Kế hoạch bài học môn Toán Lớp 3 - Tuần 22

Kế hoạch bài học môn Toán Lớp 3 - Tuần 22

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức: giúp học sinh :

- Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.

2. Kĩ năng: học sinh biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm ) nhanh, chính xác.

3. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo

II/ Chuẩn bị :

 GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập, tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004, tờ lịch năm.

 HS : vở bài tập Toán 3

 

doc 11 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học môn Toán Lớp 3 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Toán Tuần 22 – Tiết 1 
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh : 
Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
Kĩ năng: học sinh biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm  ) nhanh, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập, tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004, tờ lịch năm.
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Tháng - năm ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành : ( 33’ )
Mục tiêu : giúp học sinh biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm)
Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng
Phương pháp : thi đua, trò chơi
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Bài 1 : Xem tờ lịch trên rồi viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hướng dẫn: để biết được ngày 8 tháng 3 là thứ mấy thì trước tiên phải xác định phần lịch tháng 3 trong tờ lịch trên. Sau đó, xem lịch tháng 3, ta xác định được ngày 8 tháng 3 là thứ ba
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho học sinh sửa bài
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV Nhận xét
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hướng dẫn: để biết được ngày 01 tháng 5 là thứ mấy thì trước tiên phải xác định tháng 4 có 30 ngày. Sau đó, ta tính dần ngày 29 tháng 4 là thứ bảy, ngày 39 tháng 4 là chủ nhật, ngày 01 tháng 5 là thứ hai. Vì vậy khoanh vào câu B
Giáo viên cho học sinh tự làm bài và sửa bài
Giáo viên cho lớp nhận xét
Hát
HS đọc 
Học sinh lắng nghe. 
HS làm bài
Học sinh sửa bài
HS đọc.
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
Học sinh đọc
HS đọc 
Học sinh lắng nghe. 
HS làm bài và sửa bài
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : hình tròn, tâm, đường kính, bán kính . 
 Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh có biểu tượng về hình tròn. 
 Kĩ năng: học sinh biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước nhanh, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : một số mô hình hình tròn, mặt đồng hồ, chiếc đĩa hình, com pa 
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính ( 1’ )
Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh có biểu tượng về hình tròn
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát 
Giáo viên đưa ra một số vật thật có dạng hình tròn ( mặt đồng hồ), giới thiệu: “ Mặt đồng hồ có dạng hình tròn”
Giáo viên giới thiệu một hình tròn vẽ trên bảng, giới thiệu Hình tròn tâm O, bán kính OM, đường kính AB
Giáo viên nhận xét: trong một hình tròn:
Tâm O là trung điểm của đường kính AB
Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính 
Hoạt động 1: Giới thiệu cái com pa và cách vẽ hình tròn ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát 
Giáo viên cho học sinh quan sát cây com pa và giới thiệu cấu tạo của com pa. Com pa dùng để vẽ hình tròn 
Giáo viên giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2 cm
Xác định khẩu độ compa bằng 2cm trên thước
Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn
Hoạt động 3: thực hành ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước nhanh, chính xác
 Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Bài 1: 
GV gọi HS đọc yêu cầu phần a
Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ rồi nêu đúng tên bán kính, đường kính của hình tròn 
Cho HS làm bài 
GV gọi HS nêu 
GV Nhận xét 
GV gọi HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài 
GV gọi HS nêu 
GV Nhận xét
Bài 2 : Vẽ hình tròn: 
GV gọi HS đọc yêu cầu phần a
GV cho HS tự vẽ hình tròn 
GV Nhận xét
GV gọi HS đọc yêu cầu phần b
GV cho HS tự vẽ hình tròn 
GV Nhận xét
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài 
GV Nhận xét 
GV gọi HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài 
GV gọi HS nêu 
GV Nhận xét
Hát
Học sinh theo dõi
 o
M
A B
Học sinh quan sát 
Học sinh lắng nghe 
Học sinh nêu
Viết chữ thích hợp vào chỗ chấm:
Học sinh quan sát 
HS làm bài
HS nêu 
Đúng ghi Đ, sai ghi S :
HS làm bài
HS nêu
Tâm O, bán kính 3cm :
Tâm tuỳ ý, bán kính 3cm :
HS vẽ 
Vẽ đường kính AB, đường kính MN trong hình vẽ dưới đây:
Học sinh quan sát 
HS làm bài
Đúng ghi Đ, sai ghi S :
HS làm bài
HS nêu 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Vẽ trang trí hình tròn. 
 Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh dùng compa để vẽ ( theo mẫu ) các hình trang trí hình tròn ( đơn giản )
Kĩ năng: học sinh vẽ( theo mẫu ) các hình trang trí hình tròn ( đơn giản ) nhanh, đẹp. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo. Thấy được cái đẹp qua những hình trang trí đó.
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập, compa
HS : vở bài tập Toán 3, compa, bút chì màu.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: vẽ trang trí hình tròn ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng compa để vẽ ( theo mẫu ) các hình trang trí hình tròn ( đơn giản ) ( 25’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh biết dùng compa để vẽ ( theo mẫu ) các hình trang trí hình tròn ( đơn giản ) nhanh, đẹp
Phương pháp : thi đua, trò chơi
Bài 1 : Vẽ hình theo các bước sau ( theo mẫu ):
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Bước 1: Vẽ hình tròn tâm O, bán kính OA bằng 2 cạnh ô vuông, sau đó ghi các chữ A, B, C, D
Bước 2: dựa trên hình vẽ mẫu, Giáo viên cho học sinh vẽ phần hình tròn tâm A, bán kính AC và phần hình tròn tâm B, bán kính BC
Bước 3: dựa trên hình vẽ mẫu, Giáo viên cho học sinh vẽ tiếp phần hình tròn tâm C, bán kính CA và phần hình tròn tâm D, bán kính DA
Bài 2: Tô màu trang trí hình đã vẽ ở bài 1:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh tô màu các hình đã vẽ
GV Nhận xét
Hát
HS đọc 
Học sinh tự vẽ hình như mẫu. 
Học sinh tự vẽ hình như mẫu. 
Học sinh tự vẽ hình như mẫu. 
Học sinh đọc
Học sinh tô màu tuỳ thích. 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. 
 Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần )
Kĩ năng: học sinh vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Vẽ trang trí hình tròn ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( 1’ )
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân ( 15’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
Phương pháp : giảng giải, gợi mở, động não 
Hướng dẫn trường hợp nhân không nhớ 
GV viết lên bảng phép tính : 1034 x 2 = ?
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính :
x
1034
 2
2068
2 nhân 8 bằng 8, viết 8
2 nhân 3 bằng 6, viết 6
2 nhân 0 bằng 0, viết 0
2 nhân 1 bằng 2, viết 2
Vậy 1034 nhân 2 bằng 2068
GV gọi HS nêu lại cách tính
Hướng dẫn trường hợp nhân có nhớ một lần
GV viết lên bảng phép tính : 2125 x 3 = ?
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính :
x
2125
 3
6375
3 nhân 5 bằng 15, viết 5 nhớ 1
3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7
3 nhân 1 bằng 3, viết 3
3 nhân 2 bằng 6, viết 6
Vậy 2125 nhân 3 bằng 6375
GV gọi HS nêu lại cách tính
Hoạt động 2 : thực hành ( 18’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh áp dụng cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số vào việc giải các bài nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp : Thi đua, trò chơi
Bài 1 : tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và cho HS làm bài 
GV : ở bài này cô sẽ cho các con chơi một trò chơi mang tên: “Hạ cánh”. Trước mặt các con là sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài, có các ô trống để máy bay đậu, các con hãy thực hiện phép tính sau đó cho máy bay mang các số đáp xuống chỗ đậu thích hợp. Lưu ý các máy bay phải đậu sao cho các số thẳng cột với nhau. Bây giờ mỗi tổ cử ra 3 bạn lên thi đua qua trò chơi 
Lớp Nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét 
 Bài 2 : đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
 Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt :
Tóm tắt :
1 phòng : 1210 viên gạch 
8 phòng :  viên gạch?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Hát
HS đọc.
1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào bảng con. 
Học sinh nêu :
Đầu tiên viết thừa số 1034 trước, sau đó viết thừa số 2 sao cho 2 thẳng cột với 4.
Viết dấu nhân.
Kẻ vạch ngang.
Cá nhân
HS đọc 
1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào bảng con. 
Học sinh nêu :
Đầu tiên viết thừa số 2125 trước, sau đó viết thừa số 3 sao cho 3 thẳng cột với 5.
Viết dấu nhân.
Kẻ vạch ngang.
HS nêu và làm bài
Lớp Nhận xét
 Học sinh nêu
HS nêu và làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu
HS đọc 
Lát nền mỗi phòng học hết 1210 viên gạch. 
Hỏi lát nền 8 phòng học như thế hết bao nhiêu viên gạch? 
HS làm bài
Cá nhân 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài Luyện tập. 
 Toán Tuần 22 - tiết 3
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần ).
Củng cố ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia, kĩ năng giải toán có hai phép tính.
Kĩ năng: học sinh vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành : ( 33’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần ). Củng cố ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia, kĩ năng giải toán có hai phép tính nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp : Thi đua, trò chơi
Bài 1 : Viết thành phép nhân và ghi kết quả: 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài 
GV gọi HS đọc bài làm của mình 
GV Nhận xét 
Bài 2 : điền số
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét 
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được trên cả 3 xe đó còn lại bao nhiêu lít xăng ta phải biết được những gì ?
Giáo viên: vậy chúng ta phải tính được số lít xăng 3 xe chở trước, sau đó mới tính được số lít xăng còn lại của 3 xe.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Hát
HS đọc.
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
HS đọc.
Học sinh nhắc
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
Học sinh nêu
HS đọc 
Có 3 xe chở xăng, mỗi xe chở 125l xăng. Người ta đổ 1280l xăng trên các xe đó vào một bồn xăng. 
Hỏi trên cả 3 xe đó còn lại bao nhiêu lít xăng? 
Để tính được trên cả 3 xe đó còn lại bao nhiêu lít xăng ta phải biết được số lít xăng 3 xe chở là bao nhiêu. 
HS làm bài
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Chuẩn bị : Luyện tập 
GV nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_toan_lop_3_tuan_22_bai_luyen_tap.doc