Tập đọc – Kể chuyện.
(Tiết 13 + 14) Bài : NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I. MỤC TIÊU:
* TĐ : - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa : Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm (TL được các CH trong SGK ).
* KC: - Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa
* GD: HS ý thức giữ gìn và bảo vệ cây và hoa trong vườn trường, bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh trường học.
II / ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: -Tranh minh họa ở SGK. Bảng lớp chép đoạn 4.
III/ LÊN LỚP :
Thứ hai, ngày 16 tháng 9 năm 2013 Mĩ Thuật. Tiết 5 Bài : TẬP NẶN TẠO DÁNG .NẶN QUẢ (GV BỘ MÔN) ********************** Tập đọc – Kể chuyện. (Tiết 13 + 14) Bài : NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM I. MỤC TIÊU: * TĐ : - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu ý nghĩa : Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm (TL được các CH trong SGK ). * KC: - Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa * GD: HS ý thức giữ gìn và bảo vệ cây và hoa trong vườn trường, bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh trường học. II / ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: -Tranh minh họa ở SGK. Bảng lớp chép đoạn 4. III/ LÊN LỚP : TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Ổn định tổ chức : (1') 2/ Kiểm tra bài cũ : (5') - Gọi 2 HS đọc bài : “Ông ngoại” và trả lời câu hỏi : H:Thành phố sắp vào thu đẹp như thế nào ? H: Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là thầy giáo đầu tiên ? - GV nhận xét, ghi điểm cho từng em. 3/ Bài mới : (32') a/ Giới thiệu và ghi đề bài : (1') b/ Luyện đọc : (21') - GV đọc mẫu toàn bài và HD cách đọc. - Y/c HS đọc nối tiếp từng câu. - Luyện đọc từ khó - HS đọc nối tiếp lại từng câu - Gọi 4 HS khá đọc nối tiếp 4 đoạn. - GVHDHS đọc từng lời nhân vật (Lời viên tướng, lời chú lính nhỏ ). - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - Gọi 1 HS đọc chú giải để hiểu nghĩa từ (Nứa tép...quả quyết). - Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm thi đọc trước lớp - Gọi 1 HSđọc lại toàn bài c/ Tìm hiểu bài : (10 ') - Cả lớp đọc thầm đoạn 1. H1: Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì ? Ở đâu ? - Cho cả lớp đọc thầm đoạn 2. H2: Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào ? H3: Việc leo trèo của các bạn khác đã gây hậu quả gì ? GV: Việc làm của các bạn đã làm giập những cây hoa mười giờ trong vườn trường làm cho vườn trường xấu đi. *Liên hệ: Ở lớp ta những bạn nào đã chui qua hàng rào của trường ? - Chúng ta phải làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây hoa trong vườn trường ? - 1 HS đọc đoạn 3. H4: Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp ? H: Vì sao chú lính nhỏ “run lên” khi nghe thầy giáo hỏi ? - 1 HS đọc đoạn 4. H: Phản ứng của chú lính thế nào khi nghe lệnh “Về thôi” của viên tướng ? H: Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ ? H5: Ai là người lính dũng cảm trong truyện này ? Vì sao ? H: Các em có khi nào dám nhận lỗi và sửa lỗi như bạn nhỏ trong truyện không? - Gọi HS đọc lại cả bài H: Nêu ý nghĩa câu chuyện - GV nhận xét chốt lại ý nghĩa lên bảng - Gọi HS nhắc lại nội dung câu chuyện TIẾT 2 4/ Luyện đọc lại : (15') - GV đọc mẫu đoạn 4. - Cho HS đọc bài trong nhóm đôi - Gọi đại diện 2 nhóm thi đọc đoạn 4 - GV và HS nhận xét. 5/ Kể chuyện: (25') Þ Dựa vào trí nhớ và các tranh minh họa các em kể lại từng đoạn của câu chuyện. Gợi ý : H: Viên tướng ra lệnh thế nào ? Chú lính nhỏ có thái độ ra sao ? H: Cả tốp vượt rào bằng cách nào ? Chú lính nhỏ vượt rào bằng cách nào ? Kết quả ra sao ? H: Thầy giáo nói gì với học sinh ? Thầy mong điều gì ở các bạn ? H: Viên tướng ra lệnh thế nào ? Chú lính nhỏ phản ứng ra sao ? Câu chuyện kết thúc thế nào ? - Cho HS luyện kể trong nhóm - Gọi HS lần lượt kể từng đoạn. - Cả lớp nhận xét, đánh giá. 5/ Củng cố – dặn dò: (2') - Gọi HS nhắc lại ND bài H: Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì ? - Gv liên hệ GDBVMT. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài: Cuộc họp của chữ viết . - GV nhận xét tiết học . - Hát. - 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Người lính dũng cảm - HS theo dõi SGK. - Lần lượt từng em đọc bài. - HS đọc: luống hoa, túa ra, khoát tay.. - HS đọc lại lần hai - 4 HS đọc bài - HS đọc theo hướng dẫn của GV. - 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 . - 1 HS đọc chú giải SGK/39. - HS đọc bài theo nhóm 4 em. - 2 nhóm đọc thi trước lớp đoạn 1. - 1 HS đọc lại toàn bài - HS đọc thầm đoạn 1. -. . . các bạn chơi trò đánh trận giả trong vườn trường. - HS đọc thầm đoạn 2. -. . . chú lính sợ làm đổ hàng rào của vườn trường. -. . . hàng rào đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ. - HS lắng nghe - HS liên hệ thực tế trả lời. - Chúng ta phải tưới nước, xới cỏ và bón phân cho cây.Không hái hoa, bẻ cành và leo trèo hàng rào. - 1 HS đọc đoạn 3. -. . . thầy mong HS dũng cảm nhận khuyết điểm. -. . . vì chú sợ hãi. . . . vì chú đang suy nghĩ căng thẳng. . . . vì chú quyết định nhận lỗi. - 1 HS đọc đoạn 4. -. . . chú nói : “Nhưng như vậy là hèn” rồi quả quyết bước về phía vườn trường. -. . . mọi người sững nhìn chú, rồi bước nhanh theo chú như bước theo một người chỉ huy dũng cảm. -. . . chú lính chui qua lỗ hổng dưới chân rào lại - là người lính dũng cảm vì dám nhận lỗi và sửa lỗi. - 1 HS đọc bài -. . .HS tự nêu. * Nội dung: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. - HS đọc CN-ĐT - HS theo dõi ở SGK. - HS đọc bài trong nhóm - 2 HS thi đọc đoạn 4. - HS theo dõi. - . . . viên tướng hạ lệnh “ Vượt rào và bắt sống nó !” - . . . cả tốp leo rào để vào, chú lính nhỏ chui ra lổ hổng dưới chân hàng rào. . .hàng rào đổ xuống - . . . thầy mong các em nhận lỗi và sửa lỗi. - . . . viên tướng hạ lệnh : “ Về thôi”, chú lính nhỏ quyết định nhận sửa rào, cả tốp đi theo. - HS kể trong nhóm - HS lần lượt kể chuyện. - 1 HS nhắc lại ND bài - . . . người mắc lỗi dám nhận lỗi và sửa lỗi mới là người dũng cảm. - HS lắng nghe và thực hiện. ********************************** Toán. Tiết 21 Bài : NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (có nhớ ) I. MỤC TIÊU: - Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ ). - Vận dụng giải bài toán có một phép nhân. - Làm BT1 (cột1,2,4); BT2; BT3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: bảng con, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Ổn định tổ chức: (1') 2/ Kiểm tra bài cũ : (5') - Kiểm tra vở bài tập của HS - GV nhận xét, đánh giá. 2/ Bài mới : (32') a/ Giới thiệu và ghi đề bài (1') b/ Hình thành kiến thức : (7') * GV ghi phép tính : 26 x 3 = ? H: Muốn thực hiện phép tính trên ta làm thế nào ? - GV ghi bảng : 78 - Gọi 1 HS nêu kết quả của lượt nhân đầu tiên. « khi nhân kết quả vượt quá 10 thì ta viết chữ số hàng đơn vị và nhớ 1 chục sang hàng kế tiếp. Sau đó nhân đến lượt tiếp theo rồi cộng phần nhớ vào kết quả. - GV vừa nói vừa thực hiện. - Gọi vài HS nhắc lại. * GV ghi : 54 x 6 = ? Ta đặt tính : 324 - Gọi HS nhân miệng, GV ghi kết quả vào phép tính. - Gọi vài HS nhắc lại. - Y/c HS so sánh 2 phép tính trên ? c/ Luyện tập : (24') - Bài 1: Gọi HS nêu y/c BT1 - Gọi 3 HS làm phép tính ở bảng lớp. Các HS khác làm vào bảng con. - GV và HS nhận xét - Y/c HS ghi vào vở. - - Bài 2: Gọi HS đọc đề toán 2 - Lớp đọc thầm bài toán. - Phân tích đề - Gọi một học sinh lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở. Gv theo dõi giúp Hs yếu làm bài, chấm một số bài. - Gọi vài em đọc kết quả. - Bài 3: Gọi HS nêu y/c BT3 - Gọi 2 HS làm ở bảng, các HS khác làm ở vở. GV theo dõi, giúp HS yếu làm bài. - GV nhận xét, đánh giá. 4/ Củng cố – dặn dò: (2') - Về làm bài tập ở VBT (tr27); CB bài sau. - GV nhận xét tiết học. - HS trình vở cho GV kiểm tra. - Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ) - Hs theo dõi. -. . . ta đặt tính rồi tính. 78 -. . . 3 nhân 6 bằng 18. - HS theo dõi, ghi nhớ. -. . . 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1; 3 nhân 2 bằng 6. thêm 1 bằng 7, viết 7. 324 -. . . 6 nhân 4 bằng 24, viết 4 nhớ 2; 6 nhân 5 bằng 30, nhớ 2 bằng 32, viết 32. - HS nhắc lại. - HS nêu Bài 1 : Tính : - HS làm ở bảng lớp Bài 2 : Giải toán có lời văn : Tóm tắt : 1 cuộn : 35 m 2 cuộn : ..... m ? Giải : Số mét vải của 2 cuộn là : 35 x 2 = 70 (m) Đáp số : 70 m vải. Bài 3 : Tìm x : a/ x : 6 = 12 b/ x : 4 = 23 x = 12 x 6 x = 23 x 4 x = 72 x = 92 - HS lắng nghe và thực hiện. Thứ ba, ngày 17 tháng 9 năm 2013 THỂ DỤC (GVBM) ************* ĐẠO ĐỨC. Tiết 5 Bài 3 : TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH ( tiết1) I/ MỤC TIÊU: - Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy được . - Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. Biết tự làm lấy việc của mình ở nhà, ở trường. - HS: hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hàng ngày. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở bài tập đạo đức. Tranh minh họa tình huống 1 (hoạt động 1) III/ LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định lớp : (1') 2. Kiểm tra bài cũ : (3') Gọi 2 HS kiểm tra : H: Thế nào là giữ lời hứa ? H: Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đối xử thế nào ? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: (32') a/ Giới thiệu và ghi đề bài b/ Hoạt động 1 : Xử lí tình huống (10') - GV nêu tình huống : Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy An đưa bài giải sẵn cho bạn chép. H: Nếu là Đại em sẽ làm gì khi đó? Vì sao? Đại tự làm bài mà không nên chép bài của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại. O KL: Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình, mỗi người phải tự làm lấy việc của mình. ▪ Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (10') - Bài 2: Gọi HS đọc y/c BT2 - GV giao phiếu học tập cho các nhóm. - Yêu cầu các nhóm thảo luận. - Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm khác bổ sung ý kiến. - GV chốt ý đúng. ▪ Hoạt động 3: Xử lí tình huống. (12') - GV nêu tình huống trong bài 3 - Khi Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi: “Hái hoa dân chủ” tuần tới của lớp thì Dũng đến chơi. Dũng bảo Việt : “Tớ khéo tay, cậu để tớ làm cho. Còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ” H: Nếu em là Việt em có đồng ý với Dũng không ? Vì sao ? Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình. - Gọi HS đọc bài học trong sách giáo khoa 4/ Củng cố – Dặn dò : (3') - Gọi HS nhắc lại ND bài H: Ở trường (nhà) em đã tự làm lấy những việc gì? - Ở nhà, ở trường các em phải tự làm lấy việc của mình. - Sưu tầm chuyện, tấm gương tốt về chủ đề này. - GV nhận xét tiết học . -Hát - 2 HS trả lời câu hỏi. - Tự làm lấy việc của mình. - HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trả lời -. . . em sẽ không chép mà tự làm bài ; em nhờ An hướng dẫn cho hiểu và tự làm lại bài . - HS nghe Bài 2: Điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống: a) Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của b ... 4 phút là 9 , vì 54 : 6= 9 (phút). Bài 2 : Giải toán có lời văn : - cửa hàng có 40 m vải xanh, đã bán được số vải đó. - . . . hỏi cửa hàng đó đã bán mấy mét vải xanh - . . . lấy 40 : 5 = 8 (m) Bài giải : Số mét vải xanh bán được là : 40 : 5 = 8 (m) Đáp số : 8 m vải xanh. - HS trả lời - HS lắng nghe và thực hiện. ********************* ÂM NHẠC: GIÁO VIÊN BỘ MÔN *********************** Tiết 5: TẬP LÀM VĂN TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP I. MỤC TIÊU: Biết xác định nội dung cuộc họp. Biết tổ chức cuộc họp theo gợi ý cho trước (SGK). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng lớp viết sẵn các gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp như SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng kể lại chuyện Dại gì mà đổi. - GV nhận xét 3. Dạy – học bài mới 3.1. Giới thiệu bài-Ghi tên bài: - GV nêu mục tiêu của giờ học. 3.2. Hướng dẫn cách tiến hành cuộc họp - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của giờ tập làm văn - Hỏi: Nội dung của cuộc họp tổ là gì? - Ai là người nêu mục đích cuộc họp, tình hình của tổ? - Giao việc cho mọi người bằng cách nào ? - GV thống nhất lại những điều cần chú ý khi tiến hành cuộc họp. 3.3. Tiến hành họp tổ - Giao cho mỗi tổ một trong các nội dung mà SGK đẫ gợi ý, yêu cầu các tổ tiến hành cuộc họp. - Theo dõi và giúp đỡ HS từng tổ. 3.4. Thi tổ chức cuộc họp - 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp, GV là giám khảo. - Kết luận và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả. 4. Củng cố: - Yêu cầu HS nêu lại trình tự diễn biến của cuộc họp. - Nhận xét tiết học 5. Dặn dò : - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - Hát - 2 HS kể. - Nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm. - HS nêu các nội dung mà SGK gợi ý hoặc nội dung do các em thấy đó là vấn đề cần giải quyết trong tổ (VD: Giúp một bạn học kém; Đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ; Tiến hành làm công trình măng non của tổ;) - Người chủ toạ cuộc họp (có thể là tổ trưởng hoặc HS làm chủ toạ để các em có cơ hội tập dượt) - Cả tổ bàn bạc để phân công, sau đó tổ trưởng chốt lại ý kiến của cả tổ. - Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn. - Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp của từng tổ. - HS nghe. * VD về các cuộc họp theo gợi ý của SGK: Diễn biến cuộc họp: Giúp đỡ nhau học tập Nêu mục đích cuộc họp Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về việc giúp đỡ bạn ........ . Nêu tình hình Bạn ......... là HS còn yếu về môn toán, thường xuyên tính toán sai. Nguyên nhân Bạn ......... không thuộc các bảng nhân, bảng chia đã học, đặt tính sai khi làm các phép tính cộng, trừ các số có 3 chữ số. Cách giải quyết Bạn ........ phải học lại các bảng nhân, bảng chia đã học. Khi làm tính cộng, trừ các số có 3 chữ số trở lên phải kiểm tra kĩ xem đặt tính đã đúng chưa, các số đã thẳng hàng, cột chưa? Giao việc cho mọi người Bạn ......., bạn ......, bạn ..... sẽ thay phiên nhau kiểm tra bài của bạn ......, giảng lại những phần bạn ...... chưa hiểu. Nếu không giảng được thì báo ngay với thầy giáo để thầy giáo giúp đỡ. Diễn biến cuộc họp: Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng 20 – 11 Nêu mục đích cuộc họp Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp bàn về việc chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Nêu tình hình Theo yêu cầu của lớp thì tổ ta phải đóng góp 3 tiết mục văn nghệ, tới nay chưa có bạn nào đăng kí tiết mục. Nguyên nhân Tổ ta mới nhận được yêu cầu của lớp và chưa bàn bạc được sẽ tham gia với lớp những tiết mục nào. Vì vậy, đề nghị các bạn suy nghĩ, thảo luận để thống nhất về các tiết mục sẽ tham gia trong lễ kỉ niệm Ngày Nhà giáo của lớp. Cách giải quyết Tổ sẽ góp 3 tiết mục: - Đơn ca: Cô giáo như mẹ hiền. - Múa: Chúng em là những em bé ngoan. - Tốp ca: Những bông hoa, những lời ca. Giao việc cho mọi người - 1 Bạn chuẩn bị tiết mục đơn ca. - Cả tổ tập tiết mục múa. - Các bạn nữ tập tiết mục tốp ca. - Tổ bắt đầu tập từ ngày mai, trong giờ sinh hoạt tập thể, giờ ra chơi. Diễn biến cuộc họp: Trang trí lớp học Nêu mục đích cuộc họp Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về việc trang trí lớp học. Nêu tình hình Theo yêu cầu của lớp thì tổ ta phải trang trí bức tường phía dưới của lớp, đối diện với bảng lớp nhưng hiện nay vẫn chưa có bạn nào đề xuất về cách trang trí. Nguyên nhân Tổ ta mới nhận được yêu cầu của thầy và lớp nên chưa bàn bạc được sẽ trang trí như thế nào. Cách giải quyết Tổ sẽ tiến hành trang trí như sau: - Lau chùi sạch bức tường mà tổ ta phải trang trí. - Cùng cả lớp quét sạch mạng nhện và các vết bẩn trên tường. - Làm 2 lọ hoa giấy trang trí tường. Giao việc cho mọi người - Bạn ..., bạn ..., bạn ... tiến hành lau chùi lại các tranh trang trí cũ, của lớp. - Bạn ..., bạn ..., bạn .... quét sạch mạng nhện và vết bẩn trên tường cùng các bạn tổ khác. - Các bạn nữ làm 2 lọ hoa giấy trên tường. - Lau tường và các tranh trang trí cũ, quét sạch tường làm vào ngày tổng vệ sinh trang trí lớp học của cả lớp. Các bạn nữ làm hoa vào giờ sinh hoạt tập thể. Diễn biến cuộc họp: Giữ vệ sinh chung Nêu mục đích cuộc họp Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về việc giữ vệ sinh trong lớp học. Nêu tình hình Lớp thường có rác bẩn sau giờ nghỉ giải lao giữa buổi học. Nguyên nhân Một số bạn ăn quà xong vứt vỏ bánh, kẹo bừa bãi trong lớp . Vào những ngày mưa, các bạn mang dép vào lớp nên rất bẩn. Cách giải quyết - Thực hiện tốt lịch trực nhật của tổ. - Nhắc nhở các bạn hay vứt rác bừa bãi thực hiện vứt rác đúng quy định. Khi trời mưa, đến lớp trước khi vào lớp phải bỏ dép ở ngoài. Giao việc cho mọi người - Bạn ...., bạn ...... theo dõi lịch trực nhật của tổ và nhắc nhở các bạn thực hiện đúng lịch này. - Bạn ...., bạn ...... theo dõi việc thực hiện vứt rác đúng nơi quy định của tất cả các thành viên trong tổ. - Phối hợp với thầy giáo và các tổ khác để giữ vệ sinh chung. ************************************ Tự nhiên – Xã hội. Tiết 10 Bài : HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I / MỤC TIÊU : - Nêu được tên và chỉ đúng các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình . - HS khá, giỏi: Chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu. * GDBVMT : Biết giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. HS biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe . II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa như SGK. Hình cơ quan bài tiết nước tiểu SGK. III / LÊN LỚP : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Kiểm tra bài cũ : ? Nêu nguyên nhân gây thấp tim. ? Nêu cách đề phòng bệnh thấp tim. - GV nhận xét, đánh giá. 2/ Bài mới : a/ Giới thiệu và ghi đề bài : b/ Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận. - Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 trang 22, chỉ ra đâu là thận, đâu là ống dẫn nước tiểu. - Gọi đại diện vài nhóm chỉ các bộ phận của cơ quan bài tiết ở hình trên bảng. ÄKL : Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm có 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. ▪ Hoạt động 2 : Thảo luận. - Yêu cầu HS quan sát hình trang 23. - Yêu cầu các nhóm thảo luận. H: Nước tiểu được tạo thành ở đâu ? H: Trong nước tiểu có chất gì ? H: Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào H: Trước khi thải ra ngoài, nước tiểu được chứa ở đâu ? H: Nước tiểu được thải ra ngoài bằng đường nào ? H: Mỗi ngày, mỗi người thải ra bao nhiêu lít nước tiểu ? - Gọi đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung ý kiến. OKL : Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu. Ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái. Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu. Ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài. - Gọi vài HS chỉ vào hình, nêu tên các bộ phận và chức năng của chúng. 3/ Củng cố – dặn dò : -Y/c HS nhắc lại nội dung bài - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài : Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu . - GV nhận xét tiết học . - 2 HS trả lời câu hỏi. - Hoạt động bài tiết nước tiểu. - . . . các nhóm quan sát hình, thảo luận nhóm và chỉ ra các cơ quan . . . - HS quan sát hình SGK trang 23 - Các nhóm thảo luận. - Thận lọc máu lấy ra chất thải tạo thành nước tiểu. - . . . có các chất độc hại từ máu . - . . . bằng hai ống dẫn nước tiểu. - . . . chứa ở bóng đái. - . . . thải qua ống đái. - . . . một lít rưỡi nước tiểu. - Lần lượt các đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS lắng nghe - 1 HS nhắc lại ND bài . - HS lắng nghe và thực hiện. SINH HOẠT LỚP TUẦN 5 I. MỤC TIÊU: - Kịp thời động viên, khuyến khích HS tích cực học tập và tham gia các hoạt động của nhà trường - Nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt nội quy trường, lớp và có biện pháp giáo dục phù hợp. - HS nắm được kế hoạch tuần 6. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: HS sinh hoạt văn nghệ 2. Hoạt động 2: Đánh giá hoạt động tuần 5: Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần vừa qua. Các tổ viên nghe và bổ sung ý kiến, nêu những đề xuất của cá nhân. Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của lớp. Cả lớp bầu những bạn được tuyên dương trong tuần. GV nhận xét chung và giải quyết các thắc mắc của HS. GV nhận xét về nề nếp, chuyên cần, thể dục, học tập, việc bao bọc sách vở và chuẩn bị đồ dùng học tập, vệ sinh cá nhân và ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp. GV nhắc những em nam tóc dài phải cắt ngắn, các bạn nữ tóc buộc gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ khi đến lớp. Nhắc nhở HS thực hiện tốt an toàn giao thông khi đến trường và khi ra về. Tuyên dương những HS thực hiện tốt nội quy trường lớp và học tập tiến bộ, chăm chỉ (Hương, Lệ, Nhi, Thương, Yên) Nhắc nhở: (Chuyên, Thăm, Khuê, Trọng, Thông, Hồng...) chưa tích cực trong học tập, còn nói chuyện trong giờ học, về chưa chịu khó học bài và làm bài. 3. Kế hoạch tuần 6: - Thực hiện dạy và học nội dung chương trình tuần 6. - Thường xuyên kiểm tra đôn đốc HS học tập và thực hiện tốt nội quy trường lớp. - Đi học đúng giờ, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Tích cực tham gia các hoạt động trong giờ học, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, giúp đỡ bạn trong học tập để cùng tiến bộ. - Ăn mặc sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung. - Thực hiện an toàn giao thông khi đi học. O Thi đua tháng “Chào mừng kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam”: 20/10. * GV nhắc nhở HS thực hiện tốt kế hoạch trên.
Tài liệu đính kèm: