Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng

TIẾT TKB 2: THỂ DỤC

BÀI 7: ÔN ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ- TRÒ CHƠI: THI XẾP HÀNG

I, Mục tiêu:

- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số, quay phải, quay trái.

- Đi đúng theo vạch kẻ thẳng, thân người giữ thăng bằng.

- Bước đầu biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được.

- Phương tiện: Chuẩn bị còi và kẻ sân cho trò chơi” thi xếp hàng”,

III, Nội dung và phương pháp:

 

doc 37 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN IV 
 Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009
TIẾT TKB 2: THỂ DỤC
BÀI 7: ÔN ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ- TRÒ CHƠI: THI XẾP HÀNG
I, Mục tiêu:
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số, quay phải, quay trái.
- Đi đúng theo vạch kẻ thẳng, thân người giữ thăng bằng.
- Bước đầu biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi và kẻ sân cho trò chơi” thi xếp hàng”,
III, Nội dung và phương pháp:
 Nội dung và chỉ dẫn kĩ thuật
Định lượng
 Biện pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV tiếp tục chỉ dẫn, giúp đỡ cán sự , tập hợp lớp, báo cáo
- GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát.
-Chạy chậm trên địa hình tự nhiên 100- 120 m 
*Ôn đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, điểm số từ 1 đến hết theo tổ 1-2 lần trên cơ sở đội hình đang tập
2, Phần cơ bản:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
-Những lần đầu GV hô HS tập, động tác nào có nhiều hs thực hiện chưa tốt thì tập động tác đó nhiều lần hơn. Chú ý uốn nắn, TTCB cho các em. Những lần sau chia tổ để tập, các em thay nhau làm chỉ huy, lần cuối thi đua giữa các tổ, tổ nào thực hiện nhanh, đúng được biểu dương, tổ nào còn nhiều sai sót sẽ phải nắm tay nhau vừ đi vừa hát xung quanh lớp.
- GV quan sát .
- Học trò chơi “ Thi xếp hàng”.
- GV nêu tên trò chơi . Hướng dẫn nội dung trò chơi và cách chơi, sau đó GV cho HS đọc thuộc vần điệu của trò chơi, Hs chơi thử 1,2 lần để các em nắm được cách chơi và cả lớp cùng chơi.
“ xếp hàng thứ tự
xin chớ đừng quên
nào bạn nhanh lên
đứng vào đúng chỗ”
- GV chọn vị trí đứng cố định và phát lệnh (Nhiều loại hiệu lệnh khác nhau: còi, trống, vỗ tay)Nghe thấy hiệu lệnh, HS nhanh chóng xếp hàng và đọc những vần điệu trên cũng là lúc phải xếp hàng xong.Yêu cầu các em phải đứng nghiêm, đúng vị trí và thứ tự của mình. Tổ nào tập hợp nhanh , đứng đúng vị trí thứ tự hang thẳng thì tổ đó thắng.
- GV cần nhớ thứ tự tập hợp của HS đứng lúc ban đầu, sau đó thay đổi vị trí đứng và cách tổ chức như GV cử 1 tổ 1 em chuyên theo dõi việc xếp hàng của tổ bạn để tạo không khí thi đua giữa các tổ với nhau.
* Chạy chậm trên địa hình tự nhiên trong thời gian 1 phút
3. Phần kết thúc:
- Đi thường theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng.
- GV HS hệ thống bài.
- GV nhận xét.
- Về nhà ôn lại ôn lại nội dung bài thể dục hôm nay.
- Chuẩn bị bài: Đi vượt chướng ngại vật thấp.
 2 phút
 1 phút
 1 phút
 2 phút
 2 phút
 12 phút
 10 phút
 2 phút
 2 phút
 1 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp rồi báo cáo.
- Nghe giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Cả lớp giậm chân tại chỗ.
- 100 – 120m.
- 1- 2 lần.
- Tập theo đội hình 4 hàng dọc, sau đó chia tổ tập.
- Học sinh đọc thuộc.
“ xếp hàng thứ tự
xin chớ đừng quên
nào bạn nhanh lên
đứng vào đúng chỗ”
- Cả lớp chơi, sau đó chia tổ, cứ mỗi học sinh theo dõi một tổ.
- 100 – 120m.
- Nghe GV hệ thống lại bài, nhận xét và dặn dò.
TIẾT TKB 3: TOÁN 
BÀI 16: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học.
- Biết giải toán có lời văn( lien quan đến hai số hơn, kém nhau một số đơn vị).
II, Các hoạt động dạy và học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A. Ổn định(1phút)
B. Kiểm tra bài cũ( 4phút)
 Bài1:
- Mời hs đứng tại chỗ trả lời
 Bài 2:
- Mời 1 hs lên bảng giải.
- Gv Nhận xét bài trên bảng và cho điểm.
C. Bài mới: ( 30 phút)
1. Giới thiệu:
- Gv nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
 Bài 1: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- yêu hs tự làm bài.
-GV kiểm tra nhanh 1 số vở. Nhận xét kết quả và cách trình bày trên bảng.
 Bài 2 :
- Yêu cầu hs đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
- Yêu cầu hs nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết, cách tìm số bị chia chưa biết.
- GV cùng lớp nhận xét từng bài.
 Bài 3: 
- Hs tự làm bài và nêu cách làm.
GV nhận xét .
 Bài 4:
- Gọi 1 hs đọc đề bài.
- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì?
- Muốn biết thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít dầu ta phải làm thế nào?
- GV chấm 1 số vở, nhận xét.
Bài 5:
- Yêu cầu hs tự vẽ hình, sau đó yêu cầu 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Hỏi: Hình cây thông gồm những hình nào ghép lại với nhau?
D. củng cố - dặn dò: ( 4phút)
- GV nhận xét lớp
- Về nhà học thuộc bảng nhân chia từ bảng nhân, chia 2 đến nhân chia 5 và xem lại các bài tập ở lớp.
- Chuẩn bị bài: Kiểm tra. 
- 1 hs trả lời bài 1.
 6 giờ 15 phút, 2 giờ rưỡi, 9 giờ kém 5, 8 giờ.
- 1 hs lên giải bài 2.
 Giải:
 số người có tất cả là:
 4 x 5 = 20 ( người)
 Đáp số: 20 người .
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính rồi tính.
- 3 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 + 415 _ 356 + 234
 415 156 432
 830 200 666
 _652 +162 _728
 126 370 245
 426 532 453
- 2 HS đổi vở đẻ kiểm tra bài của nhau. 
Bài 2:
- 1 hs đọc đề bài.
- Muốn tìm ts chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia.
- 2 hs lên bảng làm cả lớp làm bảng con.
a) X x 4=32 b) X: 8 = 4
 X = 32: 4 X = 8x4
 X = 8 X = 32
Bài 3:
 - 2 hs lên bảng làm cả lớp làm vào bảng con.
 a) 5 x 9 + 27 = 45+ 27
 = 72
 b) 80 : 2 – 13 = 40 – 13
 = 27
Bài 4:
- 1 hs đọc đề bài.
- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm số lít dầu thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất.
- Ta phải lấy số dầu của thùng thứ hai trừ đi thùng thứ nhất.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 Giải:
 Thùng thứ hai nhiều hơn thùng 1 là:
 160 – 125 = 35 (lít)
 Đáp số: 35 lít dầu
Bài 5:
- Thực hành vẽ theo mẫu( như SGK).
- Hình cây thông gồm 2 hình tam giác tạo thành lá và một hình vuông tạo thành cây. 
TIẾT TKB 4: ĐẠO ĐỨC:
BÀI 4: GIỮ LỜI HỨA (tiết 2)
I/Mục tiêu:
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Quí trọng những người biết giữ lời hứa.
II/Tài liệu và phương tiện:
-Vở BT đạo đức 3.
-Tranh minh hoạ truyện chiếc vòng bạc.
III/Các hoạt động Dạy - Học:
 Giáo viên
A. Ổn định ( 1phút)
B. Kiểm tra ( 4phút)
- Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được( hay không thực hiện được) lời hứa?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
C. Tiết 2:( 30 phút)
1. Giới thiệu:
- Tiết học hôm nay, các em tiếp tục học bài giữ lời hứa.
+Hoạt động 1:
+Mục tiêu:HS biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa.
+Cách tiến hành:
1.GV yêu cầu học sinh làm bài tập trong vở bài tập.
-GV theo dõi uốn nắn cho HS cách ngồi,viết và điền đúng sai. 
2.HS thảo luận theo nhóm.
3.Một số nhóm trình bày kết quả HS cả lớp trao đổi bổ sung.
4.GV kết luận: a,d là giữ lời hứa; b,c là không giữ lời hứa.
+Hoạt động 2:Đóng vai.
+Mục tiêu:HS biết ứng xử đúng trong các tình huống có liên quan đến việc giữ lời hứa.
+Cách tiến hành:GV chia nhóm.Giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai tình huống.
-Cả lớp trao đổi thảo luận:
-Em có đồng tình với cách ứng xử của nhóm vừa trình bày không? Vì sao?
-Theo em có cách giải quyết nào khác tốt hơn không?
+GV kết luận:Em cần xin lỗi bạn,giải thích lí do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái.
+Hoạt động 3:
Bày tỏ ý kiến.
+Mục tiêu: Củng cố bài,giúp HS có nhận thức và thái độ đúng về việc giữ lời hứa.
+Cách tiến hành:GV nêu từng ý kiến,quan điểm có liên quan đến việc giữ lời hứa – Y/c HS bày tỏ thái độ đồng tình,không đồng tình hoặc lưỡng lự bằng cách giơ phiếu màu (hoặc giơ tay) theo qui ước.
a,Không nên hứa hẹn với ai bất cứ điều gì/
b,Chỉ nên hứa những điều mình có thể thực hiện được.
c,Có thể hứa mọi điều,còn thực hiện được hay không thì không quan trọng.
d,Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tôn trọng, tin cậy.
đ,Chỉ cần thực hiện lời hứa với người lớn tuổi.
D. Củng cố - Dặn dò ( 4phút)
- Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn, người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tôn trọng, tin cậy.
- Thực hiện tốt bài học.
- Chuẩn bị bài: Tự làm lấy việc của mình.
 Học sinh
- Hát đầu giờ.
- 2 hs trả lời.
- Nghe giáo viên giới thiệu.
-Hành vi: 
 a(Đ)
 d(Đ)
 b(S)
 c(S)
-HS thảo luận chuẩn bị đóng vai.
-Các nhóm lên đóng vai.
-HS lắng nghe để thực hiện đúng với nội dung.
-HS bày tỏ ý kiến và giải thích lí do.
TIẾT TKB 4: THỦ CÔNG
BÀI 4: GẤP CON ẾCH(tiết 2)
I/Mục tiêu:
- Biết cách gấp con ếch.
- Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. 
- GV chuẩn bị:
 + Mẫu con ếch được gấp con ếch bằng giấy màu có kích thước đủ lớn để HS quan sát được.
+ Tranh qui trình gấp con ếch bằng giấy.
+ Giấy màu hoặc giấy trắng,kéo thủ công. Bút màu đen hoặc bút dạ màu sẫm.
III/Các hoạt động Dạy - Học: (Tiết 2)
 Giáo viên 
 Học sinh
A. Ổn định(1phút)
B. Kiểm tra:( 4phút)
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
C. Thực hành:( 30phút)
- Hoạt động 3:
Gv gọi 2 học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp con ếch đã học ở tiết 1 và nhận xét. Sau đó treo tranh quy trình gấp con ếch lên bảng để nhắc lại các bước gấp con ếch:
+ Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
+ Bước 2: Gấp tạo hai chân trước con ếch.
+ Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch.
- GV tổ chức thực hành gấp con ếch theo nhóm. Trong quá trình HS thực hành, GV đến các nhóm quan sát, giúp đỡ, uốn nắn cho những học sinh còn lúng túng.
- Cuối tiết học GV có thể gọi một số HS mang con ếch đã gấp được len bàn GV và dung ngón tay trỏ miết nhẹ lien tục cho con ếch nhảy nhiều bước. Có những con nhảy nhanh, có con nhảy chậm và cũng có con không nhảy được. GV giải thích cho HS biết nguyên nhân làm cho con ếch không nhảy được để các em rút kinh nghiệm( Con ếch chậm hoặc không nhảy được có thể do hai đường gấp ở phần cuối miết quá kĩ; cũng có thể do cách miết vào phần cuối thân con ếch chưa đúng nên không làm cho con ếch bật cao và nhảy xa được).
- GV chọn một số sản phẩm đẹp cho cả lớp quan sát. Sau đó nhận xét và khen ngợi những em gấp đẹp để động viên khuyến khích HS.
- GV đánh giá sản phẩm của HS.
D. Nhận xét – Dặn dò: ( 4phút)
- GV nận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kêt quả học tập của học sinh.
- Giờ học sau mang giấy nháp, giấy thủ công màu đỏ và màu vàng,kéo thủ công,bút chì và thước kẻ, hồ dán để học bài: Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
- Học sinh hát.
- Học sinh để dụng cụ học tập lên bàn.
- Học sinh nhắc lại.
- 4 học sinh lên miết nhẹ liên tục cho con ế ... hớ )
I. Mục tiêu 
- Biết làm tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số ( không nhớ).
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
II. Các hoạt động Dạy - Học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra: ( 4 phút)
- Mời 2 HS đọc bảng nhân 6. Hỏi học sinh về kết quả của phép nhân bất kì trong bảng.
-GV nhận xét kết luận .
2. Bài mới: ( 30 phút)
a) Giới thiệu:
- Trong giờ học toán này, các em sẽ học về phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ( số không nhớ). 
b) Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân .
- GV viết lên bảng 12 x 3 = ? 
Rồi yêu cầu HS viết kết quả của phép nhân .
- GV hướng dẫn đặt tính rồi tính kết quả .
+ Lưu ý : Khi đặt tính phải viết thừa số 12 ở 1 dòng, thừa số 3 ở dòng dưới sao cho 3 thẳng cột với 2 , viết dấu nhân ở giữa 2 dòng trên rồi gạch ngang .
- Khi tính phải lấy 3 nhân lần lượt với từng chữ số của thừa số 12 kể từ phải sang trái . Các chữ số ở tích nên viết sao cho 6 thẳng cột với 3 và 2 , 3 thẳng cột với 1 .
C. Thực hành 
 Bài 1: 
- Bài tập này đã đặt tính yêu cầu ta tính kết quả . Thực hiện nhân từ phải sang trái .
- GV và HS nhận xét từng bài , kết quả và cách trình bày rồi bổ sung .
 Bài 2: 
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và viết phép nhân và tích như hướng dẫn trong phần bài học .
- GV quan sát, chấm 1 số vở - nhận xét .
 Bài 3: 
- Mời 1 HS đọc đề toán.
- Tất cả có mấy hộp bút màu?
- Mỗi hộp có mấy bút màu?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- GV và HS nhận xét.
- Lớp bổ sung ( nếu có sai ).
C. Củng cố - Dặn dò : ( 4 phút)
- GV nhận xét tiết học .
- Về nhà xem lại các bài tập ở lớp.
- Chuẩn bị bài: Nhân ( có nhớ).
- 2 em đọc bảng nhân 6 .
- Nghe giáo viên giới thiệu.
- HS đọc phép nhân.
- Chuyển phép nhân thành tổng:
 12 + 12 +12 = 36 
 Vậy 12 x 3 = 36 
- Ta bắt đầu từ hàng đơn vị, sau đó mới tính đến hàng chục. 
 12 - 3 nhân 2 bằng 6 , viết 6 .
 x3 - 3 nhân 1 bằng 3 , viết 3 .
 36 
- 2 HS nêu lại cách tính .
Bài tập 1:
- 5 HS lần lượt lên bảng làm( mỗi HS thực hiện một cột tính), học sinh cả lớp làm vào vở.
 24 22 11 33 20
 x 2 x 4 x 5 x 3 x 4
 48 88 55 99 80 
Bài tập 2:
- Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.
- Thực hiện tính từ phải sang trái. 
- 4 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 32x3 42x2 11x6 13x3
 32 42 11 13
 X 3 x 2 x 6 x 3
 96 84 66 39 
Bài tập 3: 
- Một HS đọc đề bài.
- Có 4 hộp bút màu.
- Mỗi hộp có 12 bút màu.
- Số bút màu trong cả 4 hộp.
- 1 HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở.
 Tóm tắt :
 1 hộp : 12 cái 
 4 hộp:bút? 
 Giải:
 Cả 4 hộp có số bút chì là :
 12 x 4= 48 ( cái)
 Đáp số: 48 cái bút màu
TIẾT TKB 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 8: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
 (THMT bộ phận)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II. Đồ dùng dạy - học :
- Hình vẽ trong SGK trang 18, 19 .
III. Hoạt động Dạy -Học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Ổn định: (1phút)
- Cho học sinh hát. 
2. Kiêm tra: (4 phút) 
- Mời 2 học sinh lên bảng.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu:
- Tiết học trước các em đã được tìm hiểu về Hoạt động tuần hoàn, tiết học này các em cùng nhau tìm hiểu về Vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
* Hoạt động 1: Chơi trò chơi vận động .
- Mục tiêu:
 So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể đựoc nghỉ ngơi, thư giản .
- Cách tiến hành:
 GV cho học sinh chơi trong lớp.
 Bước 1
GV nói với HS lưu ý nhận xét sự thay đổi của nhịp tim sau mỗi trò chơi.
- Lúc đầu GV cho học sinh chơi đòi hỏi sự vận động ít.
- Khi giáo viên hô: Con thỏ.
- Giáo viên hô: Ăn cỏ.
- Giáo viên hô: Vào hang.
- Lúc đầu GV vừa hô, vừa làm đúng động tác để cả lớp làm theo. Sau vài lần, giáo viên bắt đầu hô nhanh hơn và làm sai động tác. Nếu HS nào làm sai theo GV sẽ( bị bắt). GV cho học sinh chơi lặp lại một số lần để (bắt) một số học sinh làm sai. Học sinh làm sai sẽ bị (phạt) hát một bài.
- Sau khi HS chơi xong, GV hỏi: các em có cảm thấy nhịp tim và mạch của mình có nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không?
 Bước 2: Chơi trò chơi đòi hỏi vận động nhiều – Làm vài động tác thể dục trong đó có động tác nhảy.
- Sau khi cho học sinh vận động mạnh, GV đặt ra các câu hỏi cho học sinh thảo luận: So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi. 
* Kết luận :
- Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim mạnh và nhanh hơn bình thường . Vì vậy lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch , tuy nhiên nếu lao động hoặc hoạt động quá sức thì tim có thể bị mệt, có hại cho sức khoẻ.
+ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu : Nêu các việc nên làm và khộng nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn .
- Có ý thức tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn .
* Cách tiến hành :
- Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức?
- Theo bạn những trạng thái cảm xúc nào dưới đây có thể làm cho tim đập mạnh hơn?
+ Khi quá vui;
+ Lúc hồi hộp, xúc động mạnh;
+ Lúc tức giận;
+ Thư giản.
- Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo,
hoặc đi giày dép quá chật ?
- Kể tên 1 số thức ăn, đồ uống giúp bảo vệ tim mạch và những thức ăn đồ uống  làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch.
+ Bước 2: Làm việc ở lớp .
-GV cho các nhóm khác bổ sung rồi mới chuyển sang câu khác.
- THMT: Nêu một số việc nên làm để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
Kết luận :Tập thể dục, thể thao, đi bộ có lợi cho tim mạch. Tuy nhiên vận động hoặc lao động quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch.
- Cuộc sống vui vẻ, thư thái
- Các loại thức ăn: rau, quả, thịt bò,thịt gà, thịt lợn, cá, lạc, vừng dều có lợi cho tim mạch .
4. Củng cố- Dặn dò : 
- Về nhà học bài và nhớ làm những việc có lợi cho tim mạch. 
- Chuẩn bị bài: Phòng bệnh tim mạch.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh hát.
- 2 HS chỉ đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và sơ đồ vòng tuần hoàn nhỏ.
- Trò chơi: Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang. 
- Mạch đập và nhịp tim của các em có nhanh hơn 1 chút .
- Học sinh để hai bàn tay lên hai bên đầu và vẫy vẫy, tượng trưng cho hai tai thỏ.
- Các ngón tay phải chụm lại đưa lên gần miệng.
- Đưa các ngón tay phải chụm lạivào tai.
- HS so sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi.
- Học sinh chơi trò chơi.
- HS: Mạch đập và nhịp tim nhanh hơn một chút.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày phần trả lời 1 câu hỏi 
- Học sinh kể.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi.
 TIẾT TKB 5:
TUẦN 4: SINH HOẠT LỚP
..
 PHẦN KÍ DUYỆT:
....................................................................................................................................
PGD – ĐT ĐẦM DƠI
Trường TH Cái Keo
Giáo Viên: Lê Bá Vụ 
Lớp: 3B
THIẾT KẾ BÀI SOẠN
Môn TKB 1: Tập đọc
Bài 12: Ông ngoại
Ngày soạn: 10/ 9/ 2009
Ngày dạy: 11/ 9/ 2009
I, Mục tiêu: 
- Đọc đúng ,rành mạch, biết nghỉ hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc đúng các kiểu câu, bước đầu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông – người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cữa trường tiểu học( trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II, Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III, Các hoạt động dạy -học
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A. Ổn định (1phút)
B. Kiểm tra: (4 phút)
- Mời 2 học sinh đọc bài Quạt cho bà ngủ
- GV nhận xét, ghi điểm.
C. Bài mới: (30phút)
1. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay, các em sẽ đọc bài Ông ngoại, qua bài đọc các em sẽ thấy bạn nhỏ trong truyện có một ông yêu cháu, chăm lo cho cháu và thấy được lòng biết ơn của cháu đối với ông như thế nào.
2. Luyện đọc:
a) GV đọc với giọng chậm rãi, dịu dàng. Sau đó yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK.
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu. GV lắng nghe HS đọc sửa lỗi phát âm cho học sinh( nếu có).
- Đọc từng đoạn trước lớp .
 GV tạm thời chia bài thành 4 đoạn.
 Đ1: từ thành phốhè phố.
- Đ2: năm naythế nào.
- Đ3: ôngsau này
- Đ4: còn lại.
- GV hướng dẫn đọc giọng theo từng đoạn. Hướng dẫn HS giải nghĩa từ “loang lổ”.
- Đọc từng đoạn trong nhóm, GV hướng dẫn.
3. Tìm hiểu bài:
- Thành phố sắp vào thu có gì đẹp?
- Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị bài đi học như thế nào?
- Tìm 1 hình ảnh mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường.
- Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên?
- GV chốt lại : vì ông dạy bạn những chữ cái đầu tiên, ông là người đầu tiên dẫn bạn đến trường họcđầu tiên.
4, Luyện đọc lại:
- GV chọn đọc diễn cảm một đoạn 1 và 4, hướng dẫn hs đọc đúng đoạn văn , chú ý cách nhấn giọng, ngắt giọng .
- GV cùng lớp bình chọn bạn đọc hay.
5, Củng cố- dặn dò: (4 phút)
- Em thấy tình cảm hai ông cháu trong bài văn này như thế nào?( GV: Bạn nhỏ trong bài văn có một người ông hết lòng yêu thương cháu, chăm lo cho cháu. Bạn nhỏ mãi mãi biết ơn ông – người thầy đầu tiên trước ngưỡng cửa của nhà trường).
- Về nhà tiếp tục đọc lại bài văn.
- Chuẩn bị bài: Người lính dũng cảm.
- Học sinh hát.
- 2 học sinh đọc
- Nghe GV giới thiệu.
- HS quan sát tranh minh hoạ .
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc lại theo hướng dẫn của GV 
- HS đọc nhóm đôi. Nhận xét bạn mình đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài văn.
3. Tìm hiểu bài:
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1.
- Không khí mát dịu mỗi sáng, trời xanh ngắt trên cao, sanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
+ 2 HS đọc thành tiếng đoạn 2.
- Ông dẫn bạn đi mua vỡ, chọn bút, hướng dẫn bạn bọc vở, gián nhãn, pha mực, dạy bạn những chữ cái đầu tiên.
+1 HS đọc thành tiếng đoạn 3.
- HS nêu:” ông chậm rãitới trường”.
- ông dẫn bạn  cuối hè”
“ ôg nhấc bỗng trống trường”
1 HS đọc câu cuối .
- HS nêu 
- HS chú ý cách ngắt giọng , nhấn giọng :”thành phố sắp vào thu.// Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ/ cho luồng không khí mát dịu buổi sang.// Trời xanh ngắt trên cao,/ xanh như dòng song trong,/ trôi lặng lẽ/ giữa những ngọn cây hè phố.//
- Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học,/ tôi đã may mắn có ông ngoại - // thầy giáo đầu tiên của tôi.//
- 4 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn .
- 2 HS thi đọc cả bài 
- HS nêu 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc