Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Chuẩn KTKN

Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Chuẩn KTKN

Tập đọc -Kể chuyện

NGƯỜI MẸ

I.Mục tiêu:

 Kiến thức: Hiểu các từ ngữ ở phần chú giải, hiểu ND bài: Người mẹ rất yêu con vì con ,mẹ có thể làm tất cả

 Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, biết phân biệt giọng đọc với giọng kể chuyện

 Thái độ: HS biết chăm ngoan, vâng lời cha mẹ.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - GV:Tranh minh hoạ (SGK)

III. Hoạt động dạy - học:

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010
Tập đọc -Kể chuyện
người mẹ
I.Mục tiêu:
 Kiến thức: Hiểu các từ ngữ ở phần chú giải, hiểu ND bài: Người mẹ rất yêu con vì con ,mẹ có thể làm tất cả
 Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, biết phân biệt giọng đọc với giọng kể chuyện
 Thái độ: HS biết chăm ngoan, vâng lời cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV:Tranh minh hoạ (SGK)
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài : Chiếc áo len 
Trả lời câu hỏi về ND bài
 3.Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài (SD tranh SGK)
3.2.Luyện đọc
a) GV đọc mẫu, HD HS đọc
+ Đọc từng câu
+ Đọc từng đoạn trước lớp
- HD HS giải nghĩa các từ khó trong bài
- HD HS đọc ngắt nghỉ đúng 
+ Đọc từng đoạn trong nhóm
+ Thể hiện đọc trước lớp
Tiết 2
3.3.Tìm hiểu bài : 
 Câu 1(SGK)?- Kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1
 Câu 2(SGK)?(Bà ôm bụi gai sưởi ấm cho nó)
 Câu3(SGK)?(Bà đã khóc cho đôi mắt rơi xuống hồ hoá thành hai hòn ngọc
 Câu4(SGK)?(Thần chết ngạc nhiên vì bà mẹ đã tìm đến nơi ở của mình)
 - Người mẹ trả lời thế nào? (vì bà là mẹ - người mẹ có thể làm tất cả vì con
 - Câu chuyện cho ta biết điều gì?
*ND: Người mẹ rất yêu con, vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
3.4. Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc phân vai
3.5. Kể chuyện
 1.Dựng lại câu chuyện theo vai
 - GV hướng dẫn HS kể chuyện
 + Kể chuyện trong nhóm
 + Thi kể trước lớp
 - GV nhận xét, biểu dương
 4. Củng cố:
- YC HS nhắc lại ND bài học
- GV hệ thống toàn bài,nhận xét giờ học 
 5. Dặn dò: 
- Nhắc HS về luyện kể lại câu chuyện
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
-2 HS đọc bài 
nhận xét
- Quan sát, lắng nghe, nêu nhận xét 
- Lắng nghe 
- Nối tiếp đọc từng câu, kết hợp sửa lỗi phát âm.
- Nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp
- Đọc đoạn, giải nghĩa từ SGK
- 2 HS đọc đoạn, lớp nêu cách đọc 
- Đọc theo nhóm đôi
- Đại diện 3 nhóm thể hiện đọc trước lớp
- Lớp đọc thầm, nêu.
- 1HS đọc đoạn2, lớp đọc thầm
- Trả lời ND
- 1HS đọc đoạn 3, lớp đọc thầm
- Trả lời ND
-1 HS đọc đoạn 4
-Trả lời ND
-Trả lời
- 2 HS đọc lại ND
- Lắng nghe 
- HS đọc phân vai theo nhóm
- 2 nhóm thi đọc trước lớp
- Lắng nghe
- Kể chuyện theo nhóm 4
- 2 nhóm thi kể
- Nhận xét
- 2 HS nhắc lại
- Lắng nghe
- Ghi nhớ, thực hiện.
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
 Kiến thức: Củng cố phép cộng,trừ ,nhân ,chia và giải toán.
 Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng để làm bài tập.
 Thái độ: Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Hình vẽ bài 5(SGK) 
 - HS :Bảng con
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Điền dấu >, <, = vào chỗ 
4 ´ 7 > 4 ´ 6
4 ´ 5 = 5 ´ 4
16 : 4 < 16 : 2
 3.Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài:
 3.2.Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1: Đặt tính rồi tính
+
415
 -
356
+
162
-
728
415
156
370
245
830
200
532
473
Bài 2: Tìm x:
 x ´ 4 = 32 x : 8 = 4
 x = 32 : 4 x = 4 ´8
 x = 8 x = 32
 Bài 3: Tính
5 ´ 9 + 27 = 45 + 27 80 : 2 - 13 = 40 - 13
 = 72 = 27
 Bài 4: Bài toán 
Bài giải
Thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất là:
160 - 125 = 35 (lít)
 Đáp số: 35 lít dầu.
Bài 5: Vẽ hình theo mẫu (SGK)
- Cho HS quan sát mẫu yêu cầu HS vẽ theo mẫu
4. Củng cố:
- YC HS nhắc lại ND giờ học
- Nhận xét giờ học
 5. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà xem lại bài
- Hát
- 3 HS lên bảng làm bài 
- Lớp nhận xét 
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp theo dõi, nêu cách thực hiện.
- Làm bài vào bảng con
- Nêu yêu cầu bài tập cách tìm thành phần chưa biết của phép nhân và phép chia?
+ HS làm bài ra nháp 
+ 2HS làm bài trên bảng
+ Nhận xét, chữa bài
- Nêu yêu cầu bài 3 và làm bài ra bảng con, 2 HS làm trên bảng lớp.
- 1 HS đọc bài toán, nêu yêu cầu và cách giải
- Làm bài vào vở
- 1 HS chữa bài
- Lớp nhận xét 
- Quan sát hình mẫu và vẽ hình theo mẫu
- 1 HS nhắc lại
- Lắng nghe
Chiều
Luyện toán
 Luyện tập chung (vbt)
I.Mục tiêu:
 Kiến thức: Củng cố phép cộng,trừ ,nhân ,chia và giải toán.
 Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng để làm bài tập.
 Thái độ: Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy - học:
III. Hoạt động dạy - học:
hoạt động của GV
hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: KT bài làm ở nhà.
 - Kiểm tra VBT (nhóm đôi)
2. Luyện tập: (VBT trang21-22)
1. Đặt tính rồi tính : 
- GV nhận xét, chốt ND.
- 1 HS nêu YC, cách thực hiện
- Lớp làm VBT, HS tiếp nối nêu kết quả.
- Lớp chữa bài. 
Bài 2: Tìm x
 - 1 HS nêu YC bài tập
- HS lớp làm bài VBT, 3 HS chữa bài trên bảng lớp.
- Chữa bài, chốt ND đúng
- Chữa bài
Bài 3: Tính
- GV nhận xét, chữa bài và chấm điểm.
- 1 HS nêu YC bài,cách thực hiện
- HS làm bài trên bảng con, 2 HS chữa bài trên bảng lớp. Làm bài vào VBT
Bài 4: Bài toán
- Chữa bài, nhận xét chấm điểm cho HS
- 1 HS đọc bài toán bài, HS lớp nêu cách thực hiện
- HS làm bài VBT, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Chữa bài
Bài 5: Vẽ hình theo mẫu
- HS thực hiện vẽ trong VBT
- Nhận xét bài trong nhóm đôi
3. Củng cố:
- YC HS nhắc lại ND giờ luyện tập
- 2 HS nhắc lại
- Nhận xét giờ học.
4. Dặn dò :
- Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau
Tiếng việt
 Luyện viết: người mẹ
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức:Viết đủ, chính xác nội dungđoạn tóm tắt truyện : Người mẹ. Làm đúng các bài tập phân biệt âm dễ lẫn gi, d,r.
 - Kĩ năng: Viết đúng chính tả ,đúng mẫu chữ, cỡ chữ
 - Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ viết
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Bảng phụ viết đoạn luyện viết 
III. Hoạt động dạy - học:
hoạt động của GV
hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc đoạn viết 
- 2 HS đoạn luyện viết, lớp đọc thầm
2. HD viết: ( Bảng phụ )
* Bài: Người mẹ
- HD HS viết chữ viết khó có trong đoạn viết.
- Đọc bài viết
- Luyện viết trên bảng con
- Nêu cách viết đúng
- Sửa lỗi viết sai.
- HS đọc thầm bài viết
- Viết bài vào vở 
- GV theo dõi, nhắc nhở và giúp đỡ HS khi viết
3. Chấm chữa bài
- Thu chấm 6 - 7 bài
- Viết bài vào vở ô li (Vở ôn luyện)
4. Củng cố:
- YC HS nêu ND bài viết
- Nhận xét, đánh giá giờ luyện viết
5. Dặn dò: - Nhắc HS học ở nhà
- 2 HS nêu
- Nghe, ghi nhớ
- Nghe, thực hiện.
Thứ ba ngày 14 tháng9 năm 2010
Toán
kiểm tra
I.Mục tiêu:
 Kiến thức:Kiểm tra những kiến thức HS đã học về các phép tính cộng trừ nhân chia và giải toán
 Kĩ năng: HS áp dụng làm bài tậpthành thạo 
 Thái độ: HS có ý thức tự giác tích cực làm bài 
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Đề kiểm tra
 - HS : Giấy kiểm tra
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3.Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài: Nêu ND kiểm tra
3.2.Đề bài :
Bài 1 : Đặt tính rồi tính 
 327 + 416 651 - 244 426 + 354
Bài 2 : Mỗi hộp cốc có 4 cái cốc.Hỏi 8 hộp cốc như thế có bao nhiêu cái cốc?
Bài 3:
Đã tô màu số ô vuông ở hình nào?
Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD (có kích thước như hình vẽ)
	B	D
	25cm 
 35cm
	C	40cm
	A
 c,Đáp án
Bài1:(3điểm) .Mỗi ý đúng cho 1 điểm
+
327
-
651
+
426
416
244
354
743
407
780
Bài 2:(2,5 Đ)
Bài giải
 8 Hộp có số cốc là: (1 đ)
 8 ´ 4 = 32 (cốc) (1đ )
 Đáp số: 32 (cái cốc) (0,5đ)
Bài 3 (1 đ)Đã khoanh vào số ô vuông ở hình a,
Bài 4(2,5 đ)
 Bài giải
 Độ dài đường gấp khúc ABCD là:(1đ)
 35 + 25 + 40 = 90 (cm) (1đ )
 Đáp số:90 cm (0,5 đ)
1 điểm trình bày 
4, Củng cố : GV thu bài chấm điểm
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Nhắc HS về nhà ôn các bảng nhân,chia
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Đọc đề toán và làm bài 
-HS thu bài. Nghe GV nhận xét
-Lắng nghe
 Chính tả(nghe-viết))
người mẹ
I.Mục tiêu:
 .Kiến thức:Viết đủ, chính xác nội dungđoạn tóm tắt truyện: Người mẹ. Làm đúng các bài tập phân biệt âm dễ lẫn gi, d,r.
 .Kĩ năng: Viết đúng chính tả ,đúng mẫu chữ, cỡ chữ
 .Thái độ:Có ý thức rèn luyện chữ viết
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Chép sẵn ND bài tập 2a.
 - HS : Bảng con
III. Hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc cho HS viếtcác từ sau : trung thành , chúc tụng , ngắc ngứ
 3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài :
3.2.Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc mẫu
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Tìm tên riêng trong bài chính tả : Thần Chết , Thần Đêm Tối.
3.3. Luyện viết từ khó : 
3.4. Viết chính tả 
- Đọc cho HS soát lỗi
3.5. Chấm , chữa bài : Chấm 5-7 bài, NX cụ thể từng bài
3.6. Luyện tập 
Bài 2 a : Điền vào chỗ trống : ra hay da .
- Thứ tự từ cần điền : ra ,ra , da 
Bài 3a: Tìm các từ chứa tiếng có phụ âm đầu gi / d / r có nghĩa ...?
a, ra ; b, dịu dàng ; c, giải thưởng 
4. Củng cố : GV nhận xét giờ học
5.Dặn dò: 
- Viết lại các chữ mắc lỗi 
- Hát
- HS viết vào bảng con
- HS theo dõi SGK 
- 2 HS đọc lại 
- HS theo dõi SGK và trả lời câu hỏi 
- HS viết vào bảng con.
- HS ngồi đúng tư thế , nghe đọc để viết bài chính xác . 
- HS soát lỗi theo cặp.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập .
Cả lớp làm bài trong SGK.
- HS làm bài vào bảng con.
- Lắng nghe , thực hiện ở nhà
Luyện từ và câu :
từ ngữ về gia đình
ôn tập câu : ai là gì ?
I.Mục tiêu:
 - Kiến thức: Mở rộng vốn từ về gia đình . ôn kiểu câu ai là gì 
 - Kĩ năng: áp dụng làm tốt các bài tập
 - Thái độ: HS có ý thức tự giác tích cực học tập 
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Bảng lớp viết nội dung bài tập 2 .
 - HS: Vở bài tập 
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đặt câu hỏi cho phần in nghiêng :
Chúng em là măng non của đất nước ( Ai là măng non của đất nước ?)
Chích bông là bạn của trẻ em ( Ai là bạn của trẻ em ?)
3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. HD làm bài tập 
 Bài 1 : Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình . 
 Mẫu : ông , bà , chú , cháu 
* Từ chỉ gộp là những từ chỉ 2 người 
* Đó là các từ chỉ người 
Bài 2 :Xếp các thành ngữ , tục ngữ ( SGK) vào nhóm thích hợp .
Bài 3 : Dựa vào nội dung các bài tập đọc tuần 3 ,4 hãy đặt câu theo mẫu ai là gì ? để nói về : a, Bạn Tuấn trong bài Chiếc áo len : Tuấn là người anh biết nhường nhịn em /
 Tuấn là đứa con ngoan .
 b, Bạn nhỏ là cô bé rất ngoan / Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo .
 c, Bà mẹ là người rất yêu thương con / Bà mẹ là người rất tuyệt vời .
 d, Sẻ non là người bạn rất tốt / Sẻ non là người bạn rất đáng yêu .
- Tuyên dương nhóm đặt câu đúng , hay .
4. Củng cố : 
GV hệ thống bài ,nhận xét  ... -Quan sát
- Đọc câu ứng dụng, nêu ý nghĩa 
-Viết vào vở tập viết
- Lắng nghe 
- Lắng nghe
Tự nhiên xã hội
vệ sinh cơ quan tuần hoàn
I.Mục tiêu:
 - Kiến thức: - HS biết so sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức, lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn 
 * Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh.
 * HS biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khoẻ.
 - Kĩ năng: Biết các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ cơ quan tuần hoàn .
 - Thái độ: HS có ý thức tự giác tích cực 
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Tranh vẽ SGK ( 18. 19) , Sơ đồ vòng tuần hoàn 
 - HS:
III . Hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 1.Tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Chỉ đường đi của máu trên sơ đồ ?
 3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài :( GV dùng lời) 
3.2. Các hoạt động :
 Hoạt động1 : HS chơi vận động:
Mục tiêu: So sánh được mức độ làm việc của tim khi vui đùa làm việc quá sức hoặc nghỉ ngơi thư giãn .
- Cho HS tập một số động tác thể dục có động tác nhảy.
*Kết luận: khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường .Vì vậy lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim, mạch.Nếu vận động quá sức tim sẽ bị mệt có hại cho sức khoẻ.
Họat động2: Thảo luận nhóm: 
- Hoạt động nào có lợi cho tim mạch ?
- Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức? 
 - Kể tên một số đồ ăn, đồ uống giúp bảo vệ tim 
mạch
*KL:SGK (t19)
Họat động3: Thảo luận nhóm đôi
* Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh.
* HS biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khoẻ.
 4.Củng cố: 
 - GV hệ thống bài,nhận xét giờ học
 5. Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học
- Hát
- 2 HS lên bảng chỉ đường đi của máu trên sơ đồ 
- Cả lớp nhận xét
- HS thực hiện
- HS theo dõi xem nhịp mạch và tim có nhanh hơn lúc ngồi yên
- HS so sánh lúc nhịp tim hoạt động mạnhvà nhẹ
- 2,3 HS nhắc lại kết luận
- HS quan sát tranh vẽ trang 19 thảo luận theocâu hỏi
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lớp nhận xét bổ sung
- 2,3 em nhắc lại KL
* Thảo luận theo nhóm đôi, nêu một số hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường.
* Nêu một số việc cần làm có lợi và không nên làm có hại cho sức khoẻ.
- Nghe, nhắc lại ND giờ học
- Về ôn lại bài và làm theo những điều đã học trong bài
Luyện đọc
mẹ vắng nhà ngày bão
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ cuối bài (SGK)
 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ nhịp thơ đúng.
 3. Thái độ: Biết yêu thương chăm sóc gia đình, kính yêu ch mẹ.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Bảng phụ viết bài luyện đọc
III. Hoạt động dạy - học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài thơ đọc
- 2 HS đọc 
- Luyện đọc nối tiếp cá nhân. 
