Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Nguyễn Hoàng Minh

Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Nguyễn Hoàng Minh

 Tiết: 1+2 Môn: Tập đọc + kể chuyện.

Bài: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM.

I/ Mục đích yêu cầu.

A: Tập đọc.

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời của các nhân vật

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.

- Hiểu nội dung câu chuyện.( Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm). Trả lời được các CH trong SGK.

- HS có ý thức bảo vệ môi trường qua việc leo rào của các bạn trong bài.

B: Kể chuyện.

- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Nguyễn Hoàng Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Kế hoạch dạy học Tuần 5
Thứ Ngày
Tiết
Môn
Tên Bài
Thứ hai
27/9/10
1
TĐ
Người lính dũng cảm
2
Kể - C
Người lính dũng cảm
3
Toán 
Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ ( có nhớ)
4
ĐĐ
Tự làm lấy việc của mình (T1)
Thứ ba 28/9/10
1
CT
(nghe-viết) Người lính dũng cảm
2
Toán 
Luyện tập 
3
TN&XH
Phòng bệnh tim mạch
4
T C
Gấp cắt dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (t1 )
Thứ tư 
29/9/10
1
TĐ
Cuộc hop của chữ viết
2
Toán
Bảng chia 6
3
LTVC 
So sánh
Thứ năm 
30/9/10
1
TV
Ôn chữ hoa : C (TT)
2
Toán 
Luyện tập 
3
TN&XH
Hoạt động bài tiết nước tiểu
Thứ sáu 
1/10/10
1
CT
(tập chép) Mùa thu của em
2
Toán 
Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
3
TLV
Tập tổ chức cuộc họp 
TUẦN 5 	Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
	Tiết: 1+2 	Môn: Tập đọc + kể chuyện.
Bài: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM.
I/ Mục đích yêu cầu.
A: Tập đọc.
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời của các nhân vật
Rèn kĩ năng đọc hiểu.
Hiểu nội dung câu chuyện.( Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm). Trả lời được các CH trong SGK.
HS có ý thức bảo vệ môi trường qua việc leo rào của các bạn trong bài.
B: Kể chuyện.
Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II/ Chuẩn bị.
Tranh SGK.
III/ Các hoạt động dạy học.
GV
HS
1/ Oån định
2/ KTBC.
-Đọc bài: Oâng ngoại.
-GV nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới.
a: Giới thiệu: “NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM”.
-GV ghi tên bài
-GV giới thiệu tranh bài học và tranh chủ điểm.
b: Luyện đọc.
-GV đọc mẫu và hướng dẫn cách đọc.
+Đọc từng câu.
-GV chữa lỗi phát âm
+Đọc từng đoạn.
+Đọc theo nhóm.
c: Tìm hiểu bài.
-GV nêu câu hỏi SGK.
+Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì ở đâu?
+Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
+Việc leo hàng rào của các bạn gây hậu quả gì?
+Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong lớp? 
+Ai là người lính dũng cảm trong truyện này?
+Các em có khi nào dám nhận lỗi và sửa lỗi không?
d: Luyện đọc lại.
-GV đọc mẫu, H/D đọc (đoạn 4)
e/ kể chuyện.
+nêu yêu cầu.
+H/D kể chuyện.
-Tập kể.
-Trình bày.
+nhận xét.
-Nội dung.
-Cách diễn đạt.
-Cách thể hiện.
4/ Củng cố.
-GV hỏi tên bài.
+ Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì?
v GDHS: Dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi của mình, có ý thức bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh 
5/ Nhận xét- dặn dò.
-Về xem lại bài và kể lại câu chuyện.
-Chuẩn bị bài sau “Cuộc họp của chữ viết”.
-GV nhận xét tiết học.
-HS hát vui
-3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét tuyên dương.
-HS nhắc tên bài.
-HS quan sát tranh SGK.
-HS theo dõi
+HS tiếp nối nhau mỗi em đọc 1 câu.
-HS đọc lại từ sai.
+HS tiếp nối nhau mỗi em đọc 1 đoạn.
-Học sinh đọc chú giải SGK.
+Các nhóm luyện đọc và nhận xét cách đọc (mỗi em trong nhóm đọc 1 đoạn).
-4 học sinh đọc 4 đoạn 
-Lớp đồng thanh .
-HS đọc thầm và trả lời.
+Chơi trò chơi đánh trận trong vườn trường.
+Vì chú lính sợ làm ngã hàng rào.
+Hàng rào ngã, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa 10 giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ. 
+Thầy mong HS dũng cảm nhận khuyết điểm.
+Chú lính nhỏ. Vì chú  dám nhận lỗi và sửa lỗi.
+HS phát biểu.
-HS theo dõi.
-HS luyện đọc theo vai (4 em một nhóm).
-3 nhóm thi đọc, lớp nhận xét.
-HS nêu yêu cầu .
-HS quan sát tranh SGK.
-4 học sinh nối tiếp nhau kể 4 đoạn.
-2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
-HS nhận xét cách biểu diễn của bạn.
-HS nhắc lại tên bài.
+HS phát biểu.
	-HS theo dõi.
	Tiết 3 	Môn: Toán
Bài: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (có nhớ).
I/ Mục đích yêu cầu.
Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
Bài tập cần làm: 1 cột 1,2,4;23.
II/ Chuẩn bị.
SGK
III/ Các hoạt động dạy học.
GV
HS
1: Oån định
2: KTBC.
-Đọc bảng nhân 2- 6.
- Đặt tính rồi tính: 22x3 43x2
-GV nhận xét.
3: Bài mới.
 A: Giới thiệu: NHÂN SỐ CÓ HAI...
-GV ghi tên bài
+ Hướng dẫn thực hiện phép nhân 
- Giáo viên ghi bảng : 26 x 3 =?
- Yêu cầu học sinh tìm kết quả của phép nhân. 
- Yêu cầu một học sinh lên bảng đặt tính.
- Hướng dẫn tính có nhớ như SGK.
 26 * 3 nhân 6 bằng 18, viết 8, nhớ 1.
 x 3 * 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 là 7, v 7 
 78 Vậy 26 x 3 = 78
- Mời vài học sinh nêu lại cách nhân. 
+ Hướng dẫn như trên với phép nhân: 54 x 6 = ?.
C: Thực hành
+Bài tập 1: Tính . (cột 1, 2, 4)
+Bài tập 2: 
 Độ dài của 2 cuộn vải là:
 35 x 2 = 70 (m)
 ĐS: 70m
+Bài tập 3: Tìm x. 
a)X : 6 = 12	 b)X: 4 = 23
 X = 12 x 6	 X = 23 x 4
 X = 72	 X = 92	
- Bài 1 cột 3 dành cho HS khá giỏi
4/ Củng cố.
-GV hỏi tên bài.
 25 x 3
* GDHS: Cẩn thận khi làm toán
5/ nhận xét – dặn dò.
-Xem, chuẩn bị bài: Luyện tập.
-Nhận xét tiết học.
-Hát vui.
-2Học sinh đọc bảng nhân.
- HS tính.
-Lớp vỗ tay tuyên dương.
-HS nhắc lại.
+Đặt tính rồi thực hiện phép tính.
-1 học sinh lên bảng thực hiện, lớp theo dõi.
-Lớp thực hiện bảng con.
-Thực hiện như trên.
-1 học sinh lên bảng, lớp làm bảng con.
-HS nêu yêu cầu bài tập.
-Lần lượt 6 học sinh lên bảng, lớp làm bảng con, nhận xét và sửa sai.
-HS nêu yêu cầu bài tập.
-1 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở. Nhận xét và sửa sai.
-HS nêu yêu cầu 
-HS nhắc lại quy tắc.
-2Học sinh lên bảng, lớp giải vào vở.
-Lớp nhận xét và sửa sai.
-HS nhắc lại tên bài.
-3 HS thi đua.
- HS theo dõi.
Tiết 4 	Môn:Đạo đức
Bài: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (T1)
I/ Mục tiêu.
Kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm lấy.
Nêu được ích lợi của việc tự làm lấùy việc của mình.
HS biết tự làm lấy công việc của mình ở trường, ở nhà...
II/ Đồ dùng.
VBT
III/ Các hoạt động dạy học.
GV
HS
1/ Oån định.
2/ KTBC.
-Vì sao cần phải giữ lời hứa và cần làm gì nếu không giữ đúng lời hứa với người khác?.
 3/ Bài mới.
 a: Giới thiệu: TỰ LÀM LẤY... (T1)
-GV ghi tên bài.
 Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
-Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình.
 -Thựch hiện.
+GV nêu tình huống.
+Trình bày.
-GV kết luận SGV
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
-Mục tiêu: HS hiểu được như thế nào là tự làm lấy việc của mình và tại sao cần phải tự làm lấy việc mình.
-Thực hiện:
-Thảo luận nhóm.
-GV kết luận SGV
 Hoạt động 3: Xử lí tình huống.
-Mục tiêu: HS có kĩ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình.
-Thực hiện.
- Thảo luận.
-Trình bày.
-GV kết luận.
4/ Củng cố.
-GV hỏi tên bài.
+Thế nào là tự làm lấy việc của mình, vì sao cần phải tự làm lấy việc của mình?
v GDHS: Tự làm lấy công việc của mình 
5/ Nhận xét- dặn dò.
-Chuẩn bị bài sau: Tự làm lâùy việc của mình.
-GV nhận xét tiết học.
-HS hát vui.
-HS phát biểu, lớp nhận xét.
-HS nhắc tên bài.
-HS theo dõi.
+2 học sinh thảo luận bài 1 VBT.
+Đại diện 3 nhóm trình bày kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
-HS theo dõi.
-Lớp chia 5 nhóm và thảo luận tình huống VBT. (bài tập 2)
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-HS theo dõi.
-HS thảo luận nhóm (bài tập 3 VBT)
-3 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
-HS theo dõi.
-HS nhăùc lại tên bài.
+HS phát biểu.
-HS theo dõi.
Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010
	Tiết 1 	Môn: chính tả
Bài: (Nghe-viết) NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM.
I/ Mục đích yêu cầu.
Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm đúng bài tập 2b.
Điền đúng 9 chữ cái và tên chữ vào ô trống.
II/ Chuẩn bị.
VBT
III/ Các hoạt động dạy học.
GV
HS
1/ Oån định
2/ KTBC
-GV nêu từ : loay hoay, gió xoáy, nhẫn nại, nâng niu
-GV nhận xét và tuyên dương
3/ Bài mới.
 a: Giới thiệu: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
-GV ghi tên bài
 b: H/D chính tả.
-GV đọc mẫu đoạn viết.
+Đoạn văn kể gì?
+Trong bài có mấy câu?
+Những chữ nào đựơc viết hoa?
-GV nhắc lại cách viết hoa.
-GV nêu từ khó: quả quyết, vườn trường, viên tướng, sững lại, khoát tay
 c: Viết chính tả.
-GV đọc bài (mỗi câu 3 lần)
-GV đọc lại bài.
 d: Chấm chữa bài
-GV thu bài chấm.
-GV nhận xét bài chấm.
 e: H/D bài tập.
+Bài tập 2:
-GV chọn cho học sinh làm câu b
+Bài tập 3:
- Yêu cầu một em nêu yêu cầu bài tập .
- Cả lớp tự làm bài vào VBT.
- Gọi 9 HS tiếp nhau lên bảng điền cho đủ 9 chữ và tên chữ.
- Gọi nhiều học sinh đọc lại 9 chữ và tên chữ.
- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng tại lớp .
-Yêu cầu HS chữa bài ở VBT (nếu sai). 
-Yêu cầu 2HS đọc thuộc lòng theo thứ tự 28 tên chữ đã học.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
4/ Củng cố.
-GV hỏi tên bài.
-GV nêu chữ sai.
* GDHS: Cẩn thận khi viết bài
5/ Nhận xét- dặn dò:
-Xem lại bài và chuẩn bị bài: Mùa thu của em.
-Nhận xét tiết học.
-Hát vui
-3 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con.
-HS nhắc tên bài.
-3 học sinh đọc lại, lớp theo dõi SGK.
+Lớp học tan chú lính nhỏ  nhanh theo chú.
+6 câu.
+Chữ đầu câu và tên riêng.
-HS theo dõi.
- HS phân tích từ khó
-1 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con.
-HS tự tìm từ khó và viết.
-HS nghe và ghi vở.
 ...  lần.
-GV uốn nắn khi học sinh.
 D: Chấm bài.
-GV thu bài chấm.
-GV nhận xét bài chấm.
4/ Củng cố.
-GV hỏi tên bài
-Viết chữ hoa, tên riêng.
GDHS: Cẩn thận viết đúng mẫu chữ
5/ Nhận xét – dặn dò.
-Chuẩn bị bài: Oân chữ hoa: D, Đ
-Nhận xét tiết học.
-Hát vui.
-HS nhắc lại câu ứng dụng.
-3 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con. Nhận xét sửa sai.
-HS nhắc tên bài.
+Chữ Ch, V, A, N.
-HS theo dõi.
-1 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con.
-HS đọc từ ứng dụng.
-HS theo dõi.
-1 học sinh lên bảng viết từ ứng dụng, lớp viết bảng con.
-HS đọc câu ứng dụng.
-HS theo dõi.
-1 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con.
-HS theo dõi.
-HS viết bài vào vở.
-HS nộp bài 1/3 lớp (8 hs)
-HS vỗ tay tuyên dương bạn viết tốt.
-HS nhắc lại tên bài.
-3 học sinh thi đua.
-HS theo dõi.
	Tiết 2 	Môn: Toán
Bài: LUYỆN TẬP.
I/ Mục đích yêu cầu.
Biết nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 6, bảng chia 6. 
Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép tính chia).
 Biết xác định1/6 của một hình đơn giản.
II/ Chuẩn bị.
SGK
III/ Các hoạt động dạy học.
GV
HS
1: Oån định.
2: KTBC.
-Đọc bảng chia 6.
3: Bài mới.
 A: Giới thiệu: LUYỆN TẬP.
-GV ghi tên bài
 B: Thực hành.
+Bài Tập 1: Tính nhẩm.
+Bài tập 2: Tính nhẩm.
+Bài tập 3:
 May mỗi bộ quần áo hết số m vải là:
 18 : 6 = 3 (m)
 ĐS: 3 m vải
+Bài tập 4:
 Hình 2, 3
4: Củng cố.
-Đọc bảng chia 6.
* GDHS: Cẩn thận khi làm toán
5/ Nhận xét- dặn dò.
-Chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
-Hát vui.
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
-Lớp vỗ tay tuyên dương.
-HS nhắc tên bài.
-HS nêu yêu cầu.
-HS nhẩm tính và nêu kết quả mỗi em một cột.
-Lớp nhận xét và sửa sai. 
-HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS thực hiện như bài 1.
-HS nêu đề bài.
-HS nêu cách giải.
-1 học sinh lên bảng,lớp giải vào vở, nhận xét và sửa sai.
-Học nêu yêu cầu.
- HS quan sát hình SGK và nêu kết quả.
-Lớp nhận xét và sửa sai.
-HS thi đọc bảng chia 6.
-HS theo dõi.
	Tiết 3 	Môn: Tự nhiên và xã hội
Bài: HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU.
I/ Mục đích yêu cầu.
Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình.
II/ Chuẩn bị.
Hình SGK
III/ Các hoạt động dạy học.
GV
HS
1: Oån định
2: KTBC.
+Nêu sự nguy hiểm, nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim.
+Kể một số cách đề phòng bệnh thấp tim.
3: Bài mới.
 A: Giới thiệu: HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU.
-GV ghi tên bài.
 Hoạt động: Quan sát và thảo luận.
 Mục tiêu: Kể được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và chức năng của chúng.
 +B1: Làm việc theo cặp.
-Chỉ đâu là thận và đâu là ống dẫn nước tiểu?
+Làm việc cả lớp.
-GV treo tranh.
-GV chốt lại
 Hoạt động 2: Thảo luận .
 Mục tiêỉ: Giải thích tại sao hằng ngày chúng ta cần phải uống đủ nước.
 B1: Làm việc cá nhân.
 B2: Làm việc cả lớp.
-GV kết luận
 4: Củng cố.
-GV hỏi tên bài.
+Kể tên các bộ phận và chức năng của cơ quan bài tuết nước tiểu.
* GDHS: Thường xuyên vệ sinh, bảo vệ cơ thể của mình
5/ Nhận xét- dặn dò.
-Xem, chuẩn bị bài sau: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
-Nhận xét tiết học.
-Hát vui.
-HS thực hiện kể.
-Lớp nhận xét và sửa sai.
-HS nhắc tên bài.
-HS quan sát hình 1 trang 22.
-HS lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
-HS theo dõi.
-HS quan sát hình 3 SGK trang 23 và thảo luận câu hỏi của các bạn trong hình.
-Đại diện 1 sohọc sinh trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-HS theo dõi.
-HS nhắc lại tên bài.
-HS phát biểu.
-HS theo dõi.
Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
	Tiết 1 	Môn: Chính tả
Bài: ( tập chép) MÙA THU CỦA EM.
I/ Mục đích yêu cầu.
Chép và trình bày đúng bài chính tả.
Làm đúng bài tập điền tiếng có vần khó oam và bài tập 3b.
II/ Chuẩn bị.
VBT
III/ Các hoạt động dạy học.
GV
HS
1: Oån định
2: KTBC.
-GV nêu: bông sen, cái xẻng, chen chúc, đèn sáng...
3: Bài mới.
 A: Giới thiệu: MÙA THU CỦA EM.
-GV ghi tên bài.
 B: Hướng dẫn chính tả.
-GV đọc mẫu bài viết.
+Bài thơ viết theo thể thơ nào?
+Những chữ nào trong bài viết hoa?
+Tên bài viết ở vị trí nào?
-GV nêu từ khó: hoa cúc, xuống xem, trang vở...
 C: Viết chính tả.
-GV uốn nắn khi học sinh viết bài.
-GV đọc lại bài
 D: Chấm bài.
-GV thu bài chấm
-GV nhận xét bài.
 E: Bài tập.
+Bài tập 2:
 oàm, ngoạm, nhoàm
+Bài tập 3:
-GV chọn câu b.
 kèn, kẻng, chén.
4/ Củng cố.
-GV hỏi tên bài
-GV nêu lại từ học sinh viết sai.
 * GDHS: Cẩn thận viết đúng chính tả
5/ Nhận xét – dặn dò.
-Xem, chuẩn bị bài : Bài tập làm văn.
-Nhận xét tiết học.
-Hát vui.
-3 học sinh lên bảng, lớùp viết vào bảng con. Nhận xét và sửa sai.
-HS nhắc tên bài.
-HS theo dõi SGK.
-3 học sinh đọc lại.
+Thơ 4 chữ.
+Các chữ đầu dòng thơ, tên riêng.
+Viết giữa trang vở.
-HS nêu cách trình bày.
- HS phân tích từ khó.
-HS viết bảng con.
-HS tự tìm từ khó và viết.
-HS nhìn SGK và ghi vở.
-HS soát lại bài.
- HS tự chữa bài.
-Học sinh nộp bài 1/3 lớp 
-HS vỗ tay tuyên dương bài của bạn viết tốt.
-HS nêu yêu cầu.
-1 học sinh lên bảng, lớp làm vào VBT và nhận xét.
-HS nêu yêu cầu.
-HS làm bài vào vở bài tập, nêu kết quả, lớp sửa sai.
-HS nhắc lại tên bài.
-1 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con.
	Tiết 2 	Môn: Toán
Bài: TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ.
I/ Mục đích yêu cầu.
Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. 
Vận dụng được để giải bài toán có lời văn.
II/ Chuẩn bị
SGK
III/ Các hoạt động dạy học.
GV
HS
1: Oån định.
2: KTBC.
-Đọc bảng chia 6.
3: Bài mới.
 A: Giới thiệu: TÌM MỘT TRONG CÁC ...
-GV ghi tên bài.
 B: H/D bài.
* Hướng dẫn học sinh tìm một trong các phần bằng nhau của một số
- Giáo viên nêu bài toán như sách giáo khoa 
- Yêu cầu học sinh nêu lại yêu cầu bài tập .
+ Làm thể nào để tìm của 12 cái kẹo ?
- Giáo viên vẽ sơ đồ để minh hoạ.
- Yêu cầu 1HS lên thực hiện chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau. Sau đó 1 HS khác lên bảng giải.
+ Giáo viên hỏi thêm : Muốn tìm của 12 cái kẹo ta làm như thế nào ? 
* Thực hành:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập .
- Gọi một em làm mẫu một bài trên bảng .
- Yêu cầu học sinh tự tính kết quả .
- Gọi 3 em lên tính mỗi em một phép tính .
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.	
Bài 2 : - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài 
-Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện .
- Gọi 1HS lên bảng làm bài.
+Giáo viên chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
4: Củng cố.
-GV hỏi tên bài.
 +Tìm ½ của 20
- Nhận xét tuyên dương.
GDHS: Cẩn thận khi làm toán. . .
5: Nhận xét – dặn dò.
-Chuẩn bị bài sau
-Nhận xét tiết học.
-Hát vui.
-2 học sinh đọc, lớp đồng thanh.
-HS nhắc tên bài.
- HS quan sát sơ đồ minh họa và nêu :
+ Ta lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau ,mỗi phần chính là số kẹo cần tìm .
- 1HS lên chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, cả lớp cùng quan sát.
- 1 em lên bảng trình bày bài giải, lớp nhận xét bổ sung.
Giải
Chị cho em số kẹo là:
12 : 3 = (cái)
 Đ/S: 4 cái kẹo 
+Ta chia 12 cái kẹo thành 4 phần bằng nhau mỗi phần chính là số kẹo cần tìm .
-Một em nêu đề bài .
-Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 3 học sinh lên bảng thực hiện mỗi em một cột (tìm 1 phần bằng nhau của 8 , 35 , 24 , 54)
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài cho bạn .
- Một học sinh đọc bài toán. 
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở 
- 1 học sinh lên bảng thực hiện, lớp theo dõi nhận xét chữa bài vào vở (nêu sai). 
Giải :
Số mét vải xanh cửa hàng bán là :
40 : 5 = 8 ( m ) Đ/S: 8 m 
-HS nhắc lại.
-3 học sinh thi đua.
-HS theo dõi.
 Tiết 3	Môn: Tập làm văn.
Bài: TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP.
I/ Mục đích yêu cầu.
Bước đầu biết xác định nội dung cuộc họp và tập tổ chức cuộc họp theo gợi ý cho trước.
II/ Chuẩn bị.
VBT
III/ Các hoạt động dạy học.
GV
HS
1: Oån định
2: KTBC.
-Kể chuyện.
-Đọc mẫu điện báo.
3: Bài mới.
 A: Giới thiệu: 
-GV nêu mục đích yêu cầu
-GV ghi tên bài.
 B: H/D làm bài.
+Bài tập .
+Để tổ chức cuộc họp các em phải chú ý những gì?
-GV chốt lại: Phải xác định rõ nội dung cuộc họp, nắm được trình tự tổ chức cuộc họp
+Tập tổ chức cuộc họp.
+Thi đua họp tổ.
4/ Củng cố.
-GV hỏi tên bài.
GDHS: Dùng từ chính xác, xác định được nội dung và tiến trình tổ chức cuộc họp. 
5: Nhận xét – dặn dò.
-Xem, chuẩn bị bài sau
-Nhận xét tiết học.
-Hát vui.
-3 học sinh kể chuyện.
-2 học sinh đọc.
-Lớp nhận xét và tuyên dương.
-HS theo dõi.
-HS nhắc tên bài.
-1 học sinh đọc yêu cầu bài tập và gợi ý
+HS phát biểu.
-HS theo dõi. 
-1 HS nhắc lại trình tự tổ chức cuộc họp.
+Các tôû dưới sự điều khiển của tổ trưởng, chọn 1 nội dung và thực hiện tổ chức cuộc họp.
+3 tổ thi đua tổ chức họp, lớp nhận xét và bổ sung.
-HS nhắc lại tên bài.
-3 học sinh nhắc lại quy trình tổ chức cuộc họp.
-HS theo dõi
SINH HOẠT TẬP THỂ.
 - Các tổ báo cáo.
 - Nhận xét của cán sự lớp.
 - GV nhắc chung
 + Đạo đức 
 + Vệ sinh
 + Học tập
 + Luật giao thông
 + GDHS phòng cúm A (H1N1).
 Duyệt: ngày . / ../ 
 PHT
 Nguyễn Văn Mạnh

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 3 T5 MOI.doc