TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
BÀI TẬP LÀM VĂN
I. Yêu cầu cần đạt:
A. Tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” và lời người mẹ.
- Hiểu ý nghĩa: Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện: Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
*KNS : Đảm nhận trách nhiệm
Tuần 6 Thứ hai ngày 08 tháng 10 năm 2012 Tập đọc – Kể chuyện Bài tập làm văn I. Yêu cầu cần đạt: A. Tập đọc: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” và lời người mẹ. - Hiểu ý nghĩa: Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) B. Kể chuyện: Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ. *KNS : Đảm nhận trách nhiệm II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: Tập đọc 1. Bài cũ: 5’ HS đọc bài Cuộc họp của chữ viết. GV hỏi: + Dấu chấm câu có vai trò quan trọng như thế nào? 2. Dạy bài mới: 25’ Hoạt động 1: GV giới thiệu bài- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK. Hoạt động 2: Luyện đọc a. GV đọc diễn cảm toàn bài – HS theo dõi. b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó: Liu- xi- a, Cô- li- a. - Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài. + Chú ý câu hỏi: * Nhưng chẳng lẽ lại nộp 1 bài văn ngắn ngủn như thế này? * Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật các bạn viết gì mà nhiều thế? + Kết hợp giải nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài; GV h/dẫn HS đặt câu với từ: ngắn ngủn. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - + Bốn nhóm tiếp nối đọc 4 đoạn. + Một HS đọc lại toàn truyện. Tiết 2 Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài. 15’ - Một HS đọc đoạn 1, 2. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời các câu hỏi: + Nhân vật xưng tôi trong truyện này tên là gì? + Cô giáo ra cho lớp đề văn thế nào? + Vì sao Cô- li- a thấy khó viết bài tập làm văn? - Một HS đọc đoạn 3 – Cả lớp đọc thầm trả lời: + Thấy các bạn viết nhiều, Cô- li- a làm cách gì để bài viết dài ra? - Một HS đọc đoạn 4 - Cả lớp đọc thầm. + Vì sao khi mẹ bảo Cô- li- a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô- li- a ngạc nhiên ? + Vì sao sau đó Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ? + Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì? - HS phát biểu, GV chốt lại. Hoạt động 4: Luyện đọc lại. 5’ - GV đọc mẫu đoạn 3 và 4 hướng dẫn HS đọc ở các đoạn. - HS đọc theo nhóm 4 - Sau đó mời 2 nhóm HS thi đọc. Kể chuyện: 18’ Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện a. Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện - HS quan sát 4 tranh đã đánh số, tự sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự. - HS phát biểu. Cả lớp và GV nhận xét, khẳng định trật tự đúng là: 3-4-2-1. b. Kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời của em. - Một HS khá kể mẫu 1 đoạn theo tranh. - GV nhắc HS chú ý: kể 1 đoạn bằng lời của em. - Từng cặp HS tập kể. - 4 HS tiếp nối nhau thi kể 1 đoạn bất kì của câu chuyện. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: 5’ - GV hỏi: Qua câu chuyện này, em có thích bạn nhỏ trong chuyện này không? - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện. Toán Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn. - Các bài tập cần làm 1,2,4. Dành cho HS khá, giỏi: Bài 4. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 5’ Gọi HS lên bảng nêu cách tìm 1/3 của 18; 1/5 của 25. GV hỏi: Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm thế nào? GV nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy bài mới: 25’ Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập rồi cho HS nêu cách tính. - HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả. a) Tìm 1/2 của : 12 cm; 18 kg ; 10 l. 12 : 2 = 6 cm 18 : 2 = 9 kg 10 :2 = 5 l b) Tìm 1/6 của: 24 m; 30 giờ ; 54 ngày. 24 :6 = 4 m 30 : 6 = 5 giờ 54 :6 = 9 ngày Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? GVvẽ sơ đồ và HD. - HS nêu cách làm và làm bài. Bài giải: Vân tặng số bông hoa là: 30 : 6 = 5 ( bông hoa) Đáp số: 5 bông hoa. Bài 3 (dành cho HS khá, giỏi): HS làm vào vở rồi lên bảng chữa bài. Giải Số học sinh lớp 3 A đang tập bơi là: 28 : 4 =7 ( h/s) Đáp số 7 h/s Bài 4: - Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình1,2,3,4 ở SGK trang 27. - Đã tô màu 1/5 số ô vuông của hình nào?. - HS trả lời , GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. Đã tô màu H2,4 3. Cũng cố, dặn dò: 5’ - GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS. - Dặn HS về ôn lại cách tìm một phần mấy của một số. Đạo đức Tự làm lấy việc của mình (tiết2) I. Yêu cầu cần đạt: - Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy. - Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. - Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường. - HS khá giỏi: Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày. * KNS: Kĩ năng tự lập kế hoạch tự làm lấy công việc của mình. II. Tài liệu và phương tiện: VBT Đạo đức. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: HS tự liên hệ: (BT4) 10’ - Yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh: + Các em đã từng tự làm lấy những việc gì của mình ? + Các em đã thực hiện những việc đó như thế nào ? + Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc ? - Gọi một số cặp trao đổi trước lớp. - Nhận xét tuyên dương những HS thực hiện tốt các công việc của mình. ? Em đã được đi chơi xa cùng bố mẹ chưa? Khi đó em đã chuẩn bị những gì? Hoạt động 2: Đóng vai. (BT5) 10’ - GV giao nhiệm vụ quan sát tranh, tìm hiểu nội dung BT5 (VBT). - HS thảo luận theo nhóm 2. - Giao cho 1 nửa số nhóm thảo luận tình huống 1 , 1 nửa còn lại thảo luận tình huống 2, rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai . - Đại diện từng nhóm lên đóng vai, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV kết luận chung. GV nêu tình huống: Đi học về, bật ti vi lên em thấy chương trình hoạt hình mà em yêu thích. Nhìn vào bếp, em thấy mẹ đang chuẩn bị bữa tối. Khi đó em sẽ làm gì? HS nêu lên suy ngi và việc làm của mình. GV kết luận. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. 10’ - GV phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu các em bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến bằng cách ghi vào ô trống dấu cộng trước ý kiến mà em đồng ý, dấu trừ vào ý kiến không đồng ý. - Sau khi thảo luận , từng HS độc lập làm việc . - Theo từng nội dung, một số em nêu kết quả , các em khác bổ sung. - GV kết luận theo từng nội dung. Hoạt động 4: Kết luận, dặn dò. 5’ Kết luận chung: Trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, như vậy em mới mau tiến bộ và được mọi người quý mến. Dặn HS tự làm lấy những việc phù hợp với khả năng của mình để phục vụ cho học tập và suộc sống hằng ngày. Thứ ba ngày 09 tháng 10 năm 2012 Âm nhạc Toán Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. I. Yêu cầu cần đạt: - Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia hết ở tất cả các lượt chia). - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số. - Các bài tập cần làm:1,2(a),3. Dành cho HS khá, giỏi: Bài 2(b). II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 5’ Gọi HS lên bảng làm lại BT3 trang 27. - GV nhận xét cho điểm. 2. Dạy bài mới: 25’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 96 : 3 - GVviết phép chia lên bảng và cho HS nhận xét số bị chia là số có mấy chữ số? Sốchia là số có mấy chữ số? 96 3 Hướng dẫn HS: + Đặt tính. 9 32 * 9 chia 3 được 3, viết 3. + Thực hiện tính. 06 3 nhân 3 bằng 9; 9 trừ 9 bằng 0. 6 *Hạ 6; 6 chia 3 được 2, viết 2. 0 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0. Vậy 96 : 3 = 32 Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính. - HS nêu, GV ghi bảng: Củng cố về cách chia. HS tự thực hiện lần lượt từng phép chia rồi chữa bài. Khi chữa bài yêu cầu HS nêu cách tính. Bài 2: a) HS nêu yêu cầu và một phép tính. - HS nhắc lại cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số; GV hướng dẫn HS cách trình bày bài giải: 1/3 của 69 kg là: 69 : 3 = 23 (kg). - HS tự làm các bài còn lại vào vở, sau đó chữa bài làm ở trên bảng. Khi chữa bài, cho HS nêu lại cách thực hiện. a) Tìm 1/3 của: 69 kg ; 36 m; 93 l 69 : 3 = 23 kg 36 : 3 = 12 m 93 : 3 = 31 l b) Dành cho HS khá , giỏi - Tìm 1/2 của :24 giờ ; 48 phút ; 44 ngày 24 : 2 =12 giờ 48 : 2 =24 phút 44 :2 = 22 ngày. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài toán. - GV gợi ý: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - HS tự tóm tắt và giải. Gọi HS lên bảng chữa bài. - GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. Giải Mẹ biếu bà số cam là: 36 :3 = 12(quả cam) Đáp số; 12 quả cam. 3. Chấm bài – Nhận xét , dặn dò: 5’ - GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS. - Dặn HS về ôn lại cách chia đã học. Luyện từ và câu Cô Mĩ Hoa dạy Tự nhiên và xã hội Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu. - Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu. - Nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên. - HS khá, giỏi: Nêu được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. *KNS: Kĩ năng làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ SGK. Hình cơ quan bài tiết nước tiểu. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ : 5’. - Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào? - GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới : 25’ Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp. Tìm hiểu một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu. 10’ - GV yêu cầu từng cặp HS thảo luận theo câu hỏi: Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu? - Từng cặp lên trình bày kết quả thảo luận. - GV kết luận: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phòng tránh các bệnh về cơ quan bài tiết nước tiểu. 15’ - Từng cặp HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trang 25 SGK và nói xem các bạn trong hình đang làm gì? Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu? - Gọi hai cặp lên thực hành hỏi đáp. - GV yêu cầu cả lớp suy nghĩ và trả lời: + Chúng ta cần làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu? + Tại sao hàng ngày chúng ta cần uống đủ nước? - GV kết luận. 3. Củng cố, dặn dò: 5’ - Cho HS liên hệ thực tế có thườn ... nhàng, tình cảm. - Hiểu nội dung: Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) - HS khá, giỏi thuộc một đoạn văn em thích. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 5’ 2 HS tiếp nhau đọc 4 đoạn của câu chuyện Bài tập làm văn. GV nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy bài mới: 25’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Luyện đọc. a. GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, tình cảm). b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc1 câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó. + Đọc từng đoạn trước lớp. GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi đúng. HS đọc để hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài, đặt câu với từ: náo nức, mơn man, bỡ ngỡ, ngập ngừng. Nói thêm về ngày tựu trường. + HS đọc theo nhóm - Thi đọc bài. - Một HS đọc lại toàn bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài - HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Điều gì gợi tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường? - HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Trong ngày đến trường đầu tiên, vì sao tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn? - GV chốt lại: Ngày đến trường.... - HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụ rè của đám học trò mới tựu trường? Hoạt động 4: Học thuộc lòng một đoạn văn. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc một đoạn trong bài. - Bốn HS đọc lại đoạn văn. - Cả lớp đọc nhẩm đoạn văn. - HS khá, giỏi thi đọc thuộc lòng đoạn văn. 3. Củng cố , dặn dò. 5’ GV nhận xét tiết học; Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL đoạn văn. Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010 Chính tả Nghe – viết: Nhớ lại buổi đầu đi học I. Yêu cầu cần đạt: - Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần eo/oeo (BT1); Làm đúng BT(3) a/b. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp: khoeo chân, xanh xao, giếng sâu, lẻo khoẻo, bỗng nhiên, nũng nịu. 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả. a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn viết, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại. + Tìm những hình ảnh nói lên sự rụt rè của đám học trò mới tựu trường? + Đoạn văn có mấy câu? Cách trình bày các câu thế nào? - HS viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài: bỡ ngỡ, nép, quãng trời, ngập ngừng b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Mời 3 nhóm các HS trong nhóm tiếp nối nhau tìm từ ghi trên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. Bài tập (3): - GV chọn cho HS làm BT3a); HS khá giỏi làm cả bài. Giúp HS nắm vững yêu cầu BT. - 2 HS làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm vào vở nháp. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Tập làm văn Kể lại buổi đầu em đi học I. Yêu cầu cần đạt: - Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học. - Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu). II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: Gọi HS trả lời: + Để tổ chức tốt một cuộc họp, cần phải chú ý những gì? + Vai trò của người điều khiển cuộc họp. 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: - Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo. - Gọi 1 HS đọc bài tập đọc đã học. - GV gợi ý: Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết thế nào? Ai dẫn em đến trường? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học đã kết thúc thế nào? Cảm xúc của em về buổi học đó. - HS khá kể mẫu. Cả lớp nhận xét. - Từng cặp HS kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình. - HS thi kể trước lớp. Bài tập 2: Một HS đọc YC (Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu). - GV nhắc HS chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể. - HS viết bài, sau đó GV mời 3 – 5 em đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn người viết tốt. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. GV yêu cầu những HS chưa xong bài viết về nhà viết tiếp. Tự nhiên và xã hội Cơ quan thần kinh I. Yêu cầu cần đạt: Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK; Hình cơ quan thần kinh. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. - HS quan sát các hình 1; 2 trang 26; 27 SGK và trả lời: + Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh ở hình 1 và hình 2 trên sơ đồ? + Trong cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống? - Gọi HS lên thực hành chỉ vị trí của bộ não, tuỷ sống, các dây thần kinh trên sơ đồ và chỉ vị trí của bộ não, tuỷ sống trên cơ thể mình, cơ thể bạn. - GV kết luận. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp. - Cho HS chơi trò chơi "Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”. - Khi kết thúc trò chơi hỏi: Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi? - GV yêu cầu từng cặp HS thảo luận theo câu hỏi: + Não và tuỷ sống có vai trò gì? + Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan? + Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng? - Từng cặp lên trình bày kết quả thảo luận. - GV kết luận: Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh .. Hoạt động 3: Củng cố. Cho HS liên hệ thực tế có thường luyện tập thể dục, tạo ra không khí thoải mái để tránh các bệnh về hoạt động thần kinh hay không. Thủ công Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (T2) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh. - Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng, cân đối. - Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng, cân đối. II. GV chuẩn bị: Mẫu và quy trình gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: HS thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. - HS nhắc lại và thực hiện các bước gấp. + Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng 5 cánh. + Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh . + Bước 3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ. - GV tổ chức cho HS thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Trong khi HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng. - GV tổ chức cho HS trưng bày và đánh giá sản phẩm. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò. GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và KN thực hành của HS. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau. Toán Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: - Xác định được phép chia hết và phép chia có dư. - Vận dụng phép chia hết trong giải toán. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS tự làm bài vào VBT rồi chữa bài ở trên bảng để HS vừa nói vừa viết và củng cố cách thực hiện phép tính. Bài 2: - HS tự đặt tính rồi tính vào vở, 2 HS làm bài trên bảng phụ. Cả lớp và GV chữa bài: Gọi 1 số HS nêu cách thực hiện phép tính. Bài 3: - HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán rồi giải. GV cho HS tự làm bài, tìm cách trình bày bài giải rồi trao đổi để tìm cách trình bày hợp lý. Bài giải Số học sinh giỏi lớp đó là: 27 : 3 = 9 (học sinh) Đáp số: 9 học sinh. Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: B. 2. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện nhân, chia cho thành thạo. Hoạt động tập thể Kiểm điểm cuối tuần I. Yêu cầu cần đạt: HS tự kiểm điểm để nhận ra được những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn, của lớp. Từ đó, yêu cầu những em mắc lỗi biết nhận lỗi và sửa chữa; có hướng phát huy mặt tốt. II. Các hoạt động: Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần - Các tổ trưởng tự nhận xét những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn. - HS tự kiểm điểm trước lớp. - GV nhận xét nề nếp học tập và sinh hoạt trong tuần. Nhắc nhở HS cần chú ý khắc phục những tồn tại đã mắc phải, như: không học bài và chuẩn bị bài ở nhà; quên sách, vở, dụng cụ học tập; một số em còn hay nói chuyện riêng trong giờ học, - Tổ chức bình bầu - xếp loại HS. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới - Phổ biến kế hoạch tuần tới: Tích cực học bài và làm bài. Cần phát huy những mặt tốt, khắc phục những khuyết điểm đã nêu. Cả lớp cần chú ý chuẩn bị bài đầy đủ, tiếp tục rèn chữ viết. - Phát động thi đua giữa các tổ: Phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp, phong trào học tốt, Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ trường học. dấu phẩy I. Yêu cầu cần đạt: - Tìm được một số từ ngữ về trường học qua bài tập giải ô chữ (BT1). - Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn (BT2). II. Đồ dùng dạy - học: Ba tờ bìa có kẻ sẵn bài tập 1. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 5’ Gọi 2 HS làm miệng bài tập 1 và 3 tuần 5. GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: 25’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm theo, quan sát ô chữ và điền mẫu . - cho HS trao đổi theo nhóm GV dán lên bảng 3 tờ bìa có ghi nội dung bài1. - GV chỉ bảng, nhắc lại từng bước thực hiện yêu cầu bài tập: + Bước 1: Dựa theo gợi ý, các em phải đoán đó là từ gì? + Bươc 2: Ghi từ vào các ô trống theo hàng ngang, mỗi ô tróng ghi một chữ cái. + Bước 3: Sau khi điền đủ 11 từ vào ô trống theo hàng ngang, em sẻ đọc để biết từ mới xuất hiện ở cột tô màu. - Tổ chức thi tìm nhanh từ điền vào ô trống. - Gọi đại diện từng nhóm nêu các từ vừa tìm được. - HS và GV nhận xét thi đua. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập. GV h /dẫn HS cách làm bài. - HS làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra. - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò:5’ GV dặn HS về nhà tìm thêm và giải các ô chữ trên tạp chí dành cho thiếu nhi.
Tài liệu đính kèm: