Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - GV: Trần Sơn Trà

Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - GV: Trần Sơn Trà

TI ẾT 1: Toán(35-40’)

KI ỂM TRA

I. Mục tiêu :

- Kiến thức, kĩ năng đọc viết số có năm chữ số.

- Tìm số liền sau của số có năm chữ số; sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn; thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không liên tiếp); chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.

- Tính gi trị của biểu thức

- Biết giải toán có đến hai phép tính.

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - GV: Trần Sơn Trà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 33
Thứ hai , ngày 25 tháng 4 năm 2011
TI ẾT 1: To¸n(35-40’) 
KI ỂM TRA
I. Mục tiêu :
- Kiến thức, kĩ năng đọc viết số có năm chữ số.
- Tìm số liền sau của số có năm chữ số; sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn; thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không liên tiếp); chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
- Tính giá trị của biểu thức
- Biết giải toán có đến hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Đề kiểm tra.	HS: Giấy kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy - học:
I. Đề kiểm tra
ĐỀ BÀI
Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D. hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
1. Số liền sau của 86 447 là:
A. 86 446 B. 68 446 C. 86 448 D. 68 448
2. Các số 48 617; 47 861 ; 48 716 ; 47 816 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
A. 48 617 ; 48 716 ; 47 861 ; 47 816
B . 48 716; 48 617 ; 47 861; 47 816
C. 47 816; 47 861 ; 48 617 ; 48 716
3. Kết quả của phép cộng 36 528 + 49 347 là :
A . 75 865 B. 85 865 C. 75 875 D. 85 875
4. Kết quả của phép trừ 85 371 - 9 046 là:
A. 76 325 B. 86 335 C. 76 335 D.86 325
5. Nối chữ với số tương ứng:
- Mười chín nghìn bốn trăm hai mươi lăm	70628
- Bảy mươi lăm nghìn ba trăm hai mươi lăm.	55306
- Năm mươi lăm nghìn ba trăm linh sáu.	19425
- Ba mươi nghìn không trăm ba mươi.	90001
- Chín mươi nghìn không trăm linh một.	30030
Phần 2: Làm các bài tập sau:
1. Đặt tính rồi tính:
 a) 21674 x 4 ; b ) 24210 : 3
2. Tính giá trị của biểu thức
a) 69218 – 26736 : 3 b) (45405 – 8221) : 4 
3. Bài toán: Một quầy trái cây ngày đầu bán được 230 kg, ngày thứ hai bán được 340 kg. Ngày thứ ba bán được bằng 1/3 số kg trái cây bán được trong cả hai ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng đó bán được bao nhiêu kg trái cây?
II. Đáp án:
Phần 1: Mỗi bài tập khoanh đúng được 0,5 điểm. 
1. Số liền sau của 86 447 là: C. 86 448 
2. Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: C. 47 816; 47 861 ; 48 617 ; 48 716
3. Kết quả của phép cộng 36 528 + 49 347 là: D. 85 875
4. Kết quả của phép trừ 85 371 - 9046 là: A. 76 325 
5. Nối chữ với số tương ứng:2 điểm 
- Mười chín nghìn bốn trăm hai mươi lăm	70628
- Bảy mươi lăm nghìn ba trăm hai mươi lăm.	55306
- Năm mươi lăm nghìn ba trăm linh sáu.	19425
- Ba mươi nghìn không trăm ba mươi.	90001
- Chín mươi nghìn không trăm linh một.	30030
Phần 2: Làm các bài tập sau:
1. Đặt tính: (2 điểm]
2. Tính giá trị biểu thức ( 2 đi ểm )
3. Bài toán: (2 điểm)
Giải
Số kg trái cây quầy bán trong hai ngày là:
230 + 340 = 570 (kg)
Số kg trái cây ngày thứ ba quầy đó bán được là:
570 : 3 = 190 (kg)
Đáp số: 190 kg.
Chuẩn bị bài: Ôn tập các số đến 100.000.	
Nhận xét tiết học.
*****************************
TiÕt 2:®¹o ®øc(30-35)
 TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG 
 I- Mục tiêu: Học sinh hiểu
- Trẻ em có quyền được tiếp nhận thông tin về an toàn giao thông .
- HS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ và giữ gìn các loại đường giao thông .
- HS có thái độ tôn trọng luật lệ an toàn giao thông .
II- Các hoạt động dạy học:
GV
HS
 Hoạt động 1: phân tích thông tin
GV đọc một số thông tin về ATGT
H; Trên địa bàn huyện ta có những loại đường giao thông nào ;
Khi đi học qua đường ngang không có rào chắn em phải làm gỉ?
Hằng ngày đi học phải đi như thế nào cho đúng luật giao thông ? 
 Hoạt đông 2 :Liên hệ 
-Em đã làm gì để bảo vệ tuyến đường sắt quê em .
Hoạt đông 3 : tìm hiểu một số loại biển báo .
GV giới thiệu một số loại biển báo GT
Nghe và thảo luận 
- đường sắt , đường bộ
Quan sát về hai phía xem có tàu tới hay không .
Đi về phía bên phải .
HS thảo luận và bày tỏ ý kiến .
QS theo dõi
**********************************************
TiÕt 3+4: TËp ®äc – kĨ chuyƯn(70-80’)
CÓC KIỆN TRỜI
I- Mục tiêu : 
 A- Tập đọc 
Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện:
Kể lại được một đoạn truyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh hoạ (SGK).
- HSKG: Biết kể lại câu chuyện theo lời của một nhân vật .
II- Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh họa câu chuyện SGK 
III – Các hoạt động dạy – học
GV
HS
1/ Ổn định lớp: 
2/ Bài cũ : Gọi 2-3 em đọc bài Cuốn sổ tay và trả lời câu hỏi 
3/ Bài mới : a/ Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài : ghi tên bài
- Cho HS quan sát tranh
b/ Luyện đọc :Đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn cách đọc. 
* Hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Cho HS đọc câu
- Cho HS đọc từng đoạn trước lớp 
 - Cho HS tìm hiểu nghĩa các từ mới
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm
- Cho cả lớp đọc đồng thanh.
c/Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- Cho hs đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi:
+ Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ?
- Cho HS đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi:
+ Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống ?
+ Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên.
- Cho HS đọc thầm đoạn 3 và câu hỏi:
+ Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào ?
- Cho HS trao đổi rồi cử đại diện trả lời :
+ Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen ?
* Rút ra nội dung bài: Do có quyết tâm và biết phối kợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.
d/Luyện đọc lại : 
- Hướng dẫn HS luyện 
- Chia nhóm, phân vai ( người dẫn chuyện, Cóc, Trời )
- Cho các nhóm thi đọc 
- Cho các nhóm thi đọc phân vai.
- Cho 1 HS đọc toàn bài
2-3 em đọc
Nghe giới thiệu
- Quan sát tranh minh họa
- Nghe GV đọc mẫu
- Đọc câu, nối tiếp đọc từng câu
- Đoc từng đoạn trước lớp
- Giải nghĩa từ mới : thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian. 
 - Đọc từng đoạn trong nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh.
-Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 
- Trả lời
- Đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi:
- Trả lời
- Trả lời
- Đọc thầm đoạn 3 và câu hỏi:
- Trả lời
-Trao đổi rồi cử đại diện trả lời .
- Trả lời
- Nhắc lại
- Luyện đọc bài theo hướng dẫn của Gv
Nghe GV hướng dẫn.
- Chia nhóm, phân vai ( người dẫn chuyện, Cóc, Trời )
- Các nhóm thi đọc 
- Các nhóm thi đọc phân vai.
- 1 hs đọc toàn bài
 KỂ CHUYỆN
* Nêu nhiệm vụ : Dựa vào trí nhở và tranh minh họa, kể lại được một đọan của câu chuyện bằng lời của 1 nhân vật.
* Hướng dẫn hs kể chuyện 
- Cho hs phát biểu ý kiến, cho biết các em thích kể theo vai nào ? Gợi ý thêm : 
+ Vai Cóc.
+ Vai bạn của Cóc (Ong, Cáo, Gấu, Cọp,)
+ Vai Trời
- Cho HS kể theo từng cặp theo tranh
- Gọi 1 em kể mẫu 
- Cho 2 HS nối tiếp nhau kể đoạn 1,2
- HSKG: Gọi 1, 2 HS kể toàn bộ câu chuyện
- Cho cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất
4/ Củng cố- dặn dò : 
- Cho HS nêu ý nghĩa câu chuyện
- Về nhà tiếp tục kể cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học
Nghe GV nêu nhiệm vụ
- Quan sát tranh và nêu vắn tắt nội dung mỗi bức tranh :
Tranh 1 : Coc rủ các bạn đi kiện Trời.
Tranh 2 : Cóc đánh trống kiện Trời
Tranh 3: Trời thua, phải thương lượng với Cóc.
Tranh 4 : Trời làm mưa.
- Kể từng cặp theo tranh.
- 1 em kể mẫu 
- 2 em nối tiếp nhau kể đoạn 1, 2.
- 2 em kể toàn bộ câu chuyện
- Bình chọn bạn kể hay nhất
Nghe nhận xét
*****************************
 Thứ ba , ngày 26 tháng 4 năm 2011
TiÕt 1 :chÝnh t¶(35-40’)
CÓC KIỆN TRỜI
I- Mục tiêu : 
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Đọc và viết đúng tên 5 nươc láng giếng ở Đông Nam Á (BT2).
- Làm đúng bài tập 3 a/b.
II- Đồ dùng dạy học :
 Bảng lớp viết các từ ngữ ở bài tập 3a, 3b.
- 2 tờ giấy A4 để 2 hs làm BT2
III- Các hoạt động dạy học 
GV
HS
1. Bài cũ: Giáo viên đọc cho 2 HS viết bảng, lớp viết vào giấy nháp các từ ngữ sau: lâu năm, nứt nẻ, nấp, náo động, vừa vặn, dịu giọng 
- Cho học sinh nhận xét
2. Bài mới: a/Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của bài.
 b/ Hướng dẫn HS nghe viết:
- Hướng dẫn HS chuẩn bị
- Giáo viên đọc mẫu đoạn văn
- Cho 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK
- Giúp HS nhận xét chính tả : 
+ Những từ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao ? 
- Giáo viên đọc câu học sinh phát hiện chữ dễ viết sai
- Giáo viên đọc cho hs viết bài
- Đọc cho HS soátø bài
- Chấm 7 – 8 bài. Nhận xét - chữa bài
c/Hướng dẫn HS làm bài tập: 
* Bài tập 2: - Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 
- Cho HS đọc tên 5 nước Đông Nam Á
- Mời 1 HS lên bảng làm 
- Cho lớp làm bài cá nhân
- Cho cả lớp viết vào vở
- Cho HS nhận xét - Giáo viên chốt lời giải đúng.
* Bài tập 3 : Cho HS tự làm vào vở
- Kiểm tra bài viết của 1 số HS.
4. Củng cố – Dặn dò: 
+ Khen những HS viết bài và làm bài tập tốt.
+ Về nhà xem lại bài để ghi nhớ chính tả
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe.
- 2 hs viết bảng, lớp viết vào giấy nháp
- Nghe nhận xét
- Nghe giới thiệu
- Lắng nghe
-2 hs đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK
- Trả lời
- Phát hiện chữ dễ viết sai, viết vào giấy nháp.
- Viết bài
Nghe nhận xét, chữa bài
Bài tập 2
- 1 hs đọc yêu cầu bài tập 2 .
- 1 hs lên bảng làm 
- Làm bài cá nha ... lớp viết bảng con : Tốt, Xấu, Đồng Xuân. 
 2/ Bài mới : a/Giới thiệu bài: ghi tên bài
 b/ Hướng dẫn hs viết trên bảng con
+ Luyện viết chữ viết hoa
-Cho hs tìm các chữ viết hoa có trong bài
- Viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
- Cho hs tập viết chữ P, Y, K trên bảng con
+ Hướng dẫn hs viết từ ứng dụng
- Cho hs đọc từ ứng dụng: Phú Yên 
- Giới thiệu : Phú Yên là tên một tỉnh ở ven biển miền Trung. 
-Cho hs tập viết trên bảng con: Phú Yên 
+ Hướng dẫn hs viết câu ứng dụng
- Cho hs đọc câu ứng dụng : Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà / Kính già, già để tuổi cho 
- Giúp hs hiểu câu tục ngữ : câu tục ngữ khuyên người ta yêu trẻ em, kính trọng người già và nói rộng ra là sống tốt với mọi người. Yêu trẻ thì sẽ được trẻ yêu. Trọng người già thì sẽ được sống lâu như người già
- Cho hs tập viết trên bảng con : Yêu, Kính
c/Hướng dẫn hs viết vào vở tập viết:
* Chấm – chữa bài : Chấm từ 7-8 bài
3/Củng cố – dặn dò : - Nhận xét tiết học 
- Học thuộc lòng câu ứng dụng.
2 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng con
Nghe giới thiệu
- Tìm các chữ hoa có trong bài:P, Y, K
 Quan sát chữ mẫu
- viết bảng con : P, Y, K 
 - Đọc từ ứng dụng : Phú Yên
 - Nghe giới thiệu
- Viết bảng con : Phú Yên
Đọc câu ứng dụng :
 Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà 
/ Kính già, già để tuổi cho 
- Viết bảng con : Yêu, Kính
 - Viết vào vở
-HSKG: Viết hết cả bài.
Nghe nhận xét
*****************************
Thứ sáu , ngày 29 tháng 4 năm 2011
TiÕt 1:TËp lµm v¨n(35-40’) 
GHI CHÉP SỔ TAY
I- Mục tiêu: 
- Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo Alô, Đô – rê – mon Thần thông đây ! để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô – rê – mon.
II- Đồ dùng dạy học :
 - Tranh, ảnh 1 số loài vật quý hiếm được nêu trong bài.
- Một cuốn truyện tranh Đô-rê-mon đê hs biết nhân vật Đô- rê-mon.
- 1, 2 tờ báo nhi đồng có mục A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây.
III- Các hoạt động dạy- học:
GV
HS
1/ Bài cũ : Gọi 2 em nói về bảo vệ môi trường ở tiết trước.
- Nhận xét, chấm điểm 
2/ Bài mới : a/Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
 b/ Hướng dẫn hs làm bài tập:
* Bài tập 1: Cho hs đọc yêu cầu của bài tập 
- Cho 1 hs đọc cả bài A lô, Đô-rê-mon
- Gọi 2em đọc theo cách phân vai : hs1 hỏi, HS 2 trả lời.
- Giới thiệu tranh, ảnh về các loài động, thực vật quý hiếm được nêu trong bài.
- Cho cả lớp nhận xét, bình chọn 
* Bài tập 2 : Cho hs đọc yêu cầu của bài tập.
 - Phát giấy A4 cho hs viết bài, đọc thành tiếng đoạn hỏi- đáp ở mục a.
- Cho hs trao đổi theo nhóm cặp bàn.
- Cho phát biểu, dán bài lên bảng
- Cho cả lớp nhận xét, chốt lại bài
- Cả lớp viết bài vào sổ tay.
- Chấm bài , nhận xét
3/ Củng cố – dặn dò : 
- Yêu cầu những hs viết bài chưa tốt về nhà hoàn chỉnh bài viết 
- Nhận xét tiết học,
2 em nêu miệng
Nghe giới thiệu
- 1 em đọc yêu cầu của bài tập 
- 1 hs đọc cả bài A lô, Đô-rê-mon
- 2em đọc theo cách phân vai : hs1 hỏi, HS 2 trả lời.
- Nghe giới thiệu
 - 1 vài em thi đọc trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn 
Bài tập 2 : Đọc yêu cầu của bài tập
- 3-4 em làm bài vào giấy A4, đọc thành tiếng đoạn hỏi- đáp ở mục a.
- Trao đổi theo nhóm cặp bàn.
- Phát biểu, dán bài lên bảng
- Cả lớp nhận xét, chốt lại bài
- Cả lớp viết bài vào sổ tay.
VD : Những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam : sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, tê giác, báo hoa mai , Các loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam : trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất..
Nghe nhận xét 
*****************************
TiÕ2 : To¸n(35-40’)
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 ( TT)
I- Mục tiêu : 
-Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm, viết).
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số trong phép nhân.
II- Đồ dùng dạy học : 
 Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/ Bài cũ : Gọi 2 em lên bảng làm bài 3, 4 vở bài tập
Nhận xét đánh giá
2/ Bài mới :a/Giới thiệu bài: ghi tên bài
 b/Hướng dẫn hs làm bài tập:
*Bài 1 : Cho hs tự làm bài rồi chữa bài
- Cho hs nêu cách tính nhẩm
- Nhận xét- đánh giá
*Bài 2 : Cho hs tự đặt tính rồi tính
2 em lên bảng làm, lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét sửa sai
* Bài 3 : Cho HS tự làm bài
 gọi 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 - Cho hs nêu cách tìm số hạng, thừa số
 - Nhận xét – chữa bài
* Bài 4 : Cho hs đọc đề, gọi 2em lên bảng làm, lớp làm vào vở
- Nhận xét sửa sai
3/ Củng cố – dặn dò : 
- Nêu cách tìm số hạng chưa biết, thừa số chưa biết , nêu cách giải bài toán rút về đơn vị
- Nhận xét tiết học
- về nhà xem lại bài
2 em lên bảng làm
Bài 1 : Nêu miệng, nêu cách nhẩm
a) 80000 – (20000 + 30000) = 30000 
b) 40000 : 5 : 2 = 8000 : 2 = 4000
Bài 2 : 2 em lên bảng làm, lớp vào bảng con
 4083 6000 3608 
 + 3269 - 879 x 4 
 7352 5121 14432
Bài 3 : Đọc yêu cầu đề, sau đó tự làm bài
 1999 + X = 2005 X x 2 = 3998
 X = 2005 -1999 X = 3998 : 2
 X = 6 X = 1999
Bài 4 : Đọc đề, 2 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Tóm tắt : 5 quyển : 28 500 đồng
 8 quyển : ? đồng
Giải : giá tiền mỗi quyển sách là :
 28 500 : 5 = 5700 ( đồng )
 Giá tiền 8 quyển sách là :
 5700 x 8 = 45 600 ( đồng )
 Đáp số : 45 600 đồng
Nghe nhận xét
Nghe nhận xét
*****************************
TiÕt 3:Tù nhiªn x· héi(30-35)
BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I- Mục tiêu: 
-Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ vị trí trên lược đồ.
- HSKG: Biết được nước chiểm phần lớn bề mặt Trái Đất .
II- Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK/126,127.
- 3 số lượt đồ phóng to, nhưng không có hình, chữ trong hình, 30 tấm bìa nhỏ, mỗi tấm ghi tên một châu lục hoặc một đại dương.
III- Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
1/ Bài cũ: 2 em lên trả lời
+ Em hãy kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất .
+ Em hãy nêu những đặc điểm chính của các đới khí hậu.
2/ Bài mới: a/Giới thiệu bài: ghi tên bài
 b/Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
Bước 1: Yêu cầu hs chỉ đâu là nước, đâu là đất trong hình 1 SGK/126.
Bước 2: Chỉ cho hs biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu.
+ Lục địa là những khối đất liền lớn trên bề mặt trái đất.
- Đại dương là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.
+ Giáo viên nêu kết luận: Trên bề mặt Trái Đất có chỗ đất gọi là lục địa, những chỗ là nước gọi là đại dương. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục, phần đại dương được chia thành 4 đại dương.
 c/Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
Bước 1: Chia lớp thành nhóm. Các nhóm thảo luận theo câu hỏi:
- Có mấy châu lục? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3.
- Có mấy đại dương? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3.
- Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào?
Bước 2: Bổ sung nêu kết luận:
Kết luận: Trên thế giới có 6 châu lục: Châu Á, Châu Aâu, Châu Mĩ, Châu Phi, Châu Đại Dương, Châu Nam Cực và 4 đại dương: Thái Bình Dương, Aán Độ Dương, Tây Đại Dương và Bắc Băng Dương.
3/ Củng cố: Chơi trò chơi tìm vị trí các châu lục và các đại dương.
Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 lược đồ câm và tấm bìa nhỏ ghi tên Châu lục hoặc đại dương
Bước 2: Tổ chức cho hs chơi
Bước 3: Nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm
4/ Dặn dò: Nhận xét tiết học
+ Sưu tầm tranh, ảnh sông , suối, hồ.
HS thực hiện
- Hs quan sát và chỉ vào SGK Trang 126.
- Hs theo dõi.
- Hs nhắc lại.
- Các nhóm thảo luận theo câu hỏi.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Hs nhắc lại.
- Khi giáo viên hô bắt đầu. Hs trong các nhóm sẽ thảo luận và dán tấm bìa vào lược đồ câm, các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình
*****************************
TiÕt 4 : Thđ c«ng (30-35)
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 3 )
I- Mục tiêu:
- Biết cách làm quạt giấy tròn.
- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
- HSKG: Làm được quạt giấy tròn . Các nếp gấp thẳng , phẳng , đều nhau . Quạt tròn .
II- Chuẩn bị: Giáo viên:
 - Mẫu quạt giấy tròn có kích thước lớn để học sinh quan sát
- Các bộ phận để làm quạt gồm: 2 tờ giấy đã gấp các nếp gấp cách đều để làm quạt, cán quạt, chỉ buộc.
- Tranh qui trình gấp quạt tròn.
 Học sinh:- Giấy, chỉ, kéo, hồ dán, cán quạt.
III- Các hoạt động dạy học:
1/ Oån định: Điểm danh
2/ Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
3/ Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 3: Hs thực hành làm quạt giấy tròn và trang trí 
- Giáo viên gọi hs nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
- Nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn.
Bước 1: Cắt giấy
Bước 2: Gấp, dán quạt
Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- Giáo viên tổ chức cho hs thực hành.
- Quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Nhắc các em sau khi gấp xong phải miết thẳng và kĩ các nếp gấp
4/ Củng cố – Dặn dò: Hs nhắc lại các bước gấp quạt giấy tròn
+ Nhận xét tiết học
- 2 em nhắc lại
Hs thực hành làm quạt giấy tròn
*****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33.doc