Kế hoạch bài dạy Lớp 3 - Tuần 11 đến 15 - Trường Tiểu học số 2 Nà Tấu

Kế hoạch bài dạy Lớp 3 - Tuần 11 đến 15 - Trường Tiểu học số 2 Nà Tấu

Tiết 2, 3: Tập đọc - kể chuyện

 ĐẤT QUÝ ĐẤT YÊU

 Truyện dân gian Ê-ti-ô-pi-a.

I- Mục tiêu

A. Tập đọc

- Chú ý các từ ngữ: Ê-ti-ô-pi-a, đường sá, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng.

- Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc; phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật: hai vị khách, viên quan.

- Hiểu nghĩa của các từ mới được chú giải sau bài: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục.

- Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt truyện, phong tục đặc biệt của người Ê-ti-ô-pi-a.

- Hiểu ý nghĩa truyện: đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.

 

doc 126 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 3 - Tuần 11 đến 15 - Trường Tiểu học số 2 Nà Tấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Ngày dạy: Thứ hai ngày 1 tháng11 năm 2010
Tiết 1: Chào cờ
____________________________________________
Tiết 2, 3: Tập đọc - kể chuyện 
 ĐẤT QUÝ ĐẤT YÊU 
 Truyện dân gian Ê-ti-ô-pi-a. 
I- Mục tiêu
A. Tập đọc
- Chú ý các từ ngữ: Ê-ti-ô-pi-a, đường sá, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng...
- Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc; phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật: hai vị khách, viên quan.
- Hiểu nghĩa của các từ mới được chú giải sau bài: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục.
- Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt truyện, phong tục đặc biệt của người Ê-ti-ô-pi-a.
- Hiểu ý nghĩa truyện: đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
B. Kể chuyện
1. Rèn kỹ năng nói: HS biết sắp xếp lại các tranh minh hoạ trong SGK theo đúng thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh, kể lại được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện Đất quý, đất yêu.
2. Rèn kỹ năng nghe.
*Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Xác định giá trị
- Giao tiếp
- Lắng nghe tích cực
*Các phương pháp/ Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trình bày ý kiến cá nhân 
- Đặt câu hỏi
II- Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to).
III- Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra
- HS đọc bài “ Thư gửi bà ”.
- Trong thư Đức kể với bà những gì?
- Qua thư em thấy tình cảm của Đức đối với bà thế nào?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b. Nội dung
*Luyện đọc
GV đọc mẫu .
- Đọc nối tiếp từng câu - Rèn phát âm.
- Đọc nối tiếp từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc ĐT
*Tiết 2: Tìm hiểu bài
*HD HS đọc thầm đoạn 1.
- Hai người khách được vua Ê- ti- ô- pi- a đón tiếp như thế nào?
- HS đọc thầm đoạn 2.
- Khi khách sắp xuống tàu có điều gì bất ngờ sảy ra?
- Vì sao người Ê- ti- ô- pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ?
- Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê- ti- ô- pi- a đối với quê hương mình như thế nào?
* Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu đoạn 2.
Tổ chức thi đọc
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
*Từ khó: Ê-ti-ô-pi-a, thiêng liêng, chiêu đãi, tấm lòng...
* Từ ngữ: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục.
- Thi đọc theo nhóm.
- 4 nhóm đọc đồng thanh 4 đoạn (chia đôi đoạn 2).
- Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý...
- Viên quan bảo khách dừng lại cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách về.
- Vì họ coi đất của quê hương họ là thứ thiêng liêng cao quý nhất.
- Họ rất yêu quý và trân trọng mảnh đất của quê hương.
- Theo dõi GV đọc.
- Nhận xét các bạn đọc hay nhất, thể hiện được tình cảm của các nhân vật.
* Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
2. Hướng dẫn kể lại câu chuyện theo tranh.
a. Bài tập 1: Hướng dẫn HS quan sát và sắp xếp tranh theo đúng trình tự.
b. Bài tập 2: Gợi ý để HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
- Quan sát tranh SGK - 86.
- Xếp lại theo đúng thứ tự: 3-1- 4- 2 
- 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn theo tranh.
- Theo dõi bạn kể.
- HS giỏi kể lại toàn bộ truyện.
- HS phát biểu ý kiến cá nhân.
 3.Củng cố - dặn dò
 - Nêu câu hỏi: Đặt tên khác cho câu chuyện.
 - Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - Nhận xét tiết học.
Tiết 4: Toán
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (tiếp theo)
 I- Mục tiêu
 *Giúp HS
 - Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.
 - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.
 II- Đồ dùng dạy học
 - Các tranh vẽ tương tự như trong sách Toán 3.
 III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra
 - HS lên bảng giải bài tập 3 (50)
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b. Nội dung
*Giới thiệu bài toán
- HS đọc.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- GV kết hợp tóm tắt.
- HS nhìn tóm tắt đọc lại đề toán.
- Để biết số xe đạp bán trong hai ngày ta cần biết gì?
- Muốn tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật ta làm thế nào?
- Bài toán trên được giải theo mấy bước?
*Thực hành
- HS đọc bài 1.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- GV vẽ sơ đồ lên bảng.
- Hướng dẫn HS giải.
- 1HS lên bảng làm bài.
- HS trong dưới lớp giải ra nháp.
( Tương tự bài 1)
- HS đọc đề bài, phân tích nhận dạng bài toán, quan sát sơ đồ tóm tắt rồi trình bày bài giải. 1HS lên bảng làm bài.
- HS tự làm và đổi vở chữa bài.
- Hoạt động theo cặp.
- HS nối tiếp đọc kết quả.
- Nhận xét - Nêu dạng toán.
*Bài toán 
 6xe
Thứ bẩy: 
Chủ nhật: ? xe
 Bài giải
 Số xe đạp bán trong ngày chủ nhật là 
 6 2 = 12 (xe)
 Cả hai ngày bán được là:
 6 + 12 = 18 (xe)
 Đáp số: 18 xe đạp
- Hai bước:
 +Bước1: Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật.
 +Bước2: Tìm số xe đạp bán cả hai ngày. 
Bài 1(51) 
 5km chợ huyện
Nhà bưu điện t
 ? km
 Bài giải
Quãng đường từ chợ đến bưu điện tỉnh là:
 5 3 = 15 (km)
Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh là:
 5 + 15 = 20 (km)
 Đáp số :20 km đường.
*Bài 2 (51)
 24 lít
 lấy ra ? lít
 Bài giải
 Số lít mật ong lấy ra là:
 24 : 3 = 8 (lít)
 Số lít mật ong còn lại là:
 24 - 8 = 16 (lít)
 Đáp số: 16 lít mật ong.
*Bài 3 (51): Điền số(Dòng 2) 
 (Bảng phụ)
3.Củng cố - Dặn dò
 - Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về giải toán bằng hai phép tính
 - Nhận xét tiết học
____________________________________________
DẠY CHIỀU
Tiết 1: Mĩ thuật
Dạy chuyên
____________________________________________
Tiết 2: Mĩ thuật
Dạy chuyên
____________________________________________
Tiết 3: Đạo đức
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập và củng cố một số kỹ năng hành vi đạo đức đã học.
- Khắc sâu các chuẩn mực đạo đức tiêu biểu qua mỗi bài.
- GD HS ngoan ngoãn, lễ phép.
* Giáo dục kĩ năng sống:
II. Đồ dùng dạy – học
 - Thầy :phiếu học tập, bảng phụ.
 - Trò : thẻ, VBT,
III. Các họat động dạy – học
1.Kiểm tra
 - Vì sao phải chia sẻ buồn vui cùng bạn.
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung: Chia nhóm, bốc thăm câu hỏi thảo luận.
*N1: Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ em cần phảm làm gì?
+ Em đã thực hiện được những điều nào? Điều nào chưa thực hiện được? Vì sao?
*N2: Vì sao cần giữ lời hứa? ích lợi của việc giữ lời hứa?
*N3: Vì sao cần tự làm lấy việc của mình? ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình?
*N4:Vì sao cần phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em?
*N5: Em hãy kể những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em?
*N6: Chia sẻ buồn vui cùng bạn có ích lợi gì?
- Em thực hiện tốt 5 điều Bác hồ dạy với thiếu niên nhi đồng
- HS tự liên hệ bản thân 
- Giữ lời hứa là thực hiện đúng điềun mình đã nói, đã hứa hẹn . Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng.
- HS lấy ví dụ tự liên hệ bản thân.
- Trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày, em tự làm lấy việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác. Như vậy em mới mau tiến bộ và được người khác quý mến.
- HS lấy ví dụ tự liên hệ bản thân.
- Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu nhất của em, luôn yêu thương, quan tâm chăm sóc và dành cho em những gì tốt đẹp nhất. Ngược lại em cũng có bốn phận quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em để cuộc sống gia đình thêm hoà thuận, đầm ấm, hạnh phúc.
- VD: rót nước, lấy tăm, đọc báo cho ông bà, cha me nghe.
- Trông coi em nhỏ cẩn thận.
- HS lấy ví dụ tự liên hệ bản thân.
- Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối sử bình đẳng.
- HS lấy ví dụ tự liên hệ bản thân.
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Động viên khen nhóm làm tốt.
- Dặn HS học và làm theo 5 điều.
____________________________________________
Ngày dạy: Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2010
Tiết 1: Tự nhiên xã hội
- Dạy chuyên
____________________________________________
Tiêt 2: Toán 
LUYỆN TẬP
 I.Mục tiêu 
*Giúp HS
- Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
 - Rèn kỹ năng giải bài toán giải có hai phép tính.
 II- Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra
- HS đọc bài giải trong vở bài tập.
- Nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b. Nội dung
- HS đọc.
- HS suy nghĩ tự giải.
- Khuyến khích HS giải bài toán theo một trong hai cách.
*Cách 1:
+Trước hết tìm số ô tô rời bến cả hai đợt.
+Sau đó tìm số ô tô còn lại trong bến.
*Cách 2:
+Trước hết tìm số ô tô còn lại sau khi rời bến lần đầu.
+Sau đó tìm số ô tô còn lại trong bến khi rời lần 2.
Cho HS thảo luận xem cách giải nào hay hơn.
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán, rồi tự giải bài toán theo hai bước:
+Bước 1: Tìm số thỏ đã bán
+Bước 2: Tìm số thỏ còn lại
- 2HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét - chữa.
- 1HS nêu yêu cầu, HS đọc sơ đồ tóm tắt và phân tích bài toán để lập đề bài.
- 1, 2HS đọc đề bài vừa lập được.
- Chốt đề bài đúng.
- HS tự trình bày bài giải ra giấy nháp.
- 1HS lên bảng làm bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS quan sát mẫu rồi tự làm và đổi vở chữa bài.
- Nhận xét - chốt cách làm đúng.
*Bài1(52) 
 18 ô tô 17 ô tô ?ô tô
 45 ôtô 
 Bài giải
Cách1: Số ô tô đã rời bến là:
 18 + 17 = 35 (ô tô)
 Số ô tô còn lại trong bến là:
 45 - 35 = 10 (ô tô) 
Cách 2:
 HS tự lập phép tính:
 45 - 18 = 27 (ô tô)
 HS tự lập phép tính:
 27 - 17 = 10 (ô tô)
 HS chọn một trong 2 cách trình bày bài giải. 2HS lên bảng làm bài.
* Bài 2 (52) 
 bán ? con
 48 con
 Bài giải 
 Số thỏ đã bán là:
 48 : 6 = 8 (con)
 Số thỏ còn lại là:
 48 - 8 = 40 (con)
 Đáp số: 40 con thỏ.
*Bài 3 (52): Lập bài toán theo tóm tắt rồi giải bài toán đó. 
 Bài giải
 Trong lớp có số HS khá là:
 14 + 18 = 32 (bạn)
 Số HS giỏi và khá của lớp là:
 14 + 32 = 46 (bạn)
 Đáp số: 46 bạn
*Bài 4 (52): Tính (theo mẫu) 
Gấp 15 lên 3 lần rồi cộng với 47:
 15 3 = 45 ; 45 + 47 = 92
a. 12 6 = 72 ; 72 - 25 = 47
b. 56 : 7 = 8 ; 8 - 5 = 3
(Thêm c. 42 : 6 = 7; 7 + 37 = 44)
 3.Củng cố -Dặn dò
 - GV chốt lại nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học.
 Tiết 3: Chính tả (Nghe -viết) 
TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG
I- Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài “Tiếng hò trên sông”. Biết viết hoa đúng các chữ đầu câu và tên riêng trong bài (Gái, Thu Bồn); ghi đúng dấu câu (dấu chấm, dấu phảy, dấu chấm lửng).
- Luyện viết phân biệt những tiếng có vần khó (ong/oong); thi tìm nhanh, viết đúng một số từ có chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn: s/x
II- Đồ dùng dạy - học
- Bảng lớp viết (2 lần) từ ngữ của BT2.
- 2 tờ giấy khổ to để HS các nhóm thi tìm nhanh, viết đúng BT3.
III- Các ... Thêm)
- HS thi xếp hình nhanh theo tổ.
- Trò chơi: 2 đội thi tìm thương nhanh ở bảng chia
3. Củng cố - Dặn dò
- Về nhà luyện tập thêm về sử dụng bảng chia.
 - Nhận xét tiết học.
______________________________________________
Tiết 4: Toán(T)
ÔN GIỚI THIỆU BẢNG CHIA
 I - Mục đích yêu cầu
 *Giúp HS: Ôn cách sử dụng bảng chia thành thạo. 
 II- Đồ dùng dạy- học
 - Bảng chia như trong SGK tr 75 
 III- Các hoạt động dạy- học 
1.Bài cũ
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Nội dung
*Thực hành
- HS nêu yêu cầu bài
- Cho học sinh làm miệng
- HS nêu yêu cầu bài
- HS nhắc lại cách tìm số bị chia, số chia.
- HS tự làm bài và đổi vở chữa bài.
- HS đọc đầu bài
- GV cùng HS phân tích bài toán và hướng dẫn giải
- 1HS lên bảng giải
- Cả lớp làm vào nháp
- Chốt lời giải đúng
- HS nêu yêu cầu bài
* Bài 1/ Dùng bảng chia để tìm số thích hợp (theo mẫu)
* Bài 2: (75) Số?
SBC
16
45
24
21
72
72
Số chia
4
5
4
7
9
9
Thương
4
9
6
3
8
8
*.Bài 3: (76) 
 Bài giải
 Minh đã đọc được số trang là:
 132 : 4 = 33 trang)
 Minh còn phải đọc số trang nữa là:
 132 - 33 = 99 ( Trang)
 Đáp số: 99 trang
* Bài 4: Xếp hình( Làm Thêm)
- HS thi xếp hình nhanh theo tổ.
- Trò chơi: 2 đội thi tìm thương nhanh ở bảng chia
3. Củng cố - Dặn dò
- Về nhà luyện tập thêm về sử dụng bảng chia.
 - Nhận xét tiết học.
==================0O0==================
DẠY CHIỀU
Tiết 1: Tập đọc(T)
ÔN NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I- Mục tiêu
- Củng cố lại bài tập đọc đã học "Nhà Rông ở Tây Nguyên" và "Nhà bố ở"
- Rèn cho HS đọc đúng rõ ràng thể hiện được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài.
II- Đồ dùng dạy - học
- Nội dung bài.
- Đọc trước bài.
III- Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp: hát
2. Bài mới
a, Giới thiệu bài
b, Nội dung
* Luyện đọc bài "Nhà bố ở"
- HS nối tiếp đọc từng dòng thơ- rèn phát âm.
- HS nối tiếp đọc từng khổ thơ.
- HS thi học thuộc lòng cả bài thơ.
* Luyện đọc bài "NHà Rông ở Tây Nguyên"
- HS đọc nối tiếp từng câu- rền phát âm.
- Đọc nối tiếp đoạn - GV đặt câu hỏi để hỏi nội dung bài.
- HS thi đọc theo đoạn - cả bài.
3. Củng cố - dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
_________________________________________________
Tiết 2: Tập viết(T)
 	 Ôn chữ hoa L
I- Mục tiểu
- Củng cố cách viết chữ hoa L thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết riêng tên (Lê Lợi) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng (Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau) bằng cỡ chữ nhỏ.
II- Đồ dùng dạy học 
 - Chữ mẫu L Từ ứng dụng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô ly.
 - Vở TV, bảng con, phấn màu.
III- Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra 
2. Bài mới 
a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b, Nội dung.
+ Luyện viết chữ hoa:
+ Viết từ ứng dụng:
+ Viết câu ứng dụng:
* Hướng dẫn viết vở TV:
- GV nêu yêu cầu, HS xem vở mẫu.
- GV quan sát HS viết, uốn nắn, nhắc nhở.
* Chấm, chữa bài: 4 - 5 bài
 L L L L L L
 L L L L L L
 Lê Lợ Lê Lợ 
 Lê Lợ Lê Lợ
 Lờ nó chẳng mất tiền mua
 Lựa lờ mà nó cho vừa lòng nhau
 3. Củng cố - dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Viết bài tập về nhà - Học thuộc câu ứng dụng.
_________________________________________
Tiết 3: Kĩ thuật(T)
- Dạy chuyên
==================0O0==================
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2010
Tiết 1: Thể dục(T)
Dạy chuyên
_______________________________________________
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP
 I- Mục tiêu
 *Giúp HS : 
 - Rèn luyện kỹ năng tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) 
 và giải bài toán có hai phép tính.
 II- Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ.
 III- Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra
 - 2HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào bảng con.
 480 : 4 ; 725 : 6 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b. Nội dung.
- HS nêu yêu cầu. 
- HS lên bảng làm - HS làm bảng con.
- Nêu cách nhân số có ba chữ số cho số có một chữ số?
- Nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu: chia nhẩm, mỗi lần chia chỉ viết số dư dưới số bị chia, không viết tích của thương và số chia.
- HS tự đặt tính rồi thực hành chia theo mẫu. 3HS lên bảng làm bài.
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán, quan sát sơ đồ minh hoạ rồi tự giải bài toán theo hai bước.
Khuyến khích HS giỏi giải bài toán bằng 2 cách 
+ Tìm quãng đường BC
+ Tìm quãng đường AC
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.
- GVcùng HS phân tích bài toán và hướng dẫn giải.
*Bài 1a,c (76) : Đặt tính rồi tính.
 a, ( b, ) c, 
*Bài 2: a,b,c Đặt tính rồi tính (theo mẫu) 
 948 4
 14 237 
 28
 0 
- HD học sinh làm theo mẫu
*Bài 3: (76) 
 Bài giải
 Quãng đường BC dài là:
 172 4 = 688 (m)
 Quãng đường AC dài là:
 172 + 688 = 860 ( m )
 Đáp số: 860 m
*Bài 4: (76) 
 Bài giải
 Số chiếc áo len đã dệt là:
 450 : 5 = 90 ( chiếc)
 Số chiếc áo len còn phải dệt là: 
 450 - 90 = 360 ( chiếc )
 Đáp số: 360 chiếc áo
3.Củng cố - Dặn dò
 -Về nhà luyện tập thêm về nhân chia số có ba chữ số với số có một chữ số.
 - Nhận xét tiết học.
_________________________________________________
Tiết 3: Tập làm văn
NGHE - KỂ: GIẤU CÀY
GIỚI THIỆU VỀ TỔ EM
I- Mục tiêu
 1. Rèn kĩ năng nói:
- Nghe- nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung truyện vui "Giấu cày". Giọng kể vui, khôi hài.
2. Rèn kĩ năng viết:
- Dựa vào bài TLV miệng tuần 14, viết được một đoạn văn giới thiệu về tổ em. 
- Đoạn viết chân thực. Câu văn rõ ràng, sáng sủa.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ truyện cười Giấu cày.
- Bảng lớp viết gợi ý là điểm tựa để nhớ truyện.
- Bảng phụ viết 3 câu hỏi gợi ý giúp HS làm BT2.
III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra
 - 1 HS kể lại truyện vui "Tôi cũng như bác".
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b. Nội dung.
 - GV nêu yêu cầu của bài.
- GV kể chuyện lần 1
- Bác nông dân đang làm gì?
- Khi được gọi về ăn cơm. Bác nông dân nói thế nào?
- Vì sao bác bị vợ trách?
- Thấy mất cày bác làm gì?
- Vì sao câu chuyện đáng cười?
- GV kể tiếp lần 2.
- 1 HS khá, giỏi kể lại mẩu chuyện.
- HS kể theo cặp.
- GV nêu nhiệm vụ, nhắc HS chú ý: Bài tập yêu cầu các em viết được một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
- 1 HS đọc các gợi ý.
- 1 HS làm mẫu.
Cả lớp viết bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu, phát hiện những bài tốt.
 5 -7 HS đọc bài làm
- GV nhận xét.
*Bài tập 1: Nghe, kể câu chuyện: "Giấu cày"
 - Bác nông dân đang cày ruộng
 - Nhìn trước nhìn sau bác hét to, để tôi giấu cày vào bụi đã
 - Vì giấu cày mà la to..
 - Ghé vào tai vợ thì thầm....
 - HS trả lời
*Bài tập 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ em.
 Thưa các chú, các bác, cháu tên là Hoà HS tổ 2 xin giới thiệu với các chú,
các bác về các bạn trong tổ cháu. Tổ cháu có 6 bạn . Bạn ngồi đầu bàn thứ nhất tên là Thu, mời bạn thu đứng lên (Thu đứng lên nói:"Cháu chào các bác, các chú!", rồi lại ngồi xuống). Bạn mặc áo trắng ngồi bên cạnh là bạn Hạnh ạMỗi bạn trong tổ cháu đều có điểm đáng quý . Bạn Thu và bạn Hạnh Tháng vừa qua làm được nhiều việc tốt.
 3. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - GV yêu cầu những HS chưa hoàn thành bài viết của mình về nhà viết hoàn chỉnh.
__________________________________________
Tiết 4: Toán(T)
ÔN TẬP
I- Mục tiêu
 *Giúp HS : 
 - Rèn luyện kỹ năng tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) 
 và giải bài toán có hai phép tính.
 II- Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ.
 III- Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b. Nội dung.
- HS nêu yêu cầu. 
- HS lên bảng làm - HS làm bảng con.
- Nêu cách nhân số có ba chữ số cho số có một chữ số?
- Nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu: chia nhẩm, mỗi lần chia chỉ viết số dư dưới số bị chia, không viết tích của thương và số chia.
- HS tự đặt tính rồi thực hành chia theo mẫu. 3HS lên bảng làm bài.
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán, quan sát sơ đồ minh hoạ rồi tự giải bài toán theo hai bước.
Khuyến khích HS giỏi giải bài toán bằng 2 cách 
+ Tìm quãng đường BC
+ Tìm quãng đường AC
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.
- GVcùng HS phân tích bài toán và hướng dẫn giải.
*Bài 1/a,c (76) / Đặt tính rồi tính.
 a, ( b, ) c, 
*Bài 2/ a,b,c/ Đặt tính rồi tính (theo mẫu) 
 948 4
 14 237 
 28
 0 
- HD học sinh làm theo mẫu
*Bài 3: (76) 
 Bài giải
 Quãng đường BC dài là:
 172 4 = 688 (m)
 Quãng đường AC dài là:
 172 + 688 = 860 ( m )
 Đáp số: 860 m
*Bài 4: (76) 
 Bài giải
 Số chiếc áo len đã dệt là:
 450 : 5 = 90 ( chiếc)
 Số chiếc áo len còn phải dệt là: 
 450 - 90 = 360 ( chiếc )
 Đáp số: 360 chiếc áo
3.Củng cố - Dặn dò
 -Về nhà luyện tập thêm về nhân chia số có ba chữ số với số có một chữ số.
 - Nhận xét tiết học.
________________________________________________
Tiết 5: Sinh hoạt lớp
TUẦN 15
I- Mục tiêu
- Nhận xét các mặt hoạt động trong tuần thấy được ưu, nhược điểm để phát huy và khắc phục.
- Đề ra phương hướng tuần tới.
- Giáo dục HS có ý thức về mọi mặt.
II- Nội dung sinh hoạt
1. Đạo đức
- Nhìn chung các em ngoan, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè, biết giúp đỡ nhau trong học tập. Có ý thức tự giác trong mọi hoạt động.
2. Học tập
- Các em đã có ý thức trong học tập. Đi học đều, đúng giờ, không có hiện tượng nghỉ học tự do. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái xây dựng bài, chuẩn bị bài chu đáo như: Hoàng Anh, Hiền, Dũng, 2 Mai, ...
* Hạn chế: Vẫn còn một số em lười học bài, còn mải chơi, không chú ý vào bài học cụ thể: Đức, Hải, Quyết, Lò Phương, Thiết,...Mặc dù tuần nào thầy giáo cũng nhắc
- Chưa chú trọng đến vở ghi và chữ viết xấu không đúng mẫu: Tuấn, Nam, Đức, Hải
- Đọc yếu: Đức, Thiết(A), Hải
- Tính toán yếu: Quyết, Lò Phương,...
3. Các hoạt động khác
- Tích cực tham gia công tác TDVS ca múa hát tập thể đầu và giữa giờ. Đặc biệt là công tác vệ sinh các em đã tự giác, hoàn thành công việc được giao.
- Duy trì tốt thư viện thân thiện.
- Tích cực chăm sóc bồn hoa cây cảnh. Vườn rau xanh
III- Kế hoạch tuần tới
- Duy trì số lượng HS 28 / 28 em đi học đều, đúng giờ, không có hiện tượng nghỉ học tự do.
- Thi đua phong trào bông hoa điểm tốt.
- Tích cực phụ đạo HS yếu bồi dưỡng HS giỏi.
- Xây dựng tốt khối đoàn kết trong và ngoài lớp. Có tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập.
 - Có ý thức tự giác hoàn thành tốt mọi hoạt động được giao.
 ==================0O0==================

Tài liệu đính kèm:

  • docG.A - Q3-Theo chuẩn KT- Đã sửa.doc