúng câu lời giải và phép tính tìm số mét vải bán được trong ngày thứ ba được 1,5 điểm.
	Viết đáp số đúng được 0, 5 điểm.
 	 3/Củng cố- dặn dò:
	GV thu bài của HS để về nhà chấm. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
	GV nhận xét tiết học.
 =================================
Tự nhiên- xã hội :( T. 65 ) 
Các đới khí hậu
 I/Mục tiêu:
Sau bài học HS có khả năng:
-Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.
-Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu.
-Chỉ trên quả địa cầu vị trí của các đới khí hậu.
 II/ Đồ dùng dạy học :
-Các hình trong SGK trang 124, 125.
-quả địa cầu.
-Tranh ảnh do GV và HS sưu tầm về thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau.
-Một số hình vẽ phóng to tương tự như hình 1 trong SGK trang 124 ( không có màu ) và 6 dải màu ( như các màu trên hình 1 trang 124 trong SGK )
 III/ Hoạt động dạy học :
 1/ Bài cũ: GV gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi :
H:Một năm thường có bao nhiêu ngày ? Bao nhiêu tháng ?
-GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
 2/ Bài mới: giới thiệu bài- ghi đề
+Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
-GV hướng dẫn HS quan sát hình 1/ 124 SGK và trả lời theo các gợi ý sau:
 +Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu?
 +Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ?
 +Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực ?
-GV gọi 1 số HS lên trả lời câu hỏi trước lớp.
-GV hoặc HS nhận xét câu trả lời của HS.
Kết luận : Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu. Từ xích đạo đến Bắc cực hay đến Nam cực có các đới sau: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
+Hoạt động 2:Thực hành theo nhóm
-GV hướng dẫn HS cách chỉ vị trí các đới khí hậu, nhiệt đới, ôn đới, hàn đới trên 
qủa địa cầu.
-Trước hết GV yêu cầu HS tìm đường xích đạo trên quả địa cầu.
-GV hướng dẫn HS chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu.
 +Ví dụ : ở Bắc bán cầu, nhiệt đới nằm giữa đường xích đạo và chí tuyến Bắc.
-GV yêu cầu các nhóm lần lượt chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu.
-Trưng bày các hình ảnh thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau.
-HS tập trưng bày trong nhóm.
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
-HS các nhóm khác nhận xét phần trình bày của từng nhóm.
+Hoạt động 3: Chơi trò chơi tìm vị trí các đới khí hậu
-GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm hình vẽ tương tự hình 1 SGK/ 124 ( không có màu ) và 6 dải màu.
-Khi GV hô “ bắt đầu”, HS trong nhóm bắt đầu trao đổi với nhau và dán các dải màu vào hình vẽ.
-HS trưng bày sản phẩm của nhóm mình lên trước lớp.
-GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
-Nhóm nào xong trước, đúng và đẹp, nhóm đó thắng.
 3/ Củng cố- dặn dò :
-GV gọi 2 HS đọc :” Bóng đèn toả sáng “. Về nhà các em học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
-GV nhận xét tiết học.
 ====================================
Tập đọc : (T. 65 )
Cóc kiện Trời
 I/ Mục tiêu :
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: 
 -Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ: nắng hạn, nứt nẻ, trụi trơ, náo động, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng, ..( MB ); nắng hạn, khát khô, nổi giận, nhảy xổ, cắn cổ, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng, . .. ( MN ).
-Ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cum từ.
-Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( Cóc,Trời ).
 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
-Hiểu các từ ngữ mới trong bài: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian.
-HS hiểu nội dung truyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.
 II/ Đồ dùng dạy học :
-Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện ( phóng to, nếu có thể )
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
 III/ Hoạt động dạy học :
 1/ Bài cũ :
-GV gọi 3 HS lên bảng đọc bài Cuốn sổ tay và trả lời câu hỏi.
-GV nhận xét, ghi điểm HS.
 2/ Bài mới : Giới thiệu bài
-GV yêu cầu HS quan tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
H:Tranh vẽ cảnh gì ? Ở đâu ? 
-GV ghi đề bài lên bảng.
+Luyện đọc :
-GV đọc mẫu toàn bài 
+Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
-Viết lên bảng các từ khó. 
-Đọc từng câu. 
-Đọc từng đoạn trước lớp. 
-Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
-Đọc từng đoạn trong nhóm. Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Gọi 3 HS bất kì yêu cầu tiếp nối nhau đọc bài theo nhóm. 
+Hướng dẫn tìm hiểu bài 
H:Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ? 
H:Cóc cùng những bạn nào đi kiện Trời? 
H:Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống ? 
H:Đội quân của nhà Trời gồm những ai? 
H:Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên ? 
H: Theo em vì sao Cóc và các bạn lại thắng được đội quân hùng hậu của Trời ?
H:Sau cuộc chiến thái độ của Trời thay đổi như thế nào? 
H:Trời đã đồng ý với Cóc những gì ? 
-GV:Trong thực tế, khi nhân dân ta thấy Cóc nghiến răng là trời sẽ đổ mưa. Chính vì thế mà từ xa xưa nhân dân ta đã có câu:
 Con Cóc là cậu ông trời
 Hễ ai đánh Cóc thì Trời đánh cho.
H:Qua phần đọc và tìm hiểu truyện, em thấy Cóc có gì đáng khen ? 
-GV giảng thêm : Cóc đại diện cho nguyện vọng của người nông dân, luôn mong muốn mưa thuận gió hoà để sản xuất.
+Luỵên đọc lại :
-GV đọc mẫu bài lần 2. 
-GV gọi 3 HS yêu cầu đọc bài trước lớp theo ba vai Trời, Cóc, người dẫn chuyện. 
-GV chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
-Tổ chức cho 3 nhóm thi đọc bài theo vai trước lớp. 
-GV nhận xét, ghi điểm HS. 
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-HS quan sát tranh và trả lời.
- Bức tranh vẽ nhièu mây, đây là cảnh ở trên Trời. Cóc đang đánh trống xung quanh Cọp, Gấu, Cáo, Ong, .. hỗ trợ.Phía sau bức tranh là thần sét và trời đang rất hốt hoảng.
-Đó là cảnh trong cuộc náo động thiên đình của Cóc và các con vật cùng đi.Chúng ta học bài hôm nay để biết chú Cóc nhỏ bé, xấu xí làm được những gì nhé.
-Theo dõi GV đọc mẫu.
-Nhìn bảng luyện đọc các từ khó.
-HS nối tiếp nhau đọc bài, mỗi em đọc 1 câu.
-3 HS đọc bài, mỗi em đọc một đoạn.
-2HS đọc chú giải SGK.
-3 HS nối tiếp nhau đọc bài, mỗi em đọc 1 đoạn.
- Mỗi nhóm 3 HS lần lượt đọc một đoạn trước nhóm, HS trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 3HS bất kì nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn, lớp theo dõi bài trong SGK.
-Lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
-1HS đọc lại cả bài.
-Lớp đọc thầm đoạn 1.
-Vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn hán lớn, muôn loài đều khổ sở.
-Trên đường đi kiệnTrời, Cóc gặp Cua, Gấu,Cọp, Ong và Cáo, vậy là tất cả cùng theoCóc lên kiện Trời.
-1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.
-Trước khi đánh trống,Cóc bảo Cua bò vào chum nước,Ong đợi sau cánh cửa, Cáo, Gấu, Cọp thì nấp ở hai bên.
-Đội quân của nhà Trời có Gà, Chó, Thần Sét.
-Sắp đặt xong Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh 3 hồi trống .Trời nổi giận sai Gà ra trị tội.Gà vừa bay đến,Cóc ra hiệu, Cáo nhảy xổ tới cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo,Chó vừa ra đến cửa,Gấu đã quật Chó chết tươi.. . . 
-Cóc và các bạn thắng được đội quân nhà Trời vì các bạn dũng cảm và biết phố ... . 
-5 –7 HS nộp vở.
-3 HS lên bảng làm.
 35718 32148 29274
+ 10936 + 12478 + 3210
 46654 44626 32484
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Tính nhẩm.
-Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì làm trong ngoặc trước, ngoài dấu ngoặc sau.Nếu biểu thức chỉ có cộng, trừ hoặc nhân, chia ta làm từ trái sang phải.Nếu trong biểu thức có cộng, trừ, nhân thì ta thực hiện nhân trước, cộng trừ sau.
- 6 HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
a/ 30 000 + 40 000 – 50 000 = 20 000 
 80 000 -(20 000 + 30 000)= 30 000
 80 000–20 000 – 30 000 = 30 000
b/ 	3 000 x 2 : 3 = 2 000	
 4 800 : 8 x 4 = 2 400 
 4 000 : 5 : 2 = 400
-1 HS đọc yêu cầu
-Lớp làm vào vở bài tập
a/4083 8763 b/37246 6000
 + 3269 - 2469 + 1765 - 879
 7352 6294 39011 5121
 c / d/ 
 3608 6047 40068 7 6004 5
x 4 x 5 50 5724 10 1200
14432 30235 16 00
 28 04
 0 4 
-HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
-1 HS đọc yêu cầu
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- X là số hạng chưa biết trong phép tính cộng.
-Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
-X là thừa số trong phép nhân.
- Muốn tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
-2 HS lên bảng làm ,lớp làm vào vở.
a/ 1999 + X = 2005 
 X = 2005 – 1999 
 X = 6 
b/ X x 2 = 3998
 X = 3998 : 2 
 X = 1999
-1 HS đọc đề bài
-Mua 5 quyển sách cùng loại phải trả 28 500 đồng.
-Hỏi mua 8 quyển sách như thế phải trả bao nhiêu tiền?
-Bài toán thuộc dạng liên quan đến rút về đơn vị.
-Bước 1: Tìm giá trị 1 phần ( thực hiện phép chia
-Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần ( thực hiện phép nhân )
-1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
 Giải: 
Giá tiền một quyển sách là :
 28 500 : 5 = 5 700 ( đồng )
Số tiền mua 8 quyển sách là:
 5 700 x 8 = 45 600 ( đồng )
 Đáp số : 45 600 đồng
-1 HS đọc yêu cầu của bài
-Mỗi nhóm cử 2 bạn lên tham gia thi xếp hình
 3/ Củng cố- dặn dò:
-Về nhà xem lại bài và làm bài tập ở vở bài tập 
toán, chuẩn bị bài sau.
-GV nhận xét tiết học.
 =================================
 Đạo đức : ( T. 33 ) 
Dành cho địa phương ( TT )
 I/ Mục tiêu :
-Giúp HS biết cách chăm sóc và bảo vệ cây bóng mát trong sân trường.
-HS hiểu được ích lợi của cây bóng mát ở sân trường với sinh hoạt của các em hàng ngày.
-HS biết cách bảo vệ và chăm sóc cây bóng mát.
 II/ Hoạt động dạy học :
 1/ Khởi động :
-GV bắt cho cả lớp hát bài hát: “Em yêu trường em “
 2/ Bài mới : Giới thiệu bài- ghi đề
+Hoạt động 1:
-GV cho HS quan sát tranh ảnh về một số ngôi trường.
H:Em thấy quang cảnh của ngôi trường trong tranh có gì đẹp ? Em có thích quang cảnh đó không ?
H:Để sân trường có quang cảnh đẹp như thế các bạn ở trường đó đã phải làm gì ?
-HS tự trả lời theo suy nghĩ của các em.
-GV kết luận : Để có sân trường, vườn trường sạch đẹp và mát mẻ, chúng ta cần phải biết chăm sóc và bảo vệ, không vứt rác bừa bãi ra sân trường.
+ Hoạt động 2 : Quan sát sân trường của mình
H:Em thấy sân trường của em có sạch và đẹp như sân trường của bạn không ?
H:Em phải làm gì để cho sân trường của em sạch và đẹp như sân trường của bạn ?
-GV kết luận :Môi trường trong lành giúp cho chúng ta khoẻ mạnh.Nên các em phải biết bảo vệ và chăm sóc, trồng thêm cây cảnh, hoa cho quang cảnh trường thêm đẹp.
 3/ Củng cố- dặn dò:
-Về nhà các em hãy thực hiện tốt việc chăm sóc cay xanh ở gia đình các em và xung quanh ngõ xóm.
-GV nhận xét tiết học.
 ======================================
Chính tả : ( T. 66 )
Nghe- viết : Quà của đồng nội
 I/ Mục tiêu :
 1.Nghe- viết đúng chính tả một đoạn trong bài :Quà của đồng nội.
 2.Làm đúng bài tập phân biệt các âm, vần dễ lẫn : s/ x hoặc o / ô.
-Rèn HS giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
 II/ Đồ dùng dạy học :
-Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 a.
-Bài tập 3 a phô tô ra giấy và bút dạ.
 III/ Hoạt động dạy học :
 1/ Bài cũ:
-GV gọi 3 HS lên bảng GV đọc cho HS viết 
-Nhận xét, ghi điểm.
 2/ Bài mới : Giới thiệu bài
-Tiết chính tả này các em sẽ nghe viết đoạn trong bài quà của đồng nội và làm bài tập chính tả phân biệt s/x hoặc o/ ô.
-GV ghi đề bài lên bảng.
+Hướng dẫn viết chính tả :
-GV đọc mẫu đoạn văn một lần. 
H: Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào? 
H:Đoạn văn có mấy câu ? 
H:Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao ? 
H: Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết bài? 
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
-Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS.
+Viết chính tả :
-GV đọc bài cho HS viết. 
+Soát lỗi :
-GV đọc lại bài cho HS soát lỗi. 
-GV thu chấm 5 –7 bài.
+ Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 2: Lựa chọn phần a. 
-Yêu cầu HS tự làm bài. 
-Gọi HS chữa bài 
-Chốt lại lời giải đúng. 
Bài 3: 
-Chia nhóm, phát phiếu và bút dạ cho các nhóm.Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi các nhóm khác đọc bài làm của mình.
-Kết luận về lời giải đúng. 
-3 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp.
+Bru- nây , Cam- pu- chia, Đông-Ti- mo ; In- nô- xi- a, Lào.
-Theo dõi GV đọc mẫu.
-Hạt lúa non mang trong nó giọt sữa thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quý trong sạch của trời.
-Đoạn văn có 3 câu.
-Các chữ đầu câu : Khi, Trong, Dưới.
+MB: lúa non, giọt sữa, phảng phất, hương vị
+MN: ngửi, phảng phất, ngày càng, hương vị
-1 HS đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, lớp viết bảng con.
-Nghe và viết bài vào vở.
-Đổi chéo vở cho nhau để soát lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bằng bút chì vào vở nháp.
-2 HS chữa bài.
-Lớp làm bài vào vở. Nhà xanh- đỗ xanh : Là cái bánh chưng.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-HS tự làm trong nhóm
-Đọc bài làm trước lớp. 
-Làm bài vào vở:sao- xôi- sen .
 3/ Củng cố- dặn dò:
-Dặn HS ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài và chuẩn bị bài sau. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài cho đúng.
-GV nhận xét tiết học.
 =================================
Sinh hoạt : (T .33 )
Sinh hoạt cuối tuần 33
 I/ Mục tiêu :
-Qua tiết sinh hoạt giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân mình trong tuần qua để có hướng khắc phục trong tuần tới
-HS có tinh thần đoàn kết phê và tự phê cao.
 II/ Nội dung sinh hoạt :
 1.Sinh hoạt theo chủ điểm:
-HS hiểu được Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước và 
dân tộc Việt Nam.
-HS biết được những công việc thiếu nhi cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
-Giáo dục HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
-GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài :”Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên Nhi Đồng”, nhạc và lời của Phong Nhã.
 * Thảo luận nhóm :
-GV treo lên bảng 2 bức tranh và yêu cầu các nhóm quan sát các bức tranh đó và thảo luận nhóm.
-Sau đó đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
H:Tranh 1 vẽ gì ? (Tranh 1 vẽ Bác Hồ đang cùng các cháu thiếu nhi múa hát. )
H:Tranh 2 vẽ gì ? ( Bác Hồ đang chia kẹo cho các cháu thiếu nhi. )
-GV nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm.
 * Thảo luận cả lớp :
-GV đưa ra một số câu hỏi để HS trả lời.
H:Bác Hồ hồi nhỏ có tên là gì ? ( Bác Hồ hồi nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung. )
H:Bác sinh ngày, tháng năm nào? ( Bác sinh ngày 19 – 5 – 1890 ).
H:Quê Bác Hồ ở đâu ? ( Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. )
H:Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi chúng ta cần phải làm gì? ( Thiếu nhi cần phải ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy .)
 * Kết luận : 
-Bác Hồ rất yêu quý các cháu thiếu nhi, Bác luôn dành cho các cháu những tình cảm tốt đẹp.Ngược lại, các cháu thiếu nhi cũng luôn kính yêu Bác, yêu quý Bác
-GV dặn HS về nhà sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác Hồvà về Bác Hồ với thiếu nhi.
-GV nhận xét tiết học.
 1/ Sơ kết tuần 33 :
-Lớp trưởng điều khiển các tổ nhận xét chung về tổ mình.
-Lớp trưởng tổng hợp lại và báo cáo về GV.
-GV nhận xét chung các mặt hoạt động của lớp.
 a/ Đạo đức :
-Nhìn chung là tuần học sau lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5 nhưng các em vẫn đi học đầy đủ và đúng giờ.
-Các em đã biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
 b/ Học tập :
- Nhìn chung các em đã xác định được tinh thần học tập và lồng ghép với ôn tập học kì II một cách hết sức nghiêm túc.
-Các em đã học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Đến lớp ngồi học chăm chú nghe giảng bài và phát biểu bài sôi nổi .
-Song bên cạnh đó vẫn còn rải rác một số em chưa chịu khó học bài và ôn bài để chuẩn bị cho thi học kì II. Đến lớp ngồi học còn nói chuyện riêng gây mất trật tự trong lớp học 
 c/ Các hoạt động khác :
-Thực hiện việc sinh hoạt giữa giờ và tập thể dục giữa giờ đều đặn.
-Các em đội viên đã đeo khăn quàng đầy đủ trước khi đến lớp.
-Vệ sinh cá nhân và sân trường sạch sẽ.
-Thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường.
-Thực hiện tốt Nha học đường.
 2/ Kế hoạch tuần 34 :
-Tiếp tục thực hiện tốt khâu nề nếp đã có.
-GV dạy tuần 34 kết hợp lồng ghép với chuơng trình ôn thi cho các em.
-Nhắc các em về nhà ôn tập cho kĩ để chuẩn bị cho việc thi học kì II.
-Tiếp tục thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường.
-Tiếp tục thực hiện tốt Nha học đường.
-Lớp sinh hoạt văn nghệ.
 =============================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 33(5).doc