I. Yêu cầu cần đạt
- Thực hiện được tính nhẩm phép nhân, phép chia với (cho) 1. Thực hiện được phép nhân, phép chia trong bảng đã học.
- Vận dụng làm các bài tập.
- Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point.
- HS: SGK, vở ghi.
Trường Tiểu học Phong Vân LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 4 ( Từ ngày 26/09 đến 30/09/2022) Thứ/ ngày Môn Tiết theo PPCT Tiết theo TKB Tên bài dạy Hai 26/09 HĐTN 10 Giới thiệu sản phẩm câu lạc bộ Toán 16 Luyện tập Tiếng việt 22+23 Đọc: Mùa hè lấp lánh Nói và nghe: Kể chuyện Chó đốm con và mặt trời Ba 27/09 Tiếng việt 24 Nghe-viết: Mùa hè lấp lánh Toán 17 Luyện tập TNXH 7 Vệ sinh xung quanh nhà (tiết 2) GDTC 7 Biến đổi đội hình từ một hàng ngang thành hai, ba hàng ngang và ngược lại Tư 28/09 Tiếng việt 25+26 Đọc: Tạm biệt mùa hè Đọc mở rộng Toán 18 Bảng nhân 6, bảng chia 6 Tiếng Anh 15 Unit 1: My friends – Lesson 2.3 Năm 29/09 Toán 19 Luyện tập Tiếng việt 27 Luyện tập: Mở rộng vốn từ về mùa hè. Dấu chấm, dấu hai chấm TNXH 8 Ôn tập chủ đề về gia đình HĐTN 11 HĐGD theo chủ đề: Đọc sách theo sở thích Sáu 30/09 Toán 20 Bảng nhân 7, bảng chia 7 Tiếng việt 28 Luyện tập: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ ề một người bạn Đạo đức 4 Tự hào Tổ quốc Việt Nam (Tiết 2) HĐTN 12 SH theo chủ đề: Danh mục sách theo sở thích TUẦN 4 Thứ Hai ngày 26 tháng 9 năm 2022 Hoạt động trải nghiệm Tiết 10: Sinh hoạt dưới cờ: Giới thiệu sản phẩm câu lạc bộ I. Yêu cầu cần đạt - Nêu được một số các câu lạc bộ nơi mình sinh sống. - Giới thiệu một số các câu lạc bộ nơi mình sinh sống. - Yêu cái đẹp, gìn giữ các nét đẹp của câu lạc bộ. Tự hào và bảo vệ những câu lạc bộ có ở địa phương. II. Đồ dùng dạy học - GV: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, giấy A3, video giới thiệu câu lạc bộ. - HS: Giấy màu, keo, kéo, bìa cứng. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV cho HS hát bài Lớp chúng ta đoàn kết - GV giới thiệu bài. - HS hát. - Lắng nghe. 2. Khám phá Hoạt động 1: Giới thiệu một số sản phẩm của các câu lạc bộ - GV chiếu 1 số video câu lạc bộ vẽ tranh, hỏi: + Các bạn thể hiện các bức tranh như thế nào? + Các bức tranh được thực hiện theo chủ đề nào? - GV chiếu 1 số video câu lạc bộ nặn gốm, hỏi: + Các bạn trong video đã nặn những đồ vật nào? + Để làm ra các sản phẩm các bạn đã sử dụng những nguyên liệu nào? + Để làm ra các sản phẩm đẹp chúng ta phải ntn? - GV KL: Có rất nhiều sản phẩm của các câu lạc bộ. Chúng ta cần phải học tập và muốn làm ra những sản phẩm đẹp cần phải kiên trì, sáng tạo.. - HS quan sát. + Đẹp, + Ngôi nhà mơ ước. + Cái bát, lọ hoa. + Đất sét, bàn xoay, + Khéo léo, chăm chỉ, sáng tạo, - Lắng nghe 3. Thực hành Hoạt động 2: Làm sản phẩm - GV kiểm tra đồ dùng của các nhóm. - GV nhận xét. - Yêu cầu hs thực hiện theo nhóm 4 trong 2’. Tự làm những sản phẩm mà em thích. - GV phát giấy A3 yêu cầu các nhóm dán các sản phẩm. Đại diện các nhóm trình bày. - GV NX và tuyên dương những sản phẩm đẹp. - HS thực hiện theo nhóm 4 trong 2’. + Làm ví, quạt, - Đại diện các nhóm trình bày. - Lắng nghe. 4. Củng cố, tổng kết - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề - HS lắng nghe để thực hiện yêu cầu. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Toán Tiết 16: Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt - Thực hiện được tính nhẩm phép nhân, phép chia với (cho) 1. Thực hiện được phép nhân, phép chia trong bảng đã học. - Vận dụng làm các bài tập. - Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point. - HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động + Đặt tính rồi tính: 57 + 71; 456 - 328 - GV nhận xét, tuyên dương. - GV giới thiệu bài. - HS làm bảng con. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Luyện tập Bài 1: - GV nhận xét, tuyên dương. - GV chốt: Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó. Bài 2: - GV cho HS nêu yêu cầu, đọc mẫu. - GV nhận xét. Bài 3: - GV cho HS làm bài tập vào phiếu. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4. - HS làm việc vào phiếu học tập. - GV nhận xét. - HS đọc yêu cầu. - HS làm vào vở, nêu kết quả. 2 x 1 = 2; 3 x 1 = 3; 4 x 1 = 4; 2 : 1 = 2; 3 : 1 = 3; 4 : 1 = 4; 5 : 1 = 5 - HS nhắc lại. - 2 HS nêu và đọc mẫu. - HS làm vào vở, nêu kết quả. 1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3; 1 x 3 = 3 1 x 4 = 1 + 1 +1 + 1 = 4; 1 x 4 = 4 - HS đọc yêu cầu. - HS làm việc theo nhóm - HS nêu từng phép tính. 3 x 7 = 21; 5 : 1 = 5; 4 x 4 = 16 ... - HS đọc yêu cầu. - HS làm phiếu, đọc kết quả. 4 x 2 = 8; 12 : 4 = 3; 3 x 6 = 18; 3. Củng cố, tổng kết - GV cho HS chơi trò chơi xì điện để HS nhận biết phép nhân, phép chia với (cho) 1. 1 x 1 = ? 6 : 1 =? 1 x 2 = ? 5 : 1 =? 1 x 3 = ? 4 : 1 =? - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau. - HS tham gia chơi. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Tiếng Việt Tiết 22 + 23: Đọc: Mùa hè lấp lánh Nói và nghe: Kể chuyện Chó đốm con và mặt trời I. Yêu cầu cần đạt - HS đọc đúng từ ngữ câu và toàn bộ bài thơ Mùa hè lấp lánh. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: “Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của mùa hè với ông mặt trời thức dậy sớm hơn, ánh nắng dường như chứa chan hơn, cỏ cây tươi thắm hơn; bài thơ cũng thể hiện sự hồn nhiên, vui sướng của bạn nhỏ khi mùa hè đến.” + Kể lại câu chuyện Chó đốm con và mặt trời. Hiểu được một quy luật đơn giản về địa lí: Mặt trời lặn ở đằng đông, mọc ở đằng tây. - Bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọng đọc vui vẻ, thiết tha. Biết chia sẻ với người thân suy nghĩ của mình về câu chuyện Chó đốm con và mặt trời. Hỏi thêm được những thông tin về mặt trời mọc và lặn. - Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point. - HS: SGK, vở ghi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV hỏi: Mùa hè có gì thú vị? - GV nhận xét. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS thảo luận nhóm đôi. - Các nhóm trình bày. - HS ghi vở. 2. Khám phá Hoạt động 1: Đọc văn bản - GV đọc mẫu với giọng đọc thể hiện niềm thiết tha, vui sướng và háo hức khi mùa hè đến. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia khổ: (4 khổ) + Khổ 1: Từ đầu đến dậy sớm. + Khổ 2: Tiếp theo cho đến bất tận. + Khổ 3: Tiếp theo cho đến lặn xuống. + Khổ 4: Tiếp theo lấp lánh. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ thơ. - Luyện đọc từ khó: kì lạ, đủng đỉnh.... - Luyện đọc câu dài: Sáng nay/ em thức dậy/ Trời/ sáng tự bao giờ/ Mùa hè/ kì lạ chưa/ Mặt trời/ ưa dậy sớm.// - Luyện đọc khổ: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 2. - GV nhận xét các nhóm. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi 1. Mặt trời mùa hè có gì lạ? 2. Nắng mùa hè mang đến những lợi ích gì? - Đối với cây. - Đối với hoa lá. - Đối với các bạn nhỏ. 3. Ngày của mùa hè có gì đặc biệt? 4. Vì sao bạn nhỏ thấy “mùa hè thật sung sướng”? 5. Theo em, hình ảnh “ngày dài lấp lánh” chỉ điều gì hoặc nêu ý kiến khác của em. a. Ngày có nhiều nắng. b. Ngày có nhiều niềm vui. c. Ngày mặt trời dậy sớm và đi ngủ muộn. - GV chốt: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của mùa hè với ông mặt trời thức dậy sớm hơn, ánh nắng dường như chứa chan hơn, cỏ cây tươi thắm hơn; bài thơ cũng thể hiện sự hồn nhiên Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. - Hs lắng nghe. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát. - HS đọc nối tiếp theo khổ thơ. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu dài. - HS luyện đọc theo nhóm 2. - HS thi đọc. + Thức dậy sớm và đi ngủ muộn. + Nắng mùa hè mang đến những lợi ích: Làm cho cây cối chóng lớn. Làm cho hoa lá thêm màu. Cho mình được chơi lâu hơn. + Ngày của mùa hè rất dài. + Vì có nắng có kem, có gió êm, có ngày dài. - HS trả lời. - 2 HS đọc nối tiếp. 3. Nói và nghe: Kể chuyện Chó đốm con và mặt trời Hoạt động 1: Nghe kể chuyện - Yêu cầu HS QS tranh, đọc câu hỏi dưới tranh. - GV kể lần 1: Kể toàn bộ câu chuyện. - GV kể lần 2: Dừng lại ở những đoạn tương ứng với các câu hỏi trong tranh, có thể dừng lại để hỏi sự việc tiếp theo là gì, khích lệ các em nhớ chi tiết câu chuyện. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, TLCH: + Tranh 1: Chó đốm con nhìn thấy mặt trời mọc ở đâu? + Tranh 2: Chó đốm con nhìn thấy mặt trời lặn ở đâu? + Tranh 3. Chó đốm con nghĩ gì ? + Tranh 4: Điều gì làm chó đốm con ngạc nhiên? - GV nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện - Gọi HS kể nối tiếp câu chuyện. - Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS QS tranh, đọc câu hỏi dưới tranh. - HS thảo luận nhóm. + Mặt trời mọc từ chân núi phía đông. + Mặt trời lặn xuống dòng sông phía tây. + Chó đốm nghĩ rằng mặt trời có 2 cái nhà, 1 cái ở chân núi phía đông và 1 cái ở dòng sông phía tây. Ngày mai, mặt trời sẽ mọc từ dòng sông phía tây. + Mặt trời mọc đằng đông, trong khi chó đốm đang chờ mặt trời ở đằng tây. - HS kể nối tiếp câu chuyện. - 3-4 HS kể toàn bộ câu chuyện. 4. Củng cố, tổng kết - GV cho HS QS video về hoạt động của các bạn trong mùa hè. + Trao đổi về ý nghĩa, tác dụng của các hoạt động đó. - Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà. - HS quan sát video. - HS cùng nhau trao sẻ, trao đổi sau khi xem video. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Thứ Ba ngày 27 tháng 9 năm 2022 Tiếng Việt Tiết 24: Nghe – v ... ân 7. - HS viết các kết quả còn thiếu trong bảng chia 7. + Tích của các phép nhân là dãy số cách đều 7 đơn vị. + Tích của phép nhân là số bị chia của phép chia. 3. Luyện tập Bài 1: - GV nhận xét. Bài 2: - GV nhận xét. Bài 3: + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Muốn biết bố của Mai công tác bao nhiêu ngày ta làm thế nào? - GV nhận xét, tuyên dương. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS tính rồi nêu miệng kết quả. ĐA: 7 x 5 = 35; 7 x 6 = 42; 7 x 9 = 63; 35 : 7 = 5 .... - HS đọc yêu cầu. - HS nhẩm kết quả, trả lời. ĐA: 5 quả bóng. - HS đọc yêu cầu. - HS nêu. + Ta lấy 7 ngày nhân với 4 tuần. - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở. Bài giải Số ngày bố của Mai đi công tác là: 7 x 4 = 28 (ngày) Đáp số: 28 ngày. 4. Củng cố, tổng kết - Đọc bảng nhân, chia 7. - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau. - 3-4 HS đọc. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Tiếng Việt Tiết 28: Luyện tập: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một người bạn I. Yêu cầu cần đạt - Đọc lại câu chuyện Tạm biệt mùa hè trả lời câu hỏi. Nói về tình cảm, cảm xúc của em đối với một người bạn em yêu quý. - Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 2-3 câu) thể hiện tình cảm, cảm xúc của em đối với người bạn đó. - Biết yêu bạn bè. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point. - HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động + Đọc bài Tạm biệt mùa hè, nêu nội dung bài. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - 2-3 HS đọc. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Khám phá Bài 1: - Gọi 1 HS đọc lại bài Tạm biệt mùa hè. - Cho HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành bảng trong SGK. - Gv nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - GV gọi HS đọc các gợi ý ở mục 2 - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi. - GV QS, hỗ trợ những nhóm khi cần. - Đại diện 1 số nhóm phát biểu ý kiến. - GV nhận xét góp ý. 3. Luyện tập Bài 3: - Cho HS viết vở. - GV nhận xét. - HS đọc yêu cầu bài tập 1. - 1 HS đọc. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trình bày. Những việc làm của Diệu Suy nghĩ cảm xúc của Diệu Suy nghĩ, cảm xúc của em về việc làm của Diệu Diệu vào vườn hái quả cùng mẹ Thích thú và hào hứng - Diệu là cô bé chăm làm,... - Diệu biết quan tâm, giúp đỡ mẹ, ... - Diệu thật tình cảm, thật đáng yêu! Diệu đến thăm bà cụ Khởi và trò chuyện với bà Diệu thấy bà kể chuyện rất hay, Diệu thích nghe bà kể chuyện Diệu là cô bé thân thiện,dễ rung động, yêu quý hàng xóm,... Diệu ra chợ cùng mẹ và được gặp nhiều người. Diệu yêu mọi người Diệu rất chịu khó quan sát cuộc sống xung quanh, là cô bé biết yêu thương mọi người (cả những người Diệu chưa từng quen) - HS đọc yêu cầu. - 1-2 Hs đọc gợi ý. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trình bày. - HS đọc yêu cầu. - HS viết lại những điều vừa nói vào vở. - 2-3 HS đọc bài. 4. Củng cố, tổng kết - GV giao nhiệm vụ HS đọc bài viết của mình cho người thân nghe và nghe người thân góp ý. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. - HS lắng nghe, về nhà thực hiện. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Đạo đức Tiết 4: Tự hào Tổ quốc Việt Nam (tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt - Nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc. - Thực hiện hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý, bảo vệ thiên nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước. - Yêu nước, tự hào về Tổ quốc, dân tộc Việt Nam. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point. - HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV mở bài hát: “Việt Nam ơi” + Bài hát thể hiện sự tự hào về điều gì? + Chia sẻ cảm xúc của em khi nghe bài hát đó? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS nghe bài hát. + Thể hiện sự tự hào về dân tộc Việt Nam. - HS trả lời theo ý hiểu của mình. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Luyện tập, thực hành Hoạt động 1: Em tán thành hoặc không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? - GV đưa các ý kiên trong SGK/13, hỏi: + Em tán thành hoặc không tán thành để thể hiện tình yêu Tổ quốc? Vì sao? + Ngoài các hình ảnh trên em hãy chia sẻ thêm cho cả lớp biết những vẻ đẹp đó? - GV NX, KL: Chúng ta là người Việt Nam, đất nước Việt Nam được như ngày hôm nay là nhờ có công lao to lớn của những thế hệ đi trước, vì vậy chúng ta cần phải tôn trọng, tự hào biết ơn họ. Bên cạnh đó cũng cần học tập tốt hơn để sau này xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Hoạt động 2: Nhận xét hành vi - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, TLCH: Em đồng tình hoặc không đồng tình với hành vi của bạn nào trong các ý sau? Vì sao? - GV NX. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS quáan sát tranh, TLCH: + Ý a: Không tán thành vì phải yêu những người xung quanh, yêu Tổ quốc. + Ý b: Tán thành vì tìm hiểu lịch sử đất nước, yêu quý và tự hào về đất nước. + Ý c: Tán thành vì chúng ta có được đất nước tươi đẹp, phát triển mạnh mẽ như này là do công lao to lớn của thế hệ đi trước. + Ý d: Tán thành vì cần học tập tốt để sau này xây dựng quê hương, đất nước. + Ý e: Tán thành vì bảo vệ thiên nhiên góp phần bảo vệ vẻ đẹp quê hương, đất nước. + Ý g: Tán thành vì chúng ta tự hào là người Việt Nam. - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trình bày. + a không đồng tình vì món ăn VN là truyền thống văn hóa của dân tộc, cần trân trọng. + b đồng tình vì Thảo đã thể hiện niềm tự hào về quê hương, đất nước. + c đồng tình vì Cường đã thể hiện tình yêu với vẻ đẹp của quê hương, đất nước. + d đồng tình vì Thương đã thể hiện tình yêu đối với tiếng Việt. + e không đồng tình vì Đô không thể hiện tình yêu Tổ quốc. + g đồng tình vì Hoàng chưa thể hiện tình yêu đất nước, nơi mình sinh ra và lớn lên. 3. Củng cố, tổng kết + Em đã làm gì để thể hiện tình yêu Tổ quốc? + Đọc những câu ca dao, tục ngữ đã chuẩn bị. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS xem trước bài sau. - HS trả lời theo ý hiểu của mình. - HS đọc. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Hoạt động trải nghiệm Tiết 12: Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt theo chủ đề: Danh mục sách theo sở thích I. Yêu cầu cần đạt - Học sinh xây dựng được danh mục sách của bản thân và của nhóm. - Bản thân tự tin chia sẻ danh mục sách theo sở thích của mình. - Tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về sở thích của bạn. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point. - HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV cho HS nghe bài hát “Em yêu trường em”. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Tổng kết tuần Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần. + Kết quả sinh hoạt nền nếp. + Kết quả học tập. + Kết quả hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần) Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. - Một số nhóm NX, bổ sung. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần. - Một số nhóm NX, bổ sung. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. 3. Sinh hoạt theo chủ đề Hoạt động 3: Xây dựng danh mục sách theo sở thích chung của nhóm - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và chia sẻ: + Mỗi thành viên kể tên những cuốn sách mình tìm được phù hợp với sở thích chung của nhóm. VD: Nhóm những người yêu động vật thích đọc sách về thế giới động vật. Nhóm những người thích ảo thuật chọn đọc sách về ảo thuật gia nổi tiếng. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - HS thảo luận nhóm theo yêu cầu. - Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. 4. Củng cố, tổng kết - GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tìm đọc những cuốn sách trong danh mục đã xây dựng. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: