Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Âm nhạc

Tiết 5 Bài: HỌC HÁT: BÀI ĐẾM SAO

 ( Nhạc và lời:Văn Chung )

I – MỤC TIÊU

Học sinh nhận biết tính chất nhịp nhàng của nhịp qua bài hát Đếm sao.

Hát đúng và thuộc bài, thực hiện một vài động tác phụ hoạ.

Biết hát theo giai điệu và lời ca.

Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.

Giáo dục học sinh tình cảm yêu thiên nhiên.

II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:

Hát chuẩn xác và truyền cảm.

Đàn quen dùng, máy nghe và băng nhạc, một số nhạc cụ gõ (trống nhỏ, thanh phách)

 

doc 37 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1112Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 14 / 9 / 2009
 Ngày dạy: Thứ tư, 16 / 9 / 2009
TUẦN 5
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Học hát : Bài Đếm sao 
( Nhạc và lời : Văn Chung) 
2
Luyện từ và câu
So sánh
3
Toán
 Bảng chia 6 
4
TN - XH
 Phòng bệnh tim mạch. 
5
Thủ công
Gấp cắt dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. (Tiết 1)
Môn: Âm nhạc
Tiết 5 Bài: HỌC HÁT: BÀI ĐẾM SAO
 ( Nhạc và lời:Văn Chung )
TUẦN 5
I – MỤC TIÊU 
Học sinh nhận biết tính chất nhịp nhàng của nhịp qua bài hát Đếm sao.
Hát đúng và thuộc bài, thực hiện một vài động tác phụ hoạ.
Biết hát theo giai điệu và lời ca.
Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
Giáo dục học sinh tình cảm yêu thiên nhiên.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
Hát chuẩn xác và truyền cảm.
Đàn quen dùng, máy nghe và băng nhạc, một số nhạc cụ gõ (trống nhỏ, thanh phách)
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1 . Ổn định: Hát + Điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
2 học sinh lên hát bài: Bài ca đi học.
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1: Dạy hát bài Đếm sao.
Giáo viên hát mẫu.
Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh lời ca.
Giáo viên dạy cho học sinh hát từng câu.
Cần chú ý những tiếng ngân dài 3 phách ở nhịp 3.
Cuối câu 1 có tiếng sao.
Cuối câu 2 có tiếng vàng.
Cuối câu 3 có tiếng sao và tiếng cao ngân dài 3 phách.
Hoạt động 2: Hát kết hợp múa đơn giản.
Giáo viên hướng dẫn học sinh múa.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc đồng thanh.
Học sinh tập hát từng câu nối tiếp đến hết bài.
Học sinh tập hát theo tổ, theo nhóm.
Cả lớp hát cùng băng nhạc, vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
Học sinh hát kết hợp múa đơn giản.
4. Củng cố: 1 học sinh hát và vỗ tay theo phách bài Đếm sao. 
5. Dặn dò: Về nhà tập hát múa thêm.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Luyện từ và câu
Tiết 5 Bài: SO SÁNH
TUẦN 5
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Nắm được một kiểu so sánh mới: so sánh hơn, kém.( BT1 )
Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở BT2. 
Biết thêm từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.( BT3, BT4).
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng lớp viết 3 khổ thơ ở bài tập 1.
Bảng phụ viết khổ thơ ở bài tập 3 (giản rộng khoảng cách giữa những hình ảnh chưa có từ so sánh để học sinh có thể viết thêm các từ so sánh).
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi học sinh lên làm bài 2, 3 (tiết LTVC tuần 4)
1 học sinh làm miệng bài tập 2 (Xếp các thành ngữ , tục ngữ vào nhóm thích hợp)
1 học sinh làm ý a, b/ Bài tập 3;(Đặt câu theo mẫu Ai là gì?)
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: 
Yêu cầu học sinh gạch dưới những hình ảnh được so sánh với nhau trong từng khổ thơ.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu.
Học sinh làm bài vào vở; 1 em lên bảng làm bài
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: 
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Giáo viên mời 1 học sinh lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau.
Giáo viên nhận xét,chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 1: 
Học sinh đocï nội dung bài tập 1. Lớp đọc thầm
3 học sinh lên bảng làm bài. Lớp làm vào vở.
Học sinh nhận xét-Sửa bài.
Hình ảnh so sánh
Kiểu so sánh
a) Cháu khoẻ hơn ông nhiều! 
Ôâng là buổi trời chiều.
Cháu là ngày rạng sáng.
b) Trăng khuya sáng hơn đèn.
c) Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì con.
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Hơn kém
Ngang bằng
Ngang bằng
Hơn kém.
Hơn kém.
Ngang bằng 
Bài tập 2: 
Học sinh đọc yêu cầu củabài.
Học sinh tìm những từ so sánh trong các khổ thơ, viết vào vở.
3 học sinh lên bảng gạch phấn màu dưới các từ so sánh trong mỗi khổ thơ.
Lớp nhận xét
a) hơn - là - là. b) hơn. c) chẳng bằng, là.
Bài tập 3: 
Học sinh đọc yêu cầu của bài 
Lớp đọc thầm , làm bài vào vở.
1 học sinh lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau.
Cả lớp nhận xét.
 Thân dừa bạc phếch tháng năm.
Quả dừa-đàn lợn con nằm trên cao.
 Đêm hè hoa nở cùng sao.
Tàu dừa-chiếc lược chải vào mây xanh.
3. Củng cố: Cho học sinh nhắc lại những nội dung vừa học (So sánh ngang bằng, so sánh hơn kém, các từ so sánh).
4. Dặn dò: Về xem lại bài, làm bài tập trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Toán
Tiết 23 Bài: BẢNG CHIA 6
TUẦN 5
I – MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
Dựa vào bảng nhân 6 để thành lập bảng chia 6 và học thuộc bảng chia 6.
Thực hành chia trong phạm vi 6 và giải toán có lời văn (về chia thành 6 phần bằng nhau và chia theo nhóm 6).
Bước đầu thuộc bảng chia 6.
Vận dụng trong giải toán có lời văn ( Có một phép chia 6).
 Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ: 
Chấm vở bài tập tổ 2.
2 học sinh lên bảng làm bài 2, 3/ VBT/128.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hướng dẫn học sinh lập bảng chia 6.
6 lấy 1 lần bằng mấy?
Giáo viên viết bảng 6 x 1 = 6
Lấy 6 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 (chấm tròn) thì được mấy nhóm?
Giáo viên viết bảng 6 : 6 = 1
Lấy 12 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được mấy nhóm?
Vậy 12 : 6 = 2.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập các phép chia cón lại tương tự.
Thực hành 
Bài 1: 
Muốn nhẩm tốt bài này ta dựa vào đâu? 
Bài 2:
Muốn nhẩm tốt bài này ta dựa vào đâu? 
Bài 3:
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết mỗi đoạn dây dài bao nhiêu cm ta làm thế nào?
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Tóm tắt
6 đoạn: 48cm
1 đoạn:cm?
Bài 4:
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết đoạn dây cắt được mấy đoạn ta làm thế nào?
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Tóm tắt:
6 cm : 1 đoạn
 48 cm :  đoạn ?
Học sinh lấy 1 tấm bìa (có 6 chấm tròn) 
6 lấy 1 lần bằng 6.
6 chấm tròn chia thành nhóm, mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được 1 nhóm.
Học sinh đọc lại phép tính 
 6 : 6 = 1
2 nhóm.
Học sinh đọc lại 2 phép chia vừa lập.
Học sinh lập bảng chia 6.
Học sinh luyện đọc thuộc lòng bảng chia 6.
Bài 1: 
Dựa vào bảng chia 6.
học sinh nhẩm miệng.
Lớp làm vào vở.
Lớp nhận xét - sửabài.
 42 : 6 = 7 24 : 6 = 4 48 : 6 = 8
 54 : 6 = 9 36 : 6 = 6 18 : 6 = 3
 12 : 6 = 2 6 : 6 = 1 60 : 6 = 10
Bài 2: 
Dựa vào bảng chia 6.
Học sinh làm nhẩm
Lớp làm vào vở.
Học sinh nhận xét.
6 x 4 = 24 6 x 2 = 12 6 x 5 = 30
24 : 6 = 4 12 : 6 = 2 30 : 6 = 5
24 : 4 = 6 12 : 2 = 6 30 : 5 = 6
Bài 3: 
Học sinh đọc đề bài –Nêu dữ kiện bài toán.
Ta làm tính chia.
Dạng toán chia thành phần bằng nhau.
Học sinh lên bảng làm bài.
Lớp làm vào vở - Nhận xét -Sửabài.
Giải:
Mỗi đoạn dài là:
48 : 6 = 8 (cm)
Đáp số: 8 cm
Bài 4: 
Học sinh làm bài trên bảng. Học sinh trả lời.
Ta làm tính chia.
Dạng toán chia theo nhóm.
Lớp làm vào vở.
Học sinh nhận xét
Giải:
Số đoạn là:
48 : 6 = 8 (đoạn)
Đáp số: 8 đoạn.
3. Củng cố: 2 học sinh đọc bảng chia 6.
4. Dặn dò: Về xem lại bài - Học thuộc bảng chia 6.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Tự nhiên xã hội
Tiết 9 Bài: PHÒNG BỆNH TIM MẠCH
TUẦN 5
I – MỤC TIÊU 
Sau bài học học sinh biết:
Kể được tên về một số bệnh về tim mạch.
Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
Kể ra một số cách đề phòng bệnh thấp tim.
Biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em.
Khuyến khích học sinh đạt ở mức cao hơn.
Biết nguyên nhân của bệnh thấp tim.
Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Các hình trong SGK trang 20, 21.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ: 
Tập thể dục, thể thao, đi bộ có lợi gì? 
Tập thể dục, thể thao, đi bộ có lợi cho tim mạch. Tuy nhiên, vận động hoặc lao động quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch.
 + Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng . 
Theo bạn những trạng thái nào dưới đây sẽ có lợi cho tim và mạch ? 
 Quá vui .
 Quá hồi hộp hoặc xúc động mạnh .
 Tức giận 
 Bình tĩnh ,vui vẻ ,thư thái . 
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 Em đã làm gì để bảo vệ tim mạch? 
 Em đã ăn uống đủ chất, tập thể dục hàng ngày, không hút thuốc lá .
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1: Động não.
Giáo viên yêu cầu học sinh 
Kể tên một số bệnh tim mạch mà em biết.
Hoạt động 2: Đóng vai.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình 1, 2, 3/ 20 đọc các lời hỏi đáp của nhân vật trong hình.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Ở lứa tuổi nào thường hay bị bệnh thấp tim?
Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì?
Giáo viên theo dõi, gi ... ùc tiết sinh hoạt tập thể.
3. Củng cố: 1 học sinh nhắc lại trình tự các bước tổ chức cuộc họp.
4. Dặn dò: Về nhà tự rèn luyện khả năng tự tổ chức cuộc họp.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Toán
Tiết 25 Bài: TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ
TUẦN 5
I – MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Vận dụng được để giải bài toán có lời văn.
 HS làm bài cẩn thận, lời giải ngắn gọn, chính xác.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
12 cái kẹo.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Kiểm tra bài cũ: 
Chấm vở bài tập tổ 1.
học sinh lên bảng làm bài 2,3/Vở BT/24.
Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hướng dẫn học sinh tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Giáo viên nêu bài toán.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Làm thế nào để tìm của 12 cái kẹo?
Giáo viên vẽ sơ đồ minh hoạ
 ? kẹo
 12 kẹo
Muốn tìm của 12 cái kẹo ta làm thế nào?
Vậy muốn tìm của 12 cái kẹo thì làm như thế nào?
Thực hành
 Bài 1:
Gọi 2 học sinh đọc đề bài
Nêu cách làm.
Cho lớp làm vào bảng con. 
2 học sinh lên bảng làm bài.
Cho lớp nhận xét.
Bài 2: 
Gọi 2 học sinh đọc đề bài
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn tìm số vải đã bán ta làm thế nào?
Nêu cách làm.
Cho lớp làm vào vở. 
2 học sinh lên bảng làm bài.
Cho lớp nhận xét.
Học sinh đọc lại bài toán.
Chị có 12 cái kẹo, chị cho em 1/3 số kẹo đó.
Hỏi chị cho em mấy cái kẹo?
Lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần là 1/3 số kẹo cần tìm.
Muốn tìm của 12 cái kẹo ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau. Mỗi phần bằng nhau đó là số kẹo.
Học sinh tự nêu bài giải của bài toán.
-Lấy 12 cái kẹo chia thành 4 phần bằng nhau: 12:4=3 (cái kẹo). Mỗi phần bằng nhau đó (3 cái kẹo) là của số kẹo.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Học sinh đọc đề bài
Nêu cách làm.
Lớp làm vào bảng con. 
Học sinh lên bảng làm bài.
Lớp nhận xét.
 của 8kg là 4 kg 
 của 24 l là 6 l
 của 35 m là 7m 
 của 54 phút là 9 phút.
Bài 2: 
Học sinh đọc đề bài 
Nêu dữ kiện bài toán
Muốn tìm số vải đã bán ta làm phép tính chia.
Lớp làm vào vở
2 học sinh lên bảng làm bài
Lớp nhận xét - Sửa bài.
Tóm tắt
40 m vải
 ? m vải
Giải
Số mét vải cửa hàng bán là:
40 : 5 = 8 (m)
Đáp số: 8 m vải
3. Củng cố: 
Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào? 
Ta lấy số đó chia cho số phần.
4. Dặn dò: Về xem lại bài - Sửa bài - làm bài tập trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Tự nhiên xã hội
Tiết 10 Bài: HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
TUẦN 5
I – MỤC TIÊU 
Sau bài học, học sinh biết:
Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
Giải thích tại sao hàng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước.
Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình.
Khuyến khích học sinh đạt ở mức cao hơn.
Chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu.
Giáo dục học sinh hằng ngày mỗi người đều cần uống nước để cơ quan bài tiết nước tiểu hoạt động tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK/22/23.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 3 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi.
Kể tên một số bệnh tim mạch mà em biết ?- Bệnh thấp tim, bệnh huyết áp cao, bệnh xơ vữa động mạch, bệnh nhồi máu cơ tim.
Ở lứa tuổi nào thường hay bị bệnh thấp tim? - Bệnh thấp tim thường mắc ở lứa tuổi học sinh.
Nêu cách phòng bệnh thấp tim? - Để phòng bệnh thấp tim cần: Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân tốt, rèn luyện thân thể hàng ngày để không bị viêm họng, viêm a-mi-đan, viêm khớp cấp.
Giáo viên nhận xét - đánh giá.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo cặp
Bước 2: Làm việc cả lớp
Giáo viên cho học sinh lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
Kết luận: 
Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận , 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
Hoạt động 2: Thảo luận.
Bước 1: Làm việc cá nhân
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Cho học sinh làm việc theo nhóm.
Giáo viên đi đến các nhóm gợi ý hướng dẫn.
Bước 3: Thảo luận cả lớp
Cùng một nội dung có thể có những cách đặt câu hỏi khác nhau.
Tuyên dương nhóm nghĩ và trả lời được nhiều câu hỏi.
Kết luận: 
Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu.
Ống dẫn nuớc tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái.
Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu.
Ống đái có chức năng dẫn nước tiểu đi từ bóng đái ra ngoài.
Học sinh làm việc theo cặp.
Quan sát hình 1 /22 SGK và chỉ đâu là thận, đâu là ống dẫn nước tiểu,
Học sinh lên chỉ trên bảng
Học sinh lắng nghe.
Học sinh tự quan sát hình và đọc các câu hỏi và trả lời của các bạn trong hình 2 trang 23/SGK.
Thảo luận nhóm. Cặp đôi.
Tập đặt câu hỏi và trả lời.
Nước tiểu được tạo thành ở đâu?
Trong nước tiểu có chất gì?
Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào?
Trước khi thải ra ngoài nước tiểu đuợc chứa ở đâu?
Nước tiểu được thải ra ngoài bằng đường nào?
Mỗi người, mỗi ngày thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?
Học sinh ở mỗi nhóm xung phong đứng lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn ở nhóm khác trả lời.
Ai trả lời đúng sẽ được đặt câu hỏi tiếp và chỉ định bạn khác trả lời.
Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi không còn nghĩ ra thêm được câu hỏi khác.
 Học sinh lắng nghe.
3. Củng cố: Giáo viên cho học sinh lên bảng chỉ vào sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu và nói tóm tắt lại hoạt động của cơ quan này.
4. Dặn dò: Về xem lại bài. Làm bài tập trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Luyện tập tiếng việt: 
Ôn Chính tả (nghe viết)
Tiết 5 Bài : NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
TUẦN 5
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Củng cố bài chính tả: Người lính dũng cảm
Rèn kĩ năng viết chính tả.
Nghe - viết chính xác một đoạn trong bài Người lính dũng cảm.
Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: n/l
Làm đúng (BT2 a)
2. Ôn bảng chữ cái.
Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3) (học thêm tên những chữ do hai chữ cái ghép lại: ng, ngh, nh, ph)
Thuộc lòng tên 9 chữ trong bảng.
HS có ý thức rèn luyện chữ viết và cách trình bày viết .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng quay viết 2 lần nội dung bài tập 2a
Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở bài tập 3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Kiểm tra bài cũ: 
học sinh lên viết bảng lớp - Lớp viết bảng con: loay hoay, gió xoáy, hàng rào, giáo dục.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hướng dẫn học sinh nghe viết
Hướng dẫn chuẩn bị.
Đoạn văn này kể chuyện gì?
Đoạn văn có mấy câu?
Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa?
Lời của các nhân vật được đánh dấu bằng những dấu gì?
Giáo viên đọc cho học sinh viết từ khó.
Nhắc nhở tư thế trước khi viết.
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
Đọc cho học sinh soát lỗi.
Chấm, chữa bài.
Giáo viên chấm 5 bài-Nhận xét.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2a:
Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 3:
Giáo viên nhận xét chốt lại chữ và tên chữ đúng.
1 học sinh đọc đoạn viết-Lớp đọc thầm.
Lớp học tan, chú lính nhỏ rủ viên tướng ra ngoài vườn sửa hàng rào. Viên tướng không nghe. Chú nói “nhưng như vậy là hèn” và quả quyết bước về phía vườn trường. Các bạn cũng bước theo.
6 câu.
Chữ đầu câu và tên riêng.
Lời các nnhân vật viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
Học sinh viết bảng con: quả quyết, vườn trường, viên tướng, sững lại, khoát tay.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh soát lỗi-Sửa lỗi.
Bài tập 2a:
Học sinh đọc đề bài-Nêu yêu cầu của đề.
Học sinh làm bài vào vở. 2 học sinh lên bảng làm bài.
Lớp nhận xét –Sửa bài.
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
Bài 3:
Học sinh đọc đề bài. nêu yêu cầu của bài.
9 học sinh lên tiếp nối nhau điền đủ 9 chữ và tên chữ.
Lớp nhận xét sửa bài.
STT
 Chữ
Tên chữ
1
n
en nờ
2
ng
en-nờ-giê
3
ngh
en-nờ-giê hát(en - giê hát).
4
nh
en–nờ-hát(en hát).
5
o
o
6
ô
ô
7
ơ
ơ
8
p
pê
9
ph
pê - hát
Học sinh đọc thuộc lòng 9 chữ cái vừa học
 2 học sinh đọc lại thứ tự 28 chữ cái đã học.
3. Củng cố: : Học sinh đọc thuộc lòng 9 chữ cái vừa học
2 học sinh đọc lại thứ tự 28 chữ cái đã học.
4. Dặn dò: Về học thuộc 28 chữ cái đã học.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5 THU 4,5,6.doc