Tiết 1 TOÁN
Luyện tập xem đồng hồ
A. Mục tiêu:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12 rồi đọc theo 2 cách, chẳng hạn: 8 giờ 35 phút hay 9 giờ kém 25 phút
- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian và hiểu biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của HS.
B- Đồ dùng dạy học:
GV : Mô hình mặt đồng hồ
Đồng hồ để bàn; đồng hồ điện tử
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tuần 4 Thứ hai ngày 09 tháng 9 năm 2013 Tiết 1 TOÁN Luyện tập xem đồng hồ A. Mục tiêu: - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12 rồi đọc theo 2 cách, chẳng hạn: 8 giờ 35 phút hay 9 giờ kém 25 phút - Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian và hiểu biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của HS. B- Đồ dùng dạy học: GV : Mô hình mặt đồng hồ Đồng hồ để bàn; đồng hồ điện tử C- Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ của thầy 1- ổn định 2- Bài mới: a-Hoạt động 1: Xem đồng hồ và nêu thời điểm theo 2 cách. - Cho HS quan sát các đồng hồ(T.14) - 8 giờ 35 phút thì còn thiếu bao nhiêu phút nữa đến 9 giờ ? - Tương tự các đồng hồ còn lại Lưu ý: nếu kim phút chưa vượt qua số 6 ta có thể nói theo cách "giờ kém" b-HĐ 2: Thực hành Bài 1: - GV quay kim đồng hồ theo SGK và hỏi HS : Đọc số giờ? số phút? Bài 2: - GV đọc số giờ, số phút. Bài 3:- Treo bảng phụ - Mỗi đồng hồ tương ứng với cách đọc nào? D- Các hoạt động nối tiếp: 1.Thi đọc giờ nhanh 2. Dặn dò: Ôn lại bài HĐ của trò - Hát - Thiếu 25 phút ( Có thể đọc là 9 giờ kém 25 phút ) - 3 HS nêu miệng (theo mẫu) + 13 giờ 40 phút hay 1 giìơ kém 20 phút + 2 giờ 35 phút hay 3 giờ kém 25 phút - Thực hành trên mô hình đồng hồ, quay kim đồng hồ chỉ đúng số giờ GV đọc - Làm phiếu HT + Các đồng hồ tương ứng là: A - d B - g D - b - HS thực hiện **************************** Tiết 2 Thể dục (Giáo viên chuyên trách dạy) **************************** Tiết 3 Tiếng Việt ( TC) Tập làm văn: Luyện kể về gia đình I. MỤC TIÊU Kể được về gia đình với một người bạn mới quen. Viết đúng đơn xin nghỉ học, theo mẫu. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Mẫu đơn xin nghỉ học (photo cho mỗi HS 1 bản hoặc viết sẵn trên bảng phụ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Trả bài tập làmvăn tuần 2: viết đơn xin vào Đội. Nhận xét bài viết của HS, tuyên dương những HS viết đúng mẫu, biết trình bày lí do, nguyện vọng viết đơn; nhắc nhở, động viên HS chưa đạt yêu cầu viết tốt hơn. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường được tiếp xúc, làm quen với những người bạn mới. Khi đó, chúng ta không tự giới thiệu về bản thân mình mà còn có thể giới thiệu về gia đình mình với bạn. Bài học tập làm văn hôm nay giúp các em biết cách giới thiệu một cách đơn giản về gia đình mình. Sau đó, chúng ta sẽ tập viết đơn xin nghỉ học theo mẫu. 2.2. Hướng dẫn giới thiệu về gia đình - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1. - Hướng dẫn: Khi kể về gia đình với một người bạn mới quen, chúng ta nên giới thiệu một cách khái quát nhất về gia đình. Vì là kể với bạn, nên khi kể em có thể xưng hô là tôi, tớ, mình, Ví dụ: + Gia đình em có mấy người, đó là những ai? + Công việc của mỗi người trong gia đình là gì? + Tính tình của mỗi người trong gia đình như thế nào? + Bố mẹ em thường làm việc gì? + Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào? - Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 HS và yêu cầu HS kể cho các bạn trong nhóm nghe về gia đình mình. - Gọi 1 số HS trình bày trước lớp. Theo dõi và hướng dẫn HS kể thành câu. 2.3. Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ học - Gọi HS đọc yêu cầu bài 2. - Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn và yêu cầu HS đọc mẫu đơn. - Hỏi: Đơn xin nghỉ hoc gồm những nội dung gì? GV nghe HS trả lời và ghi lên bảng. Nếu HS chưa nêu đủ những nội dung của đơn thì GV nêu cho đủ. - Gọi 1 đến 2 HS làm miệng trước lớp, chú ý nội dung lí do xin nghỉ học phải đúng với sự thật. - Nhận xét bài miệng của 2 HS, sau đó yêu cầu HS cả lớp viết đơn vào vở hoặc vào mẫu đã photo. - Chấm điểm 1 số HS , số còn lại thu để chấm sau. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS chú ý tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý trong giờ học. - Dặn dò HS về nhà: + Viết đoạn văn khoản 4 đến 5 câu kể về gia đình em. + Ghi nhớ mẫu đơn xin phép nghỉ học. + Chuẩn bị bài sau. Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen. - Nghe hướng dẫn của GV. Một số HS trả lời câu hỏi của GV. Ví dụ, HS có thể kể: Gia đình mình có 4 người, bố, mẹ, em bé và mình. Bố mình là bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Mẹ mình là bác sĩ ở bệnh viện huyện. Mẹ rất hiền và yêu các con. Em bé của mình năm nay mới lên 3 tuổi. Mình rất thích những ngày bố được nghỉ, vì lúc đó cả nhà được quay quần vui vẻ bên nhau. Mình yêu gia đình của mình. - Làm việc theo nhóm. - Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Dựa vào mẫu dưới đây, hãy viết một lá đơn xin nghỉ học. - HS cả lớp đọc thầm. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu một nội dung. Chú ý nêu đúng theo trình tự viết đơn. Đơn xin nghỉ đọc có các nội dung: + Quốc hiệu và tiêu ngữ. + Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. + Tên đơn: Đơn xin phép nghỉ học. + Tên của người nhận đơn. + Người viết đơn tự giới thiệu tên, lớp. + Nêu lí do viết đơn. + Nêu lí do xin phép nghỉ học. + Lời hứa của người viết đơn. + Ý kiến và chữ kí của gia đình HS. + Chữ kí và họ tên người viết đơn. - 1 đến 2 HS trình bày, cả lớp theo dõi để nhận xét, rút kinh nghiệm trước khi làm bài. - Viết đơn, sau đó 1 số HS trình bày đơn của mình trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét. **************************** Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 Tiết 1 Đạo đức ( Cô Em dạy) **************************** Tiết 2 Thể dục ( Giáo viên chuyên dạy) **************************** Tiết 3 Tin Học ( Giáo viên chuyên dạy) **************************** Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2013 Tiết 1 Toán ( TC) Ôn tập về giải toán A. Mục tiêu: - Củng cố về tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi tam giác, tứ giác . - Củng cố về giải bài toán "nhiều hơn", "ít hơn", "hơn kém nhau 1 số đơn vị. B- Đồ dùng dạy học: GV : Nội dung HS : Vở BT toán C- Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ của thầy 1- ổn định 2- Luyện tập- Thực hành Bài 1: - Đường gấp khúc ABCD gồm mấy đoạn thẳng? - Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta làm thế nào? - HS giải bài toán Bài 3: Treo bảng phụ ( HD : ghi số vào hình rồi đếm ) Bài 4: Treo bảng phụ - Gợi ý HS kẻ theo nhiều cách khác nhau 2. Dặn dò: - Ôn lại các bảng nhân, chia 2,3,4,5. HĐ của trò - Hát - Đường gấp khúc ABCD gồm 4 đoạn thẳng - Tính tổng độ dài các đoạn thẳng Bài giải Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 28 + 12 +60 = 100( cm) Đáp số:100cm - Làm miệng + Hình bên có 5 hình vuông và 6 hình tam giác - HS chia 2 đội thi kẻ a) Ba hình tam giác b) Ba hình tứ giác **************************** Tiết 2 Âm nhạc ( Giáo viên chuyên dạy) **************************** Tiết 3 Hoạt động ngoài giờ lên lớp Thứ năm ngày 12 tháng 9 năm 2013 Tiết 1 Tin Học ( Giáo viên chuyên dạy) **************************** Tiết 2 Toán ( TC ) Luyện tập 1/ Củng cố kỹ năng lăm tính, điền dấu văo chỗ chấm liên quan đến bảng nhân 6. Băi 1: HSTB Gọi hs đọc yêu cầu. Hỏi Thế nào là tính nhẩm? Cho hs đọc lại bảng nhân 6. Băi 2: HSTB Gọi hs đọc yêu cầu. H. Dãy tính có mấy dấu tính? H. Nêu cách làm? H. Gọi 3 hs lên bảng, lớp làm bảng con. Nhận xét, chữa bài. Củng cố kỹ năng tính. Băi 3: HSTB Gọi hs đọc yêu cầu. H. Muốn điền dấu đúng em cần làm gì? H. Gọi 3 hs lên bảng, lớp làm vở. Nhận xét, chấm bài. Băi 4: HS khá Gọi hs đọc yêu cầu. Cho hs quan sát hình ? Hình vẽ con gì? Gồm những hình học nào ghép lại? Yêu cầu hs đếm ô vuông rồi vẽ. 2. Củng cố, dặn dò: Nhận xết giờ học, dặn Hs về nhà. Học thuộc bảng nhân 6. 1hs đọc yêu cầu. Hs nêu 6 x 5 = 30 6 x 8 = 48 6 x 4 = 24 6 x 7= 42 6 x 6 = 36 6 x 9 = 54 6 x 3 = 18 6 x 2 = 12 Hs đọc yêu cầu, nêu cách làm. 3 hs lên bảng, lớp làm bảng con. 6 x 4 + 8 = 24 + 8 = 32 6 x 8 + 52 = 48 + 52 = 100 6 x 7 - 35 = 42 - 35 = 7 Điền dấu thích hợp vào ô trống. Tính kết quả, so sánh kết quả. 6 + 6 < 6 x 6 5 x 3 > 6 x 2 5 x 6 = 6 x 5 Vẽ hình theo mẫu. Vẽ hình con cá. 1 HS khá lên vẽ, lớp vẽ vào vở. **************************** Tiết 3 Tiếng Việt ( TC) LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: gia đình.Ôn tập câu: Ai là gì? I. MỤC TIÊU Mở rộng vốn từ về gia đình: Tìm được các từ chỉ gộp những người trong gia đình; xếp được các câu tục ngữ, thành ngữ cho trước thành 3 nhóm theo tiêu chí phân loại ở bài tập 2. Ôn tập về kiểu câu: Ai (cái gì, con gì) – là gì? II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Viết sẵn nội dung bài tập 2 vào bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 1 HS lên bảng làm lại bài tập 1 của tiết Luyện từ và câu tuần 3. - Thu và kiểm tra vở của 3 đến 5 HS viết bài tập 3, tiết Luyện từ và câu tuần 3. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu giờ học. 2.2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 Tìm hiểu yêu cầu của bài: - GV gọi 1 HS đọc đề bài. - Em hiểu thế nào là ông bà? - Em hiểu thế nào la chú cháu? - GV nêu: Mỗi từ được gọi là từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình đều chỉ từ hai người trong gia đình trở lên. Làm bài tập: - Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm từ, sau đó nêu từ của em. GV viết các từ HS nêu lên bảng. - Yêu cầu HS cả lớp đọc lại các từ tìm được, sau đó viết vào vở bài tập. Bài 2 - Gọi HS đọc đề bài 2. - Hỏi: Con hiền cháu thảo nghĩa là gì? - Vậy ta xếp câu này vào cột nào? - Hướng dẫn: Vậy để xếp đúng các câu thành ngữ, tục ngữ này vào đúng cột thì trước hết ta phải suy nghĩ để tìm nội dung, ý nghĩa của từng câu tục ngữ, thành ngữ, sau đó xếp chúng vào đúng cột trong bảng. Lần lượt hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các câu b, c, d, e, g. - Yêu cầu HS làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Bài 3 - Gọi1 HS đọc đề bài 3. - Gọi 2 đến 3 HS đặt câu theo mẫu Ai là gì? nói về Tuấn trong truyện Chiếc áo len. - Nhận xét câu của HS, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài và cho điểm HS. Lưu ý: Gặp trường hợp HS đọc câu có dạng Ai. làm gì?, Ai. thế nào? GV cần giải thích để HS phân biệt với mẫu câu đang thực hành. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý. - Dặn dò HS về nhà ôn lại các nội dung của tiết học. - Thực hiện yêu cầu của GV. - Nghe giới thiệu - Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình. M: ông bà, chú cháu, - Là chỉ cả ông va bà. - Là chỉ cả chú và cháu. - HS tiếp nối nhau nêu từ của mình, mỗi em chỉ cần nêu một từ, em nêu sau không nhắc lại từ mà bạn trước đã nêu. Đáp án: ông bà, bố mẹ, cô dì, chú bác, cha ông, ông cha, cha chú, cô chú, cậu mợ, chú thím, chú cháu, dì cháu, cô cháu, cậu cháu, mẹ con, bố con, cha con, - HS cả lớp nhìn bảng, đồng thanh đọc các từ này. - 2 HS đọc bài thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm. - Con cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - Vào cột 2, con cháu đối với ông bà, cha mẹ. - Nghe hướng dẫn. - HS thảo luận nhóm về nghĩa của từng câu. - 1 HS lên bảng lớp làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Đáp án: + Cha mẹ đối với con cái: c, d. + Con cháu đối với ông bà, cha mẹ: a, b. + Anh chị em đối với nhau: e, g. - 2 HS đọc đề trước lớp, cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đặt câu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét xem câu đó đã đúng mẫu chưa, đúng với nội dung truyện Chiếc áo len không? - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Đáp án: a) Tuấn là anh trai của Lan./ Tuấn là người anh rất thương yêu em./ Tuấn là người anh biết nhường nhịn em./ Tuấn là đứa con hiếu thảo./ Tuấn là người con ngoan./ b) Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo với bà./ Bạn nhỏ là người rất yêu bà./ Bạn nhỏ là người rất thương bà./ Bạn nhỏ là người biết quan tâm, chăm sóc bà./ Bạn nhỏ là cô bé đáng quý./ c) Bà mẹ là người rất yêu thương con./ Bà mẹ là người rất dũng cảm./ Bà mẹ là người có thể hi sinh tất cả vì con./ Bà mẹ là người thật đáng quí trọng./ d) Sẻ non là người bạn tốt./ Sẻ non là người rất yêu quý bằng lăng và bé Thơ./ Sẻ non là người bạn đáng yêu./ Sẻ non là người bạn dũng cảm, tốt bụng./ Sẻ non là bạn của bé Thơ và cây hoa bằng lăng./
Tài liệu đính kèm: