Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020 - Trường TH & THCS Thượng Hóa

Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020 - Trường TH & THCS Thượng Hóa

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

- KT: Thuộc bảng nhân 6.

- KN: vận dụng trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.

- TĐ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.

- NL: Tự giải toán có lời văn.

 * HS làm BT 1, 2, 3, 4

II. CHUẨN BỊ: - GV : Bảng phụ; - HS : Bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

 1. Khởi động: TBHT điều hành

Việc 1: Các nhóm KT bảng nhân 6

Việc 2: NT báo cáo kết quả cho cô giáo

2. Hình thành kiến thức:

 Giới thiệu bài - Ghi đề

B: Hoạt động thực hành

- GV giao việc cho HS và theo dõi hỗ trợ thêm cho các nhóm (Chú ý HS chậm tiến)

Bài 1: Tính nhẩm

 Việc 1: Hai bạn ngồi gần nhau trao đổi miệng, một nêu phép tính, một nêu kết quả

 Việc 2: Chia sẻ trong nhóm, nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo

*Đánh giá: quan sát, vấn đáp gợi mở - ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.

 + Tính đúng kết quả của các phép tính

 + Rút ra kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi.

 

docx 33 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 09/07/2022 Lượt xem 338Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020 - Trường TH & THCS Thượng Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
 Ngày soạn: / 9/ 2019
Ngày dạy: Thứ , ngày tháng 9 năm 2019
TOÁN: 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- KT: Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học. Biết giải toán có lời văn ( liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị)
- KN: Rèn luyện kỹ năng cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học, giải toán có lời văn ( liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị)
- TĐ: Giáo dục HS yêu thích học toán.
- NL: Làm được các bài tập nhanh, chính xác. 
*HS làm được các bài tập: 1, 2, 3, 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. 	 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Khởi động: 
 TBVN điều hành lớp hát 
2. Hình thành kiến thức
 Giới thiệu bài - Ghi đề 
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* GV giao việc cho HS; theo dõi hỗ trợ thêm.
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
Việc 1: HS làm vào vở nháp
Việc 2: Chia sẻ kết quả trong nhóm + Nhận xét
Việc 3: Trao đổi, chia sẻ KQ trước lớp
* Đánh giá: quan sát, vấn đáp gợi mở - nhận xét bằng lời
	+ Đặt tính đúng
	+ Tính cộng, trừ các số có ba chữ số chính xác, viết chữ số đẹp. Trình bày bài khoa học.
Bài 2 : Tìm x: 
 Việc 1: Đọc yêu cầu bài tập 2 + Làm bài vào vở 
 Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp - nhận xét 
* Đánh giá: quan sát, vấn đáp gợi mở - nhận xét bằng lời
	+ Biết cách tìm thừa số, số bị chia chưa biết
	+ Tính nhân, chia chính xác. Trình bày bài khoa học.
Bài 3 : Tính: 
Việc 1: Đọc yêu cầu bài tập + Làm bài vào vở 
Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp - nhận xét 
* Đánh giá: quan sát, vấn đáp gợi mở - nhận xét bằng lời
	+ Biết cách tính giá trị biểu thức
	+ Tính toán chính xác. Trình bày bài khoa học.
Bài 4 : Giải toán. 
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc bài và tóm tắt bài toán và giải vào vở 
Việc 2: Chia sẻ kết quả với các nhóm + Nhận xét, chốt kết quả đúng
- Cùng nhau báo cáo, chia sẻ kết quả BT.
	Bài giải:
 Thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất số lít dầu là: 
 160 - 125 = 35 (l dầu)
 Đáp số: 35 l dầu.
* Đánh giá: quan sát, vấn đáp gợi mở - nhận xét bằng lời
	+ Nhận diện đúng dạng toán: Giải bài toán về tìm phần hơn
	+ Giải đúng bài toán. Trình bày bài khoa học.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân cách trừ có nhớ sang hàng chục hoặc hàng trăm.
RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
..
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN. 
NGƯỜI MẸ
I.MỤC TIÊU: A.Tập đọc 
- KT: Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời người dẫn chuyện. 
- KN: Hiểu được nội dung câu chuyện: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B.Kể chuyện: 
- KN: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
- TĐ: GD HS tình cảm thương yêu mẹ.
- NL: Đọc hay, đọc diễn cảm, trả lời lưu loát, hiểu ý nghĩa câu chuyện. Kể chuyện đúng, hay. HS biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
 - Bảng phụ viết câu cần luyện đọc 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Khởi động: 
BHT điều hành ôn bài : “Quạt cho bà ngủ”. TLCH 1, 2 
- GV nhận xét chung
2.Nội dung bài mới:- Giới thiệu bài - ghi đề bài - HS nhắc đề bài
- GV nêu cách đọc chung, đọc mẫu toàn bài - HS theo dõi
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm. Luyện đọc đúng:
Việc 1: Đọc lần 1: Luyện phát âm đúng.
+ HS luyện đọc câu - Luyện đọc từ khó (HS tìm từ khó đọc hoặc từ mà bạn trong nhóm mình đọc chưa đúng để luyện đọc, sửa sai).
+ GV theo dõi - Hỗ trợ HS phát âm từ khó - Luyện đọc câu.
+ GV ghi lại những từ HS phát âm sai phổ biến (nếu có) lên bảng và HD cho HS cách đọc :thần chết, lạnh lẽo, nhanh hơn gió, khẩn khoản.
Việc 2: Luyện đọc đoạn kết hợp đọc chú thích và giải nghĩa từ SGK 
Việc 3: Luyện đọc đúng các câu dài; câu khó đọc.
+ Tìm và luyện đọc các câu dài; câu khó đọc có trong bài
- Thần chết chạy nhanh hơn gió/ và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi đâu.//
 - Luyện đọc đoạn trước lớp.
 - Chia sẻ cách đọc của bạn.
 - 1 em đọc cả bài.
*Đánh giá: quan sát, vấn đáp - ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
	+ Học sinh đọc lưu loát, đọc đúng các từ dễ phát âm sai: thần chết, lạnh lẽo, nhanh hơn gió, khẩn khoản.
	+ Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật.
	+ Hiểu nghĩa từ mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Việc 1: Cá nhân đọc lướt bài để trả lời câu hỏi 1,2,3,4 SGK
Việc 2: Cùng nhau trao đổi, chia sẻ tìm hiểu nội dung câu chuyện. -Rút ND chính của bài: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả
*Đánh giá: quan sát, vấn đáp gợi mở - đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
	+ Học sinh trả lời được các câu hỏi:
Bà mẹ thức mấy đêm ròng trông đứa con ốm. Mệt quá, bà thiếp đi. Tỉnh dậy, thấy mất con, bà hớt hải gọi tìm. Thần Đêm Tối nói cho bà biết: con bà đã bị Thần Chết bắt. Bà cầu xin Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà đuổi theo Thần Chết. Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà.
Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai: ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó, làm nó đâm chồi, nảy lộc và nở hoa giữa mùa đông buốt giá.
Bà mẹ làm theo yêu cầu của hồ nước: khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hóa thành hai hòn ngọc.
Ý c. Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con.
	+ Hiểu nội dung bài: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
	+ Trả lời tự tin, mạnh dạn
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm 4. Luyện đọc lại
Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thi đọc truyện theo vai đoạn 4 – GV theo dõi.
Việc 2: Các nhóm thi đọc và nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. 
*Đánh giá: quan sát, vấn đáp - ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.
	+ Học sinh biết tự phân vai : người dẫn chuyện, Thần Chết, bà mẹ
	+ Biết đọc theo cách phân vai, thể hiện được tình cảm của các nhân vật.
Hoạt động 4: Kể chuyện
Việc 1: HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện. ( 2 - 3 HS)
Việc 2:HĐ nhóm 4. Học sinh dựng lại câu chuyện theo cách phân vai. NT điều hành cho các bạn kể trong nhóm kể.
Việc 3: Các nhóm thi kể trước lớp.
Việc 4: Cả lớp bình chọn học sinh kể hay. GV chia sẻ cùng HS
* GV củng cố, liên hệ và giáo dục HS: - Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì? 
*Đánh giá: quan sát sản phẩm, vấn đáp - Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, kể chuyện.
	+ HS biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân vật.
	+ HS chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá cách kể của mỗi bạn.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- HS biết thương yêu mẹ, chăm học, chăm làm, biết vâng lời mẹ
RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
..
BUỔI CHIỀU
THỦ CÔNG:
GẤP CON ẾCH - T2
I.MỤC TIÊU:
- KT: Biết cách gấp con ếch.
- KN: Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối thẳng phẳng.
- TĐ: Hứng thú với giờ gấp hình.
- NL: HS khéo tay gấp được con ếch bằng giấy, nếp gấp phẳng, thẳng, con ếch cân đối.
II. ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên:
 - Mẫu con ếch gấp bằng giấy. 
 - Qui trình gấp con ếch có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp.
2. Học sinh:
 - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công...
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
Hoạt động 3: Thực hành gấp con ếch.
Việc 1: - Nhắc lại và thực hiện thao tác gấp con ếch như tiết 1.
Việc 2: - Thực hành gấp con ếch.
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành, giao nhiệm vụ.
Việc 2: Cả nhóm thực hiện.
Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả với cô giáo hoặc cả lớp.
 * Đánh giá: Quan sát, vấn đáp - Đặt câu hỏi, tư vấn hổ trợ học tập.
 - Hoàn thành xong gấp máy bay phản lực.
Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn trưng bày sản phẩm đã hoàn thiện theo nhóm.
Việc 2: Nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhau.
Việc 3: Thống nhất ý kiến và báo cáo với cô giáo 
* Đánh giá: Quan sát, vấn đáp - Tư vấn hổ trợ học tập.
 - HS hoàn thành tốt sản phẩm:
 + Sản phẩm bố cục cân đối.
 + Hợp tác nhóm tích cực.
 + Thuyết trình to, rõ ràng.
 - HS hoàn thành sản phẩm:
 + Sản phẩm bố cục cân đối.
	B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Trưng bày sản phẩm ở góc học tập.
RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
..
Thứ 3, ngày , tháng 9 năm 2019
TOÁN: 
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Biết giải toán về nhiều hơn, ít hơn.
2. Kỹ năng: Biết giải bài toán về nhều hơn kém nhau1 đơn vị
3. Thái độ: Giáo dục HS biết đặt lời giải, trình bày bài đẹp.
* H làm đúng các dạng bài tập1,2,3.
4. Năng lực: Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn; tự tin.
II. CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ ghi bài tập, vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động: 
- Hội đồng tự quản tổ chức các bạn trong lớp chơi trò chơi : Xì điện, để gây hứng thú trước khi vào học.
2.Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng.
B. Hoạt động thực hành: 
Bài 1: Giải bài toán.
Việc 1: Cá nhân đọc và tóm tắt bài toán.
Việc 2: Trao đổi cách giải với bạn: Để tính đội Hai trồng được bao nhiêu cây ta làm phép tính gì?
Việc 3: HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
Việc 4: Nhận xét và chốt cách giải bài toán.
+ Đánh giá: Quan sát, vấn đáp, viết - Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành.
	 - HS nắm cách giải dạng toán nhiều hơn
 - Vận dụng giải đúng, chính xác nội dung BT1.
 - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
 - Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; tự tin; sáng tạo.
Bài 2: Giải bài toán.
Việc 1: Cá nhân đọc và tóm tắt bài toán.
Việc 2: Trao đổi cách giải với bạn: Để tính buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít xăng ta làm phép tính gì?
Việc 3: HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
Việc 4: Nhận xét và chốt cách giải bài toán.
+ Đánh giá: Quan sát, vấn đáp, viết - Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành.
	 - HS nắm cách giải dạng toán ít hơn
