TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học.
- Biết giải toán có lời văn (Liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bộ ĐDHT, phấn màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TUẦN 4: Thứ hai ngày 05 tháng 09 năm 2011 TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học. - Biết giải toán có lời văn (Liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bộ ĐDHT, phấn màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: 5' *Giải bài toán 3 VBT - GV cho điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Thực hành Bài 1: Đặt tính rồi tính: 7’ - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? Bài 2: Tìm x: 7’ a, X x 4 = 32 b) X : 8 = 4 X = 32 : 4 X = 8 x 4 X = 8 X = 32 - GV nhận xét. Bài 3: Tính. 7’ a,5 x 9 + 27 = b,80 : 2 – 13 = - GV nhận xét. Bài 4: 10’ Thùng thứ nhất có 125 l dầu, thùng thứ hai có 160 l dầu. Hỏi thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít dầu? - GV chốt kết quả đúng. 3. Củng cố, dặn dò: 2’ - GV nhận xét giờ học. -1 HS lên bảng làm. - Cả lớp tính ra nháp rồi nhận xét. - Đặt tính rồi tính. -3 Học sinh lờn bảng - cả lớp làm vào vở.2 học sinh ngồi cạnh nhau chộo vở kiểm tra bài. - Cả lớp nhận xét. -1 HS đọc đề bài.2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở rồi nhận xét, nêu cách tỡm thừa số chưa biết,số bị chia chưa biết. -1 HS đọc đề bài. Cả lớp tự làm. - 2 HS chữa bài trên bảng. - Học sinh nờu rừ cỏch làm bài của mỡnh. -1 HS nêu yêu cầu của bài. - Cả lớp tự làm, sau đó chữa bài và nêu nhận xét. - Cả lớp, nhận xét. TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN: NGƯỜI MẸ I. MỤC TIÊU: 1. Tập đọc: - HS đọc trôi chảy cả bài, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, các cụm từ . - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu ND: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.(trả lời được các câu hỏi trong SGK). 2. Kể chuyện: - Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Phấn màu - tranh ảnh minh hoạ trong SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: 5’ - Đọc thuộc lòng bài: Quạt cho bà ngủ ? Qua bài thơ em thấy tình cảm của cháu với bà như thế nào? - GV nhận xét, chấm điểm. 2. Bài mới: 34’ Giới thiệu bài. Luyện đọc a/ GV đọc mẫu. b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - HS đọc nối tiếp từng câu. - GV giúp HS phát âm đúng các từ khó đọc: hớt hải, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo, - Đọc từng đoạn trước lớp. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi đọc lại. Hướng dẫn tìm hiểu bài a/ Nêu nội dung tóm tắt đoạn 1. b/ Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà? c/ Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà? d/ Thái độ của Thần Chết như thế nào khi thấy người mẹ? e/ Người mẹ đã trả lời Thần Chết như thế nào? - GV yêu cầu HS tìm một câu nói về nội dung của câu chuyện? Luyện đọc lại. - GV gọi 2 nhóm (mỗi nhóm3 HS) phân vai (người dẫn chuyện, Thần Chết, người mẹ) đọc lại đoạn 4. a/ Đọc diễn cảm đoạn 4: b/ Phân vai đọc lại toàn truyện. (6 vai: người dẫn chuyện, người mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết) c/ Liên hệ: ? Tìm câu ca dao, tục ngữ ca ngợi người mẹ? ? Nêu suy nghĩ của mình sau khi học bài Người mẹ? Kể chuyện 18’ Hướng dẫn kể chuyện: a/ Hướng dẫn phân vai. - Câu chuyện có mấy nhân vật? Cần những vai diễn nào? b/ Tập trong nhóm. c/ Sắm vai trước lớp. d/ Nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - Câu chuyện cho ta hiểu được điều gì? - GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS thực hành kể chuyển ở nhà. - 5 HS lần lượt đọc thuộc bài thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Cháu rất hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc bà. - HS mở SGK trang 29. - HS theo dõi đọc thầm toàn bài. - Học sinh đọc nối tiếp từng câu trong từng đoạn (1–2 lượt). - Học sinh đọc từ khó đọc - HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài (mỗi đoạn đọc 2–3 lượt). - HS đọc chú giải - HS đọc cá nhân câu dài, câu - H. nêu. - 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi: Ôm ghì bụi gai vào lòng sưởi ấm cho nó .. - Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi: Khóc cho đến khi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hoá thành hai hòn ngọc - 2 HS đọc thành tiếng đoạn 4: Ngạc nhiên không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở - Bà có thể vượt qua mọi khó khăn để đến đây vì bà là người mẹ – người mẹ có thể làm tất cả vì con. Bà đòi Thần Chết trả lại con cho mình - Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể hi sinh tất cả. - 2 nhóm (mỗi nhóm3 HS) phân vai (người dẫn chuyện, Thần Chết, người mẹ) đọc lại đoạn 4. - HS khác nghe, nhận xét. - Các nhóm tự phân vai đọc lại toàn truyện. Cả lớp nghe, nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. - Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày thức đủ năm canh - HS trả lời tự do. - 5 nhân vật nhưng phải có 6 vai: người dẫn chuyện, người mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết - HS thảo luận trong nhóm để phân vai và tập dượt kể trong nhóm. - Lần lượt từng nhóm lên thể hiện - Qua câu chuyện, ta hiểu được người mẹ rất yêu con, rất dũng cảm. Chiều thứ hai: ĐẠO ĐỨC: GIỮ LỜI HỨA (tiết 2). I. MỤC TIÊU: HS biết : - Nêu được một vài vì dụ về giữ lời hứa . - Nêu được thế nào là giữ lời hứa - Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. Quý trọng những người biết giữ lời hứa và hiểu được ý nghĩa của việc giữ lời hứa II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Vở bài tập đạo đức 3 - Tranh minh hoạ Chiếc vòng bạc . - Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh và màu trắng . III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: 5’ - Em có nhận xét gì về người biết giữ lời hứa với người khác ? GV nhận xét 2 . Bài mới: 28’ * Hoạt động1 :Thảo luận trong nhóm 2 người. 8’ - GV phát phiếu HT và Ycầu HS làm bài tập trong phiếu; Hãy ghi vào ô trống chữ Đ trước những hành vi đúng . *GV kết luận: Các việc làm a , d là giữ lời hứa Các việc làm c. b là không giữ lời hứa . * Hoạt động 2 : Đóng vai. 10’ - GV chia lớp thành các nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trongtình huống : Em đã hứa cùng bạn làm một việc gì đó em hiểu ra việc làm đó là sai ( VD : hái trộm quả trong vườn nhà khác , đi tắm sông ,). Khi đó em sẽ làm gì - Em có đồng tình với cách ứng xử của nhóm vừa trình bày không ? Vì sao ? - Theo em có cách giải quyết nào tốt hơn không ? GV kết luận: * Hoạt động 3 :Bày tỏ ý kiến. 10’ GV lần lượt nêu từng ý kiến , quan điểm có liên quan đến việc giữ lời hứa , yêu cầu HS tỏ thái độ đồng tình , không đồng tình hoặc lưỡng lự bàng cách giơ tay theo qui ước ( GV đặt ra qui ước ) GV kết luận : Đồng tình với các ý kiền b,d,đ; không đồng tình với ý kiến a , c. e . GV kết luận : Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói , đã hứa hẹn . Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng . 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - Về nhà làm bài tập. - Chuẩn bị bài sau: Tự làm lấy việc của mình. - Nhận xét bài học. - 3 HS nhắc lại + HS từng cặp tự liên hệ - Một số nhóm trình bày kết quả . HS cả lớp trao đổi bổ sung . - HS cả lớp thảo luận - HS cả lớp thảo luận - HS bày tỏ thái độ về từng ý kiến và giải thích lí do . - GV tóm tắt những ý chính ghi bảng nhờ một vài HS đọc lại : CHÍNH TẢ: (Nghe-viết) NGƯỜI MẸ I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúng bài chính tả;trỡnh bày đúng hỡnh thức bài văn xuôi. - Làm đỳng BT(2)a/b,hoặc BT(3)a/b, - Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu dễ lẫn : d/r/gi - Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: phấn màu, bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ. 5’ Viết từ: chán chường, ngoặc kép, ngắc ngứ. - GV nx, cho điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hướng dẫn HS viết chính tả. 18’ a/ Hướng dẫn chuẩn bị - Đọc đoạn viết. - Đoạn văn gồm mấy câu? - Tìm các tên riêng trong bài chính tả. - Các tên riêng ấy được viết hoa như thế nào? - Những dấu câu nào được dùng trong đoạn văn? -Viết từ khó: Thần Chết, Thần Đêm Tối, vợt, giành lại b/ GV đọc cho HS viết bài. - GV nhắc nhở HS tư thế viết. - Đọc toàn bài . - Đọc từng cụm từ cho HS nghe viết. - GV đọc lại bài để HS soát bài. c) Chấm chữa bài - Chấm bài của 5 HS. - Nêu lỗi cơ bản - y/c HS nhận xét, chữa lỗi Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 8’ Bài 1: a) Điền d hoặc r vào chỗ trống. Hòn gì bằng đất nặn ra Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày Khi ra, da đỏ hây hây Thân hình vuông vắn đem xây cửa nhà Là hòn gạch - GV chốt kết quả đúng. - GV chốt kết quả đúng. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - GV nhận xét tiết học, lưu ý rút kinh nghiệm về kĩ năng viết bài dạng nghe - viết và làm bài tập chính tả trong tiết học - 2 Hs lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp. - 2 HS đọc - 4 câu - Thần Chết, Thần Đêm Tối - Viết hoa các chữ cái đầu mỗi tiếng - Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm - 2 HS lên bảng viết từ khó, HS dưới lớp viết ra nháp. - HS viết bài. - HS soát bài. - Số còn lại đổi chéo vở soát bài cho nhau. - Chữa lỗi - 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Học sinh làm bài vào vở -1HS học sinh lên bảng ghi từ. - HS nhận xét - HS về nhà luyện chữ lại bài chính tả . LUYỆN TV: ÔN LUYỆN I. MỤC TIÊU: - Giúp HS đọc tốt bài TĐ vừa học buổi sáng - Rèn luyện kĩ năng đọc - GD HS tính nhường nhịn II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Sách giáo viên; Sách Tiếng Việt 3; Vở bài tập TV; III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học *Hoạt động 1: (15/) Luyện đọc - GV đọc lần 1 - HS đọc nối tiếp đoạn - Theo dõi tốc độ đọc của HS để nhắc nhở - Chú ý sửa lỗi đọc sai *Hoạt động 2: (20/) Đọc diễn cảm - YC HS đọc theo nhóm theo hướng phân vai -YC HS bình chọn người có giọng đọc hay nhất. *Hoạt động 3: (1/) Củng cố dặn dò. - GV nhận xột tiết học. - Mỗi em đọc một đoạn - HS đọc theo nhóm bàn - Đại diện nhóm đọc Thứ ba ngày 06 tháng 09 năm 2011 TOÁN: KIỂM TRA I. MỤC TIÊU: Tập trung vào đánh giá: + Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ (có nhớ một lần) các số có ba chữ số. + Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị dạng : 1/2 ; 1/3; 1/4; 1/5. + Giải bài toán có một phép tính - Biết tính độ dài đường gấp khúc ( trong phạm vi các số đã học) II. ĐỀ BÀI VÀ BIỂU ĐIỂM: Đề bài Biểu điểm 1. Giáo viên chép đề bài: 2. HS làm bài: Bài 1: Đặt tính rồi tính 345 + 427 411 - 207 53 + 666 548 - 473 Bài 2: Khoanh vào 1/3 số chấm tròn a) · · · b) · · · · · · · · · · · · · ... 1 HS nêu tóm tắt. - HS tự làm. - 1 HS chữa ở bảng. - Lớp nhận xét - HS nhắc lại cách nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số(trường hợp không nhớ) LUYỆN TOÁN: ÔN LUYỆN I. MỤC TIÊU: - Luyện tập bảng nhân 6, nhân chia số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ) giải toán có lời văn có sử dụng phép tính nhân II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài - Ghi đề bài 2. Hướng dẫn HS luyện tập *Bài 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài + Điền số thích hợp vào chỗ chấm 6 x = 6 48 = x 6 6 x 5 = 6 x 3 = 12 = 6 x 6 x 7 = 4 x 6 = 6 x = 54 36 = 6 x 60 = 6 x - Yêu cầu HS tự làm bài - Chữa bài, nhận xét *Bài 2 - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài + Đặt tính rồi tìm tích, biết các thừa số lần lượt là 33 và 2 ; 22 và 3 ; 42 và 2 ; 34 và 2 - Yêu cầu HS tự làm bài - Khi chữa bài, hỏi HS nhắc lại cách thực hiện nhân số có hai chữ số cho số có một chữ số - Chữa bài, nhận xét *Bài 3 - Gọi 1 HS đọc đề bài Đề: Mỗi bao chứa 12 kg gạo. Hỏi 4 bao như thế chứa bao nhiêu kg gạo - Hỏi: + Bài toán hỏi gì? + Bài toán cho biết gì? + Muốn tìm số gạo chứa trong 4 bao ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài - Chữa bài, nhận xét *Bài 4 - Gọi 1 HS đọc đề - Đề: Mỗi xe chở 24 thùng hàng .Hỏi 2 xe như thế chở bao nhiêu thùng hàng ? - Yêu cầu HS tự làm bài - Chữa bài, nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS về nhà ôn - Nghe - 2 HS đọc lại đề bài - Đọc đề - HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở - Nhận xét bài làm của bạn - 4 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở - Nhận xét bài làm của bạn - Đọc đề - Hỏi 4 bao như thế chứa bao nhiêu kg gạo - Trả lời - 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở - Nhận xét - Đọc đề - 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp giải vào vở - Nhận xét bài giải của bạn TẬP VIẾT: C - CỬU LONG I. MỤC TIÊU: - Luyện viết chữ hoa C, L , N (1 dũng)thông qua bài tập ứng dụng. - Viết đúng tên riêng Cửu Long (1dũng) bằng cỡ chữ nhỏ. - Viết câu ứng dụng(1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ: “ Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Mẫu chữ hoa; Vở tập viết HS, bản đồ, phấn màu, bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ. 5’ Viết từ: Bình Định, Bắc Ninh, Bồ Đào Nha GV nhận xét. 2. Bài mới: Giới thiệu bài.(GV treo chữ mẫu, nêu yêu cầu tiết học rồi ghi tên bài lên bảng.) Tiết học hôm nay giúp chúng ta củng cố cách viết chữ hoa thông qua bài tập ứng dụng. Hướng dẫn HS viết. 31’ a. Hướng dẫn học sinh viết bảng a/ Luyện viết chữ hoa: - Tìm các chữ hoa có trong bài. - Nhắc lại cách viết từng chữ. C: 2 nét L: 3 nét N: 3 nét - Viết bảng chữ C, S, N. - GV viết mẫu. b/ Viết từ: Cửu Long - GV đưa hình ảnh chữ ghi từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét ? Ai biết gì về từ Cửu Long? - Viết trên bảng con. c/ Viết câu. - GV ghi câu ứng dụng Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. - Đọc câu ứng dụng. - Nêu ý nghĩa của câu ứng dụng đó. - Viết bảng con: Công, Nghĩa, Thái Sơn. b. Hướng dẫn học sinh viết vào vở: - GV nêu yêu cầu cho HS viết. - GV treo bảng phụ C, L, N: 1 dòng Cửu Long: 2 dòng - Viết câu (2 lần) - GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết. c. Chấm chữa bài. - Chấm bài của 5-7 HS 3. Củng cố, dặn dò: 2’ - GV nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng viết từ. - HS dưới lớp viết ra nháp. - C, L, T, S, N - 3 HS nhắc lại cách viết từng chữ. - HS viết bảng con - HS đọc từ viết. - Cửu Long là tên con sông lớn nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh phía Nam - HS viết trên bảng con. . - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - Công ơn của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn - HS viết bảng - Học sinh viết vở, - Chú ý trình bày cho đẹp - Nhận xét, chữa lỗi GDNGLL: CHỦ ĐỀ: AN TOÀN GIAO THÔNG BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. MỤC TIÊU: - HS nhận biết các biển báo giao thông đường bộ ( Nêu tên biển báo, nội dung của từng biển báo ) - GD hs có ý thức khi đi ra đường gặp các biển báo cần phải tuân thủ theo yêu cầu của biển báo. - HS tuyên truyền tới người thân, bạn bè, làng xóm về các loại biển báo hiệu giao thông đường bộ. II. CHUẨN BỊ: Các biển báo giao thông đường bộ làm bằng bìa cứng III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC: Trong lớp IV. CÁCH THỨC TỔ CHỨC: 1. Hoạt động 1: Ôn lại các loại biển báo đã học - GV cho hs thảo luận trong bàn ( Nhớ lại và giảI thích được nội dung các biển báo đã học ). Gv đến từng bàn kiểm tra và nhắc lại các biển báo các em đã quên. - Đại diện các bàn trình bày trước lớp lần lượt các loại biển báo đã học nx, bổ sung. Gv kết luận. 2. Hoạt động 2: Nhận biết các biển báo giao thông - GV lần lượt cho hs quan sát từng biển báo giáo viên đã chuẩn bị, hs xung phong nêu những hiểu biết của mình về các biển báo - Gv giới thiệu từng loại biển báo và tác dụng của mỗi loại biển báo. - GVcho hs nhắc lại 3. hoạt động 3: Luyện tập - Gv cho hs mô tả bằng lời , bằng hình vẽ 10 biển báo hiệu giao thông đường bộ đã học . - Gv nx và chốt lại bài . 4. Hoạt động 4: Củng cố bài - GV tổ chức cho hs chơi trò chơi nhận diện nhanh các biển báo . - GV chia lớp thành 5 nhóm, nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. - HS chơi, Gv theo dõi, nx, đánh giá - GV nx tiết học - Dặn hs về thực hiện tốt khi gặp biển báo giao thông và tuyên truyền đến người thân, bà con làng xóm tác dụng của các loại biển báo giao thông. Chiều thứ sáu: CHÍNH TẢ: (Nghe-viết) ÔNG NGOẠI I. MỤC TIÊU: - Nghe viết đúng bài chính tả và trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Biết cách viết hoa đúng chữ đầu tên bài, chữ đầu câu, tên tác giả cuối bài; ghi đúng các dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy), trình bày rõ ràng, sạch sẽ. - Làm bài tập điền các âm dễ viết lẫn, đọc lẫn ( oay) vào chỗ trống, phân biệt d/r/gi. II . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: phấn màu, bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ. 4’ Viết từ: rộn ràng, dạy dỗ, rì rầm, giao hàng - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: - Nghe - viết đúng, trình bày đúng đoạn văn trong bài “Ông ngoại” trong 16 phút. - Làm bài tập phân biệt các âm d/r/gi, tìm tiếng có vần khó (oay). Hướng dẫn HS viết chính tả. 20’ a/ Hướng dẫn chuẩn bị - Đọc đoạn viết. - Đoạn văn gồm mấy câu? - Các chữ nào được viết hoa? -Viết từ khó: vắng lặng, lang thang, loang lổ, trong trẻo. - GV nhận xét b/ GV đọc cho HS viết bài. - GV nhắc nhở HS tư thế viết. - Đọc toàn bài . - Đọc từng cụm từ cho HS nghe viết. - GV đọc lại bài để HS chữa bài. c) Chấm chữa bài. - Chấm bài của 5-7 HS - GV nhận xét chung Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 12’ Bài 1: Viết thêm 3 tiếng có vần oay vào chỗ chấm dưới đây: xoay,. - GV chốt kq đúng Bài 2: Tìm và viết vào chỗ trống các từ: Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau: a- Làm cho ai việc gì đó. b- Trái nghĩa với hiền lành. c- Trái nghĩa với vào. - GV chốt kq đúng 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - GV nhận xét tiết học, lưu ý rút kinh nghiệm về kĩ năng viết bài dạng Nghe – viết và làm bài tập chính tả trong tiết học - 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp. - Lớp nhận xét. -2 HS đọc. - 3 câu - Các chữ đàu câu, đầu đoạn. - 2 HS lên bảng viết từ khó - HS dưới lớp viết ra nháp. - Lớp nhận xét. - HS viết bài - HS soát bài. - Số còn lại đổi chéo vở soát bài cho nhau - Nhận xét, chữa lỗi - 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Học sinh làm bài vào vở - Lần lượt từng HS đứng lên thi tìm từ (loay, hoay, xoáy, hoáy, nhoáy, toáy, ngoạy, ngoáy, ngoảy, khoáy,) - Lớp nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu bài 2 - HS làm bài, - 2 HS cùng bàn kiểm tra chéo. - HS chữa bài a. Giúp. b. dữ tợn c. ra - Lớp nhận xét. - HS luyện chữ lại bài chính tả . LUYỆN T.VIỆT: ÔN TẬP SO SÁNH, DẤU CHẤM - ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ ? I. MỤC TIÊU: - Giúp HS củng cố kiến thức về so sánh: nhận biết được những hình ảnh so sánh trong những câu thơ, văn cụ thể - HS biết đặt dấu chấm vào vị trí thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu và viết hoa chữ cái đầu câu -Củng cố lại mẫu câu : Ai là gì? II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: -Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài - Nêu mục đích, yêu cầu của bài học - Ghi đề bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập *Bài 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập + Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu sau : a.Bình minh , mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối b.Buổi sớm, những cánh buồm ướt át như những cánh chim trong mưa c.Những chiếc máy xúc trong như những con vịt bầu khó tính đang cựa quậy - Yêu cầu các nhóm đôi thảo luận - Mời đại diện các nhóm nêu câu hỏi để phát hiện các hình ảnh so sánh - Ví dụ: Bình minh, mặt trời được so sánh với cái gì ? - Nhận xét, chốt lại ý đúng - HS làm bài - Chấm bài, nhận xét *Bài 2: GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề + Điền dấu chấm thích hợp và viết hoa chữ cái đầu câu Mặt trời lùi dần về chân núi phía tây đàn sếu đang sải cánh trên cao sau một cuộc dạo chơi đám trẻ ra về tiếng cười nói ríu rít - Gợi ý: + Cái gì đã lùi dần về chân núi phía tây ? + Đàn sếu làm gì? + Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ làm gì ? + Tiếng cười nói thế nào ? + Đoạn văn trên có mấy ý ? - Hướng dẫn HS chấm câu hợp lí và viết hoa các chữ cái đầu câu - Yêu cầu HS làm bài - Gọi 2 HS đọc lại đoạn văn đã chấm câu - Chấm chữa bài ,nhận xét *Bài 3 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu + Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi : Ai ( con gì, cái gì ? ) là gì ? a.Hoa mai, hoa đào là sứ giả của mùa xuân b.Chú gà trống là chiếc đồng hồ báo thức cho gia đình em c.Chúng em là cháu ngoan Bác Hồ - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi - Mời một số cặp tự nêu câu hỏi và trả lời - Chốt lại ý đúng, cho HS làm bài vào vở - Chấm bài, nhận xét 3.Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh ôn lại bài tập đã làm - Nghe - 2 HS đọc lại đề bài - Đọc yêu cầu - Thảo luận theo nhóm - Nêu câu hỏi - 1 Hs làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở - Nhận xét bài làm của bạn - Quan sát - Đọc yêu cầu - Trả lời theo các gợi ý - 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở bài tập - Đọc - Nhận xét bài làm của bạn - Đọc yêu cầu - Theo dõi bài - Thảo luận nhóm, nêu các câu hỏi - Lớp theo dõi, nhận xét - 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở
Tài liệu đính kèm: