Giáo án bài học Tuần 7 Lớp 3

Giáo án bài học Tuần 7 Lớp 3

Tiết 2 + 3

Tập đọc - kể chuyện

 Tiết 19 + 20: Trận bóng dưới lòng đường

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

A. Tập đọc:

* Mục tiêu chung:

+ Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các từ, cụm từ dễ phát âm sai.

-+ Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyệnvới lời các nhân vật.

- Hiểu được lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trong luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng. (trả được các câu hỏi trong SGK).

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 934Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Tuần 7 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Tiết 1 
Chào cờ
 Chào cờ + Múa hát tập thể
____________________________________________________
Tiết 2 + 3 
Tập đọc - kể chuyện
 Tiết 19 + 20: Trận bóng dưới lòng đường
i. mục đích yêu cầu
A. Tập đọc:
* Mục tiêu chung: 
+ Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các từ, cụm từ dễ phát âm sai.
-+ Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyệnvới lời các nhân vật. 
- Hiểu được lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trong luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng. (trả được các câu hỏi trong SGK).
+ GDHS thực hiện an toàn giao thông.
* Mục tiêu riêng: Em Hoàng
- Biết đọc trơn chậm 1 câu.
B. Kể chuyện:
 * Mục tiêu chung: 
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
 * Mục tiêu riêng: Em Hoàng
- Quan sát tranh nêu được ND bức tranh.
ii. Đồ dùng dạy Học:
- SGK, tranh trong sách giáo khoa.
- Câu hướng dẫn luyện đọc.
iii. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức 
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ
- Gọi 2 học sinh đọc đoạn 1,2 bài: Nhớ lại buổi đầu đi học và trả lời câu hỏi 
 ? Điều gì gợi tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường.
- Nhật xét- cho điểm
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc : Bằng tranh minh hoạ.
2. Luyện đọc
a) Giáo viên đọc toàn bài	
 - GV hướng dẫn học sinh đọc ngắt nghỉ một số câu trên bảng phụ 
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và giải nghĩa từ
* Đọc từng câu: 
- Học sinh tiếp sức đọc từng câu
- Sửa phát âm
* Đọc đoạn trước lớp 
- Bài chia làm mấy đoạn ?
- Cho học sinh đọc đoạn đoạn trước lớp 
- Sửa phát âm
- Giải nghĩa các từ mới trong đoạn : cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương
+ Đối phương: phía đối địch trong trận đấu
* Đọc đoạn trong nhóm
- Gọi đại diện nhóm thi đọc bài 
- Nhận xét, đánh giá các nhóm .
3. Tìm hiểu bài
* Đoạn 1
- Cho học sinh đọc thành tiếng đoạn 1 : Các bạn nhỏ chơi bóng đá ở đâu ?
CH : Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ?
* Đoạn 2
- Cho học sinh thành tiếng đoạn 2
CH : Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn ?
CH : Thái độ của các bạn nhỏ như thế nào khi tai nạn xảy ra ?
- Nhận xét, sửa sai
* Đoạn 3
- Cho học sinh đọc thành tiếng đoạn 3
CH : Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra ?
- Cho học sinh rút ra nội dung bài học ?
- Nhận xét, sửa sai
? Các con có được chơi bóng dưới lòng đường không
? Khi đi học về em sẽ đi như thế naò? 
 Tiết 2
4. Luyện đọc lại
- Hướng dẫn học sinh đọc phân vai
- Nhận xét và bình chọn nhóm đọc tốt
5. Kể chuyện
a. Giáo viên nêu nhiệm vụ : Kể lại một đoạn của câu chuyện.
b. Giúp học sinh hiểu yêu cầu bài tập 
- Giáo viên HDHS quan sát tranh nêu ND bức tranh.
- Giáo viên nhắc học sinh thực hiện đúng yêu cầu của bài tập.
- Nhận xét- bình chọn nhóm kể hay.
Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
 Hoạt động của trò 
- HS Theo dõi
- 2- 3 Học sinh luyện đọc 
Thật là quá quắt !; Ông ơi... //cụ ơi!// Cháu xin lỗi cụ.//
- Học sinh đọc tiếp sức từng câu đến hết
- Học sinh luyện phát âm đúng những tiếng từ hay phát âm sai
- Bài chia làm 3 đoạn
- 3 Học sinh đọc tiếp sức đoạn
- HS nêu theu ý hiểu 
- Học sinh đọc nhóm đôi
- Đại diện các nhóm thi đọc
- 1 Học sinh đọc toàn bài
- Học sinh đọc thành tiếng 1
- Các bạn nhỏ chơi bóng đá ở lòng đường.
- Vì Long mải đá bóng suýt tông phải xe máy. May mà bác xe máy kịp dừng lại.
- Học sinh đọcthành tiếng đoạn 2
- Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, đập vào đầu một cụ già qua đường, làm cụ lảo đảo, ôm đầu khuỵu xuống.
- Cả bọn hoảng sự bỏ chạy.
- Học sinh đọc thầm đoạn 3
- Quang nấp sau một gốc cây nén nhìn sang. Quang sợ tái cả người. Quang nhận thấy chiếc lưng còng của ông cụ sao giống ông nội thế...
- Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn.Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trong luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng. 
- Học sinh đọc phân vai (mỗi nhóm 4 em) phân vai (người dẫn chuyện, bác đứng tuổi, Quang) thi đọc toàn bài theo vai 
- Học sinh nêu nhiệm vụ
- HS quan sát tranh.
- Một học sinh kể mẫu đoạn 1
- Học sinh thi kể 1 đoạn của câu chuyện( tuỳ theo ý thích)
- 3 HS thi kể 3 đoạn của câu chuyện
- Học sinh nhận xét và bình chọn
- Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn.Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trong luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng. 
Em Hoàng
- Theo dõi
- Đọc 1 cụm từ
- Đọc 1 câu
- Nhắc lại
- Tham gia vào nhóm
- Nhắc lại
- Theo dõi
- Không chơi bóng dưới lòng đường
- Tham gia vào nhóm
- Nêu bức tranh vẽ gì?
- Đọc lại được 1 câu trong bài
- Theo dõi
4. Củng cố – dặn dò
- Qua câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ? Giáo viên liên hệ thực tế.
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Bận.
_________________________________________________________
Tiết 4 
Toán
 Tiết 31 : Bảng nhân 7
i. Mục tiêu
* Mục tiêu chung: 
- Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
 * Mục tiêu riêng:Em Hoàng
- Làm được nhép cộng trong phạm vi 7
ii. Đồ dùng dạy học:
 - Các tấm bìa, mỗi tấm bài có 7 chấm tròn.
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức 
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ 
- Gọi một học sinh đọc bảng nhân 6
- Nhận xét và cho điểm
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài:
2. Lập bảng nhân 7
a) Một số nhân với 1 thì quy ước bằng chính số đó. 
- GV : Dùng tấm bìa có 7 chấm tròn để hình thành phép tính
- 7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng mấy chấm tròn ?
 Viết thành : 7 x 1 = 7, đọc là 7 nhân 1 bằng 7
b) Tìm kết quả phép nhân một số với một số khác bằng cách chuyển về tính tổng của các số hạng bằng nhau. 
- Tương tự như trên GV hỏi : 
- 7 chấm tròn được lấy hai lần, viết phép tính nhân như thế nào ? 
- Muốn tìm tích 7 x 2 thì ta chuyển 7 x 2 thành 7 + 7 (tổng của hai số hạng đều bằng 7 ) : 7 x 2 = 7 + 7 = 14 vậy 7 x 2 = 14
* GVHDHS lập các công thức còn lại tương tự
- HS lập phép nhân 
- HDHS nhận xét về các thừa số và tích trong phép nhân
- Cho học sinh đọc thụôc bảng nhân 7 bằng cách xoá dần bảng
- Nhận xét, cho điểm
3. Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
- Cho học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài theo hình thức truyền điện
Bài củng cố kiến thức gì?
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2 : Bài toán
- Cho học sinh đọc yêu cầu, HDHS phân tích và giải bài toán
- Bài toán cho biết gì ? và yêu cầu tìm gì ?
 Tóm tắt 
 Mỗi tuần : 7 ngày
 4 tuần :ngày ?
- Nhận xét, sửa sai
Bài 3 : Đếm thêm 7 rồi viết số thích hợp vào ô trống :
- Hướng dẫn học sinh làm bài 
- Nhận xét, đánh giá
Hoạt động của trò
- HS thực hiện theo giáo viên 
- 7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 7 chấm tròn.
- Đọc 7 x 1 = 7
- Học sinh nêu : 7 x 2
- Đọc: 7 x 2 = 14
- Học sinh lập bảng nhân 7
7 x 1= 7 7 x 6 = 42 
7 x 2 = 14 7 x 7 = 49
7 x 3 = 21 7 x 8 = 56
7 x 4 = 28 7 x 9 = 63 
7 x 5 = 35 7 x 10 = 70 - Học sinh đọc thụôc bảng nhân 7 theo bàn, nhóm,lớp ....
- 3, 4 HS thi đọc thuộc bảng nhân 7
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh thi truyền điện
7 x 2 = 14 7 x 6 = 42 
7 x 1 = 7 0 x 7 = 0
7 x 5 = 35 7 x 6 = 42 
7 x 1 = 7 0 x 7 = 0 
- Học sinh đọc yêu cầu
- một tuần có 7 ngày. Yêu cầu tìm 4 tuần có bao nhiêu ngày ?
- Làm b/l + b/c:
 Bài giải
 4 tuần lễ có số ngày là :
 7 x 4 = 28 (ngày)
 Đáp số : 28 (ngày)
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài ở VBT
- Cho học sinh thi điền tiếp sức nhanh
7
14
21
28
35
42
49
56
63
70
Em Hoàng
Đọc: 7 x1 = 7
Đọc theo
- Tham gia đọc
Làm b/c:
5 + 1 = 6
4 + 2 = 6
- Làm theo bạn
3 + 3 = 6
2 + 4 = 6
4. Củng cố – dặn dò 
- Gọi HS đọc lại bảng nhân 7
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
_____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
Tiết 1 Toán
 Tiết 32 : Luyện tập
i. Mục tiêu
* Mục tiêu chung: 
- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Nhận xét được tính chất giao hoán của phép nhân qua VD cụ thể.
 * Mục tiêu chung: Em Hoàng
- Làm được phép tính trừ trong phạm vi 6.
iii. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức 
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ 
- Gọi học sinh lên bảng đọc Bảng nhân 7, làm b/l + b/c:
 4 x 7 = 8 x 7 = 
- Nhận xét – cho điểm
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Bài tập: HDHS làm bài tập
Bài 1 : Tính nhẩm
- Cho học sinh đọc yêu cầu
- Cho học sinh làm bài theo hình thức truyền điện
- Nhận xét và sửa sai cho học sinh
- Cho học sinh nhận xét về đặc điểm của các phép nhân trong cùng một cột( trong phép nhân,khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích không thay đổi)
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2 : Tính
- Cho sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh thực hiện các phép tính từ trái sang phải
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 3 : Bài toán
- Cho sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh phân tích và làm bài
 Tóm tắt :
 Mỗi lọ : 7 bông
 5 lọ : ..bông hoa?
- Nhận xét, sửa sai
Bài 4 : Viết phép tính nhân thích hợp vào ô trống
- Cho sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình vuông SGK, làm bài
- Nhận xét, sửa sai.
Hoạt động của trò
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh thi truyền điện giữa 3 tổ
a)
7 x 1 = 7 7 x 8 = 56 
7 x 2 = 14 7 x 9 = 63 
7 x 3 = 21 7 x 7 = 49 
7 x 5 = 35 0 x 7 = 0
b)HS nêu miệng:
7 x 2 = 14 4 x 7 = 28 
2 x 7 = 14 7 x 4 = 28
3 x 7 = 21 5 x 7 = 35
7 x 3 = 21 7 x 5 = 35
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh lên làm, dưới lớp làm bảng con
7 x 5 + 15 = 35 + 15
 = 50
7 x 9 +17 = 63 + 17
 = 80
-Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh lên làm bài b/l + VBT:
 Bài giải
 5 lọ như thế có số bông hoa là :
 7 x 5 = 35 ( bông hoa)
 Đáp số : 35 bông hoa.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh lên làm bài
a) Số ô vuông trong hình chữ nhật là :
 7 x 4 = 28 ( ô vuông)
b) Số ô vuông trong hình chữ nhật là :
 4 x7= 28 ( ô vuông)
- Nhận xét : 7 x 4 = 4 x 7 = 28 (ô vuông)
Em Hoàng
6 - 1 = 5
6- 2 = 4
6 - 3 = 3
6 - 4 = 2
6 - 5 = 1
- Làm theo bạn
 Đọc: 
7 x 4 = 28
4. Củng cố – dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau 
	Chính tả ( Tập chép)
 Tiết 3 Tiết 13 : Trận bóng dưới lòng đường
i. mục đích yêu cầu
* Mục tiêu chung:
 + Chép và trình bày đúng bài chính tả.
 - Làm đúng BT (2) a/b.
+ Điền  ...  oen:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Nhận xét, sửa sai
b) Bài tập 3a: Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài 
- Nhận xét, sửa sai
 Hoạt động của trò 
- Học sinh theo dõi
- 1 - 2 Học sinh đọc lại
- Thơ bốn chữ 
- Các chữ đầu mỗi dòng thơ 
- Viết lùi vào 2 ô từ lề vở để bài thơ nằm vào khoảng giữa trang.
- Học sinh viết b/l + b/c:
đánh thù, bận bú, khóc cười,...
- Học sinh viết bài vào vở
- Học sinh dùng bút chì soát lỗi
- Thu bài
- Học sinh đọc yêu cầu
- Lớp làm vở bài tập, một học sinh lên bảng làm. 
 Lời giải :
 Nhanh nhẹn
Nhoẻn miệng cười
 Sắt hoen gỉ
 Hèn nhát
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh nêu miệng 
 + trung : trung du, tập trung,... 
 + chung : chung thuỷ, chung sức, thuỷ chung,...
Em Hoàng 
- Theo dõi
- Viết b/c:
đánh thù
- Nhìn chép vở
- Theo dõi
- Đọc lại 1 từ
- Làm theo bạn
4. Củng cố và dặn dò: Nhắc lại nội dung tiết học 
Tiết 4 
Tập viết
 Tiết 7 : 	Ôn chữ hoa E, Ê
i. mục đích yêu cầu
* Mục tiêu chung: 
- Viết đúng chữ hoa E( 1 dòng), Ê, ( 1 dòng); viết đúng tên riêng Ê- đê ( 1 dòng) và câu ứng dụng: Em thuận anh hoà... có phúc ( 1 lần ) bằng cỡ chữ nhỏ.
- Rèn cho HS có kỹ năng viết chữ đẹp, giữ vở sạch .
* Mục tiêu riêng Em Hoàng
- Viết tương đối đúng mẫu chữ E, Ê, từ và câu ứng dụng.
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Mẫu chữ E, Ê
- Tên riêng : Ê - đê và câu ứng dụng.
2. Học sinh:
- Vở tập viết, bảng.
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ
ạcho HS viết b/l + b/c : D, Đ
- Kiểm tra vở viết của HS
- Nhận xét
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết trên bảng con
a) Luyện viết chữ hoa
+ Tìm chữ hoa có trong bài 
Giáo viên viết mẫu nhắc lại quy trình viết chữ E, Ê
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con
- Nhận xét, sửa sai
b) Luyện viết từ ứng dụng
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng Ê - đê 
Giới thiệu : Ê - đê là một dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hoà, Phú Yên, Đắk Lắk.
- Giáo viên viết mẫu Ê - đê 
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con
- Nhận xét,sửa sai.
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng
- Giải nghĩa : Anh em thương yêu nhau, sống hoà thuận là hạnh phúc lớn của gia đình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết chữ : Em trên bảng con
- Nhận xét- sửa sai
3. Hướng dẫn viết vở
- Giáo viên nêu yêu cầu
 + Viết chữ E : 1 dòng
 + Viết chữ Ê, 1 dòng
 + Viết tên riêng : Ê - đê 1 dòng
 +Viết câu ứng dụng : 1 lần
- Hướng dẫn học sinh viết vở
- Quan sát, uốn nắn, nhận xét
4. Chấm chữa
- Giáo viên thu 7 bài chấm tại lớp
- Nhận xét- tuyên dương
Hoạt động của trò
- Học sinh tìm các chữ hoa : E, Ê
- Theo dõi
- Học sinh viết bảng lớp + bảng con chữ : E, Ê
- Học sinh đọc từ ứng dụng Ê - đê 
- Học sinh theo dõi
- Học sinh viết bảng lớp + bảng con:
- Học sinh đọc câu tục ngữ
Em thuật anh hoà là nhà có phúc
- Học sinh theo dõi
-Học sinh viết bảng con:
- Học sinh viết bài vào vở
- Thu bài
Em Hoàng
Theo dõi
Viết theo bạn: 
E,Ê
- Viết: Ê- đê
Viết: Em
- Theo dõi
- Viết vở
4. Củng cố – dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học
- Về nhà các em học bài và viết phần ở nhà vào vở
______________________________________________________________________
	Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010
Tiết 2 
	Toán
 Tiết 35 : Bảng chia 7
i. Mục tiêu
* Mục tiêu chung: 
- Bước đầu thuộc được bảng chia 7 .
- Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn( có một phép chia)
- GD HS yeu thích môn học.
* Mục tiêu riêng: Em Hoàng 
- Làm được phép trừ trong phạm vi 8.
iiĐồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. 
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
iii. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức 
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ 
- Gọi học sinh đọc bảng nhân 7
- Nhận xét- cho điểm
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Lập bảng chia 7
- GV dùng 1 tấm bìa có 7 chấm tròn để hình thành phép tính
7 x 1 = 7
- 7 chấm tròn được chia làm các nhóm , mỗi nhóm 7 chấm tròn vậy được mấy nhóm ?
- GV dùng 2 tấm bìa có 7 chấm tròn để hình thành phép tính
7 x 2 = 14
- 14 chấm tròn được chia làm các nhóm , mỗi nhóm 7 chấm tròn vậy được mấy nhóm ?
- Tương tự GV dùng các tấm bìa để hình thành các phép chia
* Lưu ý cho HS thấy được mối quan hệ giữa phép nhân 7 x 1 = 7 và phép chia 
7 : 7 = 1
- Cho học sinh đọc thuộc bảng chia 7 bằng cách xoá dần bảng
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
- Cho học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài theo hình thức truyền điện
- Nhận xét, sửa sai
Bài 2 : Tính nhẩm 
- Cho học sinh đọc yêu cầu
- Cho học sinh làm bài
- Khi chữa bài nên cho học sinh phát hiện mối quan hệ phép nhân và phép chia (lấy tích chia cho một thứa số thì được thừa số kia)
- Nhận xét, sửa sai
Bài 3 : Bài toán 
- Cho học sinh đọc yêu cầu
- Cho học sinh phân tích bài toán và giải 
 Tóm tắt
7 hàng : 56 học sinh
mỗi hàng :học sinh ?
- Nhận xét,sửa sai
Bài 4 : Bài toán
- Hướng dẫn học sinh cách làm tương tự bài 3 
Tóm tắt
 7 học sinh : 1 hàng
56 học sinh : .... hàng ?
- Nhận xét,sửa sai
Hoạt động của trò
- 7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 7chấm tròn
- 7 chấm tròn được chia làm các nhóm, mỗi nhóm 7 chấm tròn vậy được 1 nhóm
7 : 7 = 1
- HS đọc :
7 x 1 = 7
7 : 7 = 1
- 7 chấm tròn được lấy 2 lần bằng 14 chấm tròn
- 14 chấm tròn được chia làm các nhóm, mỗi nhóm 7 chấm tròn vậy được 2 nhóm
14 : 7 = 2
- HS đọc :
7 x 2 = 14
14 : 7 = 2
- Học sinh lập bảng chia 7
- Học sinh đọc thụôc bảng chia 7 theo bàn, dãy ,nhóm
 7 : 7 = 1 42 : 7 = 6
14 : 7 = 2 49 : 7 = 7
21 : 7 = 3 56 : 7 = 8
28 : 7 = 4 63 : 7 = 9
35 : 7 = 5 70 : 7 = 10
3, 4 HS đọc thuộc bảng chia 7
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh thi truyền điện:
28 : 7 = 4 70 : 7 = 10
14 : 7 = 2 56 : 7 = 8
49 : 7 = 7 35 : 7 = 5
21 : 7 = 3 63 : 7 = 9
 7 : 7 = 1 0 : 7 = 0
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh nêu miệng
7 x 5 = 35 7 x 6 = 42
35 : 7 = 5 42 : 7 = 6
35 : 5 = 7 42 : 6 = 7
 7 x 2 = 14 7 x 4 = 28
 14 : 7 = 2 28 : 7 = 4
 14 : 2 = 7 28 : 4 = 7
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh phân tích bài toán, làm b/l +b/c: 
Bài giải
Mỗi hàng có số học sinh là :
56 : 7 = 8 ( học sinh)
Đáp số : 8 học sinh
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài vào vở:
Bài giải
Số hàng xếp được là :
56 : 7 = 8 (hàng)
Đáp số : 8 hàng
Em Hoàng 
9- 1 = 8
- Đọc theo
9 - 2 = 7
8 - 1= 7
8 - 2 = 6 
- Tham gia vào nhóm
8 - 3 = 5
8 - 4 = 4
8 - 6 = 2
- Làm theo bạn
8 - 5 = 3
8 - 5 = 3
4. Củng cố – dặn dò 
- Nêu lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau______________________________________________________________________
Tiết 3 
Tập làm văn
 Tiết 7 : Nghe kể không nỡ nhìn
 Tập tổ chức cuộc họp
i. mục đích yêu cầu
* Mục tiêu chung:
- Nghe - kể lại được câu chuyện Không nỡ nhìn (BT1)
- Bước đầu biết cùng các bạn tổ chức cuộc họp trao đổi về một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của HS trong cộng đồng hoặc một vấn đề do GV gợi ý( BT2)
 * Mục tiêu riêng: Em Hoàng 
- Quan sát tranh nêu được một vài chi tiết trong tranh.
ii. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép câu hỏi gợi ý
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ
- Gọi học sinh kể lại buổi đầu đi học
- Nhận xét , cho điểm
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài : Nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1: Nghe và kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh họa
- Cho học sinh đọc thầm gợi ý
- GV kể chuyện (giọng vui, khôi hài). Kể xong lần 1, hỏi HS
+ Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?
+ Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì ?
+ Anh trả lời thế nào ?
- GV kể lần 2
- Gọi học sinh kể lai câu chuyện 
+ Em có nhận xét gì về anh thanh niên 
- GV chốt HD: HS cần có nếp sống văn minh nơi công cộng, bạn trai phải biết nhường chỗ cho bạn gái, nam giới khoẻ mạnh phải biết nhường chỗ cho người già yếu
- Nhận xét,sửa sai
Bài tập 2 : Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn lại các tuần tự của buổi họp
- Cần chọn nội dung họp được cả tổ quan tâm( tôn trọng luật đi đường,bảo vệ của công...)
- Từng tổ làm việc nhanh theo trình tự 
+ Chỉ người đóng vai tổ trưởng.
+ Tổ trưởng chọn nội dung họp.
+ Họp tổ .
- GV theo dõi hướng dẫn thêm
- Gọi các tổ trình bày
- Nhận xét,đánh giá
Hoạt động của trò
- Học sinh đọc yêu cầu bài 
- Học sinh quan sát tranh minh họa
- Học sinh đọc thầm gợi ý 
- Học sinh nghe
- Anh ngồi hai tay ôm mặt.
- Cháu nhức đầu à ? Có cần dầu xoa không ?
- Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ và phụ nữ phải đứng.
- Học sinh nghe
-1 Học sinh kể lại câu chuyện 
-3- 4 Học sinh thi kể lại câu chuyện theo gợi ý.
- Nếu anh thanh niên không nỡ nhìn người già và phụ nữ đứng thì anh thanh niên nên đứng dậy nhường chỗ.
- Theo dõi
- Học sinh đọc yêu cầu
- Đọc lại các bước tổ chức cuộc họp viết trên bảng lớp 
- Học sinh tập tổ chức buổi họp theo từng tổ
- Các tổ thi điều khiển cuộc họp trước lớp
Em Hoàng
Quan sát tranh nêu bức tranh vẽ gì
- Theo dõi
- Nhắc lại
- Theo dõi
- Đọc 1 câu
- Tham gia vào tổ
- Theo dõi
4. Củng cố – dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau
Tiết 5
Sinh hoạt lớp Tuần 7
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận thấy được ưu nhược điểm trong tuần, từ đó có hướng khắc phục. 
- Học sinh có nền nếp trong học tập.
II. Tiến hành sinh hoạt:
1. Nhận xét chung:
- Đa số các em ngoan, lễ phép. Đi học đều và đúng giờ, có sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Tham gia vệ sinh trường lớp và cá nhân sạch sẽ.
2. Nhận xét cụ thể:
a. Về học tập:
- Các em ngoan, có ý thức hăng hái phát biểu xây dựng bài:..Bình, Mạnh.
- Song bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa chú ý trong học tập” : Linh, oanh.
b. Về lao động vệ sinh:
- Trực nhật : Sạch sẽ
- Lao động: Tham gia vệ sinh sân trường sạch sẽ
- Vệ sinh cá nhân: Đầu, tóc, quần, áo gọn gàng sạch sẽ.
c. Tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp: HS tham gia đầy đủ, nhiệt tình.
III. Phương hướng tuần sau:
- Phát huy các ưu điểm và khắc phục nhược điểm trên.
- Có biện pháp giúp đỡ kèm cặp HS yếu và HS khuyết tật.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7 - L3.doc