Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

NGƯỜI MẸ

 I.MỤC TIÊU: .

 –Biết tập đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.

 -Hiểu nội dung câu chuyện : Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả.

 B Kể Chuyện

 B­íc ®Çu bit kĨ cng c¸c b¹n d­ng l¹i tng ®o¹n c©u chuyƯn theo c¸ch ph©n vai

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ trong SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 2 HS đọc bài “Chiếc áo len”

 GV nhận xét, cho điểm.

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Tuần 4	 Thứ 2 ngày 14tháng 9 năm 2009
	 Tập đọc – kể chuyện
 NGƯỜI MẸ
 I.MỤC TIÊU: 
. 
 –Biết tập đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật. 
 -Hiểu nội dung câu chuyện : Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả.
 B Kể Chuyện
 B­íc ®Çu biÕt kĨ cïng c¸c b¹n d­ng l¹i tõng ®o¹n c©u chuyƯn theo c¸ch ph©n vai 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Tranh minh hoạ trong SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 2 HS đọc bài “Chiếc áo len”
 GV nhận xét, cho điểm.
 TẬP ĐỌC
 B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
 Hôm nay các em sẽ đọc truyện Người mẹ – một câu chuyện rất cảm động của nhà văn nổi tiếng trên thế giới tên là An-đéc-xen viết về tấm lòng người mẹ. An-đéc-xen viết cho thiếu nhi nhưng cả người lớn cũng say mê đọc truyện của ông.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
 3
Luyện đọc 
 - GV đọc mẫu toàn bài : giọng đọc đoạn 1 hồi hộp, dồn dập thể hiện tâm trạng hoảng hốt của người mẹ bị mất con. Giọng đọc đoạn 2 và 3 thiết tha thể hiện sự sẵn lòng hy sing của người mẹ trên đường đi tìm con. Giọng đọc đoạn 4 chậm, rõ ràng. 
 -GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
 + Đọc từng đoạn trước lớp 
-GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọngthích hợp.
+Đọc từng đoạn trong nhóm 
-GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
 +Thi đọc giữa các nhóm 
 Hướng dẫn tìm hiểu bài 
1. Kể lại vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1?
2 . Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
3. Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà ?
4. Chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện:
GV chốt lại câu trả lời đúng
Luyện đọc lại 
-GV yêu cầu HS đọc truyện theo vai
-GV nhận xét, tuyên dương những nhóm đọc tốt nhất.
 -HS kết hợp đọc thầm
 -HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Đọc đúng các từ : hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo 
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . Chú ý nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp
- HS đọc các từ chú giải trong bài
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn 
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau 
-Các nhóm thảo luận ,trao đổi về nội dung bài
 -Bà mẹ thức mấy đêm ròng trông đứa con ốm. Mệt quá, bà thiếp đi. Tỉnh dậy, thấy mất con, bà hớt hải gọi tìm. Thần Đêm Tối nói cho bà biết con của bà đã bị thần chết bắt đi. Bà cầu xin Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà đuổi theo Thần Chết. Thần Đêm Tối đã chỉ đường cho bà.
-Bà chấp nhận yêu cầu của bụi gai: ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó,làm nó đâm chồi nảy lộc và nở hoa giữa mùa đông buốt giá.
-Bà làm theo yêu cầu của hồ nước:khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ , hoá thành hai hòn ngọc.
 a. Người mẹ là người rất dũng cảm.
b. Người mẹ không sợ Thần Chết.
c. Người mẹ có thể hy sinh tất cả vì con. 
(Ý đúng nhất là ý c)
- HS mỗi nhóm tự phân vai luyện đọc: người dẫn chuyện, Thần Chết, bà mẹ và thi đọc với nhau.
KỂ CHUYỆN
1
2
GV nêu nhiệm vụ: Vừa rồi các em đã thi đọc truyện Người mẹ theo cách phân vai. Sang phần kể chuyện, nội dung trên được tiếp tục nhưng nâng cao thêm một bước : các em sẽ kể chuyện, dựng lại câu chuyên theo cách phân vai.
Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyên theo vai.
-GV nhắc HS : Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ, không nhìn sách. Có thể kèm với động tác, cử chỉ, điệu bộ như là đang đóng một màn kịch nhỏ.
- GV theo dõi, tuyên dương những HS kể tốt.
-HS nghe yêu cầu.
-HS tự lập nhóm và phân vai 
-HS thi dựng lại câu chuyện theo vai .
- Cả lớp bình chọn những nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất, sinh động nhất.
 IV
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Câu chuyện trên giúp em hiểu gì về tấm lòng của người mẹ?
 -GV yêu cầu HS tập kể lại câu chuyện vừa học cho bạn bè và người thân ở nhà.
 -GV nhận xét tiết học. 
 -----------------------------------------------------------------------------------
 Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
 Giúp học sinh:
 - Củng cố kỹ năng thực hành tính cộng trừ các số có ba chữ số, kỹ năng thực hành tính nhân chia trong các bảng nhân, bảng chia đã học.
 - Củng cố kỹ năng giải toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Phấn màu. SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
-Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà 
- Nhận xét bài cũ.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Luyện tập chung
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1.
Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Yêu cầu 3 học sinh lên bảng , lần lượt nêu cách tính của từng phép tính.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân, số bị chia chưa biết trong phép chia khi biết các thành phần còn lại của phép tính.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn biết thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít dầu ta phải làm thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:c¶líp lµm nh¸p 
2 em lªn b¶ng lµm
- Đặt tính rồi tính.
- 3 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 415 234 162 
 415 432 370
 830 666 532
- Học sinh lần lượt nêu cách tính của mình.
- 2 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.
 x * 4 = 32 x : 8 = 4
 x = 32 : 4 x = 4 * 8
 x = 8 x = 32
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
1HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm số lít dầu thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất.
- Ta phải lấy số dầu của thùng thứ hai trừ đi số dầu của thùng thứ nhất.
- 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 Bài giải
 Số lít dầu thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất là:
 160 - 125 = 35 (lít)
 Đáp số: 35 lít
- 
IV
CỦNG CỐ-DẶN DÒ
- Nêu cách tìm thừa số chưa biết?
- Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?
- Chuẩn bị bảng nhân 6.
- GV nhận xét tiết học.
 Đạo đức	
 GIỮ LỜI HỨA
I. MỤC TIÊU :
Nªu ®­ỵc vµi vÝ dơ vỊ lêi høa.BiÕt gi÷ lêi høa víi b¹n bÌ vµ mäi ng­êi .Quý träng nh÷ng ng­êi biÕt gi÷ lêi høa
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Phiếu học tập dùng cho hoạt động 1.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A KIỂM TRA BÀI CŨ: Gọi học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
- Thế nào là giữ lời hứa?
- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh đánh giá, nhận xét như thế nào?
- Giữ lời hứa thể hiện điều gì?
- Khi không thực hiện được lời hứa, ta cần phải làm gì? 
- GV nhận xét bài cũ.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI : GIỮ LỜI HỨA
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
 3
Thảo luận theo nhóm :
- Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa, không đồng tình với hành vi không giữ lời hứa.
- Cách tiến hành: GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận theo cặp làm vào phiếu.
- Nội dung phiếu học tập: Hãy ghi vào ô trống chữ Đ trước những hành vi đúng, chữ S trước những hành vi sai.
£ a) Vân xin phép mẹ sang nhà bạn chơi đến 9 giờ sẽ về. Đến giờ hẹn, Vân vội tạm biệt bạn ra về, mặc dù đang chơi vui.
£ b) Giờ sinh hoạt lớp tuần trước, Khoa bị phê bình vì hay làm mất trật tự trong giờ học. Khoa tỏ ra rất hối hận, hứa với cô giáo và cả lớp sẽ sửa chữa. Nhưng chỉ được vài hôm, cậu ta lại nói chuyện riêng và đùa nghịch trong lớp học.
£ c) Hoà hứa với em bé sau khi học xong sẽ cùng chơi đồ hàng với em. Nhưng khi Hoà học xong thì trên ti vi có hoạt hình. Thế là Hoài ngồi xem phim, bỏ mặc em bé chơi một mình.
£ d) Nam hứa sẽ làm một con diều cho bé dung, con chú hàng xóm. Và em đã dành cả buổi sáng chủ nhật để hoàn thành chiếc diều đến chiều, Nam mang diều sang cho bé dung. Bé mừng rỡ cảm ơn anh Nam
- Yêu cầu một số nhóm trình bày kết quả, cả lớp trao đổi bổ sung.
- GV nhận xét cho điểm khuyến khích.
Đóng vai:
- Mục tiêu: HS biết ứng xử đúng trong các tình huống có liên quan đến việc giữ lời hứa.
- Cách tiến hành: GV yêu cầu các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong tình huống: Em đã hứa cùng bạn làm một việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc làm đó sai. Khi đó em sẽ làm gì?
- Yêu cầu các nhóm lên đóng vai.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
 Bày tỏ ý kiến:
* GV lần lượt nêu từng ý kiến, quan điểm có liên quan đến việc giữ lời hứa, yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình, không đồng tình hoặc lưỡng lự bằng cách giơ phiếu đúng, sai hoặc không giơ phiếu.
a. Không nên hứa hẹn với ai bất cứ điều gì.
b. Chỉ nên hứa những điều mình có thể thực hiện được.
c. Có thể hứa mọi điều, còn thực hiện được hay không thì không quan trọng.
d. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy, tôn trọng.
đ. Cần xin lỗi và giải thích rõ lí do khi không thể thực hiện được lời hứa.
e. Chỉ cần thực hiện lời hứa với người lớn tuổi.
- GV chốt ý: Đồng tình với các ý kiến b, d, đ và không đồng tình với các ý kiến a, c, e.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV rút ra bài học:
 Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như ong bướm đậu rầi lại bay.
- HS Nhận phiếu học tập và thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Ca ... n bảng trình bày cách tính của một trong hai con tính mà mình đã thực hiện.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm 
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính và thực hiện phép tính, sau đó tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài toán.
- Có tất cả mấy hộp bút màu? 
- Mỗi hộp có mấy bút màu?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- Học sinh đọc phép nhân.
Chuyển phép nhân thành tổng 
 12 + 12 + 12 = 36. vậy 12 x 3 = 36.
- 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp tính ra giấy nháp.
 12
 3
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính đến hàng chục.
 12 * 3 nhân 2 bằng 6, viết 6.
 3 * 3 nhân 1 bằng 3, viết 3.
 36 * vậy 12 nhân 3 bằng 36.
- 5 em lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.
 - Học sinh trình bày cách tính của mình theo yêu cầu.
 24 * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8
 2 * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4.
 48 * vậy 24 nhân 2 bằng 48
- HS trình bày tương tự các phép tính còn lại.
- Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.
- Thực hiện tính từ phải sang trái.
 32 11 42 13
 3 6 2 3
 96 66 84 39
- 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- Có 4 hộp bút màu.
- Mỗi hộp có 12 bút màu.
- Số bút màu trong cả 4 hộp.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 Tóm tắt
 1 hộp : 12 bút
 4 hộp: . . . bút?
 Bài giải
 Số bút màu có tất cả là:
 12 x 4 = 48 ( bút màu)
 Đáp số: 48 bút màu.
 IV
CỦNG CỐ-DẶN DÒ
- Về nhà tiết tục ôn các bảng nhân chia đã học.
- Chuẩn bị bài: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- GV nhận xét tiết học.
 	 Tập làm văn 
 Chính tả 
 ÔNG NGOẠI
 I MỤC TIÊU
 Rèn kĩ năng viết chính tả:
 -Nghe – viết trình bày đúng một đoạn văn trong bài Ôâng ngoại.
 -Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó (oay); làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu r/gi/d hoặc vần â/ âng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC
 -Bảng phụ viết sẵn bài chính tả 
 -Bút dạ, giấy khổ to cho các nhóm làm bài tập 3a
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
-2HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ : dạy bảo, mưa rào, giao việc, ngẩn ngơ. -GV nhận xét, cho điểm.
 B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
 Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết một đoạn văn trong bài Ông ngoại.Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó (oay); làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu r/gi/d hoặc vần â/ âng.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
2
 Hướng dẫn nghe viết 
- GV đọc 1 lần đoạn viết
- Đoạn văn có mấy câu ?
-Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Hướng dẫn HS viết bảng con các từ dễ viết sai: vắng lăng, căn lớp, loang lổ, nhấc bổng, gõ thử.
- Nêu cách trình bày bài chính tả?
- Nêu tư thế khi viết bài ?
 - GV nhắc HS ngồi ngay ngắn , viết nắn nót .
- GV đọc bài chính tả
 - GV đọc lại từng câu 
- GV thống kê lỗi lên bảng.
- Thu khoảng ½ số vởû chấm và nhận xét 
 Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 * Bài 2 
- GV yêu cầu HS đọc đề
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV phát giấy khổ lớn và bút dạ cho các nhóm.
GV theo dõi, nhận xét. Tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
*Bài 3 
-GV chọn cho HS làm phần a
- GV yêu cầu HS đọc đề
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV theo dõi, nhận xét. Tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
 - 2 HS đọc lại 
 - Có 3 câu
-Viết hoa chữ cái đầu câu, đầu đoạn.
- HS viết vào bảng con các từ giáo viên vừa hướng dẫn 
- Viết tên bài ở giữa trang vở. Chữ đầu đoạn viết lùi vào 2 ôâ, viết hoa chữ cái đầu câu, đầu đoạn.
- Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, đầu hơi cúi mắt cách vở khoảng 25 đến 30cm.Tay trái đè và giữ nhẹ mép vở . Tay phải viết bài. 
- HS nghe GV đọc và viết bài vào vở. 
- HS đổi vở cho bạn và soát lỗi 
- HS báo lỗi 
-1 HS đọc đề , cả lớp đọc thầm.
-Tìm 3 tiếng có vần oay
-Các nhóm nhận giấy khổ lớn, thảo luận và điền kết quả. Đại diện nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm.Các nhóm theo dõi và nhận xét. 
 VD: xoay, khoáy, tí toáy, loay hoay, ngọ ngoạy, ngoáy tai, ngúng nguẩy, nước xoáy.
-1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
-Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi, r.
-1 HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở. Một số em đọc bài làm của mình cả lớp theo dõi, nhận xét.
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi,r có nghĩa như sau:
-Làm cho ai đó việc gì: giúp
-Trái nghĩa với hiền lành: hung dữ
-Trái nghĩa với vào: ra
 IV. CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 -Vừa viết chính tả bài gì ? 
 -Nêu tư thế khi ngồi viết chính tả?
 -GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết đúng và đẹp
 NGHE KỂ : DẠI GÌ MÀ ĐỔI
 ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I.MỤC TIÊU:
 1. Rèn kĩ năng nói : Nghe kể câu chuyện Dại gì mà đổi 2.Rèn kĩ năng viết : Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Mẫu điện báo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gv kiểm tra 2 HS làm lại bài tập 1 và 2 tiết trước.
 - GV nhận xét, cho điểm.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
 Tiết Tập Làm Văn hôm nay giúp các em kể được câu chuyện “ Dại gì mà đổi” và điền đúng nội dung vào mẫu điện báo.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài 1 
-GV yêu HS đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV kể chuyện.
“Có một cậu bé bốn tuổi rất nghịch ngợm. Một hôm, mẹ cậu doạ sẽ đổi cậu lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi. Cậu bé nói: 
 - Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu! 
mẹ ngạc nhiên hỏi: 
 - Vì sao thế?
Cậu bé trả lời:
 - Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu, mẹ ạ”
- GV gợi ý để HS kể lại câu chuyện:
a. Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé.
b. Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
c. Vì sao cậu bé nghĩ như vậy? 
 -GV nhận xét, cho điểm khuyến khích một số bài. 
Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài
-GV hướng dẫn HS điền đúng vào mẫu điện báo
- GV theo dõi, nhắc nhở thêm.
- GV thu và chấm điểm một số bài của HS.
-1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Nghe và kể lại nội dung câu chuyện Dại gì mà đổi.
- HS kể lại câu chuyện theo bàn, nhóm nhỏ
- Đại diện mỗi nhóm thi kể.Cảlớp nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất: kể đúng nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng hồn nhiên.
-1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- 2 HS nhìn mẫu điện báo trong SGK làm miệng 
- Cả lớp viết vào vở những nội dung theo yêu cầu của bài tập.
IV. CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 -Tiết TLV hôm nay các em được học những nội dung gì?
 -Nêu những phần cần điền vào mẫu điện báo ?
 -GV nhận xét tiết học; yêu cầu HS nhớ cách điền và điền đúng vào mẫu điện báo. Nếu ghi dài thì sẽ phải trả tiền nhiều.Cho nên nội dung cần ghi ngắn gọn nhưng phải đủ ý để người nhận điện hiểu.
 Mĩ thuật
 ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM
I.MỤC TIÊU:
 - HS biết tìm, chọn nội dung phù hợp.
 - Vẽ được tranh về đề tài trường em.
 - HS thêm yêu mến trường lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Giáo viên :
-Bài vẽ của HS năm trước.
-Hình gợi ý cách vẽ tranh.
 Học sinh : 
 - Sưu tầm tranh về trường học 
 -Vở vẽ, bút chì, màu vẽ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Vẽ tranh đề tài trường em.
HĐ
GIÁO VIÊN
 HỌC SINH
 1
 2
3
 4
Tìm, chọn nội dung đề tài
-GV cho HS quan sát một vài tranh vẽ về đề tài nhà trường và hỏi:
+Đề tài về nhà trường có thể vẽ những gì ?
+Các hình ảnh nào thể hiện được nội dung chính trong tranh?
+Cách sắp xếp hình, cách vẽ màu như thế nào để rõ được nội dung?
Cách vẽ tranh
-GV gợi ý để HS chọn nội dung phù hợp với khả năng của mình .VD:vui chơi ở sân trường, đi học, giờ học tập trên lớp, học nhóm, cảnh sân trường trong ngày lễ hội.
-Chọn hình ảnh chính, phụ để làm rõ nội dung cho bức tranh.
-Cách sắp xếp các hình ảnh chính, phụ sao cho cân đối
- Vẽ màu theo ý thích.( nên vẽ ít màu, màu sắc tươi sáng, phù hợp với nội dung tranh)
Thực hành
-GV đến từng bàn để quan sát HS vẽ và hướng dẫn bổ sung.
-Nhắc HS cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ sao cho cân đối vào phần giấy.
-Gợi ý HS tìm hình dáng, động tác của các hình ảnh chính trong tranh và tìm màu vẽ cho phù hợp. 
Nhận xét, đánh giá
-GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài ve.õ
-Khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp để động viên HS.
- HS quan sát tranh và trả lời theo các câu hỏi của GV.
+Giờ học trên lớp, các hoạt động ở sân trường trong giờ ra chơi.
+Nhà, cây, người, vườn hoa.
+Sắp xếp hình ảnh chính, phụ sao cho cân đối; vẽ ít màu, màu sắc tươi sáng, phù hợp với nội dung.
-HS nghe để nắm được cách vẽ.
- HS thực hành vẽ tranh đề tài trường em.
-HS nhận xét và xếp loại bài vẽ của bạn theo ý kiến riêng của mình.
VI
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
-Đề tài về nhà trường có thể vẽ những gì ?
-Nêu cách vẽ tranh về đề tài nhà trường ?
-GV nhận xét tiết học; dặn HS quan sát các loại quả và chuẩn gị đất nặn hoặc giấy màu cho tiết sau.
SINH HOẠT LỚP 
Nhận xét tuần 4 : 
+ H/s đi học chuyên cần .
 + Đi học chuyên cần , học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
	+Tham gia các buổi lao động đầy đủ
 û+ Tham gia vệ sinh trường lớp tốt .
	 + Trang phục sạch sẽ, gọn gàng
Kế hoạch tuần 5
Thực hiện tốt nội quy của lớp, trường đề ra
Lao động làm công trình vệ sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc