Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng

Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng

TOÁN

 Tiết 21 : Nhân số có hai chữ số

với số có một chữ số (có nhớ)

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh

 - Biết thực hành nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ)

 2. Kỹ năng: Áp dụng phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số để giải các bài toán có liên quan. Củng cố bài toán về tìm số bị chia chưa biết.

 3. Giáo dục: Giáo dục học sinh ham học môn học.

 II. Đồ dùng dạy- học:

 - Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ

 - Học sinh: Sách giáo khoa, vở

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 956Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2010
Toán
 Tiết 21 : Nhân số có hai chữ số
với số có một chữ số (có nhớ)
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh 
 - Biết thực hành nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ)
 2. Kỹ năng: áp dụng phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số để giải các bài toán có liên quan. Củng cố bài toán về tìm số bị chia chưa biết.
 3. Giáo dục: Giáo dục học sinh ham học môn học.
 II. Đồ dùng dạy- học:
 - Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ
 - Học sinh: Sách giáo khoa, vở
 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
 Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ:
 Hoạt động học
 - Giáo viên yêu cầu đọc bảng nhân 6
 - 2 HS bảng nhân 6.
 - Giáo viên hỏi 1 phép tính bất kỳ
- Học sinh trả lời.
 - Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu, ghi bảng tên bài.
- Nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số(có nhớ).
a) 26 x 3 = ?
3 nhân 6 bằng 18 viết 8, nhớ 1
3 nhân 2 bằng 6, thêm một bằng 7, viết 7. 
 26
 x 3
 78
26 x 3 = 78
b) 54 x 6 = ?
6 nhân 4 bằng 24 viết 4, nhớ 2
6 nhân 5 bằng 30, thêm 2 bằng 32, viết 32.
 54
 x 6
 324
54 x 6 = 324
- Lưu ý : nhân từ phải sang trái, viết các số ở các hàng tương ứng thẳng cột với nhau.
HS theo dõi lắng nghe GV hướng dẫn
 - Khi thực hiện phép nhân này ta thực hiện tính từ đâu?
 - Bắt đầu tính từ hàng đơn vị. Sau đó mới tính đến hàng chục.
3. Luyện tập – thực hành
 Bài 1: (Bỏ cột 3)
 47
 25
 18
x 2
 x 3
 x 4 
 94
 75
 72
 28
 36
 99
x 6
x 4
x 3
 168
 144
 297
- Cách tính nhân : 3 nhân 9 bằng 27 viết 7, nhớ 2,3 hân 9 bằng 27, thêm 2 bằng 29, viết 29.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài, cho điểm
- Học sinh tự làm bài:
 + 3học sinh làm bảng.
 + Lớp làm vở 
 - Lần lượt từng học sinh trình bày phép tính đã làm.
 Bài 2: GV nêu đề bài
- Có tất cả mấy cuộn vải?
 - Một học sinh đọc đề toán
- Có 2 cuộn vải
 - Mỗi tấm vải dài bao nhiêu mét
 - Dài 35 mét
 - Vậy, muốn biết cả 2 cuộn vải dài bao nhiêu mét ta làm thế nào?
 - Ta tính: 35x2
Yêu cầu học sinh làm bài
Tóm tắt :
Mỗi cuộn : 35 m 
2 cuộn : ... m?
- Giáo viên nhận xét, chữa bài và cho điểm
 HS lên bảng làm bài
Bài giải
Độ dài của hai cuộn vải là:
35 x 2 = 70 (m)
Đáp số : 30 m vải
 Bài 3: Tìm x 
 - Giáo viên yêu cầu HS làm bài vào vở.
 - Cả lớp tự đọc bài.2 HS lên bảng lớp làm vở
 a) x : 6 = 12 b) x : 4 = 24
 - Hỏi: Vì sao khi tìm x trong phần a, còn tính tích 12 x 3
 - Vì x là số bị chia mà muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia.
 - Giáo viên nhận xét- cho điểm
 Phần b làm tương tự
C. Củng cố – dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 Yêu cầu về nhà làm lại bài tập 3
Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2010
Toán
Tiết 22 : Luyện tập
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
 - Củng cố kỹ năng thực hành nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ).
- Củng cố kỹ năng xem đồng hồ.
 2. Kỹ năng: Thực hiện tốt việc đặt tính và tính.
 3. Giáo dục: Rèn ý thức tự giác khi làm bài.
 II. Đồ dùng dạy- học:
 - Giáo viên: Hệ thống bài tập, chép bài tập 5 ra 2 tờ giấy tô ki.
 - Học sinh: Sách giáo khoa, vở Toán.
 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy: 
Hoạt động học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 2 học sinh lên bảng làm bài 1, 2 (tiết 21).
 - 1 học sinh nêu cách trình bày, thực hiện phép tính 42 x 5.
 - Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : Giáo viên nêu mục tiêu của bài, ghi bảng tên bài.
- Nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Luyện tập - thực hành:
Bài 1:
 - Học sinh đọc đề bài.
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Bài tập yêu cầu chúng ta tính.
 - 3 học sinh lên bảng, mỗi em làm 2 con tính, lớp làm vở toán.
 - Học sinh nêu cách thực hiện.
 - Học sinh khác nhận xét.
 - Nhận xét, cho điểm.
Bài 2: (Bỏ cột c)
 - 1 học sinh đọc: Đặt tính rồi tính.
 - Khi đặt tính cần chú ý đến điều gì?
 - Cần chú ý hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục. 
 - Thực hiện tính từ đâu?
 - Tính từ hàng đơn vị sau đó đến hàng chục.
 - 3 học sinh lên bảng làm bài tập. Lớp làm vở.
 - Giáo viên nhận xét, chữa bài, cho điểm.
 Bài 3: GV nêu đề bài, yêu cầu HS làm bài vào vở
 - Học sinh đọc đề bài.
 - Học sinh tự làm bài.
- 1 học sinh lên bảng làm bài. Lớp làm vở.
 - Học sinh nhận xét bài làm.
- GVhận xét, chữa bài, cho điểm
 - Tóm tắt: 1 ngày: 24 giờ
 6 ngày: ... giờ
Giải
 Cả 6 ngày có số giờ là:
24 x 6 = 114 (giờ)
Đáp số: 114 giờ
Bài 4: Làm việc cả lớp
 - Giáo viên đọc giờ theo yêu cầu.
 - Lớp quay đồng hồ đến giờ đó.
 - Giáo viên nhận xét.
 - Giáo viên có thể minh hoạ lại bằng mô hình đồng hồ lớn.
Bài 5: Trò chơi:
 - Treo bảng 2 tờ giấy đã chép bài tập.
- Luật chơi:
 + Mỗi phép tính đúng được 5 điểm.
 + Đội xong trước thêm 2 điểm.
 + Đội xong sau thêm 1 điểm.
 + Đội nào được điểm cao hơn sẽ thắng cuộc.
 - Lớp chia làm 2 đội chơi.
 - Học sinh tiến hành chơi.
 - Học sinh nhận xét.
 - Giáo viên nhận xét, sửa sai.
 C. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà làm lại bài tập .
Thứ tư ngày 8 tháng 10 năm 2010
Toán
Tiết 23 : Bảng chia 6
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh
 	 - Lập bảng chia 6 dựa vào bảng chia 6.
 2. Kỹ năng: - Thực hành chia cho 6 (chia trong bảng)
 	 - áp dụng bảng chia 6 để giải toán có liên quan
 3. Giáo dục: Có ý thức tự giác học thuộc bảng nhân, chia.
 II. Đồ dùng dạy học:
 Giáo viên, học sinh: Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn.
 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên nhận xét cho điểm
 - 4 HS lên bảng đọc bảng nhân 6.
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
 - Học sinh lắng nghe,ghi bài.
2. Tìm hiểu bài:
 a. Lập bảng chia 6.
 - Gắn bảng tấm bìa có 6 chấm tròn.
 - Học sinh lấy như giáo viên.
 Vậy: 6 lấy 1 lần được mấy.
 - 6 lấy 1 lần bằng 6.
 - Trên tất cả các tấm bìa có 6 chấm tròn, biết mỗi tấm có 6 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
 - Có 1 tấm bìa.
 - Hãy nêu phép tính, tính số tấm bìa?
 6 : 6 = 1(tấm bìa)
 - Vậy: 6 : 6 được mấy?
 6 : 6 được 1.
 Giáo viên ghi bảng: 6 : 6 = 1.
 - Học sinh đọc: 6 x 1 = 6
 6 : 6 = 1
 * Gắn bảng 2 tấm bìa: Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
 - Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn vậy 2 tấm bìa như thế có 12 chấm tròn
 - Hãy lập phép tính để tìm số chấm tròn trong cả 2 tấm bìa.
 6 x 2 =12
 - Tại sao em lập được phép tính này?
 - HS nêu.
 - Trên tất cả các tấm bìa có 12 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi có tất cả có bao nhiêu tấm bìa?
 - Có 2 tấm bìa.
 - Lập phép tính để tìm số chấm bìa.
 12 : 6 = 2(tấm bìa)
 - Vậy: 12 : 6 = mấy?
 12 : 6 = 2
 - Viết bảng: 12 : 6 = 2.
- Tương tự với các phép tính khác.
 - HS đọc: 6 x 2 = 12 ; 12 : 6 = 2
 - Học sinh đọc 1 lần bảng chia 6.
 - Con có nhận xét gì về các số bị chia trong bảng chia 6.
 - Là dãy số đếm thêm 6 từ 6 đến 60
 - Cột số chia trong bảng chia 6 đều là mấy?
 - Đều là 6.
 - Con có nhận xét gì về các thương trong bảng chia 6.
 - Là các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 10
 b. Học thuộc bảng chia 6.
- Cả lớp đọc đồng thanh bảng chia 6.
 - Học sinh tự đọc bảng chia 6.
 - Giáo viên xoá dần.
 - Học sinh đọc.
 - Thi đọc thuộc bảng chia 6.
 - Học sinh thi đọc theo nhóm, theo cá nhân học sinh.
 - Lớp đọc đồng thanh.
3. Luyện tập – thực hành.
 Bài 1: - BT yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tính nhẩm
 - Học sinh suy nghĩ tự làm bài.
 - Học sinh đổi vở tự kiểm tra.
 - Giáo viên nhận xét – cho điểm.
 Bài 2: - Xác định yêu cầu của bài:
- HS xác định yêu cầu rồi làm bài.
 - HS nhận xét bài làm của bạn.
 - Khi đã biết 6 x 4 = 24, ta có thể ghi ngay kết quả 24 : 6 và 24 : 4 được không? Vì sao?
 - Ta có thể ghi ngay vì khi lấy tích chia cho thừa số này sẽ được thừa số kia.
 - HS giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.
 Bài 3: Giáo viên yêu cầu.
 - Học sinh đọc đề bài.
 - Bài toán cho biết những gì?
 - Sợi dây dài 48 cm, cắt thành 6 đoạn.
 - Bài toán yêu cầu gì?
- Giáo viên nhận xét - cho điểm.
 - Mỗi đoạn dài bao nhiêu cm?
 - Học sinh làm bài.
 Bài 4: - Bài toán cho biết những gì?
 - Học sinh nêu
 - Bài toán yêu cầu gì?
 - Cắt được bao nhiêu đoạn như vậy?
 - Học sinh làm bài:
 Số đoạn dây cắt được là:
48 : 6 = 8 (đoạn)
Đáp số: 8 đoạn
- Giáo viên nhận xét - cho điểm
 - Học sinh nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
 - Gọi học sinh đọc thuộc bảng chia 6.
- HS xung phong đọc thuộc bảng chia.
- Về nhà học thuộc bảng chia.
Thứ năm ngày 9 tháng 10 năm 2010
Toán
 Tiết 24 : Luyện tập
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh
 - Củng cố về phép chia trong bảng chia 6.
 - Nhận biết của hình chữ nhật.
 2. Kỹ năng: áp dụng để giải toán có lời văn bằng một phép tính chia. 
 3. Giáo dục: Giáo dục cho học sinh ham học môn học.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: Hệ thống bài tập. 
 - Học sinh: Vở ghi toán.
 III Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên nhận xét cho điểm
 - 4 HS lên bảng đọc bảng chia 6.
B. Luyện tập
 - Học sinh lắng nghe, ghi bài.
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và tự làm bài
+ Bài tập yc gì? 
+ Biết 6 x 9 = 54, có thể ghi ngay kết quả 54 : 6 được không, vì sao
- GV nhận xét, cho điểm
- HS suy nghĩ, tự làm bài
- HS lần lượt nêu kết quả
- HS nhận xét bài
- YC học sinh đổi chéo vở kiểm tra.
 Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu 
- YC học sinh nêu ngay kết quả của các phép tính trong bài.
- YC học sinh làm bài vào vở
Bài 3 
Gọi HS đọc yêu cầu. 
 + Bài toán cho biết gì? 
 + BT hỏi gì?
Bài 4: - 1 HS đọc YC 
- YC học sinh quan sát và tìm hình đã được chia làm 6 phần bằng nhau.
 - Hình 2 được tô mầu mấy phần?
GV: Hình 2 được chia làm 6 phần, tô màu 1 phần ta nói đã tô màu 1/6 hình.
 - Hình 3 đã tô màu một phần mấy hình? Vì sao?
 - 1 HS đọc yêu cầu
- Tính nhẩm
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở, sau đó HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
1 HS đọc YC, lớp đọc thầm
- May 6 bộ quần áo hết 18 m vải.
- Hỏi 1 bộ hết ? m vải
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Bài giải
Mỗi bộ quần áo hết số vải là:
18 : 6 = 3 (m)
 Đáp số: 3 m
HS nhận xét bài của bạn.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Hình 2 tô màu 1 phần.
- Hình 3 tô màu 1/6 hình vì H3 chia làm 6 phần, tô màu 1 phần
C. Củng cố - dặn dò:
 - Gọi học sinh đọc thuộc  ... ranh minh hoạ tình huống (hoạt động 1, tiết 1)
 - Phiếu thảo luận nhóm (hoạt động 3, tiết 2), phiếu học tập cá nhân (hoạt động 3,tiết 2) cho học sinh quên vở bài tập.
 - Một số đồ vật cần cho trò chơi đóng vai (hoạt động 2, tiết 2)
 * Học sinh: Vở bài tập Đạo đức.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Em hãy nêu một tình huống liên quan tới việc giữ lời hứa?
 - Hai học sinh nêu.
 - Giáo viên yêu cầu.
- Học sinh bày tỏ quan điểm của mình về việc giữ lời hứa.
 - Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Thế nào là tự làm lấy việc của mình, tự làm lấy việc của mình có lợi gì? Chúng ta cùng học bài hôm nay.
 - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Tìm hiểu bài
a. Xử lý tình huống:
 - Giáo viên nêu mục tiêu: Học sinh biết được một số biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình.
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Học sinh nêu tình huống: Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy, An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép.
 - Nếu em là Đại, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 1 vài học sinh nêu cách giải quyết của mình: Đại tự làm bài không nên chép bài của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại.
 => Trong chúng ta ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm.
b. Thảo luận nhóm:
 - Học sinh đọc bài tập 2 để thảo luận.
 - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
 - Học sinh đọc: Tự làm lấy việc của mình là cố gắng tự làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
 - Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
 - Giáo viên chốt ý.
c. Xử lý tình huống:
 - Học sinh đọc yêu cầu bài 3.
 - 2 nhóm lên thực hiện việc xử lý.
 - Học sinh đưa ra cách xử lý.
 - Giáo viên kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình.
C. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Tự làm lấy những công việc hằng ngày của mình ở trường, ở nhà.
 - Sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương, ... về việc tự làm lấy việc của mình.
Tự nhiên Xã hội
	 Tiết 9 : Phòng bệnh tim mạch
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Kể tên được 1 vài bệnh về tim mạch.
 - Hiểu biết về bệnh thấp tim: nguyên nhân, sự nguy hiểm đối với học sinh.
 2. Kỹ năng: Nêu được 1 số cách đề phòng bệnh thấp tim.
 3. Giáo dục: Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
 II. Đồ dùng dạy- học:
 - Giáo viên: - Giấy khổ to, bút dạ.
 - Bảng phụ.
 - Học sinh:SGKTự nhiên Xã hội.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nên hay không nên làm gì để phòng bệnh tim mạch? 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của bài. Ghi bảng.
2. Tìm hiểu bài
Học sinh phát biểu. 
Nghe giới thiệu, ghi bài.
a.Kể tên một số bệnh về tim mạch.
- Hãy kể tên một số bệnh về tim mạch mà em biết?
GV ghi tên các bệnh.
 - GV giảng cho HS hiểu thêm về bệnh đó.
Nhồi máu cơ tim: Là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, nếu không được chữa kịp thời sẽ bị chết?
- Hở van tim: Bị bệnh này, tim sẽ không điều hoà được lượng máu đi nuôi cơ thể.
- Thấp tim: Là bệnh rất nguy hiểm, thường gặp ở trẻ em
b. Thảo luận nhóm. 
- Giáo viên nêu yêu cầu.
- Giáo viên nhân xét .
* Kết luận: Để đề phòng bệnh tim mạch cần:
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
- Ăn uống đủ chất
- Giữ vệ sinh cá nhân và rèn luyện thân thể hàng ngày.
* Thảo luận nhóm đôi:
 - Giáo viên yêu cầu.
- Quan sát hình 4, 5, 6 và nêu cách phòng bệnh tim mạch:
 + Ăn uống đủ chất.
 + Súc miệng nước muối.
 + Mặc áo ấm khi trời lạnh.
 c.. Bày tỏ ý kiến và liên hệ thực tế
- Giáo viên phát phiếu:
Đánh dấu (x) vào ô trống trước câu đúng
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng là 2 và 5.
* Liên hệ thực tế:
 - Với người mắc bệnh tim, nên và không nên làm gì?
 - Giáo viên ghi bảng các ý kiến không trùng lặp của học sinh.
 - Tổng kết các ý kiến đúng của HS
C. Củng cố , dặn dò:
- Hôm nay học bài gì?
- Muốn phòng bệnh tim mạch ta cần làm gì?
- Học sinh kể: Nhồi máu cơ tim, Thấp tim, hở van tim ...
Học sinh đọc lại.
Học sinh nghe.
Học sinh nghe.
- Học sinh nghe.
- Hai học sinh đọc đoạn hội thoại.
- HS đọc SGK rồi thảo luận theo các câu hỏi
- Học sinh trả lời
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
- Lớp bổ sung. 
- Học sinh thảo luận theo nhóm
 - Đại diện nhóm nhanh nhất trả lời.
 Bệnh tim rất nguy hiểm, không có thuốc chữa.
 Trẻ em rất dễ mắc bệnh thấp tim
 Bệnh thấp tim là do chạy nhảy nhiều.
 Để chữa bệnh thấp tim chỉ cần giữ ấm khi trời lạnh.
 Mọi người ai cũng đều có thể mắc bệnh về tim mạch, không phải chỉ có trẻ em.
- Nên: ăn uống đủ chất, tập thể dục nhẹ nhàng ...
 Không nên: Chạy nhảy, làm việc quá sức 
 - Học sinh đọc các ý kiến đúng.
- Phòng bệnh tim mạch.
 - Học sinh nêu.
Tự nhiên và Xã hội
 Tiết 10 : Hoạt động bài tiết nước tiểu
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Kể tên được các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu
 - Nêu được chức năng của các bộ phận đó.
 - Nêu được vai trò của hoạt động bài tiết nước tiểu đối với cơ thể.
 2. Kỹ năng: Nắm chắc và thực hiện được các bài tập thực hành.
 3. Giáo dục: có ý thức tự bảo vệ sức khoẻ bản thân.
 II.Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: + Các hình minh hoạ trang 22, 23.
 +Mô hình trang 22 có thể cắt ghép được các bộ phận.
 + Giấy khổ to, bút dạ, bảng phụ, phấn màu
 - Học sinh: SGK Tự nhiên và Xã hội 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Kể tên một số bệnh về tim mạch mà em biết?
 - Nêu nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim?
 - 2 học sinh lên kể
 - Do viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài; Do thấp khớp không được chữa kịp thời, dứt điểm. 
 - Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài 
- Nghe giới thiệu, ghi bài.
 - Cơ quan nào tạo ra nước tiểu?
 - Thận, cơ quan vệ sinh.
 - Tại sao cơ thể lại bài tiết ra nước tiểu?
 - Vì đó là các chất thải trong hoạt động của cơ thể
 - Ghi tên bài lên bảng.
2 Tìm hiểu bài:
a. Thảo luận nhóm
- Học sinh thảo luận nhóm để gọi tên và chỉ rõ các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
 - Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào?
 - Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm: thận phải, thận trái, ống dẫn nước tiểu, bóng đái ( bàng quang), ống đái
 - Học sinh trình bày kết quả thảo luận.
 - Treo tranh minh hoạ như hình 1 nhưng không có chú thích các bộ phận.
 - Mỗi nhóm cử 2 học sinh:
 + Học sinh 1:Nêu tên và chỉ các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
 + Học sinh 2: Gắn các bảng tên các bộ phận theo vị trí người nêu.
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 b.Vai trò, chức năng của các bộ phận trong cơ quan bài tiết nước tiểu.
 - Học sinh thảo luận nhóm đôi và trả lời bằng cách nối vào phần hợp lý.
 - Thận để làm gì?
 - Lọc máu lấy ra các chất thải độc hại tạo thành nước tiểu.
 - Nước tiểu là gì?
 - Nước tiểu là chất độc hại có trong máu được thận lọc ra.
 - ống dẫn nước tiểu để làm gì?
 - Dẫn nước tiểu từ thận xuống bóng đái (bàng quang)
 - Bàng quang để làm gì?
 - Là nơi chứa nước tiểu trước khi được thải ra ngoài.
 - Nước tiểu được thải ra ngoài cơ thể bằng cách nào?
 - Nước tiểu theo ống đái thải ra ngoài.
 * Giáo viên nhận xét chung và kết luận.
c. Trò chơi: ghép chữ vào sơ đồ.
 - Học sinh thảo luận nhóm theo cặp rồi chơi theo kiểu tiếp sức.
 - Giáo viên nhận xét, bổ sung.
* Đáp án:
 Máu (chứa chất độc hại) đi vào thận lọc ra nước tiểu chứa trong bàng quang thải ra ngoài qua ống đái
 - Cơ quan bài tiết nước tiểu có tác dụng gì?
 - Lọc máu, làm cho máu sạch, thải chất độc hại của cơ thể ra ngoài giúp cơ thể khoẻ mạnh.
 - Nếu thận hỏng sẽ gây ra tác hại gì?
 - Chất độc hại trong máu không được thải ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
C. Củng cố, dặn dò: 
 - Nêu tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu?
 - Hoạt động nào có lợi đối với cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Hoạt động nào có hại đối với cơ quan bài tiết nước tiểu?
 - Học sinh nêu.
- Học sinh nêu.
- Học sinh nêu.
 - Nhận xét tiết học.
Thủ công
Bài 3: Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh 
và lá cờ đỏ sao vàng
Tiết 1
 I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng
 qui trình kỹ thuật.
- Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán.
 II. Đồ dùng:
- Mẫu lá cờ đỏ sao vàng bằng giấy thủ công.
- Tranh qui trình gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
- Giấy màu (giấy trắng), kéo thủ công, keo dán.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
A- Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh
B- Bài mới
1) Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu và ghi đầu bài lên bảng
- HS nghe, ghi bài.
2. Hướng dẫn quan sát và nhận xét
- HD HS quan sát và nhận xét mẫu. Rút ra nhận xét:
+ Lá cờ hình chữ nhật, màu đỏ, trên có ngôi sao vàng.
+ Ngôi sao vàng có năm cánh bằng nhau.
+ Ngôi sao được dán ở chính giữa hình chữ nhật màu đỏ, một cánh của ngôi sao hướng thẳng lên cạnh dài phía trên hình chữ nhật.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- GV gợi ý HS nhận xét về tỉ lệ giữa chiều dài, chiều rộng lá cờ
* Liên hệ thực tiễn: (Thường treo lá cờ vào dịp nào)
=>Lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam đều tự hào, trân trọng lá cờ đỏ sao vàng.Thực tế lá cờ đỏ sao vàng được làm theo nhiều hình cỡ, vật liệu khác nhau.
- Chiều rộng bằng 2/3 chiều dài lá cờ. Đoạn thẳng nối 2 đỉnh của 2 cánh ngôi sao đối diện với nhau có độ dài bằng 1/2 chiều rộng hoặc 1/3 chiều dài của lá cờ
- HS nêu
3. Giáo viên hướng dẫn mẫu: GV treo tranh quy trình gấp ngôi sao năm cánh
Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao năm cánh
- Dùng giấy màu vàng hình vuông có cạnh là 8 ô.
Bước 2: Cắt ngôi sao vàng năm cánh
- Hướng dẫn HS theo qui trình H5 
* Lưu ý: Sau khi gấp tất cả các góc phải có chung điểm là điểm O và tất cả các mép gấp xuất phát từ đIểm O phải trùng khít nhau. 
- Dùng bút đánh dấu 2 đIểm (H6) dùng kéo cắt được H7
- Giấy màu đỏ chiều dài 21 ô, chiều rộng 14 ô, HD theo qui trình H8
* GV làm mẫu lần 2 (HD và thao tác)
- HS quan sát và nhắc lại thao tác gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng.
Bước 3: Dán ngôi sao năm cánh
* Tổ chức cho HS gấp, cắt, dán bằng giấy nháp.
- HS quan sát và làm theo.
- HS thực hành gấp , cắt, dán
C. Củng cố – Dặn dò: 
- GVnhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của học sinh.
- Dặn giờ sau mang giấy nháp, đồ dùng học tập để thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAN 5 LOP 3.doc