Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Cổ Đông

Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Cổ Đông

 I. Mục tiêu

 A. Tập đọc:

 1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ tiếng khó: Lao đến, giây lát, nổi nóng, tán loạn, lòng đường

 -Ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.

 2. Đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ : Cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương, húi cua.

 - Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Nhắc các em phải thực hiện đúng luật giao thông, không được chơi dưới lòng đường hè phố như thế dễ gây ra tai nạn giao thông.

 B. Kể chuyện

 - Kể lại 1 đoạn truyện theo lời của 1 nhân vật.

 - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

 II.Đồ dùng dạy học:

 + Tranh minh hoạ các đoạn truyện.

 + Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 36 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Cổ Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc - Kể chuyện
Trận bóng dưới lòng đường
 I. Mục tiêu
 A. Tập đọc:
 1. Đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các từ tiếng khó: Lao đến, giây lát, nổi nóng, tán loạn, lòng đường
 -Ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
 - Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.
 2. Đọc hiểu:
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ : Cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương, húi cua.
 - Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Nhắc các em phải thực hiện đúng luật giao thông, không được chơi dưới lòng đường hè phố như thế dễ gây ra tai nạn giao thông.
 B. Kể chuyện
 - Kể lại 1 đoạn truyện theo lời của 1 nhân vật.
 - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 II.Đồ dùng dạy học:
 + Tranh minh hoạ các đoạn truyện.
 + Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. ổn định tổ chức
 - Hát
 - Kiểm tra sĩ số.
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu hs đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc “ Nhớ lại buổi đầu đi học”
 - 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
 - Nhận xét, cho điểm.
 C. Dạy học bài mới:
 1.Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu, ghi đầu bài.
 - Nghe giới thiệu.
 2. Luyện đọc:
 a. Đọc mẫu:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt.
 - Nghe giáo viên đọc.
 b.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Hướng dẫn đọc từng câu và phát âm từ khó dễ lẫn
- Mỗi học sinh đọc 1 câu nối tiếp nhau đến hết bài.
 - Yêu cầu hs phát hiện từ khó, dễ lẫn.
- Vài học sinh đọc.
* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên
 *Yêu cầu hs luyện đọc theo nhóm.
- Mỗi nhóm 3 hs nối tiếp nhau đọc bài.
 * Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- 2 nhóm thi đọc.
 * Yêu cầu các nhóm đọc đồng thanh bài 
- 3 tổ đọc, mỗi tổ đọc 1 đoạn.
 3. Hướng dẫn tìm hịểu bài:
 - Gọi 1 học sinh đọc toàn bài 
- 1 học sinh đọc
 + Các bạn nhỏ đang chơi bóng ở đâu?
+Chơi bóng ở lòng đường.
 + Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?
+ Học sinh trả lời.
 + Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
+ Học sinh trả lời.
 + Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra?
- Quang lấp sau gốc cây...mếu máo xin lỗi ông cụ.
 + Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Không được đá bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn cho mình và cho người khác.
 4. Luyện đọc lại bài:
 - Giáo viên đọc mẫu đoạn 1 của bài
- Học sinh theo dõi đọc mẫu
 - Yêu cầu đọc nối tiếp trong nhóm
- 3 học sinh thành 1 nhóm.
 - Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc.
- Học sinh thi đọc.
 - Tuyên dương nhóm đọc tốt.
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu
 - Gọi 1 hs đọc yêu cầu 
1 hs đọc
 - Trong truyện có những nhân vật nào?
- Quang, Vũ, Long,bác đi xe máy, bác đứng tuổi, cụ già, bác đạp xích lô.
 - Đoạn 1 có những nhân vật nào tham gia câu chuyện?
- Học sinh trả lời.
 - Vậy nếu chọn kể đoạn 1, em sẽ đóng vai 1 trong 3 nhân vật trên để kể.
- Học sinh xác định nhân vật mình định kể.
 - Tương tự hỏi với đoạn 2 và 3.
 - Khi đóng vai nhân vật trong truyện để kể, em phải chú ý điều gì trong cách xưng hô?
- Phải chọn một trong các cách là tôi, mình, tớ, em và giữ cách xưng hô ấy từ đầu đến cuối câu chuyện.
2. Kể mẫu:
 - Gọi 3 học sinh khá kể.
- 3 học sinh khá kể chuyện trước lớp, mỗi em kể 1 đoạn.
3. Kể theo nhóm
 - Chia hs thành nhóm đôi yêu cầu mỗi em chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn trong nhóm cùng nghe.
 - Lần lượt từng em kể trong nhóm của mình.
4. Kể trước lớp
 - Tổ chức cho học sinh thi kể chuyện .
 - 2 học sinh thi kể 1 đoạn truyện.
 - Tuyên dương học sinh kể tốt.
D. Củng cố - Dặn dò:
 - Khi đọc câu chuyện này, có bạn nói bạn quang thật là hư. Em có đồng ý với ý kiến của bạn đó không? Vì sao?
 - Học sinh tự do nêu ý kiến của mình.
 - Nhận xét giờ học
Toán
Bảng nhân 7
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
Thành lập bảng nhân 7 (7 nhân với 1; 2; 3; ... ; 10) và học thuộc lòng bảng nhân này.
 - áp dụng bảng nhân 7 để giải toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân.
 - Thực hành đếm thêm 7.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: + Các tấm bìa có 7 chấm tròn.
 + Chép đề bài của bài 1 và 3 ra 2 tờ giấy (mỗi bài 2 tờ), phấn màu.
 - Học sinh: Bộ đồ dùng dạy học, vở ô li toán.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên ghi bảng các phép tính.
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 1 học sinh lên bảng thực hiện : 
 7 + 7 = ...
 7 + 7 + 7 =
 - 1 học sinh đọc bảng nhân 6 rồi trả lời 1 phép tính bất kỳ giáo viên hỏi.
 - 2 học sinh đọc bảng chia 6 rồi cũng trả lời 1 phép tính bất kỳ giáo viên hỏi.
 - Nhận xét bài trên bảng.
 - Nhận xét, cho điểm.
 B. Dạy học bài mới:
 1.Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu, ghi đầu bài.
 - Nghe giới thiệu.
 2. H/dẫn thực hành bảng nhân 7
* Yêu cầu học sinh lấy 1 tấm bìa có 7 chấm tròn.
- Học sinh lấy 1 tấm bìa.
 - Trên bảng giáo viên cũng gắn 1 tấm bìa có 7 chấm tròn.
 - Tiến hành tương tự Bảng nhân 6 
 * Luyện nhớ bảng nhân 7:
 - Gọi học sinh lần lượt đọc bảng bảng nhân 7 mỗi em đọc 1phép tính.
- 10 học sinh , mỗi học sinh đọc 1 phép tính trong bảng nhân 7. 
- 2 học sinh đọc xuôi bảng nhân 7.
* Trong bảng nhân 7: 
 - Con có nhận xét gì về cột thừa số đầu tiên trong bảng nhân 7?
- Đều là 7
 - Cột thừa số thứ 2 là số như thế nào?
- Là các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 10.
 - Con có nhận xét gì về các số ở cột tích?
- Tích liền sau hơn tích liền trước 7 đơn vị.( Hoặc là dãy số đếm thêm 7 từ 7 đến 70)
 - Giáo viên che bớt bảng cho học sinh luyện đọc thuộc bảng nhân7
 3. Luyện tập:
* Bài 1: 
- 1học sinh đọc yêu cầu
 - Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Học sinh trả lời
 - Giáo viên tổ chức cho thi tính nhẩm nhanh
+Phổ biến luật chơi: mỗi đội cử 4 bạn tham gia chơi tiếp sức, mỗi bạn làm 1 cột xong chuyển phấn cho bạn khác.
- 2 đội lên chơi
 - Nhận xét cho điểm
 - Trong bài tập 1 có những phép tính nào không có trong bảng nhân7?
 * Đây là 2 phép tính đặc biệt đã làm quen ở lớp 2: 0 nhân với số nào cũng bằng 0, số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
- 0 x 7 = 0 và 7 x 0 = 0
* Bài 2: ( làm vở)
- 1học sinh đọc yêu cầu
 - Bài toán cho biết gì hỏi gì?
- Học sinh tự tóm tắt và giải.
- 1 học sinh lên bảng, lớp làm vở
 - Nhận xét cho điểm.
* Bài 3: ( Trò chơi)
- 1học sinh đọc yêu cầu
 - Giáo viên mở bảng đã viết sẵn 2 lần.
 + Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Đếm thêm 7
 + Em hiểu đếm thêm nghĩa là như thế nào?
- Là cộng thêm 7 vào số đứng trước ta được số đứng sau.
 -Hướng dẫn làm bài
- Mỗi đội cử 2 em lên chơi.
 - Nhận xét cho điểm.
 C. Củng cố- dặn dò 
- 2 học sinh đọc bảng nhân 7
 - Hôm nay học bài gì?
 - Về học thuộc bảng nhân 7, làm bài 30 vở bài tập.
 - Nhận xét giờ học
- Hôm nay học bài bảng nhân 7.
- 1 học sinh đọc thuộc bảng nhân 7
Chính tả
Trận bóng dưới lòng đường
 I. Mục tiêu:
 - Chép lại chính tả đoạn từ “ Một chiếc xích lô......xin lỗi cụ”
 - Củng cố cách viết đoạn văn có câu đối thoại.
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tr/ ch hoặc iên/ iêng	
 - Điền đúng và học thuộc 11 tên chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái. 
 II.Đồ dùng dạy học:
 - Đoạn văn chép sẵn trên bảng
 - Bài tập 2 chép sẵn 2 lần vào giấy. 
 - Bài 3 viết vào giấy to
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 học sinh lên bảng, sau đó đọc cho học sinh viết các từ: nhà nghèo, ngoằn ngoèo, xào rau, vườn rau.
- 3 học sinh lên bảng, lớp viết giấy nháp.
- 3 học sinh đọc 27 chữ cái đã học.
 - Nhận xét cho điểm
 B. Dạy bài mới
 1.Giới thiệu bài: ghi đầu bài
- Nghe giới thiệu
 2.Hướng dẫn viết chính tả:
 a.Trao đổi về nội dung đoạn viết:
 - Giáo viên đọc đoạn văn 1 lượt sau đó yêu cầu học sinh đọc lại.
- 2 học sinh đọc đoạn văn, lớp đọc thầm theo.
 + Vì sao Quang lại ân hận sau sự việc mình gây ra?
- Vì cậu thấy lưng ông cụ giống ông nội mình.
 +Sau đó Quang đã làm gì? 
- Quang mếu máo chạy theo xích lô và xin lỗi ông cụ.
 b. Hướng dẫn cách trình bày:
 +Trong đoạn văn có chữ nào phải viết hoa?
- Chữ đầu câu, tên riêng.
 + Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn trên.
- Học sinh trả lời
 +Lời các nhân vật được sử dụng như thế nào?
- Lời các nhân vật được viết sau dấu 2 chấm xuống dòng, gạch đầu dòng.
 c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Giáo viên đọc từ khó cho học sinh viết vào bảng con.
- 3 học sinh lên bảng viết: xích lô, quá quắt, lưng còng...
 - Yêu cầu học sinh đọc lại từ trên.
- 2 học sinh đọc.
 - Theo dõi và chỉnh sửa cho học sinh
 d. Viết chính tả
- Học sinh viết vở
 e. Soát lỗi
 g.chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
* Bài 2 
- 2 học sinh đọc.
 - Giáo viên lựa chọn phần a cho học sinh làm.
- 3 học sinh làm trên bảng, lớp làm vở.
 - Chỉnh sửa chốt lại lời giải đúng.
- Là cái bút.`
 - Tiến hành tương tự phần b
- Là quả dừa
* Bài 3
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu 
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.
 - Phát giấy chép sẵn bài 3 cho các nhóm
- Học sinh trao đổi và làm theo nhóm
- 2 nhóm lên dán kết quả, các nhóm khác bổ sung.
 - Giáo viên chốt lời giải đúng.
Số thứ tự
Chữ
Tên chữ
1
q
quy
2
r
e-rờ
3
s
ét-sì
4
t
tê
5
th
tê-hát
6
tr
tê- e- rờ
7
u
u
8
ư
ư
9
v
vê
10
x
ích-xì
11
y
i dài
 - Xoá từng cột tên chữ và yêu cầu học sinh học thuộc và viết lại. 
 * Nếu không đủ thời gian có thể cho về nhà.
- Học sinh viết lại vào vở.
 C. Củng cố - dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn dò :Về học thuộc tất cả các chữ cái đã học.
- Ôn luyện ở nhà.
Thứ năm ngày 23 tháng 10 năm 2008
Luyện từ và câu
Tiết 7:Ôn tập về từ chỉ hoạt động trạng thái. So sánh
I. Mục tiêu:
 - Biết được kiểu so sánh mới: so sánh vật với con người
- Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái.
III.Đồ dùng dạy học:
 -Viết sẵn các câu thơ trong bài tập 1.
 - Bảng phụ chia thành 2 cột và ghi: Từ chỉ hoạt động, từ chỉ trạng thái.
 III. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. ổn định tổ chức
 - Hát
 B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs lên bảng làm bài tập sau:
+ Đặt câu có từ: khai trường, lên lớp.
 C. Dạy học bài mới:
 1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài
 2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1
- 1 hs đọc toàn bộ đề bài trước lớp, học sinh 2 đọc lại các câu thơ của bài.
- Yêu cầu hs suy nghĩ để làm bài.
- 4 học sinh lên bảng làm bài
- Chữa bài và cho đ ...  bạn kể hay nhất.
 Em có nhận xét gì về anh thanh niên trong truyện?
- Học sinh tự do phát biểu.
* Kết luận
`
 3.Tập tổ chức cuộc họp 
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2
- Nội dung của cuộc họp này là gì?
- HS nêu các gợi ý trong sgk 
-Nêu trình tự của 1 cuộc họp thông thường.
- Học sinh nêu
- Giáo viên nêu lại những điều cần lưu ý khi tiến hành cuộc họp.
 4.Tiến hành họp tổ
- Giao cho mỗi tổ một trong các nội dung mà sách giáo khoa gợi ý. 
- Mỗi tổ tiến hành họp một nội dung theo hướng dẫn.
 5.Thi tổ chức cuộc họp
- 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp, giáo viên làm giám khảo 
- Lớp theo dõi cuộc họp của từng tổ để nhận xét.
- KL:tổ có cuộc họp tốt, đạt kết quả.
 D. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiết học
Toán
Tiết 35: Bảng chia 7
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh : - Lập bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7.
 - Thực hành chia cho 7 (chia trong bảng).
 - áp dụng bảng chia 7 để giải bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên và học sinh: Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên yêu cầu.
2 HS làm bài về nhà
 - Dưới lớp đọc bảng nhân 7.
 - 1 vài học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét phần kiểm tra.
 B. Dạy- học bài mới
 1. Giới thiệu bài: 
- Nghe giới thiệu
 - Ghi bảng tên bài.
- Lớp mở SGK trang 35.
 2. Lập bảng chia 7:
 Tiến hành tương tự bảng chia 6
 3 .Thực hành
* Bài 1
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài
- Học sinh dựa vào bảng nhân 7 để làm bài 1. Hai học sinh lên bảng, lớp làm vở.
- Giáo viên chữa bài, cho điểm
- Phép tính nào không có trong bảng chia 7
- 42 : 6 = 7 và 0 : 7 = 0
- Các con tìm kết quả phép chia 0 : 7 bằng cách nào ?
- 0 : 7 = 0 vì 0 chia cho số nào cũng bằng 0.
* Bài 2:
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm cột 1 và cột 3 ở lớp
- 2học sinh lên bảng, lớp làm vở. 
- Giáo viên chữa bài, cho điểm.
- Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các phép tính ở mỗi cột
- Từ phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia.
* Bài 3:
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài
- Bài toán cho ta biết gì?
- 56 học sinh xếp thành 7 hàng.
- Bài toán hỏi gì?
- Mỗi hàng có bao nhiêu học sinh.
- Yêu cầu học sinh tự giải
- 1 học sinh lên bảng, lớp làm vở.
- Giáo viên chữa bài, cho điểm.
* Bài 4: Hướng dẫn tương tự bài 3.
- Học sinh tự làm bài.
D. Củng cố- dặn dò
- GV gọi 1 số hs đọc bảng chia 7.
- Về nhà học thuộc bảng chia 7 và làm bài tập 2, 4.
Chính tả ( Nghe viết)
Bận
I.Mục tiêu:
- Nghe và viết đúng đoạn từ “Cô bận cấy lúa... đời chung” trong bài thơ Bận.
- Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt en / oen; tr/ ch ( hay iên/ iêng).	
II. Đồ dùng dạy học
 Viết sẵn các bài tập chính tả trên bảng p hụ.	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ bên.
-Tròn trĩnh, chảo rán, giò chả, trôi nổi.
- 3 học sinh đọc lại bảng chữ cái.
- Nhận xét cho điểm .
 B. Dạy học bài mới
 1. Giới thiệu bài: 
- Học sinh nghe.
 2. Hướng dẫn viết chính tả:
 a. Trao đổi về nội dung bài viết:
- Giáo viên đọc đoạn thơ 1 lần
- 2 học sinh đọc lại 
- Bé bận làm gì?
- Bé bận bú, bận chơi, bận khóc, bận cười, bận nhìn ánh sáng.
 b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Trong đoạn thơ những chữ nào phải viết hoa?
- Những chữ đầu câu.
 c. Hướng dẫn viết từ khó :
- cấy lúa, khóc cười, thối nấu
- Y/c hs đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 2 hs lên bảng viết, lớp viết vở nháp.
 d. Viết chính tả
- Học sinh viết bài 
 e. Soát lỗi
 g.Chấm bài
 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu 
- 1 học sinh đọc 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
-3HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp.
- Nhận xét , chốt lời giải đúng.
- Học sinh làm vào 
* Bài 3: 
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên phát giấy bút cho các nhóm
- Học sinh tự làm trong nhóm.
- Yêu cầu 2 nhóm dán bài của mình lên bảng
- 2 nhóm khác dán và đọc bài làm, các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét , chốt lời giải đúng.
 C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
Về nhà làm tiếp bài 3 nếu chưa xong.
Sinh hoạt tập thể
phát động thi đua chào mừng ngày 20-11
A: Nhận xét tuần 7 
1. Các tổ trưởng báo cáo việc theo dõi thi đua trong tuần:
 - Số điểm tốt đạt được.
 - Tổng số lỗi mắc phải.
 - Xếp thứ.
 2. Lớp phó phụ trách học tập báo cáo:
 - Tình hình học tập.
 - Tồn tại.
 - Đề nghị tuyên dương học tập.
 3. Lớp phó phụ trách lao động báo cáo:
 - Công tác vệ sinh cá nhân.
 - Công tác vệ sinh môi trường.
 4. Lớp trưởng báo cáo chung:
 6. Giáo viên tổng kết ý kiến 
 - Tuyên dương:
 + Học tập: Cá nhân, tập thể.
 + Lao động: Cá nhân, tập thể.
 - Phê bình: Cá nhân, tập thể.
 - Đề ra phương hướng tuần tới: Giành nhiều điểm tốt, giữ sạch lớp học.
 B Phát động thi đua chào mừng 20-11
Tuần 7
Thứ hai ngày 20 tháng 10 năm 2008
Tập làm văn (BS)
Tập tổ chức cuộc họp tổ
(Chuẩn bị văn nghệ chào mừng 20-11)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố hơn
	- Xác định nội dung cuộc họp. 
	- Biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự.
	II. Đồ dùng dạy-học:
	- Bảng lớp viết sẵn các gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp.
	- Bảng phụ viết sẵn trình tự, diễn biến của cuộc họp.
	III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2. Bài mới:
* Hướng dẫn tiến hành cuộc họp:
- Yêu cầu HS nêu lại trình tự của 1 cuộc họp thông thường.
- Yêu cầu HS nhắc lại từng bước trong trình tự cuộc họp.
- GV thống nhất lại những điều cần chú ý khi tổ chức cuộc họp.
* Tiến hành họp tổ:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung họp tổ mà đề yêu cầu.
- Yêu cầu các tổ họp.
* Thi tổ chức cuộc họp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS tự chuẩn bị thêm nội dung các cuộc họp khác.
Hoạt động học
- 2 HS.
- 5 HS, mỗi HS nêu 1 bước.
- Chuẩn bị văn nghệ chào mừng 20-11.
- 4 tổ, GV là giám khảo.
Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2008
Toán (BS)
Luyện tập về bảng nhân 7
I. Mục tiêu: 
	- Củng cố cho HS chắc hơn các phép tính trong bảng nhân7.
	- Làm toán liên quan đến bảng nhân7.
	- Rèn tính cẩn thận, chính xác.
	II. Chuẩn bị:
	- Bài tập luyện tập.
	III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2. Bài mới:
* Bài 1:
- GV ghi đầu bài lên bảng và yêu cầu HS đọc.
- Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 2:
- GV ghi đầu bài:
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Trong dãy tính có phép x, và phép +, con thực hiện thứ tự như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm từng dãy tính.
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 3:
- GV ghi đầu bài, yêu cầu 2 HS đọc.
- Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Y/cầu HS học thật thuộc bảng nhân 7
- Làm bài tập luyện tập thêm.
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động học
 Điền dấu thích hợp vào ô trống:
7 x 8 € 7 x 7 7 x 3 € 7 x 2 + 7 
7 x 2 € 7 + 7 7 x 3 € 7 x 3 
7 x 6 € 6 x 7 7 x 8 € 8 x 7
- Điền dấu >, <, = thích hợp.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở.
 Tính: 
7 x 4 + 45 6 x 7 + 23 7 x 9 + 37
- Tính
- Làm tính x trước, cộng sau.
- Lần lượt 3 HS lên bảng, lớp làm vở.
 Cô giáo có 28 quyển vở, cô đã thưởng cho các HSG 1/7 số vở. Hỏi cô giáo đã thưởng bao nhiêu quyển vở?
- 1 HS trả lời.
- 1 HS tóm tắt trên bảng, lớp tóm tắt vào vở.
Thể dục(bs)
ôn đi chuyển hướng phải, trái.
Trò chơi: đứng ngồi theo hiệu lệnh
I. Mục tiêu
- Ôn đi chuyển hướng phải trái. Y/c thực hiện động tác tương đối đúng.
- Chơi TC: Đứng ngồi theo hiệu lệnh. Y/c biết cách chơi và chơi đúng luật.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm : sân trường
- Phương tiện: còi ,kẻ vạch , cột mốc.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Phần
Nội dung
Số lần
T.Gian
Phương pháp
Mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm quanh sân tập.
1-2’
1’
- Theo 4 hàng dọc
Cơ bản
- Ôn đi chuyển hướng phải, trái.
- Chơi trò chơi: “Đứng ngồi theo lệnh”.
8-10’
10-12’
- Lần 1: GV chỉ huy.
+ Từ lần 2: Cán sự điều khiển. Tập theo hình thức nước chảy.
- GV nêu lại luật chơi.
+ Cho 2 HS chơi mẫu để HS nhớ lại cách chơi.
+ Cho cả lớp chơi thật.
Kết thúc
- Đi chậm theo vòng tròn vừa đi vừa hát.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét tiết học.
- Giao BTVN: Ôn ĐHĐN.
1-2’
3’
- Tự ôn luyện ở nhà 15-20’.
Tuần 7
Thứ hai ngày 20 tháng 10 năm 2008
Mỹ thuật
Vẽ theo mẫu: vẽ cái chai
Đ/C Nguyễn Hiền dạy
Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2008
Tiếng anh
Đ/c: Mùi dạy
Thứ năm ngày 23 tháng 10 năm 2008
Tiếng anh
Đ/ Mùi dạy
Âm nhạc
Học hát bài :Gà gáy
Đ/c :Nga dạy
Tuần 1
Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2008
Mỹ thuật
Thưởng thức mỹ thuật: Xem tranh thiếu nhi
Đ/C Nguyễn Hiền dạy
Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2008
Tiếng anh
Đ/c: Mùi dạy
Thứ năm ngày11 tháng 9 năm 2008
Tiếng anh
Đ/ Mùi dạy
Âm nhạc
Học hát bài : Quốc ca Việt Nam ( lời 1)
Đ/c :Nga dạy
Tuần 2
Thứ hai ngày 15 tháng 9 năm 2008
Mỹ thuật
Vẽ trang trí : Vẽ tiếp hoạ tiết , vẽ mầu
Đ/C Nguyễn Hiền dạy
Thứ tư ngày 17 tháng 9 năm 2008
Tiếng anh
Đ/c: Mùi dạy
Thứ năm ngày18 tháng 9 năm 2008
Tiếng anh
Đ/ Mùi dạy
Âm nhạc
Học hát bài :Quốc ca Việt Nam(lời 2)
 Đ/c :Nga dạy
Tuần 3
Thứ hai ngày 22 tháng 9 năm 2008
Mỹ thuật
Vẽ theo mẫu: vẽ quả
Đ/C Nguyễn Hiền dạy
Thứ tư ngày 24 tháng 9 năm 2008
Tiếng anh
Đ/c: Mùi dạy
Thứ năm ngày 25 tháng 9 năm 2008
Tiếng anh
Đ/ Mùi dạy
Âm nhạc
Học hát bài :Bài ca đi học (lời 1 )
Đ/c :Nga dạy
Tuần 4
Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2008
Mỹ thuật
Vẽ tranh :Đề tài trường của em
Đ/C Nguyễn Hiền dạy
Thứ tư ngày 1 tháng 10 năm 2008
Tiếng anh
Đ/c: Mùi dạy
Thứ năm ngày 2 tháng 10 năm 2008
Tiếng anh
Đ/ Mùi dạy
Âm nhạc
Học bài hát :Bài ca đi học (Lời 2) 
Đ/c :Nga dạy
Tuần 5
Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2008
Mỹ thuật
Tập nặn tạo dáng : Nặn quả
Đ/C Nguyễn Hiền dạy
Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2008
Tiếng anh
Đ/c: Mùi dạy
Thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 2008
Tiếng anh
Đ/ Mùi dạy
Âm nhạc
Học hát bài :Đếm sao
 Đ/c :Nga dạy
Tuần 6
Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2008
Mỹ thuật
Vẽ trang trí : Vẽ tiếp hoạ tiết , vẽ màu vào hình vuông
Đ/C Nguyễn Hiền dạy
Thứ tư ngày 15 tháng 10 năm 2008
Tiếng anh
Đ/c: Mùi dạy
Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2008
Tiếng anh
Đ/ Mùi dạy
Âm nhạc
Học hát bài : Đếm sao
Đ/c :Nga dạy

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan7 da sua.doc