Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

I. Yêu cầu cần đạt

- Chọn một số sự kiện và nói về sự thay đổi của gia đình qua các mốc thời gian khác nhau. Chia sẻ một số việc để phòng tránh hỏa hoạn và giữ vệ sinh xung quanh nhà.

- Nói về sự thay đổi của gia đình qua các mốc thời gian. Làm được một số việc để phòng tránh hỏa hoạn và giữ vệ sinh xung quanh nhà.

- Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình. Có ý thức giữ vệ sinh và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, bài giảng Power point.

- HS: SGK, vở ghi.

 

docx 28 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phong Vân 
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 5
( Từ ngày 03/10 đến 07/10/2022)
Thứ/ ngày
Môn 
Tiết theo PPCT
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Hai
03/10
HĐTN
13
Sinh hoạt dưới cờ: Đêm hội trăng rằm 
Toán
21
Bảng nhân 7, bảng chia 7 (tiếp)
Tiếng việt
29+30
 Đọc: Đi học vui sao
 Nói và nghe: Tới lớp tới trường
Ba 
04/10
Tiếng việt
31
Nhớ-viết: Đi học vui sao 
Toán
22
Bảng nhân 8, bảng chia 8
TNXH
9
Ôn tập chủ đề gia đình (tiết 2)
GDTC
9
Biến đổi đội hình từ một hàng ngang thành hai, ba hàng ngang và ngược lại (tiết 4)
Tư
05/10
Tiếng việt
32+33
Đọc: Con đường tới trường 
Viết: Ôn chữ hoa D, Đ
Toán
24
Bảng nhân 8, bảng chia 8 (tiếp) 
Tiếng Anh
15
 Unit 1: My friends. Riview & Pratice 1
Năm
06/10
Toán
25
Bảng nhân 9, bảng chia 9 
Tiếng việt
34
Luyện tập: Từ chỉ đặc điểm
TNXH
10
Hoạt động kết nối với cộng đồng
HĐTN
14
HĐGD theo chủ đề: Thời gian của em
Sáu
07/10
Toán
26
Bảng nhân 9, bảng chia 9 (tiếp) 
Tiếng việt
35
Luyện tập: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với người em yêu quý
Đạo đức
3
Tự hào Tổ quốc Việt Nam (Tiết 3)
HĐTN
15
SHL: SH theo chủ đề: Quý trọng thời gian 
TUẦN 5 Thứ Hai ngày 3 tháng 10 năm 2022
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 13: Sinh hoạt dưới cờ: Đêm hội trăng rằm
I. Yêu cầu cần đạt
- Hiểu được ý nghĩa và những hoạt động của ngày Tết trung thu.
- Giới thiệu các loại mặt nạ trung thu.
- Có ý thức trách nhiệm, thân thiện với mọi người.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, giấy A3, video giới thiệu mặt nạ Trung thu.
- HS: Giấy màu, keo, kéo, bìa cứng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS hát bài Chiếc đèn ông sao.
- GV dẫn dắt vào bài. 
- HS hát.
- Lắng nghe.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Xem video Chú Cuội trên cung trăng
+ Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
+ Chú Cuội dùng cây thuốc làm gì? 
+ Thuật lại các việc xảy ra với vợ Cuội.
+ Vì sao Cuội lên cung trăng?
* KL: Qua câu chuyện trên chúng ta biết sự tích chú Cuội cung trăng. Giải thích hiện tượng tự nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
Hoạt động 2: Giới thiệu các loại mặt nạ Trung thu
- GV chiếu video giới thiệu các loại mặt nạ Trung thu, hỏi:
+ Em hãy kể tên các nguyên liệu làm mặt nạ?
+ Em thường sử dụng mặt nạ vào những dịp nào?
+ Em thích mặt nạ nào nhất? Vì sao?
+ Ngoài mặt nạ em còn sử dụng những đồ dùng nào vào dịp Tết Trung thu?
- GV NX, KL:  Những chiếc mặt nạ luôn là món đồ chơi được nhiều trẻ nhỏ ưa thích vào mỗi dịp Tết Trung thu cùng với những đèn ông sao, đèn kéo quân. Những chiếc mặt nạ truyền thống cũng chứa đựng rất nhiều những nét đẹp văn hóa của người Việt.
+ Chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý nhờ dịp được nhìn thấy hổ mẹ đã dùng cây thuốc đó để cứu cho hổ con sống lại.
+ Chú Cuội dùng cây thuốc quý để cứu sống nhiều người, trong đó có con gái của phú ông. Vì thế, phú ông gả con gái cho Cuội.
+ Vợ Cuội trượt ngã vỡ đầu, Cuội phải nặn cho vợ một bộ óc bằng đất rồi rịt thuốc vào. Vợ Cuội nhờ đó đã tỉnh lại nhưng mắc chứng hay quên.
+ Vì vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cầy thuốc quý làm cho nó bay lên trời. Sợ mất cây thuốc quý đó, Cuội chạy lại túm vào rễ cây để níu lại nhưng nó vẫn bay lên mang theo cả Cuội tới cung trăng.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
+ Giấy, nhựa, dây chỉ, keo,
+ Trung thu,
+ Nhiều hs trả lời.
+ Đèn ông sao,
- Lắng nghe.
3. Thực hành
Hoạt động 3: Làm mặt nạ
- GV kiểm tra đồ dùng của các nhóm.
- GV nhận xét. 
- Yêu cầu hs thực hiện theo nhóm 4 trong 2’. Làm mặt nạ mà em thích.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV NX, tuyên dương những sản phẩm đẹp.
- HS thực hiện theo nhóm 4 trong 2’ làm mặt nạ.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lắng nghe.
4. Củng cố, tổng kết
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề.
- HS lắng nghe để thực hiện yêu cầu.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Toán
Tiết 21: Bảng nhân 7, bảng chia 7 (tiếp) 
I. Yêu cầu cần đạt
- Củng cố bảng nhân 7, bảng chia 7.
- Vận dụng làm các bài tập, giải toán có lời văn. 
- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức trò chơi Truyền điện lần lượt đọc các phép tính trong bảng nhân, bảng chia 7.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu bài.
- HS tham gia trò chơi.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
Bài 1:
- GV nhận xét, tuyên dương.
+ So sánh về các số ở phần a và b?
- GV chốt.
Bài 2: 
- GV nhận xét.
Bài 3: 
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết mỗi hộp có mấy cái cốc ta làm ntn?
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 4. 
- GV HDHS cách làm:
+ Gợi ý HS nhớ lại bảng nhân 7, bảng chia 7 đã học để nhẩm kết quả sau đó so sánh hai vế và điền dấu thích hợp vào ô trống ở mỗi ý a,b.
+ Dựa vào số thứ nhất của mỗi phép tính bằng nhau thì so sánh số thứ 2 của mỗi phép tính để điền dấu phù hợp hoặc số thứ 2 bằng nhau của mỗi phép tính thì ta so sánh số thứ nhất của mỗi phép tính.
Ví dụ: a) Thừa số thứ nhất của 2 phép tính đều là 7, ta so sánh số 5 và số 4. Ta có 5>4. Vậy phép tính 7 x 5 > 7 x 4.
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở, nêu miệng kết quả.
ĐA: a) 28; 49; 63.
b) 49; 42; 28; 14. 
* Giống nhau: Đều là kết quả của phép nhân trong bảng 7.
* Khác nhau:
+ Phần a là dãy số tăng 7 dơn vị.
+ Phần b là dãy số giảm 7 đơn vị.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở, nêu kết quả.
x
7
7
7
7
7
1
3
5
7
8
7
21
35
49
56
- HS đọc yêu cầu. 
- HS nêu.
+ Ta lấy 42 : 7.
- HS tóm tắt, giải.
Bài giải
Mỗi hộp có số cái cốc là:
42 : 7 = 8 (cái)
Đáp số: 8 cái cốc.
- HS đọc yêu cầu. 
- HS làm vở, đọc kết quả.
a) 7 x 5 > 7 x 4; 7 x 2 = 2 x 7.
b) 42 : 7 < 42 : 6; 21 : 7 = 6 : 2.
3. Củng cố, tổng kết
- Đọc bảng nhân 7, bảng chia 7.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau. 
- HS đọc.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Tiếng Việt
Tiết 29 + 30: Đọc: Đi học vui sao
Nói và nghe: Tới lớp tới trường 
I. Yêu cầu cần đạt
- HS đọc đúng từ ngữ câu và toàn bộ bài thơ Đi học vui sao. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: “Mỗi ngày đi học là một ngày vui.”
+ Kể về một ngày đi học và nêu cảm nghĩ sau một tháng học tập.
- Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ. Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài thơ qua giọng đọc. 
+ HS nói được về một ngày đi học và nói cảm nghĩ sau một tháng học tập. 
- Biết yêu quý trường lớp.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point. 
- HS: SGK, vở ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Cho HS nghe bài “Ở trường cô dạy em thế”.
- GV hỏi: Em thường kể những gì cho người thân nghe về trường lớp của mình?
- GV nhận xét.
- GV cho HS quan sát tranh chủ đề, hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời theo suy nghĩ.
+ Tranh vẽ cảnh con đường làng uốn lượn, xung quanh là cảnh làng quê, trên đường có các bạn nhỏ đeo cặp đang tung tăng đến trường.
- HS ghi vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia khổ: (5 khổ)
+ Khổ 1: Từ đầu đến đôi má đào.
+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến những cánh cò.
+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến chơi khéo tay.
+ Khổ 4: Tiếp theo cho đến say sưa.
+ Khổ 5: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.
- Luyện đọc từ khó: xôn xao, dập dờn, náo nức,
say sưa, xốn xang.
- Luyện đọc câu dài: 
Sáng nay/ em đi học
Bình minh/ nắng xôn xao
Trong lành/ làn gió mát
Mơn man/ đôi má đào.
- Giải nghĩa từ.
- Luyện đọc khổ: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
1. Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh như thế nào?
+ Đó là một cảnh đẹp, bình yên thể hiện cảm xúc rất vui vẻ, hào hứng của bạn nhỏ khi đi học.
2. Những trang sách bạn nhỏ được học có gì thú vị?
+ Khi đọc sách ngoài việc cảm nhân ý nghĩa của nội dung, các em có thể cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau.
3. Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ trong giờ ra chơi.
+ Khi ra chơi em thường làm gì?
4. Nêu cảm xúc của bạn nhỏ khi tan học?
+ Em có cảm xúc giống bạn không?
5. Em cảm thấy thế nào khi nghe tiếng trống tan trường?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- ND: Bài thơ cho ta thấy cảm xúc của các bạn nhỏ rất vui vẻ, hào hứng khi đi học. Niềm vui của các bạn khi nghe thấy tiếng trống tan trường 
Hoạt động 3: Học thuộc lòng
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV cho HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.
- Gọi HS xung phong đọc trước lớp.
- GV NX, tuyên dương.
- Hs lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát.
- HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS giải nghĩa các từ: má đào, man man, xốn xang.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS thi đọc.
+ Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh bình minh nắng xôn xao, gió trong lành mát rượi, gió lướt nhẹ trên má của bạn ấy.
- HS lắng nghe.
+ Những trang sách ấy rất thơm, có lẽ mùi của giấy, của mực. Trong trang sách có hình ảnh của nương lúa, cánh cò dập dờn,...
+ Náo nức nô đùa và túm tụm, say sưa vẽ tranh.
+ ...cùng các bạn chơi....
+ Lòng bạn vui xốn xang, hát theo nhịp chân bước...
 ... HS đọc.
- HS ghi vở. 
2. Luyện tập
Bài 1: 
- GV nhận xét.
+ So sánh về các số ở phần a và b?
- GV chốt.
Bài 2: 
- GV NX.
Bài 3: 
- Giáo viên nhận xét.
Bài 4: 
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết mỗi can có bao nhiêu lít nước mắm ta làm ntn?
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 5:
- GV HD HS cách làm.
- GV nhận xét tuyên dương.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu miệng kết quả. 
a) 36; 54; 63; 81.
b) 63; 54; 36; 18.
* Giống nhau: Đều là kết quả của phép nhân trong bảng 9.
* Khác nhau:
+ Phần a là dãy số tăng 9 dơn vị.
+ Phần b là dãy số giảm 9 đơn vị.
- HS đọc yêu cầu.
HS tính, nêu miệng kết quả.
ĐA: 18; 6.
- HS đọc yêu cầu.
- HS tính kết quả các phép tính, trả lời:
+ Lớn hơn 10: 9 x 5; 9 x 2
+ Bé hơn 10: 54 : 9; 45 : 9
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu.
+ Ta lấy 45 : 9.
- 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vở.
Bài giải
Số lít nước mắm trong mỗi can là:
45 : 5 = 9 (l)
 Đáp số: 9 lít nước mắm
- HS đọc yêu cầu.
- 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vở.
Bài giải
Số người trên 5 thuyền là:
9 x 5 = 45 (người)
Đáp số: 45 người.
3. Tổng kết
- Đọc bảng nhân 9, bảng chia 9. 
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- HS đọc.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiếng Việt
Tiết 35: Luyện tập: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc 
với người em yêu quý
I. Yêu cầu cần đạt
- Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý. Đọc mơ rộng theo yêu cầu. 
- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 2-3 câu), diễn đạt rõ ràng, đủ ý.
- Biết yêu người thân.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Cho HS hát bài “Cô giáo em”.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS hát.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc lại các gợi ý.
+ Người em muốn giới thiệu là ai?
+ Những điểm mà em thấy ấn tượng?
+ Nêu cảm xúc của em khi nghĩ đến người đó?
- Gv nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- GV nhận xét góp ý.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- 1 HS đọc.
+ Cô giáo, thầy giáo, bố, mẹ....
+ Hình dáng, khuôn mặt, mái tóc,...
+ Quý trọng, kính trọng, yêu thương...
- HS viết lại những điều vừa nói vào vở.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi bài viết với bạn cùng bàn. 
- HS nhận xét.
- 2-3 HS đọc bài.
4. Củng cố, tổng kết 
- GV cho Hs đọc bài mở rộng “Ngôi trường
mới ” của Ngô Quân Miện trong SGK.
- GV giao nhiệm vụ HS khi đọc ghi lại các thông tin về bài đọc vào sổ tay.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- HS đọc bài mở rộng.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Đạo đức
Tiết 5: Tự hào Tổ quốc Việt Nam (tiết 3)
I. Yêu cầu cần đạt
- Nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc.
- Thực hiện hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý, bảo vệ thiên nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
- Yêu nước, tự hào về Tổ quốc, dân tộc Việt Nam. 
II. Ðồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bài giảng Power point.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV mở bài hát: “Quê hương tươi đẹp” 
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Trong bài hát Quê hương bạn nhỏ có gì đẹp?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS nghe bài hát.
+ Tình yêu quê hương của bạn nhỏ.
+ Có đồng lúa xanh, núi rừng, ngàn cây, có lời ca tươi đẹp ca ngợi tình quê hương.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập, thực hành 
Hoạt động 1: Xử lý tình huống
- GV đưa các tình huống. 
- GV NX, KL: Quê hương đất nước của chúng ta có rất nhiều vẻ đẹp, cũng như bản thân chúng ta biết chia sẻ đồ dùng cho các bạn còn khó khăn. Hay bản thân chúng ta còn nhỏ thì chúng ta làm việc nhỏ để góp phần thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
Hoạt động 2: Đóng vai
- GV giao nhiệm vụ cho HS đóng vai.
- GV tổ chức cho HS đóng vai.
+ TH a: Một cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
+ TH b: Một vẻ đẹp của con người Việt Nam.
+ TH c: Một truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước.
+ TH4: Sự đổi mới của quê hương em.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm, xử lý tình huống.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ TH a: Khuyên Ngọc và các bạn tham gia vì sẽ khám phá được nhiều điều thú vị về đất nước và con người Việt Nam.
+ TH b: khuyên Tuấn rằng đất nước nào cũng có vẻ đẹp riêng. Hãy giới thiệu về vẻ đẹp của cảnh vật đất nước, quê hương của mình.
+TH c: đồ cũ có thể cất làm kỉ niệm nhưng có nhiều đồ để lâu sẽ hỏng chúng ta lên chia sẻ cho những người khó khăn.
+ TH d: Khuyên Trung tuổi nhỏ mình làm việc nhỏ ví dụ như: chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; yêu thương, kính trọng chăm sóc ông bà, cha mẹ,..
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận và đóng vai.
- HS chia sẻ cho các bạn.
VD: Mình xin giới thiệu mình tên là Hạnh, hôm nay mình xin được giới thiệu về vẻ đẹp của quê hương Quảng Ninh của mình. Quê hương mình rất đẹp có núi non trùng điệp, có những bãi biển bao phủ bởi cát trắng. Có Vịnh Hạ Long thơ mộng và là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của Thế giới... Mình hỵ vọng sẽ có một ngày các bạn đến thăm quê hương của mình.
3. Củng cố, tổng kết
- GV yêu cầu HS viết 1 đoạn văn 2-3 câu nói về niềm tự hào được là người Việt Nam.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc thông điệp trong sgk.
- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống. 
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS xem trước bài sau.
- HS viết.
- 2-3HS chia sẻ bài viết.
- 3-4 HS đọc.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 15: Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt theo chủ đề: Quý trọng thời gian
I. Yêu cầu cần đạt
- HS chia sẻ phản hồi về những góp ý của người thân về thời biểu và kết quả ban đầu của việc thực hiện thời gian biểu.
- Khẳng định thêm việc nhận diện được các nét khác biệt của mình.
- Giáo dục HS biết tôn trọng vẻ bên ngoài của mình và mọi người.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS nghe bài hát “Em yêu trường em”. 
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Tổng kết tuần
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động 3: Chia sẻ về việc thực hiện thời gian biểu của em
- GV đưa câu hỏi cho HS trả lời:
+ Em đã thực hiện các việc theo thời gian biểu ntn?
+ Em có hoàn thành hết công việc theo thời gian biểu không? Vì sao?
+ Em đã điều chỉnh những hoạt động nào trong thời gian biểu cho hợp lý?
- GV yêu cầu HS chia sẻ theo cặp về kết quả thực hiện thời gian biểu của mình.
- GV NX, KL: Trong quá trình thực hiện thời gian biểu, nếu thấy chưa hợp lý, em có thể chỉnh sửa, bổ sung, thay đổi.
Hoạt động 4: Chơi trò chơi: Giờ nào việc nấy
- GV làm quản trò và HD HS cách chơi: Quản trò hô to giờ, có thể dùng một chiếc đồng hồ để tạo cảm xúc: “5 giờ chiều! Em làm gì?”; tất cả HS dưới lớp cùng thế hiện bằng động tác cơ thể một hoạt động.
- GV mời HS chơi trò chơi theo nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV KL: Có những thời gian mình thực hiện một hoạt động giống nhau, lúc ấy, hãy nghĩ xem bạn của mình đang làm gì ở nhà nhé!
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS nghe cách chơi.
- Các nhóm tham gia chơi.
4. Củng cố, tổng kết
- GV khuyến khích HS về nhà điều chỉnh thời gian biểu cho hợp lý.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_5_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc_phong.docx