- Nêu cách đọc đúng
- Luyện đọc theo nhóm đôi, giải ngĩa từ SGK
- Thi đọc giữa các nhóm
- Kết hợp trả lời câu hỏi (SGK)
- HS nêu
- 2 HS nối tiếp đọc cả bài
- Lớp đọc đồng thanh (2 lượt)
- 2 HS Nhắc lại ND bài
2. HD đọc: ( Bảng phụ )
* Bài: Mẹ vắng nhà ngày bão
- HD HS đọc, tìm hiểu ND bài:
* Đọc nối tiếp dòng thơ
- Sửa lỗi phát âm
* Đọc nối tiếp 2 dòng thơ
* Luyện đọc cả bài thơ
* Gợi ý HS nêu ND bài thơ
* Luyện đọc lại:
4. Củng cố:
- YC HS nêu ND bài đọc
- Nhận xét, đánh giá giờ luyện đọc
5. Dặn dò:
- Nhắc HS học ở nhà
- Nghe, thực hiện
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2010
Toán
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
(không nhớ)
I.Mục tiêu:
 - Kiến thức:Biết cách đặt tính và thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có môt chữ số(không nhớ)
 - Kĩ năng:HS biết vận dụng làm bài tập thành thạo 
 - Thái độ:có ý thức tự giác, tích cực trong học tập
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: 4 hộp bút màu, mỗi hộp có 12 cái
 - HS: bảng con
III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
6 ´ 9 + 6 = 54 + 6 6 ´ 6 +6 = 36 + 6
 = 60 = 42
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
3.2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân:
 12 ´ 3 = ?
 12 +12 + 12 = 36
 Vậy: 12 ´3 = 36
HD đặt tính
 ´
12
+ 3 nhân 2 bằng 6 viết 6
 3
+ 3 nhân 1 bằng 3 viết 3
36
3.3. Thực hành:
Bài 1: Tính
´
24
´
22
´
11
´
33
 2
 4
 5
 9
48
88
55
99
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- YC HS nêu cách thực hiện
32 ´ 3
11 ´ 6
20 ´ 4
 ´
32
 ´
11
 ´
20
 3
 6
 4
96
66
80
- Chốt KQ đúng
Bài 3: Bài toán 
Tóm tắt
1 hộp :12 bút
 4 hộp : ... bút?
Bài giải
4 hộp có số bút chì màu là:
4 ´ 12 = 48(bút)
 Đáp số: 48 bút chì màu.
4.Củng cố:
- GV hệ thống lại toàn bài
5. Dặn dò:
- Nhắc HS về xem lại các bài tập đã làm
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- 2HS lên bảng làm bài
- Cả lớp nhận xét
- Lắng nghe
- Nêu cách tính
- Thực hiện đặt tính và tính
- Nêu yêu cầu bài tập 
- Làm bài vào SGK
- 2 HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, nhắc lại cách thực hiện
- Nêu yêu cầu bài tập
+ Nhắc lại cách thực hiện
- Làm bài ra bảng con 
- 1 HS đọc bài toán, nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán
+ HS lớp nêu cách thực hiện
- Làm bài vào vở
- 1HS lên bảng chữa bài
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Lắng nghe, nắc lại ND giờ học.
- Nghe, thực hiện
Tập làm văn
Nghe- kể: Dại gì mà đổi.
Điền vào giấy tờ in sẵn
I.Mục tiêu:
 - Kiến thức: HS hiểu nội dung câu chuyện. Biết kể câu chuyện với giọng hồn nhiên
 - Kĩ năng: HS có kĩ năng nói rõ ràng.Viết đúng nội dung mẫu điện báo
 - Thái độ: HS có ý thức tự giác, tích cực trong học tập
II. Đồ dùng dạy- học:
 GV: Tranh minh hoạ SGK (trang 36)
 HS: VBT
III. Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 1 HS kể về gia đình của mình
 1 HS đọc đơn xin nghỉ học
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
3.2. HD HS làm bài tập
 Bài 1: Nghe - kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi”
- GV kể lại câu chuyện dựa vào tranh
+ Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?(Vì cậu bé rất nghịch)
+ Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?(Cậu trả lời: Mẹ chẳng đổi được đâu)
+ Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?(Vì không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm)
- GV kể lần 2
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện
+ Nhận xét ,biểu dương
Bài 2: Em được đi chơi xa đến nơi em muốn gửi điện báo tin cho gia đình biết. Hãy chép vào vở họ ,tên,địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện
VD:Người nhận : Tô Ngọc Anh-thôn Khuôn Khoai-Yên Nguyên-Chiêm Hoá -Tuyên Quang
“Mình đã đến nơi ,mọi chuyện tốt đẹp”
 Người gửi: Nguyễn Tùng Linh- 60- Lê thánh Tông- Quận 1 TP Hồ Chí Minh
4.Củng cố:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt
5.Dặn dò:
- Nhăc HS về nhà làm bài trong VBT
- Hát
- 2 HS trả lời câu hỏi
+ Nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc yêu cầu bài tập
- Quan sát tranh trong SGK và lắng nghe
- Trả lời 
- Trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe
- Nối tiếp kể lại câu chuyện
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu bài 2 và nội dung điện báo trong SGK
+ HS nhìn mẫu điện báoghi nháp
+ Một số HS trình bày
+ Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Thể dục
Đi vượt chướng ngại vật
Trò chơi: "Thi xếp hàng"
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục ôn tập, tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi theo vạch kẻ thẳng . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác .
- Học đi vượt chướng ngại vật ( thấp ) . yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện được động tác ở mức độ cơ bản đúng .
- Chơi trò chơi : " Thi xếp hàng ". Yêu cầu biết cách chơi và chơi một cách chủ động .
II. Địa điểm phương tiện:
	- Địa điểm : sân trường, vs sạch sẽ 
	- Phương tiện : còi, dụng cụ cho học động tác vượt chướng ngại vật , kẻ sân cho trò chơi .
III. Nội dung và phương pháp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Phần mở đầu : (10')
- GVnhận lớp phổ biến nội dung bài học
ĐHTT:
 x x x x x
 x x x x x
- Lớp trưởng cho các bạn : 
+ Giậm chân tại chỗ 
+ Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc 
B. Phần cơ bản : (20')
ĐHTL : 
1. Ôn tập hàng ngang, dóng hàng 
 x x x x x x
điểm số đi theo vạch kẻ thẳng 
 x x x x x x
- GVHD cho lớp tập hợp 1 lần
- GV : chia tổ cho HS tập
- 1 tổ lên tập cả lớp nhận xét 
- GV quan sát sửa sai cho HS 
2. Học động tác đi vượt chướng ngại vật thấp 
- Gv nêu tên động tác sau đó vừa giải thích động tác 
- GV chỉ dẫn cho HS cách đi, cách bật nhảy.
 - HS tập bắt chước
- GV dùng khẩu lệnh hô cho HS tập.
 - HS tập.
- GV kiểm tra, uốn nắn cho HS.
3. Chơi trò chơi: Thi xếp hàng.
 - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi
- Cả lớp chơi. - Xếp loại: Nhất, nhì, ba.
C. Phần kết thúc (10')
- Đi chậm theo vòng tròn, vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV giao BTVN.
Hoạt động ngoài giờ
 Chủ điểm : truyền thống nhà trường
1. Mục tiêu :
Giúp học sinh: 
- Hiểu truyền thống tốt đẹp của trường và những thành tích của lớp.
- Phấn khởi, tự hào và trân trọng truyền thống của trường, của lớp.
- Có thói quen tự giác chấp hành đúng nội quy, kỷ luật của nhà trường, của lớp; ra sức học tập, rèn luyện để bảo vệ và vun đắp, truyền thống tốt đẹp của trường.
- Phấn khởi tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, lớp bằng việc phấn dấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới.
- Giáo dục An toàn giao thông
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
	- Những truyền thống tốt đẹp của trường.
	- Những tấm gương học tập tốt của trường, của lớp mà bạn bè mến phục nhất.
	- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
b. Hình thức hoạt động
	- Thi hỏi - đáp và kể chuyện về truyền thống của nhà trường.
	- Thi đố vui và văn nghệ.
3. Chuẩn bị hoạt động
	- Các mẩu chuyện về gương các thầy cô giáo dạy tốt; các bạn học tốt và về những thành tích nổi bật của trường, lớp.
	- Các bài hát về trường, lớp thầy cô giáo và bạn bè.
	- Các câu hỏi, câu đố cùng đáp án về truyền thống nhà trường và lớp.
4. Tiến hành hoạt động:
- Hát tập thể: chọn các bài hát liên quan đến chủ đề tháng 9.
- Thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường
*Thi hiểu biết về luật ATGT:
Người dẫn chương trình nêu từng câu hỏi, sau đó lần lượt mời các bạn trả lời.
* GV: Nêu ND cần thực hiện khi tham gia giao thông (Đi đúng phần đường, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, không nô đùa khi tham gia giao thông)
5. Kết thúc hoạt động
- Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.
- Nêu phương hướng hoạt động giúp đỡ nhau trong học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop3 tuan 4 chuan KTKN.doc