 - Vận dụng giải đúng, chính xác nội dung BT1.
 - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
 - Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; tự tin; sáng tạo.
Bài 3: Giải bài toán (theo mẫu).
- Gọi cá nhân đọc bài toán mẫu (SGK – 12). Yêu cầu HS thảo luận, phân tích chia sẻ cách giải bài toán theo mẫu
- GV nhận xét và chốt cách giải bài toán.
* Hướng dẫn bài 3b tương tự
Việc 1: Cá nhân đọc và tóm tắt bài toán b.GV theo dõi, giúp đỡ HS chậm
Việc 2: Trao đổi cách giải với bạn bên cạnh. 
Việc 3: HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ ... ăng tự học và giải quyết vấn đề toán học
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Chia sẻ với người thân về nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(không nhớ). Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
 RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
..
L. TỪ&CÂU:
TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH - ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ?
I. MỤC TIÊU:
- KT: Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình (BT1).
- KN: Xếp được các tục ngữ, thành ngữ vào nhóm thích hợp (BT2). Đặt được câu theo mẫu Ai là gì? (BT3 a/b/c).
- TĐ: Giáo dục HS có ý thức yêu quý gia đình.
- Năng lực: tìm được nhiều từ ngữ về chủ đề gia đình và đặt câu theo mẫu Ai là gì?
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: Bảng phụ 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
1.Khởi động: 
- CTHĐTQ tổ chức trò chơi
2.Hình thành kiến thức:
 - Giới thiệu bài - ghi đề bài - nêu mục tiêu bài học
 B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*GV giao việc cho HS, theo dõi, hỗ trợ thêm (Chú ý HS yếu)
Bài 1: Tìm được những từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình 
 Việc 1: - HS trả lời miệng
 Việc 2: - NT điều hành nhóm; Chia sẻ trước lớp.
*Đánh giá: vấn đáp gợi mở - nhận xét bằng lời.
+ Học sinh tìm được nhiều từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình: Ông bà, cha mẹ, anh chị, chú thím,...
Bài 2: Xếp được từ ngữ sau vào nhóm thích hợp 
 Việc 1: - HS làm vào vở BT, 1 em làm bảng phụ
 Việc 2: - NT điều hành nhóm 
Việc 3: Cùng nhau chia sẻ. Chia sẻ trước lớp
*Đánh giá: vấn đáp gợi mở - nhận xét bằng lời.
+ Học sinh hiểu nội dung các thành ngữ, tục ngữ và xếp vào nhóm thích hợp:
- Cha mẹ với con cái: c, d
- Con cái với ông bà: a, b
- Anh chị em đối với nhau: e, g
Bài 3: Đặt được câu theo mẫu Ai là gì? 
 Việc 1: - HS làm vào vở BT, 1 em làm bảng phụ
 Việc 2: - NT điều hành nhóm - Chia sẻ trước lớp
- Cùng nhau chia sẻ.
*Đánh giá: vấn đáp gợi mở - nhận xét bằng lời.
+ Học sinh đặt câu đúng mẫu
+ Đặt được nhiều câu.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Chia sẻ với bạn các từ ngữ về gia đình
 RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
..
CHÍNH TẢ:
Nghe - viết: ÔNG NGOẠI
I. MỤC TIÊU:
- KT: Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . 
- KN: Tìm và viết đúng 2-3 tiếng có vần oay (BT2). Làm bài tập phân biệt r/gi/d 3a.
- TĐ: Rèn luyện tính cẩn thận, nắn nót trong khi viết.
- NL: Nghe viết chính xác bài chính tả; hợp tác.
II. CHUẨN BI: Bảng phụ chép bài tập 3a
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
 1.Khởi động: TBHT điều hành
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài- ghi đề bài.
Hoạt động 1: HĐ cả lớp. Hướng dẫn chính tả 
Việc 1: GV đọc mẫu đoạn cần viết - 1 HS đọc lại
Việc 2: HS trả lời câu hỏi: - Đoạn văn có mấy câu ?
- Chữ đầu các câu viết như thế nào ?
- Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào ?
- Tìm tên riêng trong đoạn văn ?
- Cần viết tên riêng như thế nào ? 
Việc 3: HS viết từ khó vào bảng con theo nhóm 4. Chú ý các từ: nhấc bổng, loang lổ, trong trẻo. 
Việc 4: GV nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách cầm bút...
 Đọc bài HS viết vào vở. Đọc lại soát lỗi.
*Đánh giá: quan sát sản phẩm, vấn đáp, viết - Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét
+ Học sinh viết đúng các từ khó, đảm bảo tốc độ, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
+ Chữ viết đều nét, đúng chính tả.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2: Tìm 3 tiếng có vần oay
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề.
- Hướng dẫn HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm. Giúp H yếu.
 Việc 1: HS đọc và làm bài vào vở 
Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm trước lớp - Thống nhất kết quả đúng
*Đánh giá: quan sát sản phẩm, vấn đáp - Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.
+ Học sinh tìm được nhiều tiếng có vần oay : nước xoáy, khoáy, ngoáy, hí hoáy, loay hoay, ngúng ngoảy, ngoáy tai,...
+ Tìm nhanh, chính xác.
Bài 2: Phân biệt r/gi/d
 Việc 1: HS đọc và làm bài vào vở 
 Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm trước lớp - Thống nhất kết quả đúng
*Đánh giá: quan sát sản phẩm, vấn đáp, viết - Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét
+ Học sinh viết được đáp án đúng nội dung, viết đúng chính tả, phát âm đúng : giúp đỡ; dữ tợn, ra
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Cùng người thân tìm thêm tiếng có vần oay
 RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
..
TN. XÃ HỘI: 
VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU: 
- KT: So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức,khi làm việc nặng nhọc và lúc cơ thể nghỉ ngơi thư giãn
- KN: Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ gìn cơ quan tuần hoàn.
- TĐ: Tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- NL: Tiếp thu vận dụng vào thức tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:
- Tim có chức năng gì đối với cơ thể của chúng ta?
HS trả lời được: Tim luôn luôn đập dể bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập cơ thể sẽ chết.
2. Trò chơi vận động.
- Việc 1: Các em thấy nhịp tim của các em bây giờ đập như thế nào?
- Việc 2: - Chúng ta chơi trò chơi, sau khi chơi xong em hãy xem nhịp tim mình như thế nào?
- T t/c cho HS chơi:Con thỏ-ăn cỏ-uống nước- chui vào hang.
- Việc 3: Cá nhân trả lời
- Bây giờ em thấy nhịp tim thế nào?
*Đánh giá: Quan sát, vấn đáp - đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
+ Tích cực, mạnh dạn, tự tin.
+ Trả lời đúng, to rõ ràng, lưu loát, trả lời được câu hỏi. Khi ta vận động tim mạch đập nhanh có lợi cho sức khoẻ. Nhưng nếu lao động hoặc hoạt động quá sức tim bị mệt, có hại cho sức khoẻ.
3. Thảo luận nhóm.
Việc 1 : HĐ nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi sau :
+ Quan sát hình các hình ở trang-19 và trả lời câu hỏi
- Hoạt động nào có lợi cho tim mạch?
- Hoạt động nào có hại cho tim mạch?
- Trạng thái nào làm cho tim đập mạnh?
- Tại sao không mặc quần áo quá chật?
Việc 2: Nhóm trưởng gọi các bạn trong nhóm trình bày và thống nhất ý kiến của nhóm mình
Việc 3: Thư kí tổng hợp ý kiến và báo cáo với cô giáo
*Đánh giá: Quan sát, vấn đáp - đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
+Tích cực, hợp tác nhóm tốt.Mạnh dạn, tự tin.
*KL: Tập thể dục, đi bộ...có lợi cho tim mạch.
- Không vận động lao động quá sức. Sống vui vẻ, thư giãn không xúc động mạnh (tức giận)
- Ăn các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng tránh bia rượu.
B. Hoạt động ứng dụng:
-Chia sẻ ND bài học với người thân.
 RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
.. 
BUỔI CHIỀU
TẬP LÀM VĂN 
NGHE - KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI.
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. MỤC TIÊU: 
- KT: Nghe - kể lại được câu chuyện: Dại gì mà đổi.
- KN: Rèn luyện kỹ năng kể chuyện.
- TĐ: Giáo dục HS biết nghe lời bố mẹ. 
- Năng lực : nhớ rõ nội dung, kể chuyện tự nhiên, giọng kể hồn nhiên.
 * Điều chỉnh: Không yêu cầu làm BT2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết 3 câu hỏi làm điểm tựa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:	
1.Khởi động: 
- CTHĐTQ điều hành các nhóm: 
Việc 1: Bạn hãy kể về gia đình bạn. 
Việc 2: Chia sẻ trước lớp
Việc 3: Nhận xét tuyên dương. 
2. Hình thành kiến thức:
HĐ1: Giới thiệu bài - Ghi đề 
HĐ2: Nghe kể câu chuyện: Dại gì mà đổi.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
 - GV đưa bảng phụ ghi câu gợi ý- HS thực hành kể chuyện. 
 Việc 1: HS tìm hiểu y/c của bài; đọc gợi ý, kể chuyện theo nhóm
Việc 2: HS thi kể chuyện trước lớp - HS khác nhận xét - Bổ sung.
Việc 3: Nhận xét bình chọn CN, nhóm kể tốt 
* Liên hệ HS: Câu chuyện này nói lên điều gì?
* Liên hệ HS biết nghe lời ông bà, cha mẹ.
*Đánh giá: vấn đáp gợi mở - nhận xét bằng lời
	+ Nhớ rõ nội dung, kể chuyện tự nhiên, giọng kể hồn nhiên
	+ Biết lắng nghe, nhận xét phần kể của bạn
C . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Kể cho người thân nghe câu chuyện: Dại gì mà đổi. Luôn luôn nghe lời ông bà, cha mẹ.
 RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
.. 
LUYỆN TOÁN:
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
I. MỤC TIÊU:
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ). Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
- Rèn luyện kỹ năng nhân số có hai chữ số cho số có 1 chữ số.
* HS làm được các bài tập: 1, 2 (a), 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
 * GV giao việc cho HS.
Bài 1: Tính. 
 Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên thảo luận, nêu cách tính.
 Việc 2: Chia sẻ kết quả với các nhóm + Nhận xét, chốt kết quả đúng
*Đánh giá: quan sát, vấn đáp - ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.
	+ Biết cách tính : Bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính đến hàng chục.
	+ Tính đúng kết quả
Bài 2 : 
 Việc 1 : CN tự làm bài 
 Việc 2: Chia sẻ kết quả với các nhóm + Nhận xét, chốt kết quả đúng
*Đánh giá: quan sát, vấn đáp - ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.
+ Đặt tính đúng: Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.
+ Biết cách tính : Thực hiện tính từ phải sang trái
+ Tính đúng kết quả
+ Tự giác làm bài, tích cực chia sẻ ý kiến
Bài 3: Giải toán 
Việc 1: Đọc yêu cầu bài tập 3 + cá nhân làm vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
 Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp - nhận xét - Chốt kết quả đúng.
Bài giải
Bốn hộp có số bút chì màu là:
12 x 4 = 48 ( bút )
 	ĐS: 48 bút chì màu
*Đánh giá: quan sát, vấn đáp - ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.
+ Vận dụng phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số để giải toán có lời văn một cách chính xác, nhanh, khoa học.
	+ Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học
*HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Chia sẻ với người thân về nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(không nhớ). Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
 RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
..
 SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU: 
- Đánh giá các hoạt động trong tuần 4, đề ra kế hoạch tuần 5.
- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. CHUẨN BỊ: CTHĐTQ: Nội dung tiết SH.
	 GV kế hoạch tuần.
III. NỘI DUNG:
1.Nhận xét tình hình lớp tuần 4:
 CTHĐ điều khiển sinh hoạt.
 - Các ban báo cáo kết quả HĐ của ban mình trong tuần.
 -Ý kiến phát biểu của các thành viên.
 - CT nhận xét và cùng các ban tổng kết, xếp thi đua.
+- GV nhận xét chung.
2. Kế hoạch tuần 5: - Khắc phục các tồn tại tuần 4.
	- Thực hiện tốt các kế hoạch của Đội, của nhà trương.
3. Sinh hoạt văn nghệ: - PCT phụ trách VN tổ chức văn nghệ và các trò chơi. 
 Ký duyệt, ngày tháng 9 năm 2019
 Tổ trưởng
 Đinh Xuân Quý

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_4_nam_hoc_2019_2020_truong_th_thcs_thuong.docx