Giáo án Lớp 3 Tuần 34 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Giáo án Lớp 3 Tuần 34 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Thủ công

Tiết 34 : ÔN TẬP CHỦ ĐỀ ĐAN NAN

VÀ LÀM ĐỒ CHƠI ĐƠN GIẢN

I/ MỤC TIÊU :

  Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng đan nan và làm đồ chơi đơn giản.

  Làm được một sản phẩm đã học.

  Đối với HS khéo tay:

 + Làm được ít nhất một sản phẩm đã học. Có thể làm được một sản phẩm mới có tính sáng tạo.

II/ CHUẨN BỊ:

  GV: Các mẫu sản phẩm đã học trong HK II.

 HS: Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo, hồ dán, cán quạt chỉ buột.

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 34 - Trường Tiểu học Trường Tây C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3C: 4 .5 .2013
3D: . .2013
TUẦN 34
Thứ bảy , ngày 4 tháng 5 năm 2013 
Thủ công
Tiết 34 : ÔN TẬP CHỦ ĐỀ ĐAN NAN 
VÀ LÀM ĐỒ CHƠI ĐƠN GIẢN
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng đan nan và làm đồ chơi đơn giản.
	Ø Làm được một sản phẩm đã học.
	Ø Đối với HS khéo tay: 
	+ Làm được ít nhất một sản phẩm đã học. Có thể làm được một sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø GV: Các mẫu sản phẩm đã học trong HK II. 
Ø HS: Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo, hồ dán, cán quạt chỉ buột.
III/ LÊN LỚP :
	1. Ổn định.
	2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
	3. Bài mới:
	óHoạt động 1: Nội dung kiểm tra.
	- Đề bài: “ Em hãy làm một trong những sản phẩm thủ công đã học”.
	- Giáo viên cho học sinh quan sát.
	- Trong quá trình học sinh làm bài kiểm tra. Giáo viên đến quan sát, hướng dẫn những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành bài kiểm tra.
	ó Hoạt động 2: Đánh giá.
	* Hoàn thành A: 
	- Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật và làm được sản phẩm hoàn chỉnh, cân đối, nếp gấp đều, đường cắt thẳng. Những sản phẩm hoàn thành, trang trí đẹp, có nhiều sáng tạo được đánh giá hoàn thành tốt A+ .
*Chưa hoàn thành B: 
	- Thực hiện không đúng quy trình kĩ thuật và chưa làm ra được sản phẩm..
	4. Củng cố- Dặn dò.
	- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
	- Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bài: Ôn tập chủ đề Đan nan và làm đồ chơi đơn giản.
3C: . .2013
3D: 4 .5 .2013
TUẦN 34
Thứ bảy , ngày 4 tháng 5 năm 2013 
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 67 : BỀ MẶT LỤC ĐỊA.
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa.
¶ Kĩ năng sống:
	Ø Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng....
	Ø Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi; giữa đồng bằng và cao nguyên
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Quả địa cầu.
III/ LÊN LỚP :	
	1. Ổn định.
	2. KTBC: Bề mặt Trái đất.
	w Về cơ bản, bề mặt Trái đất được chia làm mấy phần?
	w Hãy kể tên 6 lục địa và 4 đại dương?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.
	3. Bài mới: 
	ó Hoạt động 1: Bề mặt lục địa.
	- GV nêu câu hỏi:
	+ Theo em, bề mặt lục địa có bằng phẳng không? Vì sao em lại nói được như vậy?
	- Giáo viên kết luận: Bề mặt Trái đất không bằng phẳng, có chỗ đất nhô cao, có chỗ đất bằng phẳng, có chỗ có nước còn có chỗ không có nước.
	+ Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào?
	+ Nước sông, suối thường chảy đi đâu?
	- Giảng (hình/SGK): Từ trên núi cao, nước chảy theo các khe chảy thành suối. Các khe suối chảy xuống sông, nước từ sông lại chảy ra biển cả..
	ó Hoạt động 2: Tìm hiểu về suối, sông, hồ.
	- Học sinh quan sát hình2;3;4/ 129 và nêu nhận xét.
	+ Xem hình nào thể hiện sông, suối, hồ và tại sao lại nhận xét được như thế?
	- Giáo viên kết luận: Bề mặt lục địa có những dòng nước chảy ( sông, suối) và cả những nơi chứa nước ( ao, hồ).
	- Học sinh trình bày trước lớp những thông tin hoặc câu chuyện có nội dung nói về các sông ngòi, ao hồ nổi tiếng trên Thế Giới và Việt Nam.
	4. Củng cố, dặn dò
- Học sinh đọc “ Bóng đèn toả sáng”. Giáo dục học sinh và đưa ra thêm thông tin về các sông, ao, hồ mà học sinh biết..
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS phát biểu xây dựng bài tốt.
- Chuẩn bị: Bề mặt lục địa (t.t): Học sinh về nh sưu tầm thm tranh ảnh về ni non, sông ngòi. 
TUẦN 34
Thứ năm , ngày 9 tháng 5 năm 2013 
Âm nhạc
Tiết 34: Tập biểu diễn các bài hát đã học ở HKI.
I/Mục tiêu:
- Ôn tập một số bài hát đã học ở HKI và tham gia tập biểu diễn một vài bài hát đó.
II/Chuẩn bị :
Giáo viên: Maùy ñóa, ñóa nhaïc lôùp 3, song loan.
Học sinh: Sách.
III Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2.Kiểm tra bài cũ: GV mời HS hát bài Em yêu trường em.
3.Bài mới: 
 Hoạt động 1 : Ôn tập các bài hát đã học.
- GV mở nhạc HS hát lần lượt từng bài.
 HS hát theo nhạc.
GV nhận xét.
Hoạt động 2: Tập biểu diễn.
- Giáo viên mời từng nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- Giáo viên động viên học sinh mạnh dạn, tự tin khi lên biểu diễn.
 HS lên biểu diễn.
 HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Giáo viên mời từng cá nhân(10-15 HS) lên biểu diễn trước lớp.
- Giáo viên động viên học sinh mạnh dạn, tự tin khi lên biểu diễn.
 HS lên biểu diễn.
 HS nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Cũng cố dặn dò:
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
CB: Tiết 35: Tập biểu diễn một số bài hát đã học ở HKII.
TUẦN 34
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2013 
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 68: BỀ MẶT LỤC ĐỊA (t.t)
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa.
¶ Kĩ năng sống:
	Ø Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng....
	Ø Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi; giữa đồng bằng và cao nguyên
II/ CHUẨN BỊ 
Ø Quả địa cầu.
III/ LÊN LỚP :	
	1. Ổn định.
	2. KTBC: Bề mặt lục địa.
	w Theo em, bề mặt lục địa có bằng phẳng không?
	w Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.
	3. Bài mới: 
	ó Hoạt động 1: Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi.
	- GV yêu cầu HS dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 130 hoặc tranh ảnh sưu tầm, thảo luận và hoàn thành bảng sau :
Núi
Đồi
Độ cao
Cao
Thấp
Đỉnh
Nhọn
Tương đối tròn
Sườn
Dốc
Thoải
	- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận cả nhóm mình trước lớp.
	- Kết luận : Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc ; còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.
ó Hoạt động 2: Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên.	
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 3, 4, 5 trong SGK trang 131 và trả lời theo gợi ý sau :
	+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.
	+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào ?
	- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
	- Gio vin kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
	ó Hoạt động 3: Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
	- GV yêu cầu HS vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào giấy hoặc vở (chỉ cần vẽ đơn giản sao cho thể hiện được các dạng địa hình đó).
	- GV yêu cầu HS đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn.
	- GV trưng bày một số hình vẽ của HS trước lớp.
	- GV cùng HS nhận xét hình vẽ của bạn.
	4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS phát biểu xây dựng bài tốt.
- Chuẩn bị: Ôn tập và kiểm tra HKII: Học sinh về nh ôn lại các bài về tự nhiên.
TUẦN 34
Thứ tư , ngày 8 tháng 5 năm 2013 
Đạo đức
Tiết 34: AN TOÀN GIAO THÔNG
KHÔNG CHƠI ĐÙA TRÊN ĐƯỜNG PHỐ
I. Mục tiêu:
HS biết tác hại của việc chơi đùa trên đường phố
Biết vui chơi đúng nơi quy định để đảm bảo an toàn
Có thái độ không đồng tình với việc chơi đùa trên đường phố.
Giáo dục hs không được chơi đùa trên đường nơi mà có người và phương tiện tham gia giao thông.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định
2. KTBC
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu nội dung truyện
Bước 1:Giao nhiệm vụ
Cho hs thảo luận nhóm đôi, q/s tranh đọc ghi nhớ nội dung câu chuyện.
Gọi hs kể lại câu chuyện trước lớp.
Bước 2: HD hs tiếp cận nội dung truyện
Bo và Huy đang chơi trò gì?
Các bạn đá bóng ở đâu?
Lúc này dưới lòng đường xe cộ đi lại như thế nào?
Chuyện gì sẽ xảy ra với hai bạn?
Em thử tưởng tượng, nếu xe ô tô không phanh kịp thì điều gì có thể xảy ra?
Kết luận: Hai bạn Huy và Bo chơi đá bóng ở gần dường giao thông là rất nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho bản thân mình và còn làm ảnh hưởng đến người và xe đi lại trên đường.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
Bước 1: gv lần lượt gắn từng bức tranh lên bảng, yêu cầu hs q / s và bày tỏ ý kiến “ Tán thành, không tán thành”
Bằng cách giơ thẻ” Ông mặt trời”
Nếu tán thành - giơ thẻ “ông mặt trời cười”
Nếu không tán thành - giơ thẻ “ông mặt trời khóc”
Bước 2: Khai thác
Vì sao em tán thành?
Vì sao em không tán thành?
Nếu em có mặt ở đó thì em khuyên các bạn như thế nào?
Kết luận: Đường phố dành cho xe đi lại. Chúng ta không nên chơi đùa trên đường phố, vì như vậy sẽ dễ gây tai nạn giao thông.
Bước 3: Cho hs đọc to phần ghi nhớ ở cuối bài.
Hoạt động 3: Trò chơi hổ trợ “ Nên hoặc không nên”
Bước 1: Gv chuẩn bị 2 bộ thẻ chữ, mỗi bộ thẻ có các nội dung sau:
Chơi trong sân trường.
Chơi sát lề đường.
Chơi trên vỉa hè.
Chơi ở sân vận động.
Chơi trong câu lạc bộ.
Chơi ở góc phố.
Chơi ở ngã tư.
Chơi trong công viên.
Bước 2: GV chọn 2 đội chơi( nam, nữ ). Mỗi đội 5 em tham gia chơi.
Bước 3: Giao nhiệm vụ
Trong 1 phút, lần lượt từng bạn lựa chọn thẻ chữ có ghi địa điểm chơi gắn vào đúng cột “nên – không nên” cho phù hợp.
Đội nào lựa chọn được nhiều thẻ và gắn đúng cột, đội đó sẽ thắng.
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét – Tuyên dương.
Nhận xét tiết học.
TUẦN 34
Thứ bảy , ngày 4 tháng 5 năm 2013 
Sinh hoạt ngoại khóa
Tiết 34: TÌM HIỂU VỀ THỜI NIÊN THIẾU CỦA BÁC HỒ
I./ Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu thêm về thời niên thiếu của Bác Hồ.
Luôn yêu quý, kính trọng Bác.
Làm theo lời Bác dạy.
II./ Chuẩn bị:
 Tiểu sử của Bác Hồ
III./ Các hoạt động chủ yếu
1, Ổn định
2, Bài mới
HĐ 1: Tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác Hồ.
Mục tiêu : Học sinh biết sơ lược về thời niên thiếu của Bác Hồ.
Gv giới thiệu sơ lược tiểu sử thời niên thiếu của Bác Hồ.
Học sinh lắng nghe.
HĐ 2: Hái hoa dân chủ
Chia lớp thành 3 nhóm , các nhóm lần lượt bóc thăm trả lời câu hỏi về tiểu sử của Bác Hồ.
Bác Hồ sinh vào ngày tháng năm nào? Tại đâu? Lúc mới sinh ra Bác có tên là gì? (Bác Hồ sinh vào ngày 19/ 5/ 1890 tại làng Hoàng Trù (làng Chùa – quê ngoại của Bác cách làng Sen quê nội 2 Km), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lúc nhỏ Bác tên là Nguyễn Sinh Cung.)
Bác lấy tên là Nguyễn Tất Thành từ khi nào? (Vào năm 1901 khi mẹ mất sớm, Bác về Nghệ An ở với ngoại 1 thời gian ngắn rồi sau đó theo cha về quê nội, từ đây Bác dùng tên là Nguyễn Tất Thành.)
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Tại đâu? Với tên gọi là gì?( Ngày 05/ 6/ 1911 từ Bến Nhà Rồng, Bác lấy tên Văn Ba lên đường sang Pháp v ...  Hồng quân Trung Quốc.)
Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về Việt Nam vào thời gian nào, tại đâu?(Ngày 28/ 01/ 1941 sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài Bác trở về Việt Nam tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng, tại cột mốc số 141 với bí danh Già Thu.)
Bác lấy tên là Hồ Chí Minh vào thời gian nào? (Ngày 13/ 8/ 1942, Bác lấy tên là Hồ Chí Minh sang Trung Quốc với danh nghĩa là đại diện của cả Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung hoa Dân quốc.)
Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào? Tại đâu?
Ngày 02/ 9/ 1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong kỳ họp Quốc Hội khóa I Bác Hồ giữ chức vụ gì? (Ngày 06/ 01/ 1946 tổng tuyển cử tự do trong cả nước được tổ chức, bầu ra Quốc Hội. Quốc Hội thông qua Hiến pháp Dân chủ đầu tiên của Việt Nam và trong kỳ họp này đã cử ra Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Bác giữ chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đảm nhiệm luôn công việc của Thủ tướng.)
Bác đã vĩnh viễn ra đi vào ngày tháng năm nào? Tại đâu? (Bác qua đời vào lúc 9 giờ 47 phút sáng ngày 02/ 9/ 1969 (nhằm ngày 21/ 7 ÂL), hưởng thọ 79 tuổi, tại Phủ Chủ tịch – Hà Nội. 
Thành phố Sài Gòn được vinh dự mang tên Bác vào thời gian nào?(Tại kỳ họp Quốc Hội đầu tiên sau ngày Việt Nam được thống nhất (1976) đã thống nhất quyết định đổi tên Thành phố Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh.)
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã trao tặng Bác danh hiệu gì?(Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã tôn vinh Bác là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới” và khuyến nghị các nước thành viên tổ chức kỷ niệm 100 ngày sinh của Bác.)
3, Củng cố
Kết thúc nhận xét tiết học
TUẦN 34
Thứ hai , ngày 6 tháng 5 năm 2013 
Thể dục
Tiết 67: ÔN ĐỘNG TÁC TUNG, BẮT BÓNG CÁ NHÂN
TRÒ CHƠI : AI KÉO KHOẺ
I/ Mục tiêu :
 - Biết cách tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người.
 -Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
 II/ Địa điểm phương tiện : 
 - Sân bãivệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn luyện tập. 
 III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Phần mở đầu
_ GV phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học
_ Cho HS khởi động
_ HS chơi trò chơi: Chim bay cò bay
_ Đi đều theo nhịp vừa đi vừa hát
_ Chạy chậm một vòng sân tập
2/ Phần cơ bản
a/ Ôn động tác tung và bắt bóng tại chỗ và di chuyển theo nhóm 2-3 người
- GV tập hợp cho các em ôn cách cầm bóng, tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng. Các em đứng tại chỗ tập tung và bắt bóng một số lần, sau đó mới tập di chuyển để đón bắt bóng.
_ GV nêu tên động tác , hướng dẫn cách cầm bóng, tư thế chuẩn bị tung bóng , bắt bóng
_ Cho HS đứng tại chỗ tung và bắt bóng
_ GV quan sát sửa sai cho HS
c/ Trò chơi “ Chuyển đồ vật”
_ GV nêu tên trò chơi
_ Cho HS chơi thi đua
_ GV nhận xét tuyên dương
3/ Phần kết thúc
_ Cho HS chạy chậm, thả lỏng
_ GV cùng HS hệ thống bài
_ Nhận xét tiết học
_ Chuẩn bị bài sau 
TUẦN 34
Thứ ba , ngày 7 tháng 5 năm 2013 
Thể dục
Tiết 68: KIỂM TRA TUNG VÀ BẮT BÓNG
TRÒ CHƠI : CHUYỂN ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu :
 - Biết cách tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người.
 -Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
 II/ Địa điểm phương tiện : 
 - Sân bãi vệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn luyện tập. 
 III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Phần mở đầu
_ GV phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học
_ Cho HS khởi động
_ HS chơi trò chơi: Kết bạn
_ Chạy chậm một vòng sân tập
2/ Phần cơ bản 
a/ Kiểm tra Tung và bắt bóng theo nhóm 2- 3 em
_ Cho HS học sinh làn lượt 2, 3 em _ GV quan sát sửa sai
- Đánh giá học sinh theo mức độ: Hoàn thành, chưa hoàn thành
c/ Trò chơi “ Chuyển đồ vật”
_ GV nêu tên trò chơi
_ Cho HS chơi thi đua
_ GV nhận xét tuyên dương
3/ Phần kết thúc
_ Cho HS chạy chậm, thả lỏng
_ GV cùng HS hệ thống bài
_ Nhận xét tiết học
_ Chuẩn bị bài sau
TUẦN 34 (BUỔI CHIỀU)
Thứ tư , ngày 8 tháng 5 năm 2013 
Âm nhạc
Tiết 34: TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC 
I/Mục tiêu:
- Ôn tập một số bài hát đã học ở HKI 
- Tham gia tập biểu diễn một vài bài hát đó.
II/Chuẩn bị :
Giáo viên: Maùy ñóa, ñóa nhaïc lôùp 1, song loan.
Học sinh: Sách.
III Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2.Kiểm tra bài cũ: Gv mời cả lớp hát bài Em yêu trường em.
3.Bài mới: 
 Hoạt động : Tổ chức HS thi hát.
- GV chia lớp thành 6 nhóm hát một bài bốc thăm các bài hát ôn tập tiết trước. Chon HS khá làm BGK.
 HS thi hát.
 BGK nhận xét.
GV nhận xét, đánh giá.
GV cần tuyên dương HS xuất sắc, động viên HS chưa tự tin.
4. Cũng cố dặn dò:
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
CB: Tiết 35: Tập biểu diễn một số bài hát đã học ở HKII.
TUẦN 34
3C: 8 .5.2013
3D: 9.5 .2013
Thứ tư , ngày 8 tháng 5 năm 2013 
Tự học
Tiết 34: ÔN TẬP
I MỤC TIÊU
- Ôn tập kiến thức toán đã học. 
- Làm được các phép tính trong dạng toán đã học
II CHUẨN BỊ
- Nội dung các bài toán
III HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định
2. KTBC
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
- Giáo viên ghi lần lượt các bài toán trên bảng
- HS làm vào tập
A/ TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Số liền sau của số 5739 là :
a. 5729	b.5749	c. 5740.
2. Số “ Bốn nghìn tám trăm chín mươi” được viết là:
	a. 480090	b. 4890	c. 4809
3. Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 5m7cm = ..cm là:
a. 507 	b. 57	c. 75
5. Dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm của 86 573 .96 573 là:
a. >	b. <	c. =
6. Một hình chữ nhật có chiều dài là 8cm, chiều rộng là 5cm. Vậy diện tích hình chữ nhật là:
a. 85cm2	b. 58cm2	c. 40cm2
B/ TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
7. Đặt tính rồi tính.
a. 35 814 + 25 079	b. 92684 – 45 326	c. 14032 x 4	d. 24 693 : 3
8. Công ty mía đường La Ngà tháng ba thu mua được 35 750 kg mía đường, tháng tư thu mua được ít hơn tháng ba 5 750 kg mía đường . Hỏi cả hai tháng nhà máy thu mua được bao nhiêu ki lô gam mía đường?
9. Bình có số tiền bằng một nửa của 54000 đồng chia cho 3. Vậy Bình có số tiền là:
a) 16 000 đồng.	b)18 000 đồng.	c) 9 000 đồng.
- HS lên bảng sửa sai
- Nhận xét – chấm điểm bài làm của học sinh
4. Củng cố
Xem lại các kiến thức đã học
Nhận xét tiết học
TUẦN 34 (BUỔI CHIỀU)
Thứ bảy , ngày 4 tháng 5 năm 2013 
Toán
Tiết 100: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000.
- HS biết giải bài toán liên quan.
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- VBT toán 3 tập 2 
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 89
Bài 1: Tính nhẩm:
a/ 2000 + 4000 x 2 =	b/ 18000 – 4000 : 2 =
 (2000 + 4000) x 2 =	 (18000 – 4000) : 2 =
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
897 + 7103 	5000 – 75	5142 x 8
3805 x 6	13889	: 7	65080 : 8
8942 + 5457 + 105	9090	+ 505 + 807
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
Bài 3: Trên sân vận động có 2450 học sinh cầm hoa đỏ hoặc hoa vàng để xếp hình, trong đó có số học sinh cầm hoa vàng. Hỏi có bao nhiêu học sinh cầm hoa đỏ?
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
Bài giải
Số học sinh cầm hoa vàng là:
2450 : 5 = 490 (học sinh)
Số học sinh cầm hoa đỏ là:
2450 - 490 = 1960 (học sinh)
Đáp số: 1960 học sinh
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại bài
- Nhận xét tiết học	 
- Chuẩn bị: ôn tập 
Thứ ba , ngày 7 tháng 5 năm 2013 
Toán
Tiết 101: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Ôn tập về các dạng toán đã học
- HS biết áp dụng để giải toán
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- VBT toán 3 tập 2 
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 81
Bài 1. (1 điểm) Viết (theo mẫu)
Viết số
Đọc số
87115
Tám mươi bảy nghìn một trăm mười lăm
......................
Mười bảy nghìn ba trăm linh năm
82870
..............................................................................................
......................
Sáu mươi mốt nghìn năm trăm bảy mươi mốt
90001
..............................................................................................
>
<
=
?
Bài 2 . (1 điểm)	a) 89154  98415	
	b) 78659  76864	
Bài 3. (2 điểm) Đặt tính rồi tính :
 	27684 + 5023	 	84091 - 1735
 	10715 x 6	 	10712 : 4
Bài 4. (1 điểm) Tìm x : 	
	X : 4 = 1823	;	 x x 9 = 2763	
Bài 6. (1 điểm) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Một vườn trồng rau hình chữ nhật có chiều dài 36m, chiều rộng bằng chiều dài.
Vườn rau hình chữ nhật có chiều rộng là : 
A. 18m	B. 12m	C. 24m 
Vườn rau hình chữ nhật có chu vi là : 
A. 96m	B. 48m	C. 72m 
Bài 7.(2 điểm) Một vòi nước chảy vào bể trong 5 phút được 200 lít nước. Hỏi trong 9 phút vòi nước đó chảy vào bể được bao nhiêu lít nước (số lít nước chảy vào bể trong mỗi phút đều như nhau ?
Bài 8. (1 điểm) Tìm diện tích của một hình vuông, biết hình vuông đó có chu vi bằng 24cm.
- HS làm bài vào vở
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại bài
- Nhận xét tiết học	 
- Chuẩn bị: ôn tập 
Thứ năm , ngày 8 tháng 5 năm 2013 
Toán
Tiết 102: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Ôn tập về các dạng toán đã học
- HS biết áp dụng để giải toán
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- VBT toán 3 tập 2 
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài tập
Tính nhẩm:
4000 + 6000 = 	14000 x 3 = 
10000 – 70000 =	48000 : 8 = 
Đặt Tính rồi tính :
21825 + 34588 91752 – 6328 5142 x 3 7016 : 7 
Tính giá trị biểu thức:
64575 – 10021 x 5 =	25000 x 2 – 40000 = 
 = 	 = 
Tính x :
a) X x 4 = 1000 b) X : 9 =5400
5) Có 24 quyển vổ chia cho 3 học sinh .Hỏi có 96 quyển vở chia bao nhiêu học sinh?
- HS làm bài vào vở
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại bài
- Nhận xét tiết học	 
- Chuẩn bị: ôn tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 34 mot cot.doc