Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 *Kiến thức, kĩ năng

- Hình thành được bảng cộng ( qua 10) qua việc hệ thống lại các phép cộng (qua 10) đã học thành một bảng.

- Vận dụng bảng cộng ( qua 10) vào tính nhẩm, giả các bài tập hoặc bài toán thực tế lien quan đến phép cộng ( qua 10)

 *Phát triển năng lực và phẩm chất

- Phát triển năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK- VTH

 

docx 37 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
	Thứ hai ngày 2 tháng 10 năm 2022 
Hoạt động trải nghiệm
Chủ đề 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC
Tuần 5 – Tiết 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
THAM GIA PHÁT ĐỘNG TÌM KIẾM TÀI NĂNG NHÍ
	I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
	- HS nắm được yêu cầu phong trào Tìm kiếm tài năng nhí và sẵn sàng tham gia.
	- Định hướng cho HS chuẩn bị các hoạt động đầu tháng 10 với nội dung hướng đến bản thân. 
	2. Năng lực
	Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. 
	Năng lực riêng: -Hiểu được ý nghĩa của phong trào Tìm kiếm tài năng nhí. 
	- Trình diễn tài năng: múa, hát, đóng kịch,
	3. Phẩm chất
	- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
	II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
	- Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn. 
	- Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
 Hoạt động 1: Khởi động
	- GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
	 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
 - GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. 
 - HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới. 
	 - Nhà trường triển khai một số nội dung phát động phong trào Tìm kiếm tài năng nhí theo gợi ý:
	 + Ý nghĩa của phong trào: Giúp HS tự tin thể hiện bản thân, bộc lộ và phát huy tài năng của mình. 
 + Các lớp sẽ tổ chức và trình diễn tài năng của các bạn trong lớp vào tiết Sinh hoạt lớp trong tuần. 
 + Nội dung trình diễn tài năng: hát, múa, đóng kịch, nhảy,...có thể biểu diễn theo cá nhân hoặc nhóm.
	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học.
	Tiếng Việt
Đọc: BÀI 9: CÔ GIÁO LỚP EM (Tiết 1+2)
	I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Biết cách đọc bài thơ: “Cô giáo lớp em” với giọng nhẹ nhàng, trìu mến.
- Hiểu nội dung bài: Những suy nghĩ, tình cảm của một học sinh với cô giáo của mình.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: biết liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh cô giáo trong bài thơ.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng đối với thầy cô giáo; cảm nhận được niềm vui đến trường; có khả năng làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động 
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- Em hãy nêu tên một số bài thơ hoặc bài hát về thầy cô giáo?
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Khám phá
1. Đọc văn bản
- GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, trìu mến.
- Cả lớp đọc thầm.
- HDHS chia đoạn: 3 khổ thơ tương ứng 3 đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: nào, lớp, lời, nắng,
- Luyện đọc theo nhóm: GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm ba.
- 2-3 nhóm thi đọc.
2. Trả lời câu hỏi
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk
-1-2 HS đọc
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV
- HS thực hiện theo nhóm hai
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
	Câu 1: Cô giáo đáp lại lời chào của các bạn nhỏ bằng cách mỉm cười thật tươi.
Câu 2: Gió đưa thoảng hương nhài; Nắng ghé vào cửa lớp; Xem chúng em học bài.
Câu 3: Cô đến lớp rất sớm, cô vui vẻ, dịu dàng, cô dạy các em tập viết, cô giảng bài.
Câu 4: Yêu quý, yêu thương,
- Nhận xét, tuyên dương HS
- YC HS học thuộc lòng 2 khổ thơ mình thích.
- HS học thuộc lòng và thi đọc trước lớp
- GV nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành 
1. Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 2-3 HS đọc.
- Nhận xét, khen ngợi.
2. Luyện tập theo văn bản 
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk
- 2-3 HS đọc.
- YC HS luân phiên nói theo cặp đồng thời hoàn thiện vào VBTTV
- 2-3 nhóm chia sẻ
a) Ôi! Mình không ngờ bạn hát hay thế!, Ôi chao! Bạn hát hay quá!
b) Ôi! Bất ngờ quá, đúng là đồ chơi con thích! Con cảm ơn bố ạ!/ A! Cái áo đẹp quá! Con thích lắm! Con cảm ơn mẹ ạ!
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk
- 1-2 HS đọc.
- YC HS nói theo nhóm 4 câu nói thể hiện tình cảm với thầy cô giáo.
- HS thảo luận nhóm 4 thực hiện nói theo yêu cầu.
- Gọi các nhóm lên thực hiện
- 2-3 nhóm trình bày
Em rất yêu quý thầy cô giáo/ Em nhớ thầy cô giáo cũ của em,
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm 
- Hôm nay em học bài gì?
- HS chia sẻ, Gv củng cố bài 
- GV nhận xét giờ học.
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
__________________________________________
Đạo đức
Bài 2: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 3)
	I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
*Kiến thức, kĩ năng
- Vận dụng nội dung bài học vào cuộc sống để thể hiện tình yêu quê hương.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
- Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	Hoạt động 1. Khởi động
- Nêu việc làm thể hiện tình yêu quê hương?
- 2-3 HS nêu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
	Hoạt động 2. Vận dụng
Yêu cầu 1: Chia sẻ với bạn về việc em đã và sẽ làm thể hiện tình yêu quê hương.
- GV YC thảo luận nhóm đôi, chia sẻ với bạn về việc em đã làm và sẽ làm để thể hiện tình yêu quê hương.
- 3,5 HS chia sẻ.
- Nhận xét, tuyên dương.
Yêu cầu 2: Cùng các bạn thực hiện những việc làm thể hiện tình yêu quê hương.
- Gọi HS đọc yêu cầu 2.
- HS thực hiện theo nhóm 4.
- HD HS viết ra giấy Kế hoạch thực hiện công việc: công việc là gì, thời gian thực hiện, thực hiện cùng ai, kết quả thực hiện,
- GV cho HS thực hiện Kế hoạch trong phạm vi lớp, trường.
Thông điệp:
- Gọi HS đọc thông điệp sgk/tr.13.
- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống. 
	Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- HS chia sẻ.
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY ( Nếu có)
Toán
Bài 8: BẢNG CỘNG ( qua 10)
Tiết 21: BẢNG CỘNG 
	I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	*Kiến thức, kĩ năng
- Hình thành được bảng cộng ( qua 10) qua việc hệ thống lại các phép cộng (qua 10) đã học thành một bảng.
- Vận dụng bảng cộng ( qua 10) vào tính nhẩm, giả các bài tập hoặc bài toán thực tế lien quan đến phép cộng ( qua 10)
	*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Phát triển năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK- VTH
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	Hoạt động 1: Khởi động 
- GV gọi 2 HS lên bảng điền kết quả các phép tính 9 + 4 và 8 + 5. ( có nêu cách tính)
- GV nhận xét, tuyên dương.
	Hoạt động 2 : H ình thành kiến thức 
- GV nêu đưa ra câu chuyện Mai và Rô-bốt cùng hoàn thành các phép cộng ( qua 10) đã học ( 9 + 2; 8 + 6; 7 + 5; 6 + 6) ( GV cho 2 HS đóng vai Mai và Rô – bốt để hỏi đáp)
+ Mai: Bạn hãy nêu cho tớ cách tính 9 + 2?
+ Rô-bốt: Tách 2 = 1 + 1; lấy 9 + 1 = 10 rồi cộng thêm 1 được kết quả là 11. Nhờ bạn nêu cho tớ cách tính 8 + 6?
+ Mail: Tách 6 = 2 + 4; lấy 8 + 2 = 10 rồi cộng thêm 4 được kết quả là 14.
 + Mai: ( hỏi lớp) nêu giúp mình cách tính 7 + 5 và 6 + 6
 -G V nhận xét, tuyên dương.
 - GV hỏi: Các phép cộng ( 9 + 2; 8 + 6; 7 + 5; 6 + 6) có đặc điểm chung nào?
? Hãy hoàn thành luôn bảng cộng ( qua 10).
- GV yêu cầu HS nêu cách tính 9 + 3; 7 + 5; 5 + 7; 3 + 9
-GV gọi HS nối tiếp nêu các phép cộng trong bảng công ( qua 10).
	*GV chốt cách tính các phép cộng (qua 10).
	Hoạt động 3 : Luyện tập,thực hành 
	HS hoàn thành bài 1, bài 2, bài 3trang 25 vở thực hành Toán.
	Bài 1: Tính nhẩm
- Gọi HS đọc đề bài.
- HS nêu yêu càu bài toán.
? Thế nào là tính nhẩm?
- GV yêu cầu HS nhẩm nhanh kết quả của các phép tính và làm vào VTH.
- GV gọi HS nối tiếp nêu kết quả của từng phép tính.
? Hãy nêu cách nhẩm của phép tính 9 + 5; 7 + 6
- 2 lượt HS nêu.
- GV nhận xét, tuyên dương.
*GV chốt các phép cộng trong bảng công ( qua 10)
	Bài 2: Nối( theo mẫu)
-GV tổ chức thành trò chơi “Tìm cá cho mèo”:
- GV nêu tên trò chơi; phổ biến cách chơi, luật chơi và chia đội.
- GV thao tác mẫu.
- GV phát đồ dùng cho các nhóm; YC các nhóm thực hiện.
- GV nhận xét, khen ngợi HS 
	* Chú ý: Ở bài này GV có thể đưa thêm các phép công ( qua 10) để cho HS luyện tập thêm.
	Bài 3: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV: Đề bài cho ta nhiều đèn lồng. Trên mỗi đèn lồng đều ghi một phép tính cộng thuộc bảng cộng ( qua 10). 
- HS nêu yêu càu bài toán.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nhẩm kết quả của phép tính ở mỗi đèn lồng.
- GV yêu cầu HS nối tiếp nêu lần lượt kết quả các phép tính ghi ở từng đèn lồng.
Lồng nào ghi phép tính có kết quả bằng nhau? Và bằng bao nhiêu?
? Trong bốn đèn lồng màu đỏ, dèn lồng nào
ghi phép tính có kết quả lớn nhất?
? Đèn lồng ghi phép tính có kết quả bé nhất?
- Học sinh làm bài cá nhân vào VTH
- HS trả lời:7 + 5; 4 + 8; 9 + 3 có kết quả bằng nhau ( bằng 12)....
- GV nhận xét, tuyên dương.
	Hoạt động 3 : Vận dụng 
- GV tổ chức cho HS chơi “ Xì điện” nối tiếp nêu các phép tính trong bảng cộng qua 10.
- Gv củng cố nội dung bài học .
- Hôm này chúng ta học bài gì?
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY ( Nếu có)
Tiếng Việt 
Viết : CHỮ HOA D(Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
*Kiến thức, kĩ năng
- Biết viết chữ viết hoa D cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa D.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- 1-2 HS chia sẻ.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Khám phá:
1. Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa D.
+ Chữ hoa D gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa D.
- HS quan sát.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- HS quan sát, lắng nghe.
- YC HS viết bảng con.
- HS luyện viết bảng con.
 ... ạt động 1: Khởi động: 
-HS chơi trò chơi truyền điện: thi nói tên các con vật nuôi trong gia đình
Hoạt động 2 : Luyện tập, thực hành 
Bài 1:a
- GV gọi HS đọc YC bài.
- 1-2 HS đọc.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- 1-2 HS trả lời.
- YC HS quan sát tranh, nêu:
a) Từ ngữ chỉ sự vật?
b) Từ ngữ chỉ hoạt động?
- 3-4 HS nêu.
a) Từ ngữ chỉ sự vật: bàn, ghế, cây, sách,..
b) Từ ngữ chỉ hoạt động: tập thể dục, vẽ, trao đổi,...
- YC HS làm bài 6 VTH trang 24
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Lớp đọc lại các từ tìm đc trong tranh . Gv khắc sâu các từ chỉ sự vật.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 1b:
- Gọi HS đọc YC.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- 1-2 HS trả lời.
- YC HS làm việc theo cặp : QST và nêu các từ chỉ hoạt động 
- YC HS làm bài vào VTH 
- HS chia sẻ bài làm
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- Vài em nêu câu đặt với các từ chỉ hoạt động 
- Gv, Hs nhận xét các câu( Nôi dung câu, từ chỉ hoạt động...) Gv khắc sâu cách viết câu 
Hoạt động 3 : Vận dụng, trải nghiệm 
- Hôm nay em học bài gì?
- HS chia sẻ. Gv củng cố nội dung bài 
- GV nhận xét giờ học.
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
_________________________________________
Hoạt động trải nghiệm
Chủ đề 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC
Tuần 5 – Tiết 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ 
 EM VUI VẺ, THÂN THIỆN
	I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
	-Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.
	-Phát huy cảm xúc tích cực, thân thiện, vui vẻ với mọi người xung quanh. 
	-Nhận diện được những việc làm thể hiện tình bạn và nói lời giao tiếp phù hợp với bạn. 
	2. Năng lực
	Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
	Năng lực riêng:
	-Nhận diện được cảm xúc vui vẻ và khuôn mặt thể hiện cảm xúc vui vẻ.
	-Thực hiện ứng xử phù hợp trong một số tình huống. 
	3. Phẩm chất
	II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
	-2-4 giá vẽ, giấy A0, bút dạ màu. 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động 1: Khởi động
	- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:Khi em cười, em biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt như thế nào (ánh mặt, miệng,)?
	- GV tổng hợp lại và dẫn dắt vào bài: Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Em vui vẻ, thân thiện. 
	Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
	 1. Cùng chơi “Vẽ khuôn mặt cười”
	- GV chia lớp thành các đội chơi.
	- GV phổ biến luật chơi:
	+ Mỗi đội sẽ đứng thành các hàng dọc.
	+ GV bấm đồng hồ đếm ngược trong 5 phút.
	+ Lần lượt từng HS lên cầm bút và chỉ được vẽ một nét bút (không được nhấc bút lên) trên giá vẽ (hoặc giấy A0).
	+ Sau khi vẽ xong, HS chạy về hàng và chạm tay để bạn tiếp theo lên rồi đứng xuống cuối hàng. Tiếp tục như vậy cho đến khi hết 5 phút.
	+ Đội nào hoàn thành và thể hiện bức vẽ ấn tượng nhất sẽ là đội thắng cuộc.
	- Các nhóm HS tham gia chơi trò chơi
	- GV tổ chức cho các nhóm quan sát sản phẩm của cả lớp và bình chọn đội thắng cuộc.
 	- HS chơi trò chơi. 
	- HS quan sát sản phẩm và bình chọn đội thắng cuộc. 
	- GV gợi ý để HS chia sẻ thêm về ý nghĩa học được từ trò chơi. Ví dụ: Em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi này? Em có thường xuyên thể hiện khuôn mặt vui vẻ với các bạn hay không? Việc thể hiện cảm xúc vui vẻ sẽ mang lại lợi ích gì?
	c. Kết luận: Một số biểu hiện của cảm xúc như: mỉm cười, tay chân vung lên hứng khởi, hát nghêu ngao, làm thơ,... chính là đang thể hiện cảm xúc vui vẻ, mang lại sự vui tươi, thoải mái cho bản thân và mọi người xung quanh.
2. Ứng xử thân thiện với bạn bè
	(1) Làm việc nhóm
	- GV phổ biến nhiệm vụ thảo luận nhóm: Quan sát nhân vật trong mỗi tình huống và trả lời câu hỏi:
 	- HS quan sát hình, nhân vật và đọc từng tình huống, trả lời câu hỏi. 
	+ Điều gì xảy ra với nhân vật trong mỗi tình huống? + Các bạn trong tình huống đó đã ứng xử như thế nào?
	+ Nếu em là bạn trong tình huống thì em sẽ làm gì? Vì sao?
	- Điều xảy ra với nhân vật trong mỗi tình huống: Hoa không muốn chụp ảnh với các bạn khi đi tham quan; Nam mới chuyển đến lớp nên ngại ngùng, không nói chuyện với các bạn; lớp tổ chức sinh nhật cho các bạn tháng 10. 
	- Nếu em là bạn trong tình huống đó em sẽ: chụp ảnh cùng các bạn khi đi tham quan, chủ động trò chuyện giới thiệu về bản thân với các bạn, chúc mừng sinh nhật các bạn tháng 10.
	- HS chia sẻ suy nghĩ: Chụp ảnh chung cùng bạn, nói chuyện với các bạn mới, cùng chúc mừng và tổ chức sinh nhật cho bạn thể hiện sự thân thiện, vui vẻ, hòa đồng, đoàn kết.
	- GV yêu cầu các nhóm đóng vai thể hiện cách ứng xử của nhóm mình. 
	(2) Làm việc cả lớp
	- GV yêu cầu các nhóm HS thực hiện đóng vai trước lớp.
	- GV hướng dẫn HS chia sẻ suy nghĩ và cảm nhận của bản thân sau khi tham gia hoạt động đóng vai:
	+ Em đã từng gặp tình huống đó chưa?
	+ Em cảm thấy thế nào khi cùng bạn tham gia đóng vai tình huống đó?
	+ Chụp ảnh chung cùng bạn, nói chuyện với các bạn mới, cùng chúc mừng và tổ chức sinh nhật cho bạn thể hiện điều gì? 
	c. Kết luận:Việc thể hiện hành động thân thiện, vui vẻ với bạn bè, mọi người xung quanh sẽ mang lại những cảm xúc tích cực cho bản thân em và mọi người, em sẽ được nhiều người yêu quý.
	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học.
______________________________________________________________
Thứ sáu ngày 6 tháng 10 năm 2022
Toán
Bài 9: BÀI TOÁN VỀ THÊM, BỚT MỘT SỐ ĐƠN VỊ
Tiết 25: LUYỆN TẬP
	I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	*Kiến thức, kĩ năng
- Vận dụng giải được các bài toán về thêm, bớt một số đơn vị ( liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính).
	*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: VTHT.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	Hoạt động 1: Khởi động 
- Học sinh lên làm bài 1 trang 37
- Dưới lớp theo dõi, nhanh xét
- Gv nhận xét, chốt kq. Tuyên dương HS
	Hoạt động 2: Luyện tập,thực hành 
	HS hoàn thành bài 3 bài 4 trang 28 vở thực hành Toán.
	Bài 2: Giải bài toán theo tóm tăt sau:
- Gọi HS đọc YC bài.
- HS nêu yêu càu bài toán.
- GV gọi HS nêu lại đề toán dựa vào tóm tắt.
? Bài toán thuộc dạng toán nào?
- GV gọi 1HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vở TH T.
- 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vở.
Bài giải
Số con vịt còn lại là:
 12- 10 = 2( con)
	Đáp số: 2 con vịt 
- GV chữa bài.
- GV (có thể yêu cầu HS nêu thêm lời giải khác) nhận xét, tuyên dương.
	GV chốt : Củng cố dạng toán bớt một số đơn vị và cách trình bày bài giải.
	Bài 4: Giải toán
- Gọi HS đọc YC bài.
- HS nêu yêu càu bài toán.
- GV gọi HS nêu miệng tóm tắt của bài toán.
- GV gọi HS nêu lại đề toán dựa vào tóm tắt.
? Bài toán thuộc dạng toán nào?
- GV gọi 1HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vở THT .
- 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vở.
Bài giải
Có tất cả số cái thuyền là:
 9 + 4 = 13 (cái)
	Đáp số: 13 cái thuyền.
- GV chữa bài.
- GV (có thể yêu cầu HS nêu thêm lời giải khác) nhận xét, tuyên dương.
	GV chốt : Củng cố dạng toán thêm một số đơn vị và cách trình bày bài giải.
	Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm 
-Gv khắc sâu dạng toán 
-Yêu cầu về nhà ôn lại bài
-Nhận xét, tuyên dương HS
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY ( Nếu có)
-------------------------------------------------------------------------
Tiếng Việt
Luyện tập: VIẾT THỜI GIAN BIỂU
Đọc mở rộng: 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
*Kiến thức, kĩ năng
- Kể được các hoạt động theo tranh
- Viết được thởi gian biểu của bản thân.
- Luyện đọc mở rộng, hiểu nội dung văn bản đọc 
*Phát triển năng lực và phẩm chất
	- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể về hoạt động hàng ngày.
	- Có thói quen đọc các bảng tin nơi công cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở THTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động:(5p) 
- Cho HS cả lớp hát và vận động theo nhạc bài hát Giờ nào việc nấy
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành 
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- 1-2 HS trả lời.
- YC HS quan sát tranh, kể theo cặp các HĐ .
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- 3-4 nhóm trình bày. Gv, học sinh khắc sâu 
	- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc YC bài 2
- GV HD HS và phân tích cách trình bày.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm việc cá nhân viết bài
- HS thực hiện, chia sẻ bảng thời gian biểu thông qua tranh 
- GV nhận xét, tuyên dương
* Gv khắc sâu và liên hệ đến tác dụng của việc lập Thời gian biểu của mỗi người .
Hoạt động 3: Đọc mở rộng
- Gọi HS đọc YC bài 1, 2.
- Gv đưa mẫu một số bảng tin thường có ở trường học 
- Tổ chức cho HS đọc bảng tin nhà trường.
- HS thực hiện
- Tổ chức cho HS chia sẻ với bạn.
- HS chia sẻ 
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm 
- Hôm nay em học bài gì?
- HS chia sẻ. Gv củng cố nội dung
- Yêu cầu học sinh về nhà đọc thêm các bảng tin khác khi gặp ở những nơi công cộng .
- GV nhận xét giờ học.
	--------------------------------------------------------------------------------------------
Hoạt động trải nghiệm
Chủ đề 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC
Tuần 5 – Tiết 3: SINH HOẠT LỚP – TÌM KIẾM TÀI NĂNG CỦA LỚP
	I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
	-Thể hiện được năng khiếu, sở thích của bản thân thông qua hoạt động trình diễn tài năng. 
	-Xây dựng mối quan hệ thân thiện, vui vẻ với bạn bè. 
	2. Năng lực
	Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. 
	Năng lực riêng:Biểu dưỡng tiết mục trước lớp theo chủ đề tự chọn. 
	3. Phẩm chất
	-Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
	II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
SGK Hoạt động trải nghiệm. 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
 Hoạt động 1: Khởi động 
	- GV điều hành lớp và nêu hoạt động Tìm kiếm tài năng của lớp. 
	Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
	- GV hướng dẫn HS: Trên cơ sở phong trào Tìm kiếm tài năng nhí của trường phát động vào đầu tuần, mỗi tổ sẽ chọn một tiết mục biểu diễn trước lớp theo chủ đề tự chọn.
	- Từng tổ thể hiện tài năng trước lớp.
	- GV khen ngợi và cả lớp cùng bình chọn tiết mục sẽ tham gia biếu diễn trước toàn trường. 
	- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS về nhà kể cho bố mẹ, người thân nghe về những tài năng nhí của lớp.
	3. CỦNG CỐ , DẶN DÒ
	- GV nhận xét tiết học.
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_05_nam_hoc_2022_2023_ban_khong_c.docx