Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 10 - Bài: Thực hành đo độ dài - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 10 - Bài: Thực hành đo độ dài - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

Giúp HS

- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- Biết cách đo một độ dài, biết đọc kết quả đo.

- Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác.

II. Đồ dùng dạy học:

- Thước thẳng và thước mét

- Bút chì, phấn màu

 

doc 2 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 10 - Bài: Thực hành đo độ dài - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Thực hành đo độ dài
Tuần : 10
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
Giúp HS 
Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Biết cách đo một độ dài, biết đọc kết quả đo.
Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
Thước thẳng và thước mét
Bút chì, phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
Tính : 8dam + 9 dam
23hm – 17hm
84dam – 24 dam – 18dam
* PP kiểm tra, đánh giá
- HS làm vào bảng con.
- 2 HS lên gắn bảng.
- HS nhận xét.
- GV đánh giá.
33’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta sẽ cùng Thực hành đo độ dài.
2. Hướng dẫn thực hành.
ã Bài 1 : Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài được nêu ở bảng sau:
Đoạn thẳng
Độ dài
AB
7cm
CD
12cm
EG
1dm 2cm
- Câu hỏi : 
+ Muốn vẽ được đoạn thẳng EG đúng độ dài, ta nên làm gì ? đổi đơn vị : 1dm 2cm = 12cm)
+ Nêu cách vẽ đoạn thẳng ? 
( Cách 1 : Đặt thước ngay ngắn, tựa bút lên thước kẻ một đoạn thẳng từ vạch 0 đến độ dài cần vẽ. Kí hiệu tên doạn thẳng, ghi độ dài lên trên.
Cách 2 : Vẽ một đoạn thẳng, lấy điểm đầu trên đoạn thẳng, ghi tên điểm đó, xê dịch thước đến độ dài cần vẽ, ghi tên điểm thứ 2.
Câch 3 : Chấm 1 điểm ở đầu đoạn thẳng, đặt điểm 0 của thước trùng với điểm vừa chọn, sau đó tìm vạch chỉ số đo của đoạn thẳng trên thước, chấm điểm thứ hai, nối hai điểm ta được đoạn thẳng có độ dài cần vẽ).
* Thực hành vẽ đoạn thẳng
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
* PP luyện tập, thực hành
- HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn bảng.
- GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu các cách vẽ.
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét.
- HS vẽ hình.
- GV quan sát, nhận xét, sửa sai nếu cần. 
ã Bài 2 : Thực hành
Đo độ dài rồi cho biết kết quả đo:
a) Chiều dài cái bút của em.
b) Mép bàn học của em.
c) Chiều cao chân bàn học của em.
- Cách đo : dùng thước áp sát vào vật cần đo, xê dịch sao cho một đầu của vật trùng với vạch 0, đọc số đo của thước ứng với đầu bên kia của vật,...
* PP làm việc nhóm
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS đo theo nhóm đôi.
- HS nêu cách đo và kết quả đo.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
ã Bài 3 : Ước lượng.
a) Bức tường lớp em cao khoảng bao nhiêu mét?
b) Chân tường lớp em dài khoảng bao nhiêu mét?
c) Mép bảng đen của lớp em dài khoảng bao nhiêu đề-xi-mét?
Ước lượng độ dài 1m
Thao tác trên tường, trên bảng
Ước lượng
Chiều cao bức tường
Chiều dài chân tường
Chiều dài mép bảng
Đo lại kết quả
* PP trực quan
- 1 HS đọc đề bài.
- GV dựng thước mét, HS quan sát, xác định độ dài.
- GV đặt lên tường và lên bảng, HS đếm mét.
- HS ước lượng, ghi lại kết quả của mình
- 2 HS lên bảng ghi kết quả vào bảng.
- HS khác nêu kết quả của mình.
- HS đo, nêu kết quả chính xác.
- GV nhận xét.
- HS ghi lại vào vở.
2’
C. Củng cố – dặn dò
- Dặn dò
+ Tập vẽ để vẽ đúng và đẹp các đoạn thẳng
+ Thực hành đo, ước lượng độ dài các vật xung quanh mình 
- GV nhận xét, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_3_tuan_10_bai_thuc_hanh_do_do_dai_dinh.doc