Giáo án Lớp 3 Tuần 34 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 34 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Đạo đức.

Tiết 34 Bài: ÔN TẬP CUỐI NĂM

I – MỤC TIÊU

Củng cố các bài đã học

Giúp học sinh ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị thi hết học kì II.

Giáo dục học sinh ý thức tự học tốt.

II – CHUẨN BỊ

Các dạng câu hỏi và bài tập.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 34 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 8 / 5 / 2010
 Ngày dạy: Thứ hai : 10 / 5 / 2010
TUẦN 34
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Đạo đức
Ôn tập cuối năm.
2
Tập đọc- KC
Sự tích chú Cuội cung trăng.
3
Tập đọc - KC
Sự tích chú Cuội cung trăng.
4
Toán
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 00 (Tiếp theo)
5
Hoạt động T.T
Môn: Đạo đức.
Tiết 34 Bài: ÔN TẬP CUỐI NĂM
TUẦN 34
I – MỤC TIÊU
Củng cố các bài đã học
Giúp học sinh ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị thi hết học kì II.
Giáo dục học sinh ý thức tự học tốt.
II – CHUẨN BỊ 
Các dạng câu hỏi và bài tập.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: Hát + Điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ: - Em đã làm những việc gì để đền ơn đáp nghĩa ? - Đóng góp tiền ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa.
Giáo viên nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập trả lời câu hỏi và đọc lại bài học.
Trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau? 
Những sự giống nhau đó nói lên điều gì? 
Khi gặp khách nước ngoài em làm gì ? 
Giao tiếp với khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện điều gì? 
Thế nào là tôn trọng đám tang? 
Vì sao phải tôn trọng đám tang? 
Cho học sinh làm bảng con:
 Em hãy ghi vào ô chữ Đ trước việc làm đúng, chữ S trước việc làm sai khi gặp đám tang.
 a) Chạy theo xem, chỉ trỏ.
 b) Nhường đường.
 c) Cười đùa.
 d) Ngả mũ nón.
 e) Bóp còi xe xin đường.
 g) Luồn lách, vượt lên trước.
Tại sao phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước? 
Nêu một số tác dụng của nước? 
 Nêu những việc cần làm để bảo vệ cây trồng, vật nuôi và việc chăm sóc chúng ?
 Nêu những việc không nên làm đối với cây trồng, vật nuôi ? 
 Nêu sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi đối với đời sống của con người ? 
Học sinh ôn tập trả lời câu hỏi và đọc lại bài học.
Trẻ em các nước có những điểm giống nhau là: Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, về điều kiện sống...nhưng có nhiều điểm giống nhau: đều yêu thương mọi người, yêu quê hương...đều có quyền được sống, cần đối xử bình đẳng; quyền được giáo dục, được có gia đình, được nói và ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình.
Những sự giống nhau đó nói lên là: -Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Khi gặp khách nước ngoài em chào , cười thân thiện, chỉ đường nếu họ cần giúp đỡ .
Thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước và con người Việt Nam.
Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
Vì đám tang là lễ chôn cất người đã khuất, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
Học sinh làm bảng con:
 Em hãy ghi vào ô chữ Đ trước việc làm đúng, chữ S trước việc làm sai khi gặp đám tang.
 S a) Chạy theo xem, chỉ trỏ.
 Đ b) Nhường đường.
 S c) Cười đùa.
 Đ d) Ngả mũ nón.
 S e) Bóp còi xe xin đường.
 S g) Luồn lách, vượt lên trước.
Em hãy ghi vào chỗ . chữ Đ trước việc làm đúng, chữ S trước việc làm sai khi gặp những tình huống sau:
Thấy bố đi công tác về...mua quà gì cho mình (S ).
Mỗi lần sang nhà hàng xóm... Xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem. ...(Đ).
Bố công tác ở xa...lấy thư xem Hải viết gì? (S)
Sang nhà bạn...”Cậu thấy tớ xem những đồ chơi này được không ? »(Đ).
Vì nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Được sử dụng nước sạch, đầy đủ, trẻ em sẽ có sức khoẻ và phát triển tốt. Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm.
Nước dùng để ăn, uống, tắm , rửa, giặt giũ, tưới , làm mát không khívà dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
Cho chó, gà, mèo, lợn, trâu, bò ăn, uống, chăn thả chúng. Tưới nước, làm cỏ, bón phân, bắt sâu, tỉa cành 
Bứt lá, bẻ cành, đu cây, leo trèo, không tưới nước, làm cỏ, bón phân, bắt sâu, tỉa cành Bỏ đói vật nuôi, đánh đập, không chăm sóc chúng
 Cây trồng vật nuôi mang lại lợi ích và niềm vui cho con người. Vì vậy , mọi người cần tham gia chăm sóc , bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
4. Củng cố: Học sinh nhắc lại nội dung ôn tập.
5. Dặn dò: Về ôn bài - chuẩn bị kiểm tra hết học kì II.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------------
Môn: Tập đọc + Kể chuyện
Tiết 100, 101 Bài: SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
TUẦN 34
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
A. Tập đọc
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Chú ý các từ ngữ: liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, leo tót, cựa quậy, lừng lững.
Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu giữa các cụm từ.
 2. Rèn kĩ năng đọc-hiểu:
Hiểu các từ ngữ mới trong bài: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt.
Hiểu nội dung , ý nghĩa: Ca ngợi tình nghĩa thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội;
giải thích các hiện tượng thiên nhiên (hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm) và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 B. Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện. dựa vào theo gợi ý (SGK)
 2. Rèn kĩ năng nghe.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ truyện trong SGK
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Tập đọc 
 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài Quà của đồng nội, trả lời câu hỏi trong SGK. 
- Giáo viên nhận xét – Ghi điểm. 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoat động của thầy
Hoạt động của trò
Luyện đọc
Giáo viên đọc mẫu toàn bài
Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
Đọc từng câu
Đọc từng đoạn
Hướng dẫn tìm hiểu bài
 Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
 Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì?
 Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội?
 Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?
 Em tưởng tượng chú Cuội sống trên cung trăng như thế nào? Chọn 1 ý em cho là đúng
Luyện đọc lại
HS lắng nghe - đọc thầm
HS tiếp nối nhau đọc từng câu
Sửa lỗi phát âm
Luyện đọc tiếp nối đoạn trong bài
Tìm hiểu nghĩa các từ cuối bài
Luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
Các nhóm thi đọc
 Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc, Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý.
 Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người. Cuội đã cứu sống được rất nhiều người, trong đó có con gái của một phú ông, được phú ông gả con cho
 Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc, vợ vẫn không tỉnh lại nên nặn một bộ óc bằng đất sét, rồi mới rịt lá thuốc. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên
 Vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên, đưa Cuội lên tận cung trăng.
 Em chọn ý a) hoặc ý b) với các lí do, VD:
a)Sống trên cung trăng, chú Cuội rất buồn vì nhớ nhà. Trong tranh, chú ngồi bó gối, vẻ mặt rầu rĩ.
3HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn.
 1 HS đọc toàn bộ câu chuyện
B. Kể chuyện:
 1. GV nêu nhịêm vụ: Dựa vào các gợi ý trong SGK, HS kể được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng.
 2. HS tập kể từng đoạn truyện
GV mở bảng phụ đã viết các ý tóm tắt mỗi đoạn, mời 1 HS khá, giỏi(nhìn gợi ý, nhớ nội dung) kể mẫu đoạn 1(cây thuốc quý).
- GV bình chọn HS kể hay nhất. 
1 HS đọc gợi ý trong SGK
1HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1(Cây thuốc quý). VD:
 (Ý 1-Chàng tiều phu) Xưa, có 1 chàng tiều phu tốt bụng tên là Cuội sống ở vùng rừng núi nọ.
( Ý 2-Gặp hổ) Một hôm, Cuội đi vào rừng, bất ngờ bị 1 con hổ con tấn côngThấy hổ mẹ về, Cuội hoảng quá, quăng rìu, leo tót lên 1 cây cao.
(Ý 3-Phát hiện cây thuốc quý) Từ trên cây, Cuội ngạc nhiên thấy một cảnh tượng lạ
HS kể theo cặp
3 HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện trước lớp.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất
 3. Củng cố: - Nêu nội dung truyện 
 4. Dặn dò: Về nhà tiếp tục luyện kể lại toàn bộ câu chuyện.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
	Nhận xét tiết học. : Tuyên dương- Nhắc nhở.Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
 --------------------------------------0-------------------------------------
Môn : Toán
Tiết 166 Bài : ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (TIẾP THEO)
TUẦN 34
I – MỤC TIÊU
Giúp HS :
Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm, viết ) các số trong phạm vi 100 000, trong đó có trường hợp cộng nhiều số.
Giải được bài toán bằng hai phép tính.
Rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện tính cộng, trừ, chia, nhân và giải toán.
Học sinh cẩn thận khi làm toán.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi nội dung bài 1, 4 .
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ : - Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập sau :
 Đặt tính rồi tính :
 26605 x 4 605431 : 3 38748 + 24736
Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
Giáo viên nhận xét - đánh giá.
2. Bài mới :Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài
Bài 1: Cho học sinh đọc yêu cầu.
 Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm và đặc biệt chú ý đến thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức, so sánh kết qua ...  nội dung để làm tốt các BT 1 và 2(tiết LTVC tới).
Nhận xét tiết học. : Tuyên dương- Nhắc nhở.
-------------------------------------0----------------------------------
Môn : Toán
Tiết 167 Bài : ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
TUẦN 34
I – MỤC TIÊU
Giúp HS :
Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học ( độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam ).
Biết giải các bài toán liên quan đến những đại lượng đã học.
Rèn cho học sinh kỹ năng làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học.
Học sinh cẩn thận khi làm toán.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mô hình đồng hồ .
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 HS lên chữa BT 1, 2, 3 VBT tiết 166.
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài
Bài 1: - Hướng dẫn HS đổi (nhẩm ):
7m3cm = 703cm, sau đó đối chiếu với các câu trả lời A, B, C, D ; thấy rằng B là câu trả lời đúng , vì vậy khoanh vào chữ B.
Lưu ý không viết kết quả đổi 
( 703 cm ) vào bài, chỉ khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Làm miệng.
Bài 2: 
 Cho học sinh làm bài vào bảng con.
Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
 Cho lớp nhận xét - chữa bài.
a) - Hướng dẫn học sinh quan sát tranh, thực hiện phép cộng:
200 g + 100 g = 300 g
Kết luận: Quả cam cân nặng 300 g.
Câu B, C hướng dẫn tương tự.
Bài 3: 
a) - Cho học sinh thực hiện trên mô hình đồng hồ cá nhân .
b) Sau đó hướng dẫn học sinh dựa vào 2 đồng hồ ở phần a) để xác định khoảng thời gian bạn Lan đi từ nhà tới trường.
Bài 4: - Cho HS đọc đề – nêu dạng toán - phân tích đề – phân tích cách giải . Nêu các bước giải.
Cho 1 học sinh lên bảng tóm tắt – giải bài toán.
 Cho lớp làm bài vào vở.
Nhận xét – chữa bài.
Chấm bài nhận xét
Bài 1: - HS đổi (nhẩm ):
7m3cm = 703cm, sau đó đối chiếu với các câu trả lời A, B, C, D ; thấy rằng B là câu trả lời đúng , vì vậy khoanh vào chữ B.
Làm miệng.
Bài 2: 
Học sinh làm bài vào bảng con.
1 học sinh lên bảng làm.
Nhận xét - chữa bài
Học sinh quan sát tranh, thực hiện phép cộng:
200 g + 100 g = 300 g
Kết luận: Quả cam cân nặng 300 g.
Học sinh quan sát tranh, thực hiện phép cộng:
500 g + 200 g = 700 g, ta thấy quả đu đủ cân nặng 700 g.
Thực hiện phép trừ: 
700g g -300g = 400 g.
Kết luận: Quả đu đủ nặng hơn quả cam 400 g
Bài 3: 
a) Học sinh thực hiện trên mô hình đồng hồ cá nhân .
Kim phút ở đồng hồ thứ nhất chỉ số 11, kim phút ở đồng hồ thứ hai chỉ số 2 .
b) Học sinh dựa vào 2 đồng hồ ở phần a) để xác định khoảng thời gian bạn Lan đi từ nhà tới trường.
Tính từ vạch ghi số 11 ( vị trí kim phút lúc ở nhà ) đến vạch số 2 ( vị trí kim phút lúc tới trường) ( theo chiều quay của kim đồng hồ) , có 3 khoảng , mỗi khoảng là 5 phút ; nhẩm:
 5 phút x 3 = 15 phút. Như vậy Lan đi từ nhà đến trường hết 15 phút.
Bài 4: 
HS đọc đề – nêu dạng toán - phân tích đề – phân tích cách giải rồi giải bài toán .
1 học sinh lên bảng tóm tắt – giải bài toán.
Lớp làm bài vào vở.
Nhận xét – chữa bài.
Bài giải
Số tiền Bình có là:
2000 x 2 = 4000 ( đồng)
Số tiền Bình còn lại là:
4000 – 2700 = 1300 ( đồng)
Đáp số : 1300 ( đồng)
3.Củng cố : Giáo viên hệ thống lại bài.
4.Dặn dò :Về xem lại bài làm BT trong VBT
 Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
 -------------------------------0----------------------------
Môn : Chính tả (Nghe- viết )
Tiết 67 Bài : THÌ THẦM
TUẦN 34
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Rèn kĩ năng viết chính tả :
Nghe – viết đúng bài chính tả bài thơ Thì thầm; trình bày đúng các các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
Đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam Á. ( BT2)
Làm đúng BT ( 3) a / b điền vào chỗ trống các tiếng có âm đầu, dấu thanh dễ lẫn :ch/ tr hoặc dấu hỏi / dấu ngã), giải đúng câu đố.
Rèn kỹ năng nghe - viết chính xác cho học sinh. 
Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng lớp viết ( 3 lần ) từ ngữ cần điền ở bài tập 2a; dòng thơ 2 của bài tập 2b.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ : - Giáo viên đọc cho 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con: - ngôi sao - đi xa - lá sen – xanh xao.
Nhận xét – Ghi điểm.
2.Bài mới : Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh viết chính tả
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc bài thơ .
Bài thơ cho thấy các sự vật , con vật đều biết trò chuyện, thì thầm với nhau. Đó là những sự vật , con vật nào? 
Mỗi dòng thơ có mấy chữ ? Những chữ nào cần viết hoa ? cách trình bày bài thơ ? 
GV đọc cho HS luyện viết từ khó.
Giáo viên nhận xét, sửa sai.
Nhắc nhở tư thế trước khi viết
GV đọc cho HS viết .
GV đọc cho HS soát lại bài
Giáo viên chấm một số bài.
Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh, hướng dẫn sửa một số lỗi của học sinh .
HD HS làm BT chính tả
Bài 2 : Cho HS tự làm bài và chữa bài.
Nêu cách viết các tên riêng trong bài ?
GV nhận xét chốt lại lời giải đúng .
Bài 3:a : Học sinh đọc yêu cầu của bài.
1 học sinh lên bảng làm .
Lớp làm vào vở.
Nhận xét chữa bài.
Nhận xét chốt lại lời giải đúng
HS lắng nghe – đọc thầm.
2 học sinh đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK.
Gió thì thầm với lá; lá thì thầm với cây; hoa thì thầm với ong bướm; trời thì thầm với sao; sao trời tưởng im lặng hoá ra cũng thì thầm cùng nhau. 
 Mỗi dòng thơ có 5 chữ . Những chữ cái đầu câu cần viết hoa . Cách trình bày bài thơ : viết các chữ đầu dòng thơ cách lề vở 3 ô li. Để trống 1 dòng phân cách hai khổ thơ.
HS luyện viết từ khó vào bảng con: lá, im lặng, lại, ong, bướm, mênh mông, sao trời,
HS lắng nghe.
HS nghe viết bài vào vở.
HS soát sửa lỗi.
Bài 2 : HS đọc yêu cầu của bài.2,3 học sinh đọc tên riêng của 5 nước ở Đông Nam Á. Cả lớp đọc ĐT.
Viết hoa các chữ đầu tên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Trừ tên riêng Thái Lan ( giống tên riêng Việt Nam vì là tên phiên âm Hán Việt ), các tên còn lại có gạch nối giữa các tiếng trong mỗi tên: Ma- lai- xi- a, Mi – an- ma, Phi –líp- pin,
Xin – ga – po.
Bài 3:a : Học sinh đọc yêu cầu của bài.
1 học sinh lên bảng làm .
Lớp làm vào vở.
Nhận xét chữa bài.
Lời giải
a) Lưng đằng trước, bụng đằng sau
Con mắt ở dưới, cái đầu ở trên
 Là cái chân
3.Củng cố : Nêu nội dung đoạn viết. - Gió thì thầm với lá; lá thì thầm với cây; hoa thì thầm với ong bướm; trời thì thầm với sao; sao trời tưởng im lặng hoá ra cũng thì thầm cùng nhau. 
Bài 3:b Dành cho học sinh khá giỏi: Làm miệng.
b) đuổi (Lời giải câu đố: cầm đũa và cơm vào miệng )
4 .Dặn dò: Về HTL bài chính tả Thì thầm.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------0---------------------------
TUẦN 34
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 34
Môn: Thể dục
Tiết 67 Bài: TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 2 – 3 NGƯỜI 
I - MỤC TIÊU :
- Ôn động tác tung bắt bóng theo nhóm 2 - 3 người. Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”.
- Học sinh thực hiện động tác tương đối chính xác. Nắm vững cách chơi trò chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
- Học sinh học tự giác, nghiêm túc.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
	- Sân trường, bóng, còi, dây nhảy, kẻ sân cho trò chơi.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định : 
 - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2 - 3 người, học trò chơi “ Chuyển đồ vật”. 
 - Cho học sinh khởi động các khớp.- Cho học sinh tập bài thể dục phát triển chung.
 - Cho học sinh chơi trò chơi “Chim bay cò bay”.
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 3 học sinh lên tập tung và bắt bóng cá nhân.
 - Giáo viên nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: 
* Ôn động tác tung và bắt bóng tại chỗ và di chuyển theo nhóm 2 - 3 người.
 - Cho học sinh thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau trong nhóm 2 – 3 người.
* Cho học sinh tập di chuyển tung và bắt bóng theo nhóm 2 người.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ. 
* Cho học sinh nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- Cho học sinh tự ôn tại các khu vực đã quy định.
* Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”. 
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. 
- Giáo viên chia lớp thành hai đội để các em thi với nhau. Giáo viên tăng thêm số lượng bóng và mẩu gỗ để mỗi lần thực hiện, các em phải chuyển cùng một lúc nhiều đồ vật.
- Giáo viên nhận xét trò chơi , tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố: 
- Cho học sinh đứng thành vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
5. Dặn dò : 
- Về nhà ôn lại động tác tung , bắt bóng cá nhân, chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1 - 2’
1
1 lần 2 x 8 nhịp
1 - 2’
8 – 10’ 
1 lần 
5 – 7 phút
6 –8’
1 - 2’
 1’
1’
1’
* LT
**************
*LT
- Học sinh nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
Học sinh chơi trò chơi “ Chuyển đồ vật” 
*
*
+
+
XP x x 
CB x x
 x x 
 *
 * *
 * * *
 * *
 * * 
 *
Môn: Hoạt động tập thể
Tiết 67 : CHÀO CỜ ( TOÀN TRƯỜNG)
------------------------------------0---------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34 THU 2,3.doc