MÔN: Toán TIẾT: 16
BÀI: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (có nhớ )
A/ Mục tiêu : - Học sinh biết: - Đặt tính rồi tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ.
- Củng cố về giải toán và tìm số bị chia chưa biết.
-Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
B/ Đồ dùng dạy học:: Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ
TUẦN 5 Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011 MÔN: Toán TIẾT: 16 BÀI: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (có nhớ ) A/ Mục tiêu : - Học sinh biết: - Đặt tính rồi tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ. - Củng cố về giải toán và tìm số bị chia chưa biết. -Vận dụng giải bài toán có một phép nhân. B/ Đồ dùng dạy học:: Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ C/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Gọi hai học sinh lên bảng sửa bài tập số 2 và bài tập số 3tiết trước. - Nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: + Hướng dẫn thực hiện phép nhân - Giáo viên ghi bảng: 26 x 3 =? - Yêu cầu học sinh tìm kết quả của phép nhân. - Yêu cầu một học sinh lên bảng đặt tính. - Hướng dẫn tính có nhớ như SGK. 26 * 3 nhân 6 bằng 18, viết 8, nhớ 1. x 3 * 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 là 7, viết 7. 78 Vậy 26 x 3 = 78 - Mời vài học sinh nêu lại cách nhân. + Hướng dẫn như trên với phép nhân: 54 x 6 = ?. c) Luyện tập: Bài 1: -Gọi học sinh nêu bài tập. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Gọi 4 em lên tính mỗi em một phép tính vừa tính vừa nêu cách tính như bài học. - Yêu cầu lớp đổi chéo vở và tự chữa bài - Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2 - Gọi học sinh đọc bài toán. - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - Gọi một học sinh lên bảng giải. - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. Bài 3 - Gọi học sinh đọc bài. - Yêu cầu 2HS lên bảng, cả lớp làm bài trên bảng con. - Nhận xét sửa chữa từng phép tính. d) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập. 2HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét. - Học sinh 1 : Lên bảng làm bài tập 2a - Học sinh 2: Làm bài 3 *Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - Cả lớp tự tìm kết quả phép nhân vào nháp. - 1HS thực hiện đặt tính bằng cách dựa vào kiến thức đã học ở bài trước. - Lớp lắng nghe để nắm được cách thực hiện phép nhân. - Hai em nêu lại cách thực hiện phép nhân. - HS thực hiện như VD1. - Một em nêu đề bài. - Cả lớp thực hiện làm vào bảng con. - 3 em lên thực hiện mỗi em một cột 47 25 18 x2 x3 x4. 94 75 72 Lớp nhận xét bài bạn. - 2 em đọc bài toán. - Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở. - 1HS lên bảng giải, lớp theo dõi nhận xét. Giải : Độ dài hai cuộn vải là : 35 x 2 = 70 (m) Đ/S:70 m - 1HS đọc yêu cầu bài (Tìm x) - 2HS lên bảng, cả lớp lấy bảng con ra làm bài a/ x : 6 = 12 b/ x : 4 = 23 x = 12 x 6 x = 23 x 4 x = 72 x = 96 - Vài học sinh nhắc lại nội dung bài - Về nhà học và làm bài tập còn lại. MÔN: TIẾNG VIỆT (TĐ - KC) TIẾT: 13 - 14 BÀI: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM I/ Mục tiêu: - Luyện đọc đúng các từ : loạt đạn, lỗ hổng, buồn bã - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi vad sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. - Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa (HS: Khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện. KNS: -Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân, Ra quyết định , Đảm nhận trách nhiệm II/ Phương pháp – phương tiện PP: -Trải nghiệm, Trình bày ý kiến cá nhân, Thảo luận nhóm PT: Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa. III/ Tiến trình dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 em lên bảng đọc bài "ông ngoại" - Nêu nội dung bài đọc ? - Giáo viên nhận xét ghi điểm 2.Bài mới: a) Khám phá : - Giới thiệu chủ điểm và bài đọc ghi tựa bài lên bảng. b) Kết nối: b1/ Luyện đọc trơn * Đọc mẫu toàn bài. - Giới thiệu về nội dung bức tranh. * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu trước lớp - Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng câu, GV sửa sai cho các em. - Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp, nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp. - Giúp HS hiểu nghĩa các từ: thủ lĩnh, nứa tép... -Yêu cầu học sinh đặt câu với từ thủ lĩnh, quả quyết. -Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm - Yêu cầu các nhóm đọc DDT 4 đoạn của truyện. -Gọi một học sinh đọc lại cả câu truyện. B2/ Luyện đọc hiểu : - Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1 của - Yêu cầu đọc thầm và trả lời nội dung bài + Các bạn nhỏ trong chuyện chơi trò chơi gì? Ở đâu ? * Yêu cầu đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi: - Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hỏng dưới chân hàng rào? + Việc leo rào của các bạn khác gây hậu quả gì ? - Yêu cầu học sinh đọc to đoạn 3 + Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp? + Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi? * Yêu cầu đọc thầm đoạn 4 và trả lời : + Phản ứng của chú lính như thế nào? khi nghe lệnh " Về thôi" của viên tướng ? + Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ ? + Ai là người lính dũng cảm trong chuyện này ? Vì sao ? + Các em có khi nào dũng cảm nhận và sửa lỗi như bạn nhỏ trong chuyện không? c/ Thực hành : c1/ Luyện đọc lại - Đọc mẫu đoạn 4 trong bài. Treo bảng phụ đã viết sẵn hướng dẫn H đọc đúng câu khó trong đoạn. - Cho HS thi đọc đoạn văn. - Yêu cầu HS chia nhóm, mỗi nhóm 4 em tự phân vai để đọc lại truyện. - Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. C2/ Kể chuyện: Giáo viên nêu nhiệm vụ - Dựa vào trí nhớ và các tranh minh họa trong SGK để kể lại câu chuyện bằng lời kể của em. - Hướng dẫn học sinh kể theo tranh - Cứ mỗi lượt kể là 4 em tiếp nối kể lại 4 đoạn trong chuyện - Gọi học sinh xung phong kể lại 4 đoạn của câu chuyện. - Theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể còn lúng túng - Cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất, ghi điểm. d/ áp dụng: - Qua câu chuyện em hiểu được điều gì qua hành động của người lính trẻ ? - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học bài xem trước "Mùa thu của em" - 3 em lên bảng đọc bài, mỗi em đọc một đoạn. - Một học sinh đọc cả bài và nêu nội dung bài đọc. - Lắng nghe GV giới thiệu bài. - Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu - Lớp quan sát và khai thác tranh. - Đọc nối tiếp từng câu, luyện phát âm đúng các từ: loạt đạn, buốn bã... - Tự đặt câu với mỗi từ. - Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp, giải nghĩa từ: Thủ lĩnh, quả quyết (SGK). - Luyện đọc theo nhóm. - Nối tiếp nhau đọc ĐT4 đoạn trong bài. - Một học sinh đọc lại cả câu truyện. - Một em đọc đoạn 1 của câu chuyện - Cả lớp đọc thầm đoạn 1 của bài một lượt + Chơi trò đánh trận giả trong vườn trường * Đọc thầm đoạn đoạn 2 của bài + Chú lính sợ làm đổ hàng rào của vườn trường + Hàng rào đổ tướng sĩ đè lên hoa mười giờ. - Một học sinh đọc to đoạn 3. + Thầy mong học sinh dũng cảm nhận khuyết điểm. - Có thể trả lời theo ý của mình. - Lớp đọc thầm đoạn 4 và trả lời : + Chú nói: Như vậy là hèn, rồi quả quyết bước về phía vườn trường. + Mọi người sững nhìn chú rồi bước theo như bước theo một người chỉ huy dũng cảm + Chú lính đã chui qua lỗ hổng dưới hàng rào lại là người dũng cảm.Vì đã dám nhận và sửa lỗi. - Trả lời theo suy nghĩ của bản thân. - Lắng nghe giáo viên đọc mẫu và H/dẫn. - Lần lượt 4 - 5 em thi đọc đoạn 4 - Các nhóm tự phân vai (Người dẫn chuyện, người lính nhỏ, thủ lĩnh và thầy giáo) - 2 nhóm thi đọc lại truyện theo vai. - Bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay. - Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học. - Quan sát lần lượt 4 tranh, dựa vào gợi ý của 4 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện không nhìn sách. - 4 em kể nối tiếp theo 4 đoạn của câu chuyện. - 2 em xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện. - Lớp theo dõi bình bạn kể hay nhất. - Người dũng cảm là người dám nhận lỗi và sửa lỗi. - Về nhà tập kể lại nhiều lần. - Học bài và xem trước bài mới. Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011 MÔN: Đạo đức TIẾT: 5 BÀI: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết1) A / Mục tiêu: Kể được một số việc mà các em tụ làm lấy. - Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. - Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường. KNS: -Kĩ năng tư duy phê phán: (biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình.). -Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình. -Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân B /Phương pháp – Phương tiện : PP: -Thảo luận nhóm, Đóng vai, xử lí tình huống. PT: - Tranh minh họa tình huống (Hoạt động 1 tiết 1), phiếu hoạt động nhóm dành cho hoạt động 2 (tiết 2). C/ Hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Khám phá Giới thiệu bài 2/ Kết nối * Hoạt động 1 : Xử lí tình huống - Yêu cầu cả lớp xử lí các tình huống dưới đây : - Lần lượt nêu ra từng tình huống của BT1 ở VBT yêu cầu học sinh giải quyết. - Yêu cầu cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý : - Nếu là Đại em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao ? - Gọi hai học sinh nêu cách giải quyết - Em có đồng tình với cách ứng xử của bạn vừa trình bày không ? Vì sao? -Theo em có còn cách giải quyết nào khác tốt hơn không ? * KL: Mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình. * Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm - Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS thảo luận nội dung của BT2 - VBT. - Mời lần lượt đại diện từng nhóm trình bày ý kiến trước lớp. * Kết luận: Cần điền các từ: a/ cố gắng - bản thân - dựa dẫm. b/ tiến bộ - làm phiền. 3/ Thực hành / Luyện tập ª Hoạt động 3 :Xử lí tình huống - Lần lượt nêu ra từng tình huống ở BT3 (VBT) và yêu cầu học sinh suy nghĩ cách giải quyết. - Gọi 1 số HS nêu cách giải quyết của mình, lớp nhận xét bổ sung. * GV kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình. 4/ Vận dụng: - Tự làm lấy những công việc của mình ở nhà, ở lớp. - Sưu tầm những mẫu chuyện tấm gương về tự làm lấy việc của mình - Nhận xét đánh giá tiết học - Học sinh theo dõi giáo viên và tiến hành trao đổi để giải đáp tình huống do giáo viên đặt ra - Hai em nêu cách giải quyết của mình - Học sinh theo dõi nhận xét bổ sung. - Lần lượt từng em nêu ý kiến của mình. - Các nhóm thảo luận theo tình huống - Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. - Lớp trao đổi nhận xét và bổ sung nếu có. - 2HS đọc lại ND câu a và b sau khi đã điền đủ. - Lắng nghe GV nêu tìng huống. - Lần lượt từng HS đứng nêu lên ý kiến về cách giải quyết của bản thân. - Các em khác nhận xét đánh giá và bổ sung ý ... xét, bổ sung. (Các từ được so sánh với nhau: a. cháu - ông ; ông - buổi trời chiều... b. trăng - đèn c. những ngôi sao - mẹ đã thức vì con...) - Hai em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 2, cả lớp đọc thầm. - Học sinh tự làm bài. - 3 em lên bảng lên bảng thi làm bài - Lớp theo dõi nhận xét bổ sung. - Cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúnglg (a. hơn - là - là ; b. hơn; c. chẳng bằng - là) - Một em đọc yêu cầu đề bài - Cả lớp đọc thầm bài tập 3 - Lớp thực hiện làm vào giấy nháp - 1 em lên bảng thực hiện làm BT3 lớp n/xét. (quả dừa-đàn lợn; tàu dừa-chiếc lược) - 1 em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 4 trong sách giáo khoa - Cả lớp đọc thầm bài tập. - Học sinh thực hành làm bài tập - Cả lớp làm bài vào vở. - 2 học sinh lên bảng lên bảng sửa bài - Lớp theo dõi nhận xét. - Hai học sinh nhắc lại các kiểu so sánh - Về nhà học thuộc bài và xem lại các BT đã làm, ghi nhớ. MÔN: TIẾNG VIỆT (Chính tả ) TIẾT: 10 BÀI: MÙA THU CỦA EM A/ Mục tiêu - Chép và trình bày đúng bài chính tả -Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó ( oam) và en / eng. - Rèn các em viết đúng đẹp, biết giữ vở sạch. B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép bài thơ “ Mùa thu của em “ Bảng lớp viết nội dung bài tập 2. C/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Mời 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ học sinh thường hay viết sai. - Gọi học sinh đọc 28 chữ và tên chữ đã học. - Nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn nghe viết : * Hướng dẫn chuẩn bị : - Đọc mẫu bài lần 1 bài thơ trên bảng. - Yêu cầu hai học sinh đọc lại - Cả lớp đọc thầm để nắm nội dung đoạn văn và trả lời câu hỏi : + Bài thơ viết theo thể thơ nào ? + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? + Các chữ đầu câu viết như thế nào ? -Yêu cầu học sinh lấy bảng con và viết các tiếng khó. - Giáo viên nhận xét đánh giá. * Yêu cầu HS nhìn sách chép bài vào vở. - Theo dõi uốn nắn cho học sinh. * Thu vở học sinh chấm điểm và nhận xét. c/ Hướng dẫn làm bài tập *Bài 2 : -Nêu yêu cầu của bài tập. - Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập 2 lên. - Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài - Giúp học sinh hiểu yêu cầu - Yêu cầu 1 học làm bài trên bảng. - Cả lớp cùng thực hiện vào vở - Giáo viên cùng cả lớp nhận xét và chốt ý đúng. *Bài 3b: -Yêu cầu học sinh làm bài tập 3b - Yêu cầu thực hiện vào vở. - Gọi vài em nêu kết quả. - Lớp cùng giáo viên nhận xét chốt ý đúng. d) Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học tuyên dương nhắc nhở Dặn về nhà viết lại các tiếng từ viết sai chính tả - 3 em lên bảng viết các từ : bông sen, cái xẻng, chen chúc, đèn sáng. - Học sinh đọc thuộc lòng thứ tự 28 chữ cái đã học. - Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài - Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài. - 2 học sinh đọc lại bài. - Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài - Học sinh nêu về hình thức bài : + Thể thơ 4 chữ. + Tên bài được viết ở giũa trang vở. + Viết các chữ đầu dòng, tên riêng. + Ta phải viết hoa chữ cái đầu. - Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con. - Cả lớp chép bài vào vở. - Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm. - Lớp tiến hành luyện tập. - Một em làm mẫu trên bảng - Tìm vần thích hợp để điền vào chỗ trống - Cả lớp thực hiện vào vở - Một em làm bài trên bảng. - Vần cần tìm là: a/, Sóng vỗ oàm oạp. b/ Mèo ngoạm miếng thịt. - Lớp thực hiện bài 3 a - Cả lớp làm vào vở. - Hai học sinh nêu kết quả - Các từ cần điền ở bài 3b: Kèn – kẻng – chén. HS viết lại tiếng từ sai - chuẩn bị bài mới MÔN: Toán TIẾT 19 BÀI: LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu : - Củng cố việc thực hiện phép nhân, chia trong phạm vi 6. - Nhận biết của một hình chữ nhật trong một số trường hợp đơn giản. - Vận dụng trong giải toán có lời văn. B/ Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng học toán. C/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng làm BT3 tiết trước - Gọi hai học sinh đọc bảng chia 6 - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài. - Yêu cầu tự nêu kết quả tính nhẩm. - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá - Gọi HS nêu miệng kết qua, lớp nhận xét bổ sung. Bài 2 :-Yêu cầu học sinh nêu đề bài -Yêu cầu lớp thực hiện tính nhẩm - Gọi ba em nêu miệng kết quả nhẩm, mỗi em một cột. - Gọi học sinh khác nhận xét - Nhận xét bài làm của học sinh Bài 3 - Gọi học sinh đọc đề bài. - Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở - Gọi một học sinh lên bảng giải. - Chấm vở 1 số em nhận xét chữa bài. Bài 4 Cho HS quan sát hình vẽ và trả lời miệng câu hỏi: + Đã tô màu vào 1/6 hình nào? - GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung. c) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học, tuyên dương. - Dặn HS về nhà xem lại các BT đã làm. - 1 học sinh lên bảng làm bài. - 3 học sinh đọc bảng chia 6. - Lớp theo dõi nhận xét. *Lớp theo dõi giới thiệu bài - Một HS nêu đề bài. -Cả lớp thực hiện làm vào vở. 6 x 6 = 36 6 x 9 = 54 18 : 6 = 3 36 : 6 = 6 54 : 6 = 9 6 x 3 = 18 ............................. - Một học sinh nêu yêu cầu bài - Cả lớp cùng thực hiện nhẩm tính ra kết quả - 3HS nêu miệng mỗi em nêu một cột. 16 : 4 = 4 18 : 3 = 6 24 : 6 = 4 16 : 2 = 8 18 : 6 = 3 24 : 4 = 6 12 ; 6 = 2 15 : 5 = 3 35 : 5 = 7 Học sinh theo dõi nhận xét bạn trả lời. - Một em đọc đề bài sách giáo khoa. - Cả lớp làm vào vào vở bài tập. - Một học sinh lên bảng giải bài, lớp nhận xét chữa bài. Giải : Số mét vải may mỗi bộ là : 18 : 6 = 3(m) Đ/S: 3 m - Cả lớp tự làm bài. - 3 em nêu miệng kết quả, lớp nhận xét. (Đã tô màu 1/6 vào hình 2 và 3) -Về nhà học bài và xem lại các bài tập đã làm. Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2011 MÔN: Toán TIẾT: 20 BÀI: TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ A/ Mục tiêu : Học sinh biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Vận dụng để giải các bài toán có lời văn. B/ Đồ dùng dạy học: 12 cái kẹo, 12 que tính C/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Gọi hai học sinh lên bảng làm lại bài tập số 2 và bài tập số 3 tiết trước. - Chấm vở tổ 3. - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Hướng dẫn học sinh tìm một trong các phần bằng nhau của một số - Giáo viên nêu bài toán như sách giáo khoa - Yêu cầu học sinh nêu lại yêu cầu bài tập. + Làm thể nào để tìm của 12 cái kẹo ? - Giáo viên vẽ sơ đồ để minh hoạ. - Yêu cầu 1HS lên thực hiện chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau. Sau đó 1 HS khác lên bảng giải. + Giáo viên hỏi thêm : Muốn tìm của 12 cái kẹo ta làm như thế nào ? * Thực hành: Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập. - Gọi một em làm mẫu một bài trên bảng. - Yêu cầu học sinh tự tính kết quả. - Gọi 3 em lên tính mỗi em một phép tính. - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2 : - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài -Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện. - Gọi 1HS lên bảng làm bài. +Giáo viên chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. c) Củng cố - Dặn dò: + Muốn tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số ta làm thế nào? - Dặn về nhà học và làm bài tập. Hai học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi. - Học sinh 1 : Lên bảng làm bài tập 2 - Học sinh 2: Làm bài 3 *Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - HS quan sát sơ đồ minh họa và nêu : + Ta lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau,mỗi phần chính là số kẹo cần tìm. - 1HS lên chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, cả lớp cùng quan sát. - 1 em lên bảng trình bày bài giải, lớp nhận xét bổ sung. Giải Chị cho em số kẹo là: 12 : 3 = 4(cái) Đ/S: 4 cái kẹo + Ta chia 12 cái kẹo thành 4 phần bằng nhau mỗi phần chính là số kẹo cần tìm. - Một em nêu đề bài. - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - 3 học sinh lên bảng thực hiện mỗi em một cột (tìm 1 phần bằng nhau của 8, 35, 24, 54) - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài cho bạn. - Một học sinh đọc bài toán. - Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở - 1 học sinh lên bảng thực hiện, lớp theo dõi nhận xét chữa bài vào vở (nêu sai). Giải : Số mét vải xanh cửa hàng bán là : 40 : 5 = 8 ( m ) Đ/S: 8 m -Vài học sinh nhắc cách tìm... -Về nhà học bài vàĩem lại các BT đã làm. MÔN: TIẾNG VIỆT (Tập làm văn) TIẾT: 5 BÀI: TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP I/ Mục tiêu : - Học sinh biết tổ chức một cuộc họp tổ. - Bước đầu biết xác định rõ được nội dung cuộc họp và tập tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học. KNS: -Giao tiếp, Làm chủ bản thân II/ Phương pháp – Phương tiện PP: -Thảo luận nhóm, Trình bày 1 phút PT: Bảng lớp ghi: Gợi ý về nội dung cuộc họp, trình tự 5 bước của cuộc họp (viết theo bài tập 3) C/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hai học sinh lên làm bài tập 1và 2 - Yêu cầu 1 em kể lại câu chuyện ”Dại gì mà đổi” 2.Bài mới: a/ Khám phá : - Nêu yêu cầu tiết học và ghi tựa bài b) Kết nối : * Gọi 1 học sinh đọc bài tập (nêu yêu cầu và đọc câu hỏi gợi ý ) - Giúp học sinh nắm được yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm theo. + Qua bài Cho em biết để tổ chức tốt một cuộc họp em cần chú ý điều gì ? - Yêu cầu một học sinh nhắc lại trình tự của một cuộc họp. * Yêu cầu từng tổ làm việc. * Các tổ thi tổ chức cuộc họp. - Giáo viên lắng nghe và nhận xét bình chọn tổ có cuộc họp hiệu quả nhất. c) Áp dụng: - Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung các bước của một cuộc họp - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. - Hai em lên bảng sửa bài tập 1và 2 - 1 em kể chuyện: Dại gì mà đổi - Lắng nghe để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này. - Hai học sinh đọc lại đề bài tập làm văn. - Đọc thầm câu hỏi gợi ý. + Phải xác định nội dung họp bàn về việc gì. Phải nắm được trình tự tổ chức cuộc họp - Hai học sinh nhắc lại trình tự (Nêu mục đích cuộc họp; Nêu tình hình của lớp...) - Các tổ bàn bạc để xác định nội dung cuộc họp. - Lần lượt từng tổ thi tổ chức cuộc họp, cả lớp theo dõi bình chọntor họp có hiệu quả nhất. - Hai học sinh nhắc lại nội dung bài học và nêu lại ghi nhớ về Tập làm văn. - Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Tài liệu đính kèm: