Giáo án lớp 3 Tuần 5 - Trường Tiểu học Thị trấn thứ Ba

Giáo án lớp 3 Tuần 5 - Trường Tiểu học Thị trấn thứ Ba

Tiết 2-3: Tập đọc – Kể chuyện

Tiết 33- 34 NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I.MỤC TIÊU

a.Tập đọc

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.

 b.Kể chuyện

- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa

- (HS: Khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.

 KNS:

- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân

- Ra quyết định

- Đảm nhận trách nhiệm

GDBVMT: Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.Tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần 5 - Trường Tiểu học Thị trấn thứ Ba", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 
 05
Thứ hai ngày 10 tháng 09 năm 2012
Ngày soạn: 08/09/2012
Ngày dạy: 10/09/2012
Tiết 2-3: Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 33- 34 NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I.MỤC TIÊU
a.Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.
 b.Kể chuyện 
- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa 
- (HS: Khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
 KNS:
- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân
- Ra quyết định
- Đảm nhận trách nhiệm 
GDBVMT: Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.Tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP_KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Trải ngiệm
- Trình bày ý kiến cá nhân
- Thảo luận nhóm
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY_HỌC:
GV: Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa. 
HS: sgk 
IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
Gọi 3 em lên bảng đọc bài "ông ngoại"
Nêu nội dung bài đọc ?
 Giáo viên nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới:
 a) Phần giới thiệu:
Tranh vẽ gì ? Người đi đầu trong bức tranh có hành động như thế nào ? 
Nhận xét – ghi tựa đề
 b) Luyện dọc: 
Đọc mẫu toàn bài.
Giới thiệu về nội dung bức tranh.
Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu trước lớp 
Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng câu, GV sửa sai cho các em.
Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp, nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
Giúp HS hiểu nghĩa các từ: thủ lĩnh, nứa tép...
Yêu cầu học sinh đặt câu với từ thủ lĩnh, quả quyết.
Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm 
Yêu cầu các nhóm đọc học sinh đặt câu 4 đoạn của truyện.
Gọi một học sinh đọc lại cả câu truyện. 
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. Ra quyết định
Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1 của 
Yêu cầu đọc thầm và trả lời nội dung bài 
 + Các bạn nhỏ trong chuyện chơi trò chơi gì? 
Ở đâu ?
* Yêu cầu đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi: - Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hỏng dưới chân hàng rào?
+ Việc leo rào của các bạn khác gây hậu quả gì ?
µ Theo em trong tình huống này, em có hành động như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh đọc to đoạn 3 
+ Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp? 
+ Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi?
* Yêu cầu đọc thầm đoạn 4 và trả lời :
+ Phản ứng của chú lính như thế nào? khi nghe lệnh " Về thôi" của viên tướng ?
+ Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ ?
+Ai là người lính dũng cảm trong chuyện này ? Vì sao ?
µ Các em có khi nào dũng cảm nhận và sửa lỗi như bạn nhỏ trong chuyện không?
Tích hợp: Các em cần có những việc làm để bảo vệ cảnh vật xung quanh là bảo vệ môi trường rồi. Vậy theo em, em đã có những việc làm nào để bảo vệ cảnh quang xung quanh?
Luyện đọc lại 
Đảm nhận trách nhiệm 
Đọc mẫu đoạn 4 trong bài. Treo bảng phụ đã viết sẵn hướng dẫn HS đọc đúng câu khó trong đoạn.
Cho HS thi đọc đoạn văn.
Yêu cầu HS chia nhóm, mỗi nhóm 4 em tự phân vai để đọc lại truyện.
Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
* Kể chuyện: 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ
Tự nhận thức: xác định. Đảm nhận trách nhiệm 
Dựa vào trí nhớ và các tranh minh họa trong SGK để kể lại câu chuyện bằng lời kể của em. 
Hướng dẫn học sinh kể theo tranh 
Cứ mỗi lượt kể là 4 em tiếp nối kể lại 4 đoạn trong chuyện 
Gọi học sinh xung phong kể lại 4 đoạn của câu chuyện.
Theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể còn lúng túng 
Cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất, ghi điểm.
4. Củng cố & Dặn dò : 
Qua câu chuyện em hiểu được điều gì qua hành động của người lính trẻ ?
Nhận xét đánh giá tiết học.
Dặn về nhà học bài xem trước "Mùa thu của em" 
3 em lên bảng đọc bài, mỗi em đọc một đoạn.
Một học sinh đọc cả bài và nêu nội dung bài đọc.
Lắng nghe GV giới thiệu bài.
HS trả lời câu hỏi 
Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu 
Lớp quan sát và khai thác tranh.
Đọc nối tiếp từng câu, luyện phát âm đúng các từ: loạt đạn, buốn bã...
HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp
Tự đặt câu với mỗi từ.
Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp, giải nghĩa từ: Thủ lĩnh, quả quyết (SGK).
Học sinh đặt câu
Luyện đọc theo nhóm.
Nối tiếp nhau đọc học sinh đặt câu 4 đoạn trong bài.
Một học sinh đọc lại cả câu truyện.
Trải ngiệm. Trình bày ý kiến cá nhân
Một em đọc đoạn 1 của câu chuyện 
Cả lớp đọc thầm đoạn 1 của bài một lượt 
+ Chơi trò đánh trận giả trong vườn trường 
* Đọc thầm đoạn đoạn 2 của bài 
+ Chú lính sợ làm đổ hàng rào của vườn trường 
+ Hàng rào đổ tướng sĩ đè lên hoa mười giờ.
HS tự trả lời 
- Một học sinh đọc to đoạn 3.
+ Thầy mong học sinh dũng cảm nhận khuyết điểm.
Có thể trả lời theo ý của mình.
Lớp đọc thầm đoạn 4 và trả lời :
+ Chú nói: Như vậy là hèn, rồi quả quyết bước về phía vườn trường. 
+ Mọi người sững nhìn chú rồi bước theo như bước theo một người chỉ huy dũng cảm 
+ Chú lính đã chui qua lỗ hổng dưới hàng rào lại là người dũng cảm.Vì đã dám nhận và sửa lỗi.
Trả lời theo suy nghĩ của bản thân.
- HS: Em trồng cây, chăm sóc và giữ gìn cây trong trường, lớp và ở nhà.
Thảo luận nhóm
Lắng nghe giáo viên đọc mẫu và H/dẫn.
Lần lượt 4 - 5 em thi đọc đoạn 4
Các nhóm tự phân vai (Người dẫn chuyện, người lính nhỏ, thủ lĩnh và thầy giáo)
2 nhóm thi đọc lại truyện theo vai. 
Bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay. 
Trải ngiệm
Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học.
Quan sát lần lượt 4 tranh, dựa vào gợi ý của 4 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện không nhìn sách.
4 em kể nối tiếp theo 4 đoạn của câu chuyện.
2 em xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện.
Lớp theo dõi bình bạn kể hay nhất.
Người dũng cảm là người dám nhận lỗi và sửa lỗi.
Về nhà tập kể lại nhiều lần.
 Học bài và xem trước bài mới.
* Nhận xét: ............................................................................................................................
................................................................................................................................................
* Bổ sung: ............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
* Điều chỉnh: .......................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Tiết 4: Đạo đức
Tiết 5: 
 TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết1)
 I.MỤC TIÊU
- Kể được một số việc mà các em tự làm lấy.
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường. 
 KNS:
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình 
- Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc bản thân 
II.CÁC PHƯƠNG PHÁP_KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC 
- Thảo luận nhóm 
- Đóng vai xử lí tình huống 
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY_HỌC 
GV: Tranh minh họa tình huống (Hoạt động 1 tiết 1), 
HS: Vở BT đạo đức 
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là giữ lời hứa? Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
Nhận xét – tuyên dương chung 
3. Bài mới:
 a) µ Phần giới thiệu:
Khi thầy giáo phân công cho các em trực nhật, em có việc thầy giao cho em không? 
Nhận xét – ghi tựa bài 
 Hoạt động 1 : Xử lí tình huống 
Kĩ năng tư duy phê phán
MT: Mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình.
Yêu cầu cả lớp xử lí các tình huống dưới đây :
Lần lượt nêu ra từng tình huống của BT1 ở VBT yêu cầu học sinh giải quyết.
Yêu cầu cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý :
- Nếu là Đại em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao ? 
- Gọi hai học sinh nêu cách giải quyết 
 Em có đồng tình với cách ứng xử của bạn vừa trình bày không ? Vì sao?
µ Theo em có còn cách giải quyết nào khác tốt hơn không ?
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình 
MT: Xác định đúng những từ ngữ trong bài BT 2
Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS thảo luận nội dung của BT2 - VBT. 
Mời lần lượt đại diện từng nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
* Kết luận: Cần điền các từ: 
 a/ cố gắng - bản thân - dựa dẫm.
 b/ tiến bộ - làm phiền.
 Hoạt động 3 :Xử lí tình huống 
Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc bản thân 
MT: Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường
Lần lượt nêu ra từng tình huống ở BT3 (VBT) và yêu cầu học sinh suy nghĩ cách giải quyết.
Gọi 1 số HS nêu cách giải quyết của mình, lớp nhận xét bổ sung. 
GV kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình. 
µ Qua bài học hôm nay, khi thầy cô giáo giao bài tập cho em vể nhà làm, các em sẽ làm gì?
4. Củng cố & Dặn dò 
Tự làm lấy những công việc của mình ở nhà, ở lớp. 
- Sưu tầm những mẫu chuyện tấm gương về tự làm lấy việc của mình 
- Nhận xét đánh giá tiết học 
HS trả lời 
Nhận xét câu trả lời của bạn 
HS trả lời 
Nhắc lại bải học 
Đóng vai xử lí tình huống 
Học sinh theo dõi giáo viên và tiến hành trao đổi để giải đáp tình huống do giáo viên đặt ra 
Hai em nêu cách giải quyết của mình 
Học sinh theo dõi nhận xét bổ sung.
Lần lượt từng em nêu ý kiến của mình.
Thảo luận nhóm 
Các nhóm thảo luận theo tình huống 
Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
Lớp trao đổi nhận xét và bổ sung nếu có. 
2HS đọc lại ND câu a và b sau khi đã điền đủ.
Đóng vai xử lí tình huống 
Lắng nghe GV nêu tìng huống.
Lần lượt từng HS đứng nêu lên ý kiến về cách giải quyết của bản thân.
Các em khác nhận xét đánh giá và bổ sung ý kiến của bạn, giải thích về ý kiến của mình.
- HS trả lời.
Về nhà sưu tầm các tranh ảnh, câu chuyên về các tấm gương tự làm lấy việc của mình.
Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày.
* Nhận xét: ............................................................................................................................
........................................................................... ... ập chép: MÙA THU CỦA EM 
I.MỤC TIÊU
- Chép bài và bày đúng bài chính tả 
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oam (BT2).
- làm đúng BT(3)a.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY_HỌC
-GV:Bảng phụ chép bài thơ “ Mùa thu của em “ Bảng lớp viết nội dung bài tập 2.
-HS:sgk;Vở BT TV 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
Mời 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ học sinh thường hay viết sai.
Gọi học sinh đọc 28 chữ và tên chữ đã học.
Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài
 b) Hướng dẫn nghe viết :
Höôùng daãn tìm hiểu nội dung 
Đọc mẫu bài lần 1 bài thơ trên bảng. 
Yêu cầu hai học sinh đọc lại 
Cả lớp đọc thầm để nắm nội dung đoạn văn và trả lời câu hỏi :
+ Bài thơ viết theo thể thơ nào ?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? 
+ Các chữ đầu câu viết như thế nào ? 
HS viết bảng con 
-Yêu cầu học sinh lấy bảng con và viết các tiếng khó. 
Giáo viên nhận xét đánh giá.
HS chép bài 
Yêu cầu HS nhìn sách chép bài vào vở.
Theo dõi uốn nắn cho học sinh. 
Soát lỗi 
Chấm bài 
Thu vở học sinh chấm điểm và nhận xét.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2/45
MT: Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó ( oam )
Nêu yêu cầu của bài tập.
Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập 2 lên.
Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giúp học sinh hiểu yêu cầu 
Yêu cầu 1 học làm bài trên bảng.
Cả lớp cùng thực hiện vào vở 
Giáo viên cùng cả lớp nhận xét và chốt ý đúng.
*Bài 3a.
MT: Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó (en / eng)
Yêu cầu học sinh làm bài tập 3b 
Yêu cầu thực hiện vào vở.
Gọi vài em nêu kết quả.
Giáo viên nhận xét chốt ý đúng. 
 4) Củng cố - Dặn dò:
Nhận xét tiết học tuyên dương nhắc nhở
Dặn về nhà viết lại từ viết sai chính tả
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3 em lên bảng viết các từ : bông sen, cái xẻng, chen chúc, đèn sáng.
Học sinh đọc thuộc lòng thứ tự 28 chữ cái đã học.
Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài 
Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
2 học sinh đọc lại bài.
Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài 
+ Thể thơ 4 chữ.
+ Tên bài được viết ở giũa trang vở. 
+ Viết các chữ đầu dòng, tên riêng.
+ Ta phải viết hoa chữ cái đầu. 
Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con.
Cả lớp chép bài vào vở.
Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm.
Lớp tiến hành luyện tập.
Một em làm mẫu trên bảng 
Tìm vần thích hợp để điền vào chỗ trống 
Cả lớp thực hiện vào vở 
Một em làm bài trên bảng.
Vần cần tìm là: 
 a/ Sóng vỗ oàm oạp.  
 b/ Mèo ngoạm miếng thịt.
Lớp thực hiện bài 3 a
Cả lớp làm vào vở.
Hai học sinh nêu kết quả 
* Nhận xét: ............................................................................................................................
................................................................................................................................................
* Bổ sung: ............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
* Điều chỉnh: .......................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Tiết 4 Thủ công
Tiết 5: CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG 
(Tiết 1)
I.MỤC TIÊU
Học sinh biết gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh.
Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY_HỌC
GV: Mẫu lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy thủ công.
HS: viết chì, giấy màu, thước. kéo 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra lại những sẩn phẩm hs chưa đạt ở bài trước 
Nhận xét bài làm cũa hs 
3. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Phát triển các hoạt động dạy học 
Hoạt động1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
Giáo viên giới thiệu mẫu lá cờ đỏ sao vàng, đặt câu hỏi định hướng quan sát để rút ra nhận xét.
Gợi ý cho học sinh nhận xét tỉ lệ giữa chiều dài, chiều rộng của lá cờ, kích thước ngôi sao.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu 
Bước1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh. Giấy thủ công hình vuông cạnh 8ô. Giáo viên sử dụng hình vừa gấp xong, tất cả các góc phải có chung đỉnh là điểm 0 và tất cả các mép gấp xuất phát từ điểm 0 phải trùng khít nhau.
Bước2: Cắt ngôi sao vàng năm cánh theo đường kẻ.
Bước3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng. Lá cờ đỏ có chiều dài 21ô, chiều rộng 14ô để làm lá cờ.
4. Cũng cố, dăn dò:
Nhận xét kết quả chuẩn bị của hs 
Dặn dò học sinh giờ học sau mang đầy đủ dụng cụ để học bài “ Gấp, cắt, dán bông hoa ”
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hai học sinh nhắc lại thực hiện các thao tác gấp, cắt ngôi sao năm cánh. 
HS thực hiện theo từng bước
Bước1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh. Giấy thủ công hình vuông cạnh 8ô. 
Bước2: Cắt ngôi sao vàng năm cánh theo đường kẻ.
Bước3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để .....lá cờ 
* Nhận xét: ............................................................................................................................
................................................................................................................................................
* Bổ sung: ............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
* Điều chỉnh: .......................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Tiết 5 Toán 
Tiết 25 LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
Biết nhân chia trong phạm, vi bảng nhân 6, chia 6.
Vận dụng bảng chia 6 để tính giá trị và giải toán.
Biết xá định 1/6 của 1 hình đơn giản.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY_HỌC
GV: Bảng phụ, VBT.
HS: VBT, bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
Gọi hs đọc bảng chia 6, nhân 6 
Nhận xét, cho điểm hs 
3.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b)Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài 1/25
Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
Gv yêu cầu Hs suy nghĩ và tự làm phần a).
+ Khi biết 6 x 9 = 54, có thể ghi ngay kết quả 54 : 6 được không?
 Gv Nx kết luận
Gv yêu cầu Hs đọc từng phép tính trong bài.
Y/c Hs tiếp tục làm phần b)
Gv nhận xét
Bài 2/25
Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Gv yêu cầu Hs nêu ngay kết quả của các phép tính trong bài.
Gv Nx và yêu cầu Hs làm vào VBT.
Bài 3/25
Yêu cầu 2 Hs đọc yêu cầu của đề bài
Gv yêu cầu Hs tóm tắt bài toán và làm bài vào VBT. 
Gọi 1 Hs lên bảng làm.
Gv nhận xét, chốt lại:
Bài 4/25
Gv mời 2 Hs đọc yêu cầu đề bài:
Gv yêu cầu Hs quan sát và tìm hình đã được chia thành 6 phần bằng nhau.
 Hình 2 đa õđược tô màu mấy phần?
Gv kết luận: Hình 2 được chia làm 6 phần bằng nhau, đã tô màu 1 phần, ta nói hình 2 đã được tô màu 1/6 hình.
Hình 3 đã được tô màu một phần mấy hình ? Vì sao?
Gv Nx chốt lại
4/ Củng cố :
Mời 2 Hs đọc bảng nhân và chia 6.
Gv Nc và cho điểm.
5/ Nx – dặn dò.
Tập làm lại bài trong VBT.
Chuẩn bị bài: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Nhận xét chung tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
2 HS len bảng 
1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
Có thể ghi ngay 54 :6 vì lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
4 Hs nối tiếp nhau đọc kết quả 
4 Hs lên bảng làm phần b)
Hs cả lớp làm vào vở
Hs nhận xét.
1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
9 Hs nối tiếp nhau đọc từng phép tính trong bài.
Hs nhận xét và sửa bài
2 Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm vào VBT.
Một Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
2 Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs quan sát hình trong SGK
Hình 2 đã được tô màu 1 phần.
Hình 3 đả tô màu 1/6 hình. Vì hình được chia thành 6 phần bằng nhau, đã tô màu 1 phần.
2 Hs đọc bảng nhân và chia 6.
HS làm lại bài 
Hs Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
* Nhận xét: ............................................................................................................................
................................................................................................................................................
* Bổ sung: ............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
* Điều chỉnh: .......................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Tiết 5:SINH HOẠT LỚP
TUẦN 5
I.MỤC TIÊU 
-Đánh giá công tác tuần 5
-Nêu phương hướng tuần 6
-Giáo dục HS mạnh dạn, tự tin. 
II. LÊN LỚP 
 Văn nghệ.
Lớp trưởng tiến hành điều khiển cho các bạn sinh hoạt.
Tổ trưởng tổ đúc kết hoạt động của tổ trong tuần:
Sinh hoạt theo tổ nhận xét ưu khuyến - Nêu nhiệm vụ tuần tới
Lớp phó nhận xét hoạt động học tập
GV Nhận xét chung:
1. Ưu điểm: 
Đi học đều đúng giờ. Không có ai vắng
Thực hiện tốt nội quy trường lớp.
Sách vở đò dùng học tập, đầy đủ
Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng say phát biểu
Về nhà có chuẩn bị bài ở nhà.
Chữ viết có tiến bộ 
2. Tồn tại:
Trực nhật tổ 1vệ sinh chưa tốt 
Chữ viết một số em chưa đẹp
Khả năng tính toán của một số em còn yếu 
Chưa tập trung học tập còn nói chuyện riêng trong lớp học (Tổ 2)
3. Kết quả thi đua:
- Tổ 1: Điểm cộng:
	 Điểm trừ: 
 Tổng điểm: 
- Tổ 2:Điểm cộng:
	 Điểm trừ: 
 Tổng điểm: 
III. KẾ HOẠCH TUÂN 6
Phát huy ưu điểm khắc phục khuyết điểm trên.
Thực hiện đúng nội quy trường lớp. 
Vệ sinh trường lớp,Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Trong lớp chăm chú nghe giảng, hăng say phát biểu
Biện pháp rèn luyện hs yếu.
Tổ chức trung thu cho hoc sinh vui chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 5 lop 3 20122013.doc