Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2008-2009 - Đỗ Thị Thu Hương

Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2008-2009 - Đỗ Thị Thu Hương

I- Mục đích, yêu cầu:

 A. Tập đọc:

1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng: loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, leo lên, sững lại.

 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật.

2- Rèn kỹ năng đọc hiểu.

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết.

 - Hiểu cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.

 B. Kể chuyện:

1- Rèn kỹ năng nói.

 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ ở SGK, kể lại được câu chuyện.

2- Rèn kỹ năng nghe.

 - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.

II- Đồ dùng dạy – học:

 - GV: Tranh minh hoạ truyện kể (SGK), bảng phụ chép sẵn đoạn 4.

 - HS: SGK.

III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 A. Tập đọc.

 1- Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc nối tiếp bài “Ông ngoại”.

 - Tại sao bạn nhỏ lại gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên?

 - Nhận xét, cho điểm.

 2- Bài mới: a. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.

 b. Luyện đọc+Giải nghĩa từ.

 

doc 45 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1091Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2008-2009 - Đỗ Thị Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5.
Thứ hai ngày 22 tháng 9 năm 2008
Chào cờ
.
 Toán
Nhân số có hai chữ số với số có mộtchữ số (có nhớ)
(tr 22.)
 - Giảm tải: bài 1 giảm cột thứ 3.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết thực hành nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ).
 - Củng cố về giải bài toán và tìm số bị chia chưa biết.
 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II- Đồ dùng dạy – học: - HS: bảng con.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 1- Kiểm tra: - 2 HS lên bảng làm: 13 x 3; 14 x 2. 
 - Lớp làm bảng con: 34 x 2.
 - GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa.
 2- Bài mới: Giới thiệu bài (trực tiếp).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a- Giới thiệu nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số:
- GV ghi bảng : 26 x 3 = ?
- Hướng dẫn HS tính (từ phải sang trái)
- 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1. 26
- 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 3
7,viết 7 (bên trái 8). 78
- Làm tương tự với phép nhân: 54x6 = ?
b- Thực hành:
* Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm và nêu cách tính.
* Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? tìm gì?
Củng cố phép nhân thông qua giải toán có lời văn.
* Bài 3: Tìm x.
- Củng cố cách tìm số bị chia chưa biết.
- HS giỏi làm thêm: Tìm X: X:2:3=24
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
- HS lên bảng đặt tính và tính. 
- Cả lớp làm bảng con. 
- GV, HS nhận xét, chốt. 
- HS nêu lại cách nhân.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con.
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa. 
- HS làm bài vào bảng con rồi nhận xét, sửa.
- 1 số HS thực hiện lại.
- biết: 1 cuộn vải dài 35 m.
- hỏi: 2 cuộn vải dài ? m
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nhận xét, sửa, chốt: 
-2 cuộn vải dài là:
 35 x 2 = 70 (m)
Đ/S 70 m
- HS nêu tên gọi của x và cách tìm.
- 2 HS lên bảng thi đua làm.
- Nhận xét, sửa.
- Lớp làm vào vở.
 3- Củng cố – dặn dò: - Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn dò giờ sau.
Tập đọc – Kể chuyện
Người lính dũng cảm (tr 38 - 39)
I- Mục đích, yêu cầu:
 A. Tập đọc:
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng: loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, leo lên, sững lại.
 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật.
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết.
 - Hiểu cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.
 B. Kể chuyện:
1- Rèn kỹ năng nói. 
 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ ở SGK, kể lại được câu chuyện.
2- Rèn kỹ năng nghe.
 - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II- Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Tranh minh hoạ truyện kể (SGK), bảng phụ chép sẵn đoạn 4.
 - HS: SGK.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 A. Tập đọc.
 1- Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc nối tiếp bài “Ông ngoại”.
 - Tại sao bạn nhỏ lại gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên?
 - Nhận xét, cho điểm.
 2- Bài mới: a. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
 b. Luyện đọc+Giải nghĩa từ.
* GV đọc cả bài+ hướng dẫn cách đọc.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Đọc từng câu: kết hợp luyện đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó có trong bài.
-Câu mệnh lệnh, câu hỏi: Vượt rào, bắt sống lấy nó!...( Đọc với giọng dứt khoát).
- Đọc từng đoạn: kết hợp giải nghĩa từ ngữ mới, chưa hiểu nghĩa: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết.
 c. Tìm hiểu bài.
- Các bạn nhỏ trong chuyện chơi trò chơi gì?
- Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
- Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì?
- Thầy giáo mong điều gì ở HS trong lớp?
- Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi?
- Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnh “Về thôi!” của viên tướng?
- Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ?
- Ai là người lính dũng cảm trong chuyện này?
- Liên hệ; Có khi nào em dám dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi không?
 * Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu.
- Đọc phân vai cả bài.
B. Kể chuyện.
1. Nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ kể lại câu chuyện “Người lính dũng cảm”.
2. Hướng dẫn kể:
- GV theo dõi, gợi ý, giúp đỡ HS yếu.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu cho đến hết bài. Tự phát hiện từ khó để luyện đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
+ Lưu ý đọc đúng các câu mệnh lệnh, câu hỏi: dứt khoát, quả quyết.
- HS luyện đọc đoạn:"Viên tướng....dũng cảm).
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1 HS đọc.
- Trò đánh trận giả trong vườn trường.
-Sợ làm đổ hàng rào vườn trường.
- Hàng rào đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ.
- Mong HS dũng cảm nhận lỗi.
- HS nêu.
- Chú nói: “Nhưng như vậy là hèn”, rồi quả quyết bước đi
- Sững nhìnrồi bước theo
- Chú lính nhỏ vì dám nhận lỗi và sửa lỗi.
- HS nêu.
- HS thi đọc đoạn 4.
- HS đọc phân vai cả bài.
- Nhận xét, bình chọn.
- HS nêu lại.
- HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh.
- HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của truyện.
 - Nhận xét, bình chọn.
- 1 – 2 HS kể lại toàn truyện.
3- Củng cố – dặn dò:
- Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau
...
 Thứ ba ngày 23 tháng 9 năm2008
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố kĩ năng thực hành tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(có nhớ).
- Củng cố kĩ năng xem đồng hồ.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn bài tập 4, 5
II. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh chữa bài tập 3
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài 1: Đọc đề bài
Cho học sinh làm bài
Giáo viên nhận xét, sửa chữa
* Bài 2: Đọc yêu cầu
Giáo viên hỏi củng cố phép nhân
Gọi 3 học sinh làm bảng lớp
Giáo viên nhận xét, chữa bài
* Bài 3: Đọc đề bài
Hướng dẫn học sinh tóm tắt, làm bài
- Giáo viên chấm vở
* Bài 4: Giáo viên dùng mô hình đồng hồ
* Bài 5: Giáo viên hướng dẫn cách làm
3. Củng cố.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 Học sinh làm, lớp nhận xét, bổ sung.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- Học sinh đọc 
- 5 Học sinh làm bảng lớp
- Lớp làm vở, đổi vở kiểm tra kết quả
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài 
- 3 em chữa bài, đổi vở kiểm tra kết quả
-Học sinh đọc
- Học sinh tự làm bài, chữa bài
- Lớp nhận xét
- Học sinh thực hiện trên mô hình
- Học sinh tự làm
- Học sinh lĩnh hội.
Chính tả.
Nghe- viết: Người lính dũng cảm
I- Mục đích, yêu cầu:
 - Nghe – viết chính xác 1 đoạn trong bài “Người lính dũng cảm”.
 - Viết đúng và nhớ cách viét những tiếng có âm đầu dễ lẫn: l/n.
 - Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng.
 - Thuộc lòng tên 9 chữ trong bảng.
 - Giáo dục tính cẩn thận khi viết.
II- Đồ dùng dạy – học: 
 - GV: bảng phụ chép sẵn bài 3.
 - HS: VBT, bảng con.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 1- Kiểm tra: - 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con: loay hoay, gió xoáy, hàng rào, giáo dục.
 - Nhận xét, sửa.
 - 2 – 3 HS đọc thuộc lòng bảng 19 tên chữ đã học ở tuần 1 và tuần 3.
 - GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
 2- Bài mới:	 a. Giới thiệu bài (trực tiếp).
 b. Hướng dẫn nghe – viết.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết.
- Đoạn văn này kể chuyện gì?
- Đoạn văn trên có mấy câu?
- Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa?
- Lời các nhân vật được đánh dấu bằng những dấu gì?
- Luyện viết chữ ghi tiếng, từ ngữ khó: quả quyết, vườn trường, viên tướng, sững lại,
* GV đọc mẫu.
* GV đọc cho HS viết bài vào vở.
* GV đọc cho HS soát lỗi.
* Chấm, chữa bài: GV chấm bài rồi nhận xét.
 c. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 2a: Điền vào chỗ trống: l/n.
- GV giúp HS phân biệt một số cặp từ có phụ âm đầu l/n.
- Gọi HS đọc lại bài.
* Bài 3: GV hướng dẫn HS làm bài trên bảng phụ.
- 1- 2 HS đọc lại.
- Lớp học tan. Chú lính nhỏ rủ viên tướng ra vườn sửa hàng rào
- 6 câu.
- những chữ cái đầu câu.
- viết sau dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- HS luyện viết ở bảng lớp, bảng con.
- Nhận xét, sửa.
- HS tự chữa lỗi ra lề vở.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào VBT.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
Hoa lựu nở đầy .đỏ nắng.
- HS nêu yêu cầu rồi làm vào VBT.
- 9 HS lên bảng điền các chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng rồi nhận xét, sửa.
- HS đọc 9 chữ và tên chữ có trong bảng:
n: en – nờ; ng: en – nờ giê;
- HS luyện học thuộc lòng đúng thứ tự 28 chữ cái đã học.
 3- Củng cố – dặn dò: Hệ thống bài học.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn dò giờ sau.
.
 Luyện tập Toán
Luyện tập nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số
Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố kĩ năng nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
 - Rèn kĩ năng đúng, nhân thành thạo.
- Giáo dục học sinh yêu quí môn học. 
II. Chuẩn bị:
Sách toán nâng cao
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ. 
Gọi học sinh đặt tính và tính
25 x 2 31 x 3 20 x 4
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
Bài 1: Đặt tính rồi tính
45 x 2 ; 23 x 4 ; 75 x 6 ; 97 x 5; 86 x 6
 Bài 2: Ngày tết Nam giúp mẹ bày bàn thờ. Nam xếp 6 đĩa cam mỗi đĩa có 4 quả. Xếp xong vẫn còn 16 quả cam nữa. Hỏi chỗ cam đó có bao nhiêu quả?(Giải 2 cách)
 Bài 3: Có 48 cái bánh. Người ta gói 7 gói mỗi gói có 5 cái bánh. Hỏi còn lại bao nhiêu cái bánh?
 Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống
24
30
36
3. Củng cố.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 3 em làm bảng lớp, lớp nhận xét.
- Ghi vở
5 Học sinh làm bảng lớp, lớp làm vở
Đổi chéo vở kiểm tra kết quả
Học sinh làm bài, chữa bài
- Học sinh tự điền số còn thiếu vào ô trống
Học sinh lĩnh hội
Luyện tập Tiếng Việt
Luyện viết bài 5
Buổi chiều
Giáo viên 2 soạn giảng
..
Thứ tư ngày 24 tháng 9 năm 2008
Buổi sáng
Giáo viên 2 soạn giảng
..
Buổi chiều
Toán
 Bảng chia 6 (tr 24).
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Tự lập được và thuộc bảng chia 6.
 - Thực hành chia trong phạm vi 6 và giải toán có lời văn (về chia thnàh 6 phần bằng nhau và chia theo nhóm 6).
 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị: GV- HS: các tấm bìa có 6 chấm tròn (ở hộp đồ dùng Toán).
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 1- Kiểm tra: -2 HS đọc bảng nhân 6.
 - 2HS lên bảng làm: 37 x 2; 24 x 5
 - GV, HS cùng ... àm bài tập.
* Bài 1: Kể lại buổi đầu đi học của em.
- GV nêu yêu cầu: Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật, có cái riêng.Không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, có thể kể về ngày khai giảng hoặc buổi đầu cắp sách đến lớp.
- GV gợi ý: Cần nói rõ đó là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết thế nào? Ai dẫn em tới trường? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học kết thúc như thế nào? Cảm xúc của em về buổi học?
* Bài 2: Viết những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn (5 7 câu).
- Chú ý: viết giản dị, chân thật, đúng ngữ pháp, đúng chính tả là đạt yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu của bài 
- 1 HS khá, giỏi kể mẫu rồi nhận xét.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe.
- 3 – 4 HS thi kể trước lớp.
- Ví dụ: đã hơn 2 năm rồi mà hình ảnh của buổi đi học đầu tiên không phai mờ trong em. Sáng hôm đó, em dậy rất sớm, ăn sáng xong em mặc bộ đồng phục và lên xe để mẹ đưa em đến trường...
- HS cả lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu yêu cầu của bài rồi viết bài vào vở.
- 5 – 7 em đọc bài.
- GV, HS cùng nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
 3- Củng cố, dặn dò:- Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn dò giờ sau.
Tiết 3:	Ngoại ngữ
Giáo viên chuyên soạn giảng
	..
Hoạt động tập thể
Tiết 4:
	Sinh hoạt lớp.
I- Mục tiêu:
- HS nhận thấy ưu khuyết điểm có trong tuần. Từ đó biết phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm.
- Đề ra phương hướng tuần 7.
II- Chuẩn bị: nội dung sinh hoạt.
III - Sinh hoạt lớp.
a, Các tổ trưởng lên báo cáo tình hình của tổ
- HS cả lớp bổ sung ý kiến.
- Lớp trưởng điều hành và nhận xét.
b, GV nhận xét:
+ Đạo đức: Đa số các bạn ngoan, biết nghe lời thầy cô và bố mẹ, lễ phép chào hỏi khi gặp người lớn tuổi.
+ Học tập: các bạn trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, học bài và làm bài chu đáo.Bên cạnh đó còn có bạn Cải chưa thuộc bảng cửu chương.bạn cần cố gắng hơn trong tuần tới.
+ Các công tác khác:Nề nếp truy bài đầu giờ tốt, có ý thức giữ gìn của công, phong trào VSCĐ được duy trì tốt, các bạn trong lớp đoàn kết.
c, Phương hướng tuần tới:
- Đẩy mạnh phong trào học tập.
- thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
d, Lớp vui văn nghệ.
Hết tuần 6
Tuần 7 Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2008
Chào cờ
HS tập trung dưới cờ
..
Toán
 Tiết 31: Bảng nhân 7 (tr 31)
I –Mục tiêu: Giúp HS:
 - Tự lập được và học thuộc bảng nhân 7.
 - Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân.
 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II - Đồ dùng dạy – học:
 - GV- HS: các tấm bìa có 7 chấm tròn (bộ đồ dùng), bảng phụ kẻ sẵn bài 3.
III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 1-Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm HS cả lớp làm bảng con 50:6 ; 44:2 ; 46:5
 - GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa.
2-Bài mới: a- Giới thiệu bài trực tiếp.
 b- Hướng dẫn lập bảng nhân 7
Một số nhân với một thì bằng chính số đó.
- Có hai tấm bìa mỗi tấm bìa 7 chấm tròn, 7 chấm tròn được lấy hai lần ta viết như thế nào? Làm thế nào để tìm kết quả?
- Làm thế nào để tìm kết quả của 7x3 bằng bao nhiêu?
- Gv hướng dẫn tương tự cho đến hết bảng nhân 7.
Chú ý: HS phát hiện trong bảng nhân 7 mỗi tích tiếp liền sau đều bằng tích tiếp liền trước cộng thêm 7 đều được.
- HS giỏi nêu cách lập bảng cửu chương 7 theo nhiều cách.
- Nêu đặc điểm của bảng nhân 7?
- Luyện học thuộc bảng nhân 7 theo kiểu xoá dần.
 c- Thực hành
* Bài 1: Tính nhẩm.
-GV cho HS nêu miệng kết quả..
Củng cố bảng nhân 7.
* Bài 2: Gọi HS đọc đề
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
* Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS tự làm bài.
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa.
7 nhân 1 = 7
7 x 2 = 7 + 7 = 14
7 x 2 = 14
7 x 3 = 7 + 7 + 7 = 21
7 x 3 = 21
7 x 4 = 28
7 x 5 =35
7 x 6 = 42
7 x 7 = 49
7 x 8 = 56
7 x 9 = 63
7 x 10 = 70
- Thừa số thứ 1 đều là 7, thừa số thứ 2 tăng dần từ 1 đến 10; 2 tích tiếp liền nhau hơn (kém) nhau 7 đơn vị.
- HS luyện học thuộc bảng nhân 7
- HS nêu yêu cầu.
- HS tiếp nối nhau nêu kết quả rồi nhận xét.
- Biết: 1 tuần có 7 ngày.
- Hỏi: 4 tuần có bao nhiêu ngày?
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nhận xét, sửa, chốt.
4 tuần có số ngày là:
 7 x 4 = 28 (ngày)
 Đ/S:: 28 ngày
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
7
14
21
28
35
42
49
56
63
70
- HS đọc xuôi đọc ngược dãy số vừa tìm.
3-Củng cố – dặn dò: - HS đọc lại bảng nhân 7.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn dò giờ său
. 	 Tập đọc - Kể chuyện
Trận bóng dưới lòng đường (tr 54 - 55)
I- Mục đích, yêu cầu:
 A. Tập đọc:
1-Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng: dẫn bóng, ngần ngừ, khung thành, sững lại, nổi nóng, lảo đảo, khuỵu xuống, xuýt xoa, xịch tới.
 - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn.
2- Rèn kĩ năng đọc hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương, húi cua.
 - Nắm được nội dung truyện: không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.
B. Kể chuyện:
 - HS biết nhập vai 1 nhân vật, kể lại được 1 đoạn của câu chuyện 
 - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 * Giáo dục HS luôn tôn trọng luật lệ giao thụng đường bộ.
II- Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Tranh minh hoạ truyện kể (SGK).
 - HS: SGK.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 A. Tập đọc.
 1- Kiểm tra bài cũ:- 3 – 4 HS đọc thuộc lòng 1 đoạn của bài “Nhớ lại buổi đầu 
 đi học”.
 - Trả lời câu hỏi 1,2 của bài.
 - GV, HS cùng nhận xét, cho điểm.
 2- Bài mới: a- Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
 b-Luyện đọc+ giải nghĩa từ.
* GV đọc mẫu + hướng dẫn cách đọc.
- Đọc từng câu: kết hợp luyện đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó.
- Đọc từng đoạn: kết hợp giải nghĩa từ ngữ: cánh phải, cầu thủ,(như chú giải).
 c- Tìm hiểu bài.
- Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu?
- Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?
- Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
- Thái độ của các bạn nhỏ như thế nào khi xảy ra tai nạn?
- Tìm những chi tiết cho thấy quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra?
- Câu chuyện muốn nói với em điêù gì?
d- Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu.
- Cho HS đọc theo lối phân vai: người dẫn truyện, bác đứng tuổi, Quang.
 B. Kể chuyện.
1. Nêu nhiệm vụ: Mỗi em sẽ nhập vai một nhân vật trong câu chuyện, kể lại một đoạn của câu chuyện.
2. Hướng dẫn kể:
- Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai?
- Có thể kể lại từng đoạn của truyện theo lời của những nhân vật nào?
+ GV nhắc HS thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài nhập vai một nhân vật để kể chuyện: không được nhầm vai, mà phải nhất quán từ xưng hô đã chọn (tôi, em hay mình). 
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu cho đến hết bài.Tự phát hiện từ khó để luyện đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Đặt câu với từ: cầu thủ.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1 HS đọc cả bài.
- ...dưới lòng đường.
- Vì Long mải đá bóng, suýt tông phải xe gắn máy
- Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, đập vào đầu một cụ già.
- Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy.
- Quang nấp sau một gốc cây lén nhìn sang, sợ tái cả người.
- HS nêu.
- HS luyện đọc. 
- HS thi đọc truyện theo vai.
- Nhận xét, bình chọn.
- HS nêu lại.
- Người dẫn truyện.
- Đoạn 1: Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy.
- Đoạn 2: Quang, Vũ, Long, cụ già, bác đứng tuổi.
- Đoạn 3: Quang, ông cụ, bác đứng tuổi, bác xích lô.
- 1 HS kể mẫu đoạn 1.
- Từng cặp HS tập kể.
- 3 – 4 HS tiếp nối nhau thi kể lại một đoạn bất kì của truyện rồi nhận xét, bình chọn.
3- Củng cố, dặn dò:
- Em có nhận xét gì về nhân vật Quang?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau.
Buổi chiều
Giáo viên chuyên soạn giảng
.
Thứ ba ngày 30 tháng 9 năm 2008
Tiết 3: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Củng cố việc học thuộc và sử dụng bảng nhân 7 để làm tính, giải toán.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học:
Vở bài tập toán
II. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc bảng nhân 7
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
* Bài 1: Đọc đề bài
Cho học sinh làm bài
Yêu cầu nhận xét kết quả từng cặp phép tính
Giáo viên nhận xét, sửa chữa
* Bài 2: Đọc yêu cầu
Giáo viên viết các biểu thức lên bảng
Cho học sinh làm bài
Giáo viên nhận xét, chữa bài
* Bài 3: Đọc đề bài
Hướng dẫn học sinh tóm tắt, làm bài
- Giáo viên chấm vở
* Bài 4: Đọc đề bài
Giáo viên cho học sinh làm bài
Củng cố cho học sinh tính chất giao hoán
* Bài 5: Cho học sinh tự làm bài, chữa bài
3. Củng cố.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 3 Học sinh đọc, lớp nhận xét, bổ sung.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- Tính nhẩm
- Học sinh làm bài
- Học sinh nhận xét kết quả từng cặp phép tính bằng nhau
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài 
- 2 em chữa bài, đổi vở kiểm tra kết quả
-Học sinh đọc
- Học sinh làm vở, 1 em lên bảng chữa
- 1 Học sinh đọc
- Làm bài
- Lĩnh hội
- Học sinh làm bài, chữa bài
- Học sinh lĩnh hội.
Tiết 4:Chính tả
Tập chép:Trận bóng dưới lòng đường.
I. Mục tiêu:
- Chép chính xác đoạn : Một chiếc xích lô .. xin lỗi cụ.
- Rèn viết đúng chính tả, viết sạch, đẹp. Củng cố cách viết đoạn văn có câu hội thoại.
- Giáo dục ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chép bài chính tả.
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ.
-Viết bảng con: Nhà nghèo, ngoằn ngoèo, xào rau, sóng biển
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
* Hướng dẫn viết chính tả
- Giáo viên đọc đoạn viết
(?)Vì sao Quang ân hận?
Quang đã làm gì sau đó?
* Hướng dẫn cách trình bày.
- Đoạn văn có mấy câu? 
Có những chữ nào viết hoa? Vì sao?
Những dấu câu nào được sử dụng trong bài?
Lời nhân vật được viết như thế nào?
* Hướng dẫn viết từ khó.
- Giáo viên đọc một số từ khó
- Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
* Cho học sinh chép bài
* Đọc soát lỗi
* Chấm bài, sửa lỗi.
* Hướng dẫn làm bài tập:
- Treo bảng phụ.
3. Củng cố.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh viết bảng lớp, lớp viết vở nháp.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- 1 em đọc lại, lớp theo dõi, đọc thầm theo.
- Vì cậu nhìn thấy cái lưng còng
- Chạy theo
- Học sinh trình bày.
- Lớp viết giấy nháp, bảng con.
- Học sinh chép bài vào vở.
- Đổi chéo vở cho bạn
- Học sinh làm bài, chữa bài
- Học sinh lĩnh hội

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5-GIAO AN-3.doc