Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2009-2010 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2009-2010 (Bản đẹp)

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1')

2. Hướng dẫn học sinh tập chép ( 23').

a. GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị.

- GV đọc đoạn chép trên bảng – 2 HS nhìn bảng đọc lại.

- HDHS nắm nội dung bài viết.

- GV hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả.

- HS ghi nhớ những chữ dễ viết sai trong bài chép và luyện viết những chữ này vào bảng con: quá quắt, lưng còng, bỗng.

b. HS chép bài vào vở:

- HS nhìn bảng và chép bài vào vở.

- GV bao quát vàchỉnh tư thế ngồi cho HS.

c. Chấm, chữa bài:

- GV chấm một số bài, nhận xét.

3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả( 10')

Bài tập 2a: GV giúp học sinh nắm vững yêu cầu.

- HS đọc thầm bài tập, xem tranh minh họa, gợi ý giải câu đố, làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh lên bảng làm và đọc kết quả, giải câu đố.

- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

 

doc 144 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2009-2010 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 7
 Thứ 2 ngày tháng 10 năm 2009
Tập đọc – kể chuyện:	Trận bóng dưới lòng đường
I. Mục tiêu
A. Tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch, trôi chảy, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng. (Trả lời được các CH trong SGK).
- HS khá, giỏi bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với ND từng đoạn.
B. Kể chuyện
- KC: Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi kể lại được một đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật. 
II. Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy – học
Tập đọc
A. Bài cũ:( 60')
- 3 HS đọc thuộc lòng 3 đoạn của bài: Nhớ lại buổi đầu đi học.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giáo viên giới thiêu chủ điểm cộng đồng và bài học qua tranh.(2')
2: Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.( 28')
a. Giáo viên đọc toàn bài.
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. GV hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc nối tiếp từng câu (Cả lớp) kết hợp với luyện phát âm tiếng khó: chạy tán loạn, hoảng sợ, xuýt xoa.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp (3 lượt). GV theo dõi nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi cho đúng.
+ GV giúp học sinh hiểu nghĩa các từ mới: cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương, húi cua.
- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm 3.
- 3 nhóm nối tiếp nhau thi đọc.
- HS đọc đồng thanh .
- 1 HS đọc lại toàn bài.
2. HD học sinh tìm hiểu bài: (10')
- HS đọc thầm lại cả bài và trả lời câu hỏi 1 SGK.
- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi 2 SGK.
- GV giảng từ: chạy toán loạn.
- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi 3 SGK.
- GV giảng từ: lảo đảo, khuỵ xuống.
- HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi 4 SGK.
- GV giảng hình ảnh: Quang sợ tái cả người.
- HS đọc thầm lại cả bài và trả lời câu hỏi 5 SGK.
- GV hướng dẫn HS rút nội dung bài.
* Nội dung: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn cho chính mình và cho người qua đường. Cần phải tôn trọng luật giao thông.
4. Luyện đọc lại (5')
- GV đọc mẫu đoạn 3.
- GV lưu ý HS đọc đúng câu: - Thật là quá quắt!
 - Ông ơicụ ơi! Cháu xin lỗi cụ.
.
- Một vài học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 3 bài văn.
- 3 HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn.
- Lớp, GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
Kể chuyện (16')
1. GV nêu nhiệm vụ
2. GV giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài tập
* HDHS kể lai một đoạn của câu chuyện theo lời của tác giả:
- GV giúp HS nắm yêu cầu.
- 1HS kể mẫu lại 1 đoạn.
- HS tập kể 1 đoạn tự chọn theo nhóm 2.
- Đại diện một số nhóm thi kể.
* HDHS kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật:
a. GV giúp HS nắm được nhiệm vụ.
- GV nhắc học sinh thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập “nhập vai” một nhân vật để kể lại chuyện.
b. 1 HS kể mẫu 1 đoạn theo lời một nhân vật.
- GV nhận xét lời kể mẫu.
c. Từng cặp HS tập kể 
- GV bao quát theo dõi 1 số cặp.
d. HS kể trước lớp.
- 3 đến 4 HS thi kể.
- Lớp, GV nhận xét, bình chọn người kể hay nhất.
IV. Củng cố, dăn dò (4')
- HS nhắc lại nội dung bài học.
Toán Bảng nhân 7
I. Mục tiêu : Giúp HS 
- Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
- Vận dụng được phép nhân 7 trong giải toán
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tấm bìa có 7 chấm tròn. 
- Vở bài tập toán 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1 : (3') Củng cố cho HS về bảng nhân 6 
 - GV mời 3, 4 HS lên bảng đọc bảng nhân 6.
 - GV hỏi kết quả của một số phép nhân bất kì trong bảng
 - HS trả lời nhanh kết quả - HS nhận xét - GV ghi điểm 
Hoạt động 2 : (12') Hướng dẫn lập bảng nhân 7
a. Tiến hành lập bảng nhân 7
- Trường hợp 7 x 1 HS quan sát 1 tấm bìa có 7 chấm tròn
? 7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng mấy chấm tròn ? ( 7 chấm tròn )
- GV nêu ; 7 đ ược lấy 1 lần thì viết 7 x 1 = 7- HS đọc 7 x 1 = 7 
- Trường hợp 2 : 7 x 2 HS quan sát 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn
- GV:7 được lấy 2 lần , viết thành phép nhân như thế nào? 
- HS viết 7 x 2 và 7 x 2 = 7 + 7 = 14 Nên 7 x 2 = 14
- HS đọc 7 x 2 = 14 
- Trường hợp 3 làm tương tự 
- GV phân cho mỗi nhóm lập một công thức 7 x 3, 7 x4, . . .7 x 10 rồi nêu kết quả tương ứng.
b. Tiến hành học thuộc bảng nhân 7
- GV xoá dần giúp HS học thuộc bảng nhân 7.
Hoạt động 3 : ( 20') Thực hành 
Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài .
 - HS làm vào vở bài tập .
 - Đổi chéo vở cho nhau kiểm tra kết quả.
 - HS đọc bài trước lớp - Cả lớp nhận xét , bổ sung .
Bài 2 : ( Dành cho HS khá giỏi )
 - 4 HS lên bảng làm - cả lớp làm vào VBT
 - HS nhận xét bổ sung chốt kết quả đúng.
 - HS nêu cách thực hiện .
 * 2 HS đọc lại bảng nhân 7.
Bài 3 : Củng cố giải toán có lời văn
 - HS đọc yêu cầu của bài .
 - 1 HS lên bảng tóm tắt và giải - cả lớp làm vào VBT.
 - HS - GV nhân xét bổ sung chốt bài giải đúng .
 * GV chốt cách giải dạng toán đơn bằng một phép tính nhân.
Bài 4 : - HS nêu yêu cầu.
 - HS làm bài cá nhân và nối tiếp nhau nêu miệng kết quả.
 -HS nhận xét bổ sung chốt k/quả đúng.
Hoạt động tiếp nối (2') 
- 2HS đọc lại bảng nhân 7. 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc bảng nhân 7.
 ------------------------------------------------------------------------
 Thứ 3 ngày tháng 10 năm 2009
Chính tả:	 Bài 1 - Tuần 7
I. Mục tiêu
- Chép và trình bày đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
- Làm đúng BT(2) a,
- Điền đúng 11 chữ và tên của 11 chữ đó vào ô trống trong bảng (BT3).
II. Đồ dùng dạy - học
 - Bảng lớp viết sẵn bài tập chép. Bảng phụ ghi bài tập 2, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học
A. Bài cũ: (2')
 - HS viết bảng: nhà nghèo, ngoằn nghèo.
 - Nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài (1')
2. Hướng dẫn học sinh tập chép ( 23').
a. GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- GV đọc đoạn chép trên bảng – 2 HS nhìn bảng đọc lại.
- HDHS nắm nội dung bài viết.
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả.
- HS ghi nhớ những chữ dễ viết sai trong bài chép và luyện viết những chữ này vào bảng con: quá quắt, lưng còng, bỗng.
b. HS chép bài vào vở:
- HS nhìn bảng và chép bài vào vở.
- GV bao quát vàchỉnh tư thế ngồi cho HS.
c. Chấm, chữa bài:
- GV chấm một số bài, nhận xét. 
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả( 10')
Bài tập 2a: GV giúp học sinh nắm vững yêu cầu.
- HS đọc thầm bài tập, xem tranh minh họa, gợi ý giải câu đố, làm bài vào vở bài tập.
- Học sinh lên bảng làm và đọc kết quả, giải câu đố.
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV mời một tốp 11 học sinh tiếp nối nhau lên bảng làm bài. Sau mỗi chữ GV lại sửa tên chữ và chữ cho đúng.
- 3 - 4 HS nhìn bảng đọc 11 chữ và tên chữ.
- HS thuộc 11 chữ tại lớp.
- Lớp chữa bài trong vở bài tập.
C. Củng cố, dặn dò ( 2')
Chốt nội dung bài.
Nhận xét chung giờ học
Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 -------------------------------------------------------------------------
Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp HS 
- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng được vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Nhận xét được về tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể.
II. Chuẩn bị 
- Vở bài tập toán .
- Bảng nhóm, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: (3') Củng cố đọc bảng nhân 7 
 - 4, 5 HS lên bảng đọc bảng nhân 7
 - GV hỏi một số phép tính trong bảng HS trả lời nhanh kết quả.
 - HS nhận xét - GV ghi điểm.
Hoạt động 2: (30') Luyên tập- thực hành
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu của bài .
 - Cả lớp làm vào VBT .
 - HS đổi chéo vở cho nhau kiểm tra kết quả.
 * Một vài HS đọc bảng nhân 7
Bài 2 : - HS đọc yêu cầu của bài .
 - 3 HS lên bảng làm - cả lớp làm vào VBT 
 - HS nêu cách thực hiện 
 * GV chốt : Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi
Bài 3 : - HS nêu yêu cầu.
 - 2 HS lên bảng làm - cả lớp làm vào VBT.
 - HS nhận xét bổ sung chốt kết quả đúng
 *GV chốt cách tính giá trị biểu thức.
Bài 4 : - HS đọc yêu cầu của bài.
 - GVHDHS phân tích đề.
 - 1 HS lên bảng tóm tắt và giải - Cả lớp làm vào VBT
 - HS nhận xét bổ sung , chốt kết quả đúng.
 * GV chốt cách giải bài toán đơn bằng một phép tính nhân.
Bài 4: ( SGK- trang 32 )
 - HS nêu yêu cầu.
 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề.
 - HS thảo luận theo nhóm 4 và làm bài trên bảng nhóm.
 - GV tổ chức chữa bài và kết luận.kết quả đúng.
Bài 5 :- HS nêu yêu cầu.
 - HS làm bài cá nhân vào VBT- sau đó nối tiếp nhau nêu miệng kết quả.
 - GV chốt kết quả đúng.
 - HS nhận xét đặc điểm của dãy số.
 * GV chốt về đặc điểm của từng dãy số. 
Hoạt động tiếp nối: (2')
- 2HS đọc lại bảng nhân 7.
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập.
 -----------------------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày tháng 10 năm 2009
Tập đọc:	 Bận
I. Mục tiêu
- Đọc đúng, rành mạch, trôi chảy, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi.
- Hiểu ND: Mọi ngời, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. (Trả lời được CH 1, 2, 3; thuộc được một số câu thơ trong bài).
- HS khá, giỏi bước đầu thuộc cả bài thơ. 
II. Đồ dùng dạy - học
 - Tranh minh họa bài đọc trong sgk.
III. Các hoạt động dạy - học
A. Bài cũ:(3')
 - 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài: Trận bóng dưới lòng đường.
 - Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài (1')
- GV dùng tranh để giới thiệu.
2. Luyện đọc ( 14')
a. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ
b. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ - Mỗi em tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ (cả lớp).
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
+ Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ- kết hợp luyện đọc một số tiếng khó: vẫy gió, trời, bận chạy.
+ Giáo viên kết hợp nhắc các em nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, giữa các khổ thơ (đọc 3 lượt).
+ GV giúp học sinh tìm hiểu nghĩa các từ: Sông Hồng, vào mùa, đánh thù.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm (nhóm 3)
- 3 nhóm nối tiếp nhau thi đọc từng khổ thơ.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài ( 10').
- HS đọc đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi 1 SGK.
- HS đọc lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2 SGK.
- HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3 SGK.
- GV giúp HS rút nội dung bài.
* Nội dung: Mọi người, mọi vật và cả  ... c Tiêu:
- Biết cách sử dụng bảng nhân.
 (HS làm các bài tập: Bài 1,2,3,4- HS khá, giỏi làm thêm BT5-VBT.)
II- Đồ dùng Dạy học.
Bảng nhân nh trong sách.
III- Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 ( 5') Cũng cố chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số
- 4 học sinh lên bảng làm bài tập. 
 425 : 6 425 : 7 727 : 8 727: 9
- Học sinh nêu rõ cách làm.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
Hoạt động2 : ( 10') Giới thiệu bảng nhân.
a. Giới thiệu cấu tạo bảng nhân.
- Hàng đầu tiên 10 số từ 1> 10 là các thừa số.
- Cốt đầu tiên gồm 10 số từ 1> 10 là các thừa số.
- Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên mỗi số trong 1 ô là tích của 2 số mà một số ở hàng và một số ở cột tơng ứng.
- Mỗi hàng ghi lại một bảng nhân: Hàng 2 là bảng nhân 1, hàng 3 là bảng nhân 2...hàng 11 là bảng nhân 10.
b. Cách sử dụng bảng nhân .
Giáo viên nêu ví dụ: 4 x 3= ?
- Tìm số 4 ở cột đầu tiên số 3 ở hàng đầu tiên. Đặt thớc dọc theo 2 mũi tên gặp nhau ở ô số 12. Số 12 là tích của 4 và 3. Vậy 4x3= 12.
- Học Sinh nêu cách tìm tích của phép nhân khi sử dụng bảng.
- Yêu cầu học sinh tìm tích của các phép nhân sau 7x8, 5x6, 9x8.
Hoạt động 3 : ( 18' ) Thực Hành.
Bài 1-SGK : Cũng cố
- Học sinh tự làm- Đọc kết quả.
Học sinh- Giáo viên nhận xét- chốt kết quả đúng.
Bài 1-SGK Cũng cố tìm tích và thừa số cha biết.
- Học Sinh nêu yêu cầu - Học Sinh làm bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu 9 Học Sinh điền số vào ô trống lần lợt từng Học Sinh lên điền mỗi em lên điền vào 1 ô.
- Học Sinh- Giáo viên nhận xét chốt kết quả đúng.
- Lớp đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
Bài 1-SGK Cũng cố giải toán có lời văn.
Học sinh đọc đề - Xác định yêu cầu đề.
- 1 Học Sinh lên bảng trình bày bài giải.
- Học Sinh- Giáo viên nhận xét chốt bài giải đúng.
- Giáo Viên hớng dẫn Học Sinh giải bằng 2 cách.
Hoạt động nối tiếp (5 ') củng cố dặn dò.
- Học Sinh nêu cách sử dụng bảng nhân.
- Giáo Viên nhận xét giờ học. 
 -------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu:	 Tuần 15
I. Mục tiêu:
- Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nớc ta (BT1); điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT2). 
- Dựa theo tranh vẽ gợi ý, nói đợc câu có hình ảnh so sánh (BT3); điền đợc từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (BT4).
- HS khá, giỏi kể đợc nhiều tên dân tộc thiểu số (BT1); viết đợc 4 câu có hình ảnh so sánh trong BT3.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài: (2')
2. Hướng dẫn làm bài tập: (30')
Bài tập 1: 1 HS nêu yêu cầu.
 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề.
	 - HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào VBT- 1 HS làm bài trên bảng nhóm.
	 - GV tổ chức chữa bài, chốt lời giải đúng. 
 * GV chốt về một số từ ngữ thường được dùng ở miền Bắc và một số 
 từ ngữ thường được dùng ở miền Nam .
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu.
 - GV giúp HS nắm yêu cầu của đề.
	 - HS làm bài cá nhân vào VBT.
	 - 1 số HS nêu miệng kết quả bài làm
	 - Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng- GV ghi nhanh lên bảng những
 cặp từ cùng nghĩa với nhau.
 * GV chốt một số từ ngữ đặc trưng của miền Trung.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập và đoạn văn : Cá heo ở vùng biển Trường Sa.
 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề và cách làm bài.
	 - Học sinh thảo luận cặp đôi và làm bài vào vở bài tập. 
 - 1 học sinh làm bài trên bảng phụ.
	 - GV tổ chức chữa bài, chốt lời giải đúng.
 * GV chốt cách dùng dấu chấm, dấu chấm than trong đoạn văn.
3. Củng cố, dặn dò (3')
- GV tóm tắt lại nội dung bài.
- Dặn HS chuẩn bị cho bài sau.
- GV nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm ngày tháng 11 năm 2009
Toán ( tiết 74): Giới thiệu bảng chia
I. Mục tiêu:
- Biết cách sử dụng bảng chia.
 (HS làm các bài tập: Bài 1,2,3,4- HS khá, giỏi làm thêm BT5-VBT.)
II- Chuẩn bị 
- Bảng chia - Vở bài tập.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: ( 15' ) Giới Thiệu cấu tạo bảng chia.
- Hàng đầu tiên là thơng của 2 số.
- Cột đầu tiên là số chia.
- Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên,mỗi số trong 1 ô là số bị chia.
Hoạt động 2: ( 7' ) Cách sử dụng bảng chia
Giáo Viên nêu ví dụ: 12: 4 = ?
Hớng dẫn học sinh. Tìm số 4 ở cột đầu tiên. Tìm số 4 theo chiều mũi tên đến số 12, từ số 12 theo chiều mũi tên gặp số 3 ở hàng đầu tiên số 3 là thơng của 12 và 4. Vậy 12: 4 = 3
- Học sinh nêu lại cách sử dụng bảng tìm thơng.
- Học Sinh sử dụng bảng tìm thơng của 16 : 4 , 20 : 5 , 25 : 5.
Hoạt động 3: Thực hành ( 18' )
Bài 1-SGK 
- Học Sinh tự làm - Đọc kết quả.
- Học Sinh - Giáo Viên nhận xét chốt kết quả đúng.
- Lớp soát bài.
Bài 1-SGK
- Học sinh đọc yêu cầu - Tự làm bài.
- 9 Học Sinh lên bảng tiếp sức mỗi em điền 1 số vào ô trống.
- Học Sinh nhận xét.
- Giáo Viên nhận xét - đổi vở soát bài.
Bài 1-SGK: Cũng cố giải toán 
- 1 Học Sinh đọc đề - Xác định yêu cầu - Tìm hớng giải.
- 1 Học Sinh trình bày - Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Học Sinh - Giáo Viên nhận xét chốt bài giải đúng.
? Bài toán thuộc dạng nào.
? Giải bài toán theo những bớc nào?
Hoạt động nối tiếp : ( 5' ) Cũng cố dặn dò.
- Nêu cách sử dụng bảng chia.
- Giáo Viên nhận xét giờ học. 
 ------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày tháng 11 năm 2009
Toán ( tiết 75) Luyện tập
I. Mục Tiêu:
- Biết làm tính nhân, tính chia (bớc đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính
 (HS làm các bài tập: Bài 1,2,3,4- HS khá, giỏi làm thêm BT5-VBT.)
II- Chuẩn Bị 
- Vở bài tập.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: ( 20' ) Củng cố thực hiện tính nhân chia.
Bài 1-SGK : HS đọc yêu cầu của bài tự làm bài vào VBT 
- 4 HS lên bảng chữa bài - HS nêu rõ cách làm
- HS - GV nhận xét bổ sung - chốt kết quả đúng - lớp soát bài báo lỗi.
? Khi thựcnhiện phép nhân, chia theo cột dọc ta phải làm thế nào?
GVKL : Khi thực hiện phép nhân theo cột dọc ta phải thực hiện từ phải sang trái các số viết thẳng hàng với nhau.
Bài 1-SGK : HS đọc yêu cầu của bài
- GV hớng dẫn mẫu - HS nhắc lại cách làm
- HS làm bài vào VBT - 3 HS lên bảng chữa bài - yêu cầu HS nêu rõ cách làm
- HS - GV nhận xét bổ sung - chốt kết quả đúng.
Hoạt động 2: ( 12' ) Củng cố giải bài toán bằng 2 phép tính
Giáo Viên nêu ví dụ: 12: 4 = ?
Bài 1-SGK: - HS đọc yêu cầu bài toán 
- 1 HS lên bảng tóm tắt - 1 HS lên bảng làm bài 
- HS - GV nhận xét bổ sung - chốt bài giải đúng.
Bài 1-SGK : Củng cố tính độ dài đờng gấp khúc
- HS tự làm bài - HS đọc bài làm 
- HS - GV nhận xét bổ sung chốt kết quả đúng
Hoạt động nối tiếp : ( 5' ) Củng cố dặn dò.
- Giáo Viên nhận xét giờ học.
 -------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn: Tuần 15
I. Mục tiêu:
- Nghe và kể lại đợc câu chuyện Giấu cày (BT1). 
- Viết đợc đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình (BT2).
- HS khá, giỏi viết đợc đoạn văn trên 7 câu (BT2);
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết gợi ý .
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
 - 2 HS đọc đoạn văn viết về một cảnh đẹp đất nước.
 - GV nhận xét, đánh giá, ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: (2')
2. Hướng dẫn HS viết thư (8')
- 2HS đọc yêu cầu của giờ tập làm văn.
- Em sẽ viết thư cho ai?
- Em viết thư đểlàm gì?
- Vài HS nêu tên, địa chỉ của người các em định viết thư
- 2HS nhắc lại cách trình bày một bức thư.
- GV bổ sung cho đủ các nội dung chính thường có trong một bức thư, sau đó HDHS viết từng phầncủa bức thư (GV hướng dẫn viết phần nào thì gọi 2HS khá nêu miệng phần đấy trước lớp.)
3. HS viết thư: (22')
- HS viết thư vào VBT.
- GV bao quát giúp đỡ thêm một số HS.
- Gọi một số HS đọc lá thư của mình trước lớp.
- HS, GV nhận xét bài viết của từng HS, khen ngợi những HS viết tốt.
C. Củng cố, dặn dò: (3')
- HS nhắc lại các phần chính của một bức thư.
- Dặn HS chuẩn bị cho bài sau.
- GV nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------------------------------
Chính tả:	 Bài 2 - Tuần 15
 (Bài dạy có tích hợp nội dung GDBVMT-Khai thác trực tiếp) 
 Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT " Nhà rông ở Tây Nguyên ", trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 7 chữ, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần ui / ươi( điền 4 trong 6 tiếng).
- Làm đúng BT(3) a.
- GDBVMT: Giáo dục tình cảm yêu mến dòng sông, từ đó thêm yêu mến môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.
II. Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ viết sẵn BT2.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: (3')
 - 2 HS lên bảng tìm tiếng có vần iu/uyu
 - GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài (1')
2. Hướng dẫn học sinh nghe- viết ( 23').
a. GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- GV đọc bài viết – 2 HS đọc lại đoạn viết.
- HDHS nắm nội dung đoạn viết.
- GDBVMT: Qua bài thơ ta thấy như hiện lên trước mắt ta một dòng sông Vàm Cỏ tươi đẹp vô cùng, mặc dù chưa một lần chúng ta được nhìn thấy dòng sông này nhưng qua bài thơ chúng ta cảm thấy yêu mến dòng sông hơn. Chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ dòng sông, bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta.
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét các hiện tượng chính tả: Các chữ cần viết hoa, các tên riêng có trong bài, các dấu câu và cách trình bày hai khổ thơ. 
- HS tìm và luyện viết những chữ dễ viết sai: dòng sông, sóng nước, bóng lồng....
b. HS viết bài vào vở:
- GV nhắc HS cách trình bày hai khổ thơ.
- GV đọc-HS nghe và viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài:
- GV chấm một số bài, nhận xét. 
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả( 10')
Bài tập 2: 2HS nêu yêu cầu.
 - GV giúp học sinh nắm vững yêu cầu.
 - HS thảo luận nhóm đôi và làm bài cá nhân vào VBT.
 - 1 HS làm bài trên bảng phụ. 
 - GV tổ chức chữa bài, chốt lời giải đúng.
 - 1HS đọc lại các từ sau khi đã điền.
Bài tập 3a: 2HS nêu yêu cầu.
 - GVHDHS nắm yêu cầu của đề.
 - HS làm bài cá nhân vào VBT.
 - HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả bài làm của mình.
 - HS, GV nhận xét, chốt lại những từ HS đã ghép đúng và ghi nhanh
 lên bảng những từ đó.
 - 1HS đọc laị các từ HS vừa ghép được.
C. Củng cố, dặn dò ( 2')
- GV tóm tắt lại nội dung bài.
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 ----------------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể: Sinh hoạt sao.
 ------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 715.doc