Tự nhiên và xã hội
Tiết 9 PHÒNG BỆNH TIM MẠCH
I/ MỤC TIÊU :
HS biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em.
HS khá giỏi: Biết nguyên nhân của bệnh thấp tim.
* Kĩ năng sống:
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích và xử lí thông tin về bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân trong việc đề phòng bệnh thấp tim.
3C: 20.9.2012 3D: 19.9.2012 TUẦN 5 Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2012 Tự nhiên và xã hội Tiết 9 PHÒNG BỆNH TIM MẠCH I/ MỤC TIÊU : Ø HS biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em. Ø HS khá giỏi: Biết nguyên nhân của bệnh thấp tim. * Kĩ năng sống: -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích và xử lí thông tin về bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em. -Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân trong việc đề phòng bệnh thấp tim. II/ CHUẨN BỊ: Ø Hình vẽ sgk. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn. w Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Phòng bệnh tim mạch óHoạt động 1: Kể được tên một vài bệnh về tim mạch. - GV yêu cầu HS kể tên một số bệnh tim mạch mà em biết. - GV ghi tên các bệnh về tim của HS đã nêu lên bảng - GV kết luận : Bệnh thấp tim, bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim ... Trong bài này cần lưu ý đến một bệnh về tim mạch thường gặp nhưng nguy hiểm đối với trẻ em đó là bệnh thấp tim. ó Hoạt động 2: Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em. - HS quan sát hình 1, 2, 3 sgk/ trang 21 và đọc lời đáp trong từng hình. - Sau khi đã nghiên cứu cá nhân, GV cho HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau: w Ở lứa tuổi nào hay bị bệnh thấp tim? w Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào? w Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì? - Cho một bạn làm bác sĩ, 1 bạn làm bệnh nhân và trao đổi với nhau về bệnh thấp tim. - Các nhóm khác nhận xét - GV kết luận: + Thấp tim là một bệnh vè tim mạch mà ở lứa tuổi học sinh thường mắc. + Bệnh này để lại di chứng nặng nề cho van tim, cuối cùng gây suy tim. + Nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp tim là do bị viêm họng, viêm Amidan kéo dài hoặc viêm khớp cấp không được chữa trị kịp thời, dứt điểm. ó Hoạt động 3: Một số cách đề phòng bệnh thấp tim; có ý thức phòng bệnh thấp tim. - HS quan sát hình 4, 5, 6 sgk trang 21, chỉ vào từng hình và nói với nhau về nội dung, ý nghĩa của các việc làm trong từng hình đối với việc đề phòng bệnh thấp tim. - HS trình bày, GV kết luận - GV: Đề phòng bệnh thấp tim cần phải: giữ ấm khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân tốt, rèn luyện thân thể hàng ngày để không bị các bệnh viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài hoặc viêm khớp cấp, ó Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến và liên hệ thực tế - GV kiểm tra cả lớp bằng thẻ Đ (S) về nội dung bài vừa học và cho ý kiến của mình các câu hỏi sau: 1/ Bệnh thấp tim rất nguy hiểm không có thuốc chữa. 2/ Trẻ em rất dễ mắc bệnh thấp tim. 3/ Bệnh thấp tim là do chạy nhảy nhiều. 4/ Để chữa bệnh thấp tim chỉ cần giữ ấm khi trời lạnh. 5/ Mọi người ai cũng đều mắc bệnh về tim mạch, không phải chỉ có trẻ con. - GV đọc lần lượt từng câu hỏi để HS lựa chọn, giải thích - GV kết luận: Câu 2, 5 là Đ; Câu 1, 3, 4 là S - GV liên hệ HS: Với người bị bệnh tim, nên và không nên làm gì? - Tổng kết ý kiến đúng của học sinh 4. Củng cố- Dặn dò. w Kể một số cách đề phòng bệnh thấp tim? Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS ngoan, có ý thức học bài. Chuẩn bị: hoạt động bài tiết nước tiểu: xem sgk. Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012 Tự nhiên và xã hội Tiết 10 HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I/ MỤC TIÊU : Ø HS nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình. Ø HS khá giỏi: Chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu. II/ CHUẨN BỊ: Ø Hình vẽ sgk, sơ đồ hoạt động bài tiết nước tiểu. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Phòng bệnh tim mạch. w Ở lứa tuổi nào thường bị bệnh thấp tim? Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào? w Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì? Làm thế nào để phòng bệnh thấp tim? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyen dương. 3. Bài mới: Hoạt động bài tiết nước tiểu - HS nêu tên các cơ quan đã học - GV hỏi xem HS nào có thể nói được tên cơ quan trong cơ thể tạo ra nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài. - GV nói: Cơ quan tạo ra nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài là cơ quan bài tiết nước tiểu. óHoạt động 1: Kể được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng. - HS thảo luận nhóm đôi: quan sát hình 1/ 22- SGK và chỉ ra quả thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, bóng đái - Giáo viên treo hình SGK phóng to. Vài HS lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. w Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm các bộ phận nào? ( 1 số em nêu ). - GV kết luận: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, ống đái và bóng đái. ó Hoạt động 2: Chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. - GV cho các nhóm thảo luận các câu hỏi: w Thận làm nhiệm vụ gì? w Nước tiểu được chứa ở đâu và thoát ra ngoài bằng đường nào? w Mỗi ngày chúng ta thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu? - Các bạn tập đặt câu hỏi và TLCH có liên quan đến chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.. - Đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận lại các ý chính, đúng nhất: + Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu. + Ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống báng đái. + Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu. + Ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài. 3. Củng cố- Dặn dò. - Nói lại chức năng từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. - Liên hệ thực tế giáo dục HS. Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS ngoan, có ý thức học bài. - Chuẩn bị: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu: xem sgk. 3C: 19.9.2012 3D: 20.9.2012 TUẦN 5 Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2012 Thủ công Tiết 9: GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (tiết 1) I/ MỤC TIÊU : Ø Biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh. Ø Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dáng tương đối phẳng, cân đối. Ø Đối với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dáng phẳng, cân đối. II/ CHUẨN BỊ: Ø GV: Mẫu ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng được gấp bằng giấy có kích thước lớn đủ cho HS cả lớp quan sát được. Tranh quy trình gấp ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Ø HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút chì, kéo thủ công, hồ dán. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 3. Bài mới: Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (tiết 1) óHoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - GV giới thiệu mẫu lá cờ đỏ sao vàng được cắt, dán từ giấy thủ công, cho Hs nhận xét. + Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. + Giáo viên giới thiệu mẫu lá cờ đỏ sao vàng được cắt, dán từ giấy thủ công và đặt câu hỏi định hướng để học sinh quan sát. - Lá cờ hình gì? Màu gì? - 5 cánh ngôi sao như thế nào? - Ngôi sao được dán ở đâu? Hình chữ nhật có màu gì? + Học sinh nhận xét tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng. + Giáo viên nêu ý nghĩa của lá cờ. - Lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam đều tự hào, trân trọng lá cờ đỏ sao vàng. - GV giải thích thêm: tùy mục đích, yêu cầu sử dụng mà lá cờ đỏ sao vàng có thể làm bằng vật liệu, kích cở phù hợp. ó Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu. - GV treo tranh quy trình gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. - Gv cho HS mở mẫu ngôi sao đã gấp, hướng dẫn HS theo từng bước: + Bước 1: gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh. + Bước 2: Cắt ngôi sao vàng năm cánh. + Bước 3: dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để dược lá cờ đỏ sao vàng. - GV gọi 1,2 HS lên làm mẫu, cả lớp quan sát, nhận xét. - Khen ngợi, động viên, khuyến khích HS. 3. Củng cố- Dặn dò. GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS. Chuẩn bị: Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và cờ đỏ sao vàng (t.t): Giấy thủ công màu đỏ, vàng, giấy nháp, bút chì, thước kẻ, hồ dán, kéo tiết sau thực hành. TUẦN 5 Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2012 Sinh hoạt ngoại khóa Tiết 5: GIÁO DỤC THỰC HÀNH VỆ SINH RĂNG MIỆNG I./ Mục Tiêu: Giúp học sinh biết chải răng đúng Giáo dục Hs có ý thức thực hiện giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày Có thái độ tích cực trong việc thực hiện giữ vệ sinh răng miệng. II./ Chuẩn bị Mô hình răng II./ Các Hoạt Động Dạy Học: Ổn định: Bài mới: HĐ1: Tìm hiểu về việc thực hiện giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày Em có thường xuyên chải răng không: Hàng ngày em chải răng mấy lần? Chải răng vào lúc nào? Em chải răng ntn? HĐ2: Ích lợi của việc giữ vệ sinh răng miệng Răng có nhiệm vụ gì? Vì sao chúng ta phải luôn giữ sạch răng miệng Muốn giữ sạch răng miệng em phải làm gì? HĐ3: Hướng dẫn cách chải răng đúng GV sử dụng mô hình răng để hướng dẫn học sinh cách chải răng HS lên thực hành cách chải răng đúng Cả lớp quan sát góp ý thêm Củng cố – dặn dò: Thực hiện chải răng thường xuyên để giữ răng chắc khỏe, hơi thở thơm tho.. Nhận xét tiết học. TUẦN 5 Thứ năm ngày 20 tháng 9 năm 2012 Thể dục Tiết 9: ÔN ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT I. MỤC TIÊU - Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số, quay phải, quay trái đúng cách. - Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp. - Biết cách chơi và tham gia được trò chơi. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Phần mở đầu: - ổn định tổ chức, phổ biến nội dung yêu cầu của giờ học . -Khởi động : - GV hướng dẫn khởi động + Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp + Chạy nhe nhàng theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên - GV cho chơi trò chơi 2. Phần cơ bản : a, ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số - GV hô khẩu lệnh cho lớp tập . Cho cán sự lớp điều khiển giáo viên sửa động tác sai cho học sinh . +Chia tổ tập luyện - GV theo dõi sửa động tác sai cho học sinh . Cho các tổ trình diễn . Lớp nhận xét. b,Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. -Giáo viên cho cả lớp thực hiện theo đội hình hàng ngang , mỗi động tác tập 2-3 lần . Cho lớp tập theo hàng dọc (dòng nước chảy).Em nọ cách em kia 3-4m .Nhận xét sửa động tác sai cho học sinh c, Chơi trò chơi: " Thi xếp hàng nhanh" - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, sau đó cho học sinh tham gia chơi. - GV chọn vị trí đứng thích hợp và phát lệnh, HS nhanh chóng xếp vào hàng và đọc những vần đi ... nh chia 4 nhóm hát nối tiếp nhau mỗi nhóm hát một câu cho đến hết bài hát. 4. Củng cố- Dặn dò. GV nhận xét tiết học. Dặn dò: Học thuộc bài hát, tập hát kết hợp gõ đệm. Chuẩn bị: Học hát bài “ Đếm sao”. Hát kết hợp gõ đệm và múa minh họa. 3C: 24.9.2012 3D: 20.9.2012 TUẦN 5 (BUỔI CHIỀU) Thứ năm ngày 20 tháng 9 năm 2012 Âm nhạc Tiết 10: Ôn tập hát bài: ĐẾM SAO Nhạc và lời: Văn Chung I/ MỤC TIÊU : Ø Củng cố lại bài hát Đếm sao. HS biết hát theo giai điệu và lời ca Ø HS biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Ø Đối với HS khá, giỏi: Biết gõ đệm theo phách. II/ CHUẨN BỊ: Ø Máy hát, đĩa nhạc có bài “Đếm sao”, nhạc cụ gõ. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Gọi HS hát lại bài hát “Đếm sao” 3. Bài mới: óHoạt động 1: Ôn lại bài “ Đếm sao”. - GV cho HS nghe băng bài hát. - GV hát mẫu bài một lần sau đó lần lượt tập cho HS hát từng câu nối tiếp cho đến hết bài. - Lưu ý học sinh phải ngân dài 3 phách trong nhịp ¾. - GV đếm phách để HS hát cho đều. - Yêu cầu cả lớp hát cùng băng nhạc vừa hát vừa gõ đệm theo phách. ó Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách, múa minh họa. - Khi hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc giậm chân theo nhịp đếm của GV để hát bài hát được đều . - Hướng dẫn học sinh thể hiện đúng tính chất của bài hát múa mềm mại . - Yêu cầu từng nhóm hát và múa . - Học sinh hát rõ ràng tốc độ vừa phải . - Lớp chia ra các nhóm lần lượt hát và múa minh họa. - Cả lớp vừa hát vừa múa minh họa cho bài hát. 4. Củng cố- Dặn dò. GV nhận xét tiết học. Dặn dò: Học thuộc bài hát, tập hát kết hợp gõ đệm, múa minh họa. Chuẩn bị: Ôn tập bài “ Đếm sao”- Trò chơi âm nhạc: về nhà tập thuộc lời bài hát,múa minh họa. 3C: 24.9.2012 3D: 25.9.2012 TUẦN 5 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012 Tự học Tiết 5: ÔN TẬP I/ MỤC TIÊU : Ø HS Ôn kiến thức về cách phòng bệnh tim mạch và hoạt động bài tiết nước tiểu Ø Ôn tập về cách ứng xử tình huống liên quan đến tự làm lấy việc của mình. Ø Biết áp dụng những điều tốt đã học vào cuộc sống hằng ngày. II/ CHUẨN BỊ: Ø Nội dung câu hỏi III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. Bài mới: óHoạt động 1: Ôn kiến thức về cách phòng bệnh tim mạch và hoạt động bài tiết nước tiểu - Chia lớp thành các nhóm 4HS - Thảo luận các câu hỏi theo yêu cầu của GV: + Kể tên một số bệnh về tim mạch mà em biết? + Bệnh về tim mạch thường gặp ở trẻ em là bệnh gì? + Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì? + Nêu cách phòng chống bệnh tim mạch? + Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm có các bộ phận nào? + Hai quả thận có nhiệm vụ gì? + Ống dẫn nước tiểu có nhiệm vụ gì? + Bóng đái có nhiệm vụ gì? + Ống đái có nhiệm vụ gì? + Cơ quan bài tiết nước tiểu có tác dụng gì? - Đại diện từng nhóm lên trình bày. - GV cùng HS nhận xét bổ sung - GV liên hệ thực tế bản thân HS ó Hoạt động 2: Trò chơi phản ứng nhanh liên quan đến Tự làm lấy việc của mình - HS thảo luận xử lí các tình huống sau: + Tình huống 1: Bố giao cho Nam rửa chén, giao cho chị Nga quét dọn. Nam rủ chị Nga làm cùng để đỡ công việc bớt cho mình. Nếu là chị Nga, bạn có giúp Nam không? + Tình huống 2: Hùng và Mạnh là đôi bạn thân với nhau. Trong giờ kiểm tra, thấy Hùng không làm được bài, sợ Hùng về bị bố mẹ đánh, Mạnh cho Hùng xem chung bài kiểm tra. Việc làm của Mạnh như thế đúng hay sai? - Các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình - HS nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố- Dặn dò. Về thực hiện tốt những điều đã học Chuẩn bị:Ôn tập. TUẦN 5 Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012 Đạo đức Tiết 5: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết 1) I/ MỤC TIÊU : Ø HS kể được một số việc mà Hs lớp 3 có thể tự làm lấy. Ø nêu được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình. Ø Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường. Ø Đối với HS khá, giỏi: Hiểu được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày. * Kĩ năng sống: -Kĩ năng tư duy phê phán: (biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình.). -Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình. -Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân. II/ CHUẨN BỊ: Ø Tranh ảnh sgk. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Giữ lời hứa Kiểm tra vở bài tập của HS. w Theo em như thế nào là giữ lời hứa? w Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào? - Nhận xét 3. Bài mới: Tự làm lấy việc của mình Hoạt động 1: Một số biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình MT: Học sinh biết được một biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình Xử lý tình huống. - GV nêu tình huống: Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn không giải được. Thấy vậy, An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép. + Nếu là Đại, em sẽ làm gí khi đó? Vì sao? - Một số HS nêu cách giải quyết của mình. - HS phân tích và lựa chọn cách ứng xử đúng: Đại cần tự làm bài mà không nên chép của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại. - GV kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình. Hoạt động 2: ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình MT: HS hiểu được như thế nào là tự làm lấy việc của mình và vì sao cần phải làm lấy việc của mình Thảo luận theo cặp. - HS mở vở BT đạo đức – HS thảo luận theo cặp để làm BT2. a) Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác. b) Tự làm lấy việc của mình giúp em mau tiến bộ và không làm phiền người khác. - Gọi một số HS đọc lại các câu đã điền đúng. óHoạt động 3: HS có khả năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình. - GV nêu tình huống cho HS xử lí Khi Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi “Hái hoa dân chủ” tuần tới của lớp thì Dũng đến chơi. Dũng bảo Việt: - Tớ khéo tay, cậu để tớ làm thay cho. Còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ. - Các nhóm thảo luận xử lý các tình huống ở BT3. - Đại diện nhóm nêu ý kiến thảo luận. - GV nhận xét, bổ sung và KL lại: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình. 3. Củng cố- Dặn dò. Tự làm lấy việc của mình là như thế nào? Tự làm lấy việc của mình giúp em điều gì? GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tự làm lấy việc của mình(tiết 2): sưu tầm những mẫu chuyện, tấm gương, về tự làm lấy công việc của mình TUẦN 5 (BUỔI CHIỀU) Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2012 Toán Tiết 13: ÔN TẬP I/ MỤC TIÊU : - Củng cố về cách nhân số có hai chữ số cho số có một chữ số (có nhớ) - Áp dụng để giải toán có lời văn có liên quan. II/ CHUẨN BỊ: III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. Bài mới: óHoạt động 1: Ôn tập bảng nhân, chia đã học - Cho học sinh nhắc lại lần lượt các bảng nhân, chia đã học - Giáo viên cho HS nhận xét sửa sai ó Hoạt động 2: Thực hành - Cho HS chép bài vào vở và tự làm bài Bài 1: Đặt tính rồi tính 38 x 2 63 x 4 15 x 5 25 x 6 79 x 3 - HS làm bài vào vở - Chữa bài, nhận xét 38 x 2 76 63 x 4 252 25 x 6 150 79 x 3 237 15 x 5 75 Bài 2: Tìm X: a/ X : 3 = 45 b/ X : 6 = 72 - HS làm bài vào vở - Chữa bài, nhận xét a/ X : 3 = 45 b/ X : 6 = 72 X = 45 x 3 X = 72 x 6 X = 135 X = 432 Bài 3: Một bài văn có 68 chữ. Hỏi 6 bài văn như thế được bao nhiêu chữ? - HS làm bài vào vở - Chữa bài, nhận xét Giải Số chữ trong 6 bài văn như thế được là: 68 x 6 = 408 (chữ) Đáp số: 408 chữ - GV chấm điểm vài tập HS 3. Củng cố- Dặn dò. - Về nhà ôn lại bảng nhân, chia đã học - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: ôn tập Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2012 Toán Tiết 14: ÔN TẬP I/ MỤC TIÊU : - Củng cố về cách nhân số có hai chữ số cho số có một chữ số. - Củng cố bảng chia 6 - Áp dụng để giải toán có lời văn có liên quan. II/ CHUẨN BỊ: III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. Bài mới: óHoạt động 1: Ôn tập bảng nhân, chia đã học - Cho học sinh nhắc lại bảng chia 6 - Giáo viên cho HS nhận xét sửa sai ó Hoạt động 2: Thực hành - Cho HS chép bài vào vở và tự làm bài Bài 2: Tính nhẩm: 6 x 4 = 6 x 5 = 6 x 3 = 6 x 2 = 4 x 6 = 5 x 6 = 3 x 6 = 2 x 6 = 24 : 6 = 30 : 6 = 18 : 6 = 12 : 6 = 24 : 4 = 30 : 5 = 18 : 3 = 12 : 2 = - HS trả lời miệng - Chữa bài, nhận xét Bài 2: Đặt tính rồi tính 48 x 3 65 x 5 83 x 6 99 x 4 54 x 6 - HS làm bài vào vở - Chữa bài, nhận xét 48 x 3 144 65 x 5 325 99 x 4 396 54 x 6 324 83 x 6 498 Bài 3: Có 42 kg gạo chia đề cho 6 túi. Hỏi mỗi túi có mấy ki-lô-gam gạo? - HS làm bài vào vở - Chữa bài, nhận xét Giải Số kg gạo mỗi túi có là: 42 x 6 = 7 (kg) Đáp số: 7 kg Bài 4: Có 42 kg gạo chia đều vào các túi, mỗi túi có 6 kg gạo. Hỏi có tất cả mấy túi gạo? - HS làm bài vào vở - Chữa bài, nhận xét Giải Số túi gạo có tất cả là: 42 x 6 = 7 (túi) Đáp số: 7 túi - GV chấm điểm vài tập HS 3. Củng cố- Dặn dò. - Về nhà ôn lại bảng nhân, chia đã học - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: ôn tập Thứ ba, ngày 25 tháng 9 năm 2012 Toán Tiết 15: ÔN TẬP I/ MỤC TIÊU : - Củng cố về bảng chia 6 - Củng cố về một phần bằng nhau của một số. - Vận dụng được để giải bài toán có lời văn. II/ CHUẨN BỊ: III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. Bài mới: óHoạt động 1: Ôn tập bảng nhân, chia đã học - Cho học sinh nhắc lại lần lượt các bảng nhân, chia đã học - Giáo viên cho HS nhận xét sửa sai ó Hoạt động 2: Thực hành - Cho HS chép bài vào vở và tự làm bài Bài 2: Tính nhẩm: 6 : 6 = 24 : 6 = 48 : 6 = 18 : 6 = 6 : 3 = 12 : 6 = 54 : 6 = 36 : 6 = 6 : 2 = 30 : 6 = 42 : 6 = 60 : 6 = - HS trả lời miệng - Chữa bài, nhận xét Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu) Mẫu: 12 của 10 bông hoa là : 10 : 2 = 5 (bông hoa) 15 của 20 m là : . (20 : 5 = 4 (m)) 13 của 27 ngày là :.. (27 : 3 = 9 (ngày)) 14 của 24l là :.. ( 24 : 4 = 6 ( l )) 12 của 20 cm là :. ( 20 : 2 = 10 (cm)) 16 của 48 giờ là : (48 : 6 = 8 (giờ)) - HS làm bài vào vở - Chữa bài, nhận xét Bài 3: Một cửa hàng có 36 quả bưởi và đã bán được 16 số quả bưởi đó. Hỏi cửa hàng đó đã bán bao nhiêu quả bưởi? - HS làm bài vào vở - Chữa bài, nhận xét Giải Số quả bưởi cửa hàng đó đã bán là: 36 : 6 = 6 (quả) Đáp số: 6 quả Bài 4: Chọn chữ đặt dưới hình đã được chia thành các phần bằng nhau. C B A - HS làm bài vào vở - Chữa bài, nhận xét Đáp án: Hình B, hình C - GV chấm điểm vài tập HS 3. Củng cố- Dặn dò. - Về nhà ôn lại bảng nhân, chia đã học - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: ôn tập
Tài liệu đính kèm: