Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Trường Tiểu học Hoàng Diệu

Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Trường Tiểu học Hoàng Diệu

ĐẠO ĐỨC

Tiết 5: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH

A. Mục tiêu:

- Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.

- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.

- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.

- (Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày).

B. Chuẩn bị:

- Nội dung tiểu phẩm “Chuyện của Lâm”.

- Phiếu ghi 4 tình huống.

C. Hoạt động dạy học:

 

doc 39 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1156Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Trường Tiểu học Hoàng Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
NGÀY
MÔN
TIẾT
BÀI
Thứ 2
13.09
Chào cờ
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Kể chuyện
5
21
9
5
Tự làm lấy việc của mình
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
Người lính dũng cảm
Người lính dũng cảm
Thứ 3
14.09
Thể dục
Chính tả
Toán
TNXH 
Thủ công
9
22
9
5
Nghe – viết: Người lính dũng cảm
Luyện tập
Phòng bệnh tim mạch
Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng
Thứ 4
15.09
Tập đọc
Toán
LTVC
Mĩ thuật
10
23
5
Cuộc họp của chữ viết
Bảng chia 6
So sánh
Thứ 5
16.09
Thể dục
Toán
Tập viết
TNXH
24
5
10
Luyện tập
Ôn chữ hoa C (tiếp theo)
Hoạt động bài tiết nước tiểu
Thứ 6
17.09
Tập làm văn
Toán
Chính tả
Hát
HĐTT
5
25
10
Tập tổ chức cuộc họp
Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Tập – chép: Mùa thu của em
Thứ hai ngày 13 tháng 09 năm 2010
Chào cờ
ĐẠO ĐỨC
Tiết 5: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH
Mục tiêu:
Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.
Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
(Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày).
Chuẩn bị:
Nội dung tiểu phẩm “Chuyện của Lâm”.
Phiếu ghi 4 tình huống.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng.
- 3 HS lên trả bài.
- Nhận xét, biểu dương.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay chúng ta học bài: Tự làm lấy việc của mình.
b) Hoạt động 1: Xử lí tình huống
- Phát cho 4 nhóm các tình huống (3 phút)
- 4 nhóm tiến hành thảo luận.
+ Đến phiên Hoàng trực nhật lớp. Hoàng biết em rất thích quyển truyện mới nên nói sẽ hứa cho em mượn nếu em chịu trực nhật thay Hoàng. Em sẽ làm gì trong hoàn cảnh đó?
+ Bố giao cho Nam rửa chén, giao cho chị Nga quét dọn. Nam rủ chị Nga làm cùng để đỡ công việc bớt cho mình. Nếu là chị Nga, bạn có giúp Nam không?
+ Bố đang bận việc nhưng Tuấn cứ nằn nì bố giúp mình giải toán. Nếu là bố Tuấn, bạn sẽ làm gì?
+ Hùng và Mạnh là đôi bạn thân với nhau. Trong giờ kiểm tra, thấy Hùng không làm được bài, sợ Hùng về bị bố mẹ đánh, Mạnh cho Hùng xem chung bài kiểm tra. Việc làm của Mạnh như thế đúng hay sai?
+ Mặc dù rất thích nhưng em sẽ từ chối lời đề nghị đó của Hoàng. Hoàng làm thế không nên, sẽ tạo lại sự ỷ lại trong lao động. Hoàng nên tiếp tục làm trực nhật cho đúng phiên của mình.
+ Nếu là chị Nga, em sẽ không giúp Nam. Làm như thế, em sẽ làm cho Nam lười thêm, có tính ỷ lại, quen dựa dẫm vào người khác.
+ Nếu là bài toán dễ, yêu cầu Tuấn tự làm một mình để củng cố kiến thức. Nếu là bài toán khó thì yêu cầu Tuấn suy nghĩ trước, sau đó mới đồng ý hướng dẫn, giảng giải cho Tuấn.
+ Mạnh làm như thế là sai, là hại bạn. Dù Hùng có đạt điểm cao thì điểm đó không phải thực chất là của Hùng. Hùng sẽ không cố gắng học và làm bài nữa.
- Đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết tình huống của nhóm mình.
+ Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
+ HS trả lời.
+ Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em điều gì?
+ HS trả lời.
* Kết luận:
+ Tự làm lấy việc của mình là luôn cố gắng để làm lấy các công việc của bản thân mà không phải nhờ và hay trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
+ Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp bản thân mỗi chúng ta tiến bộ, không làm phiền người khác.
c) Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân.
- Yêu cầu HS viết ra giấy những công việc mà bản thân các em đã tự làm ở nhà, ở trường,(2 phút)
- Mỗi HS chuẩn bị trước 1 mẫu giấy nhỏ để ghi.
- Khen ngợi – nhắc nhở.
- 4, 5 HS phát biểu, đọc những công việc mà mình đã tự làm trước lớp.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS luôn phải biết tự làm việc của mình để giúp đỡ những người xung quanh và chính bản thân mình; chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
TOÁN
Tiết 21: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ 
CÓ MỘT CHỮ SỐ (có nhớ)
Mục tiêu:
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
Chuẩn bị:
- Phấn màu, bảng phụ.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bảng nhân 6.
- 2 HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 6.
- 6 x 2 = ?, 6 x 8 = ?.
- 6 x 2 = 12, 6 x 8 = 48.
- Thầy giáo cho bài.
- Nhận xét – chữa bài và cho điểm.
- 2 HS làm bài trên bảng.
X x 4 = 32
 X = 32 : 4
 X = 8
X : 8 = 4
 X = 4 x 8
 X = 32
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Trong giờ học toán này, các em sẽ cùng học về phép nhân số có hai số với số có một chữ số (có nhớ).
- Thầy giáo ghi tựa bài.
b) Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có hai số với số có một chữ số (có nhớ):
­ Phép nhân: 26 x 3
- Viết lên bảng: 26 x 3 = ?
- Đọc phép tính nhân.
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- 1 HS lên bảng đặt tính, lớp đặt ra giấy nháp.
+ Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đầu?
+ Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị sau đó mới tính đến hàng chục.
- Yêu cầu lớp suy nghĩ để thực hiện phép tính.
- 1HS đứng tại chỗ nêu cách tính của mình à thầy viết bảng.
 26 
X 3
 78
+ 6 x 3 = 18 viết 8 nhớ 1.
+ 3 x 2 = 6 thêm 1 bằng 7, viết 7.
+ Vậy 26 nhân 3 bằng 78.
- Thầy nhắc lại cách thực hiện.
- HS nghe.
­ Phép nhân: 54 x 6.
- HS tiến hành tương tự như phần a.
 54
 X 6
 324
+ 6 x 4 = 24, viết 4 nhớ 2.
+ 6 x 5 = 30, thêm 2 bằng 32 viết 32.
+ Em có nhận xét 2 tích của 2 phép nhân vừa thực hiện.
+ Kết quả của phép nhân 26 x 3 = 78 (vì kết quả của số chục nhỏ hơn 10 nên tích có 2 chữ số).
+ Phép nhân 54 x 6 = 324. (Khi nhân với số chục có kết quả lớn hơn 10. Nên tích có 3 chữ số).
- Đây là 2 phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang chục.
4. Luyện tập – thực hành:
a) Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu từng HS lên bảng trình bày lại cách tính của mình.
- Cho điểm.
 47
X 2
 94
 25
X 3
 75
 18
X 4
 72
 28
X 6
168
36
X 4
144
99
X 3
 297
b) Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc đề
+ Có tất cả mấy tấm vải?
+ Có 2 tấm vải.
+ Mỗi tấm dài bao nhiêu mét?
+ Mỗi tấm dài 35m.
+ Muốn biết cả hai tấm dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào?
+ Ta tính tích 35 x 2.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS giải.
- Nhận xét – cho điểm.
Tóm tắt.
1 tấm: 35 m.
2 tấm: ? m.
Bài giải.
Cả hai tấm vải dài số mét là:
35 x 2 = 70 (m)
Đáp số: 70 m.
c) Bài 3:
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, cho điểm.
X : 6 = 12
 X = 12 x 6
 X = 72
X : 4 = 23
 X = 23 x 4
 X = 92
- Vì sao tìm X trong phép tính này em lại làm tính nhân?
- Vì X là số bị chia nên muốn tìm X ta lấy thương nhân với số chia.
- Nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà xem lại bài, luyện tập thêm; chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
TẬP ĐỌC
Tiết 9: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. (Trả lời được các CH trong SGK) 
Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên trả bài.
- Nhận xét – cho điểm.
- 2 HS đọc lại bài Ông ngoại và trả lời câu hỏi.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
+ Theo em, người như thế nào là người dũng cảm?
+ 2, 3 HS trả lời.
- Bài học Chú lính dũng cảm của giờ tập đọc sẽ cho các em biết điều đó.
b) Luyện đọc:
­Đọc mẫu:
- Thầy giáo đọc mẫu toàn bài.
- HS theo dõi
­Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.
- HS đọc từng đoạn.
+ Cho HS xem một đoạn nứa tép.
+ Quan sát thanh nứa tép.
+ Vẽ lên bảng hàng rào hình ô quả trám và giới thiêu từ ô quả trám.
+ Quan sát hình minh hoạ để hiểu nghĩa của từ.
- Hoa mười giờ là loài hoa nhỏ, thường nở vào khoảng mười giờ trưa. Hoa có nhiều màu như đỏ, hồng, vàng.
+ Em hiểu từ nghiêm giọng trong câu “thầy giáo nghiêm giọng hỏi.” như thế nào?
+ Nghĩa là thầy giáo hỏi bằng giọng nghiêm khắc.
+ Thế nào là quả quyết? Em hãy đặt câu với từ này.
+ Quả quyết nghĩa là dứt khoát, không do dự.
+ Cậu bé quả quyết rằng cậu đã gặp tôi ở đâu đó.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
c) Tìm hiểu bài:
- Gọi 1 HS đọc lại cả bài.
- 1 HS đọc.
+ Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì? Ở đâu?
+ Các bạn nhỏ chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.
- Đánh trận giả là trò chơi quen thuộc với trẻ em. Trong trò chơi, các bạn cũng có phân cấp tướng, chỉ huy, línhnhư trong quân đội và cấp dưới phải phục tùng cấp trên.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- Đọc thầm.
+ Viên tướng hạ lệnh gì khi không tiêu diệt được máy bay địch?
+ Viên tướng hạ lệnh trèo qua hàng rào vào vườn để bắt sống nó.
+ Khi đó, chú lính nhỏ đã làm gì?
+ Chú lính nhỏ quyết định không leo lên hàng rào như lệnh của viên tướng mà chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào.
+ Vì sao chú lính nhỏ lại quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào?
+ Vì chú sợ làm hỏng hàng ra ... Thận, Chứa trong, Ống đái.
+ Cơ quan bài tiết có tác dụng gì?
+ Cơ quan bài tiết có tác dụng lọc máu, làm cho máu sạch, thải chất độc hại trong cơ thể ra ngoài, giúp cơ thể khoẻ mạnh.
+ Nếu thận bị hỏng sẽ gây ra tác hại gì?
+ Nếu thận bị hỏng, chất độc hại trong máu không được lọc ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà học thuộc nội dung bạn cần biết; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
Thứ sáu ngày 17 tháng 09 năm 2010
CHÍNH TẢ (Tập chép)
Tiết 10: MÙA THU CỦA EM
Mục tiêu:
- Chép và trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oam (BT2).
Làm đúng BT (3) a/ b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
Chuẩn bị:
Bảng chép sẵn bài thơ.
Bảng phụ chép bài tập 2 (3 lần).
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài, cho điểm.
- 3 HS viết trên bảng lớp: bông sen, cái xẻng, chen chúc, đèn sáng, lơ đãng, đỏ nắng...
- Gọi HS thuộc lòng 27 chữ cái đã học.
- 3 HS đọc bảng chữ cái.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Giờ chính tả hôm nay các em sẽ chép bài thơ Mùa thu của em và tìm các tiếng có vần oam, có âm đầu l / n hoặc en / eng.
b) Hướng dẫn viết chính tả: 
­ Trao đổi về nội dung bài thơ:
- Thầy đọc bài thơ 1 lần.
- HS nghe, 2 HS đọc lại bài.
+ Mùa thu thường gắn với những gì?
+ Mùa thu gắn với hoa cúc, cốm mới, rằm Trung thu và các HS sinh sắp đến trường.
­ Hướng dẫn cách trình bày:
+ Bài thơ viết theo thể thơ nào?
+ Bài thơ viết theo thể thơ 4 chữ.
+ Bài thơ có mấy khổ?
+ Bài thơ có 4 khổ.
+ Mỗi khổ có mấy dòng thơ?
+ Mỗi khổ có 4 dòng thơ.
+ Trong bài thơ những chữ nào phải viết hoa?
+ Những chữ đầu câu phải viết hoa.
+ Tên bài và chữ đầu câu viết như thế nào cho đẹp?
+ Tên bài viết giữa trang vở, chữ đầu câu lùi vào 2 ô.
­ Hướng dẫn viết từ khó:
- HS nêu các từ khó:nghìn, mở, mùi hương, ngôi trường, thân quen, lá sen,...
- 3 HS lên bảng viết.
­ Viết chính tả:
­ Soát lỗi:
­ Chấm bài:
- Thu chấm 10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
­ Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, sửa lổi.
* Đáp án:
+ Sóng vỗ oàm oạp.
+ Mèo ngoạm miếng thịt.
+ Đừng nhai nhồm nhoàm.
­ Bài 3:
* a) Gọi HS đọc yêu cầu phần a).
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
+ Giữ chặt trong lòng bàn tay.
+ Là từ nắm.
+ Rất nhiều.
+ Là từ lắm.
+ Gạo dẻo để thổi xôi, làm bánh.
+ Là gạo nếp.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- HS làm bài vào vở.
* b) Tiến hành tương tự phần a).
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
TOÁN
 Tiết 25: TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN 
BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ
Mục tiêu:
- Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Vận dụng được để giải bài toán có lời văn.
Chuẩn bị:
- Tranh vẽ 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS lên bảng.
- Nhận xét – chữa bài và cho điểm.
- Gọi vài HS nêu số điền vào ô trống.
Số bị chia
24
48
36
54
12
30
Số chia
6
6
6
6
6
6
Thương
4
8
6
9
2
5
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Trong giờ học toán này, các em sẽ học tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Thầy giáo ghi tựa bài.
b) Hướng dẫn tìm một trong các phần bằng nhau của một số:
- Nêu bài toán: Chị có 12 cái kẹo, chị cho em số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy cái kẹo?
- Đọc lại đề toán.
+ Chị có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
+ Chị có tất cả 12 cái kẹo.
+ Muốn lấy được 1/3 của 12 cái kẹo ta làm như thế nào?
+ Ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, sau đó lấy đi 1 phần.
+ 12 cái kẹo, chia thành 3 phần băng nhau thì mỗi phần được mấy cái kẹo?
+ Mỗi phần được 4 cái kẹo
+ Em đã làm như thế nào để tìm được 4 cái kẹo?
+ Thực hiện phép chia 12 : 3 = 4.
- 4 cái kẹo chính là của 12 cái kẹo.
+ Vậy muốn tìm của 12 cái kẹo ta làm như thế nào?
+ Ta lấy 12 chia cho 3. Thương tìm được trong phép chia này chính là của 12 cái kẹo.
- Yêu cầu hãy trình bày lời giải của bài toán này.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
Bài giải.
Chị cho em số kẹo là.
12 : 3 = 4 (cái kẹo)
Đáp số: 4 cái kẹo.
+ Nếu chị cho em số kẹo thì em được mấy cái kẹo? Hãy đọc phép tính tìm số kẹo mà chị cho em trong trường hợp này.
+ Nếu chị cho em số kẹo thì em nhận được số kẹo là 12 : 2 = 6 (cái kẹo).
+ Nếu chị cho em số kẹo thì em được mấy cái kẹo? Giải thích bằng phép tính.
+ Nếu chị cho em số kẹo thì em nhận được là 12 : 4 = 3 (cái kẹo).
+ Vậy muốn tìm một phần mấy của một số ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm một phần mấy của một số ta lấy số đó chia cho số phần.
- Vài HS nhắc lại kết luận.
4. Luyện tập – thực hành:
a) Bài 1:
+ Nêu yêu cầu bài toán?
+ Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- 4 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
+ của 8 Kg kẹo là 4 Kg.
+ của 35 m là 7 m.
+ của 24 l là 6 l.
+ của 54 phút là 9 phút.
- Yêu cầu HS giải thích về các số cần điền bằng phép tính.
- HS lần lượt 4 em giải thích.
- VD: của 8 Kg là 4 Kg vì 8 : 2 = 4.
- Nhận xét, ghi điểm.
b) Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- 2 HS đọc.
+ Cửa hàng có tất cả bao nhiêu mét vải?
+ Cửa hàng có 40 mét vải.
+ Đã bán được bao nhiêu phần số vải đó?
+ Đã bán được 1/5 số vải đó.
+ Bài toán hỏi gì?
+ Số mét vải mà cửa hàng đã bán được.
+ Muốn biết cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vài ta làm như thế nào?
+ Ta tìm của 40 met vải.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS giải, lớp làm vào vở.
- Nhận xét, ghi điểm.
Tóm tắt.?
40 m
Bài giải.
Số mét vải cửa hàng đã bán được là.
40 : 5 = 8 (cm)
Đáp số: 8 cm.
5. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà luyện tập thêm về tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
TẬP LÀM VĂN
Tiết 5: TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
Mục tiêu:
Bước đầu biết xác định nội dung cuộc họp và tập tổ chức cuộc họp theo gợi ý cho trước. (SGK).
(HS khá, giỏi biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự).
Chuẩn bị:
Bảng lớp viết sẵn các gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp.
Bảng phụ viết sẵn trình tự diễn biến của cuộc họp như ở bài tập đọc Cuộc họp của chữ viết.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS lên bảng kể lại chuyện Dại gì mà đổi.
- 2 HS kể
- Trả bài viết điện báo của giờ tập làm văn tuần 4.
- Nhận xét – tuyên dương
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Trong tiết làm văn này sẽ tập cho các em biết cách tổ chức cuộc họp.
b) Hướng dẫn cách tiến hành cuộc họp:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của giờ tập làm văn.
- 1 HS đọc.
+ Nội dung của cuộc họp tổ là gì?
+ HS nêu các nội dung mà SGK gợi ý hoặc nội dung do các em thấy đó là vấn đề cần giải quyết trong tổ (VD: Giúp một bạn học kém; Đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ; Tiến hành làm công trình măng non của tổ;)
- Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường.
- HS nêu đã giới thiệu ở giờ tập đọc Cuộc họp của chữ viết.
+ Ai là người nêu mục đích cuộc họp, tình hình của tổ?
+ Người chủ toạ cuộc họp (có thể là tổ trưởng hoặc HS làm chủ toạ để các em có cơ hội tập dượt).
+ Ai là người nêu nguyên nhân của tình hình đó?
+ Tổ trưởng nêu, sau đó các thành viên trong tổ đóng góp ý kiến.
+ Làm thế nào để tìm cách giải quyết vấn đề trên?
+ Cả tổ bàn bạc, thảo luận, thống nhất cách giải quyết, tổ trưởng tổng hợp ý kiến của các bạn.
+ Giao việc cho mọi người bằng cách nào?
+ Cả tổ bàn bạc để phân công sau đó tổ trưởng chốt lại ý kiến của cả tổ.
- Thầy giáo thống nhất lại những điều cần chú ý khi tiến hành cuộc họp.
c) Tiến hành họp tổ:
- Giao cho mỗi tổ một trong các nội dung mà SGK đã gợi ý, yêu cầu các tổ tiến hành họp tổ.
- Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn.
- Theo dõi và giúp đỡ HS từng tổ.
d) Thi tổ chức cuộc họp:
- 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp của từng tồ
- Kết luận và tuyên bố có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả.
4. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại trình tự diễn biến của cuộc họp.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP
I – SƠ KẾT TUẦN:
 + Nhận xét tuần qua: Học sinh đi học đúng giờ, chuyên cần .Trong giờ học tham gia phát biểu xây dựng bài tốt như em:
+ Tham gia đầy đủ các công tác đội.
 + Thực hiện tốt hồi trống vì môi trường xanh sạch đẹp.
 + Truy bài đầu giờ tốt.
II – NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI: 
1. Ưu điểm:
+ Lớp trật tự trong giờ học 
+ Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ:
+ Ghi chép bài và làm bài đầy đủ.
+ Tham gia tích cực mọi hoạt động của trường, của lớp 
2. Tồn tại:
+ Vẫn còn vài em chưa nghiêm túc trong giờ học như em: 
+ Còn nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học như em:
+ Chưa tự giác vệ sinh sân trường như em:
III – BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
- Thường xuyên nhắc nhở, những em vi phạm viết kiểm điểm 
- Lớp phó lao động kĩ luật phân công các tổ tham gia lao động.
IV – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN ĐẾN:
Phân công trực cầu thang 
Nhắc nhở HS tham gia học bồi dưỡng đều 
Kiểm tra sách vở của em:
Kiểm tra vệ sinh cá nhân: móng tay, áo quần Cả lớp.
V – BÀI HÁT:
Hát các bài hát của đội 
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 5.doc