Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Hằng

Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Hằng

I.MỤC TIÊU

A. TẬP ĐỌC :

1 . Đọc thành tiếng :

-Đọc trôi chảy toàn bài .

-Chú ý các từ ngữ :dẫn bóng ,khung thành,sững lại ,khuỵu xuống ,xuýt xoa ,xịch tới ,.

-Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật ;bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung từng đoạn .

 2 Đọc -hiểu :

-Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện (cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương)

-Hiểu nội dung và ý nghĩa của chuyện muốn nói :không được chơi bóng dưới lề đường vì dễ xảy ra tai nạn .Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng .

B .KỂ CHUYỆN :

1 .Rèn kĩ năng nói :

Biết nhập vai một nhân vật,kể lại một đoạn của câu chuyện .

2 . Rèn kĩ năng nghe .

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-Tranh minh hoạ trong SGK .

 

doc 27 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
TIẾT 1 + 2 
 TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I.MỤC TIÊU
A. TẬP ĐỌC :
1 . Đọc thành tiếng :
-Đọc trôi chảy toàn bài .
-Chú ý các từ ngữ :dẫn bóng ,khung thành,sững lại ,khuỵu xuống ,xuýt xoa ,xịch tới ,...
-Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật ;bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung từng đoạn .
 2 Đọc -hiểu :
-Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện (cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương)
-Hiểu nội dung và ý nghĩa của chuyện muốn nói :không được chơi bóng dưới lề đường vì dễ xảy ra tai nạn .Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng .
B .KỂ CHUYỆN :
1 .Rèn kĩ năng nói :
Biết nhập vai một nhân vật,kể lại một đoạn của câu chuyện . 
2 . Rèn kĩ năng nghe . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Tranh minh hoạ trong SGK .
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Tập đọc
A.Kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra Bài “ Nhớ lại buổi đầu đi học”
3 – 4 HS đọc thuộc lòng 1 đoạn + trả lời câu hỏi gắn với ND đoạn .
GV nhận xét ghi điểm từng em -nhận xét chung 
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài : GV giới thiệu chủ điểm Cộng đồng, giới thiệu trực tiếp bài học.
 HS quan sát tranh minh họa chủ điểm, quan sát tranh minh họa bài
2.Luyện đọc: 
a.GV đọc mẫu toàn bài .
b.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
*Đọc từng câu
-HS đọc nối tiếp từng câu.
*Đọc từng đoạn trước lớp
- Hướng dẫn HS chia đoạn.HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp(2 lượt).
- Hướng dẫn giải nghĩa từ.HS dựa vào SGK nêu nghĩa từ.
*Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS luyện đọc theo nhóm bàn.
- GV theo dõi ,HD HS đọc cho đúng .
- Đại diện các nhóm đọc nối tiếp cho hết bài.
3.Tìm hiểu bài
*1HS đọc lại cả bài trước lớp.
+ Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu ?
 -Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở lòng đường.
+ Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ?
 -Vì Long mải đá bóng suýt tông phải xe gắn máy.May mà bác đi xe dừng lại kịp .Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn .
*1HS đọc đoạn 2.
+Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
 -Quang suýt bóng chệch lên vỉa hè, quả bóng đập vào đầu một cụ già đang đi đường, làm cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống. Một bác lớn tuổi đỡ cụ , quát lũ trẻ, chúng hoảng sợ bỏ chạy hết.
+ Thái độ của các bạn nhỏ ntn khi xảy ra tai nạn ?
 -ân hận.
*1HS đọc đoạn 3
+ Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra .
 -..Quang nấp sau một gốc cây và lén nhìn sang. Cậu sợ tái người. Nhìn cái lưng còng.
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
 -HS thảo luận nhóm :
 -không được đá bóng dưới lòng đường/ Đá bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm vì dễ gây tai nạn cho mình và cho người khác/
4.Luyện đọc lại 
-GV đọc mẫu lại đoạn 3.
-Tổ chức cho 2 dãy thi đọc phân vai:1 nhóm HS gồm 3 em phân các vai (người dẫn truyện,bác đứng tuổi ,Quang.)
-Mỗi tốp HS 3 em thi đọc truyện 
-GV và cả lớp bình chọn CN và nhóm đọc tốt nhất.
KỂ CHUYỆN
1.Kể mẫu
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài.
-Giúp HS nắm rõ yêu cầu: kể theo lời 1 nhân vật trong truyện.
-1HS kể mẫu trước lớp.
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS.
2.Kể trước lớp
-HS tập kể theo nhóm.
-HS tập kể trước lớp.
-HS kể trước lớp từng đoạn câu chuyện.
*Cả lớp nhận xét:
-Về ND:kể có đủ ý ,đúng trình tự không ?
-Về diễn đạt :Nói đã thành câu chưa ?Dùng từ có phù hợp không? Đã biết kể bằng lời của nhân vật chưa ?
-Về cách thể hiện :giọng kể có thích hợp ,có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt chưa ?
Củng cố -dặn dò :
-Qua câu chuyện, em thấy bạn Quang là một người như thế nào?
GV giáo dục tư tưởng.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe .Chuẩn bị bài sau. 
..........................................................
 TIẾT 3
TOÁN
BẢNG NHÂN 7
I.MỤC TIÊU
 Giúp HS :
-Tự lập được và học thuộc bảng nhân 7.
-Vận dụng phép chia 7 trong giải toán. 
II.ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC
 -Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn (như hình vẽ SGK)
 -Bảng lớp viết sẵn dán lại BT2 . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
A.Kiểm tra bài cũ :
3 HS lên bảng làm bài ,mỗi em làm 1 bài:
49 :7 35 : 6 46 :5
Lớp theo dõi nhận xét .GV n/xét .ghi điểm 
B.Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài :Nêu MĐ,YC tiết học - Ghi đề.
2.:Hướng dẫn lập bảng nhân 7:
GV cho HS q/s các tấm bìa có 7 chấm tròn
+Bảy chấm tròn được lấy một lần bằng mấy chấm tròn?
-...7 chấm tròn
+Bảy được lấy một lần, ta viết như thế nào?
-...7x1 =7
 GV ghi bảng: 7x1 =7.
 3 em nhắc lại
+Có 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn, tức là 7 chấm tròn được lấy 2 lần ta có phép nhân nào?
 	 -Yêu cầu HS lên bảng ghi:7x2 = 14
+Vì sao 7x2 =14? (Vì: 7 + 7 =14)
+Làm thế nào để tìm được 7x3?
 -Muốn tìm tích 7x3 ta tính tổng 7+7+7=21 vậy 7x3=21
*HS nhận xét tích ở 3 phép tính vừa tìm được.
*GV hướng dẫn tương tự 7x4, 7x5...7x10
 -HS làm việc theo nhóm
-Lưu ý trong bảng nhân 7 mỗi tích tiếp liền sau bằng tích tiếp liền trước cộng thêm 7. 
*Yêu cầu HS hoàn thành bảng nhân 7 
*GV đính bảng nhân 7
-HS đọc bảng nhân 7 (đọc xuôi, rồi đọc ngược lại).
-HS thi đọc thuộc bảng nhân 7.
3.Thực hành:
Bài 1: Y/C HS tự làm miệng và tìm kết quả phép tính ,viết vào SGK bằng bút chì.
GV nhận xét 
Bài 2 :HS đọc đề bài.HS dùng bút chì gạch các yếu tố bài cho rồi trả lời:
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán yêu cầu ta điều gì?
-HS giải vào vở, sau đó1 HS lên bảng giải, cả lớp nhận xét, nêu cách giải khác
Bài giải:
Số ngày của 4 tuần lễ là:
7x4=28 ngày
 Đáp số: 28 ngày.
Bài 3 :HS nêu y/c 
Cho HS tự làm bài vào vở .
Cho HS đứng dậy trình bày . Lớp NX .
GV nhận xét 
4.Củng cố dặn dò :
-Tổ chức trò chơi: Ai nhanh nhất
GV chia lớp thành 2 đội, treo bảng mẫu
 Yêu cầu mỗi đội chọn 5 bạn tham gia trò chơi:hoàn thành các phép tính trong bảng nhân 7.
Nhận xét chọn đội thắng cuộc 
-NX tiết học 
-Dặn dò : Về nhà học bài . Xem trước bài Luyện tập.
.
TIẾT 4
THỂ DỤC 
ÔN ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI ,TRÁI-TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT”.
(GV bộ môn dạy)
 Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009
TIẾT 1
TOÁN
:LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
 Giúp HS : 
-Ôn tập củng cố và học thuộc bảng nhân 7, biết sử dụng để tính giá trị biểu thức và giải toán 
-Nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân , củng cố cách giải toán có lời văn .
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng phụ viết sẵn BT4. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
A.Kiểm tra bài cũ :
HS đọc thuộc Bảng nhân 7, trả lời 1 số phép tính bất kì trong bảng nhân.
GV n/xét ,ghi điểm .
B.Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài :Nêu MĐ,YC tiết học - Ghi đề
2.Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1: HS nêu y/c và tìm kết quả phép tính ghi vào SGK.
a.Lần lượt từng HS đọc kết quả.-lớp theo dõi tự chữa .
b.Lưu ý về tính chất giao hoán của phép nhân :Trong phép nhân, khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích không thay đổi.
Bài 2 : HS nêu y/c .
Lưu ý :Khi thực hiện các phép tính ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải
-HS tự làm bài vào vở. 
-2 HS lên bảng làm, lớp theo dõi , chữa bài
 	 5 x 7 + 15 = 35 +15 7 x 9 + 17 = 63 + 17
 	 = 50 = 80
Bài 3: 2 HS đọc đề bài
-HS phân tích đề và tự làm vào vở .
-1 HS lên bảng giải
 Bài giải
5lọ có số bông hoa là:
 7 x 5= 35 (bông hoa)
 Đáp số: 35 bông hoa
Bài 4 : Viết phép nhân thích hợp :
-HS đọc đề, hướng dẫn cách làm
-Hs làm theo nhóm
-Đại diện nhóm làm ở bảng phụ, các nhóm khác n/x.
7 x 4 = 4 x 7
Bài 5(Nếu còn thời gian):HS nêu yêu cầu
-HS nhận xét về các dãy số
-HS tự làm.Gọi 2 HS đọc dãy số vừa làm
3.Củng cố dặn dò :
BT nâng cao: Mẹ bóc một gói kẹo chia đều cho 4 anh em, mỗi người được chia 7 cái kẹo và còn thừa 2 cái kẹo. Hỏi gói kẹo đó có bao nhiêu cái kẹo?
Bài giải:
Số kẹo mẹ chia cho 4 con là :
7 x 4 = 28 (cái)
Số kẹo có trong gói là:
28 + 2 = 30 (cái)
 Đáp số : 30 cái kẹo
-GV chấm 1 số bài, NX chung 
-Dặn dò : Về nhà học bài , làm bài tập5 (Nếu chưa làm ở lớp) . Xem trước bài sau “Gấp một số lên nhiều lần”.
..........................................................
TIẾT 2
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH
I.MỤC TIÊU
Sau bài học HS có khả năng :
-Phân tích được các hoạt động phản xạ
-Nêu được một vài VD về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống
-Thực hành một số phản xạ 
II.ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC
Các hình trong sách trang 28,29; Búa cao su
III. HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
A.KT bài cũ:2 HS trả lời:
?Nêu các bộ phận của cơ quan thần kinh.
?Nêu vai trò của não và tuỷ sống.
B.Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài :Nêu MĐ,YC tiết học.Ghi đề
2.Giảng bài:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Bước 1:Làm việc theo nhóm
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1a,1b và đọc mục bạn cần biết ở trang 28 SGK để TLCH:
+ Điều gì xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng?
+ Bộ phận nào của cơ quan TK đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng?
+ Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt tay lại đựơc gọi là gì?
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày phần trả lời 1 câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
-GV hỏi chốt ý : Phản xạ là gì ? Nêu một vài VD về những phản xạ thường gặp trong đ/sống.
*KL:Trong cuộc sống ,khi gặp một kích thích bất ngờ từ bên ngoà, cơ thể tự phản ứng lại rất nhanh.Những phản ứng như thế được gọi là phản xạ . Tuỷ sống là trung ương TK điều khiển hoạt động phản xạ này. 
Hoạt đông 2:Thực hành thử phản xạ đầu gối.
 -Yêu cầu HS chia thành các nhóm thử phản xạ đầu gối bằng buâ cao su, sau đó trả lời câu hỏi:
+Em đã tác động như thế nào vào cơ thể?
+Phản ứng của chân như thế nào?
+Do đâu chân có phản ứng như thế?
+Nếu tủy sống bị tổn thương sẽ dẫn đến hậu quả gì?
 -Vài cặp lên thực hành. 
 -Đại diện nhóm trả lời:
 ..cẳng chân bật ra phía trước do kích thích vào chân truyền lên tủy sống. Tủy sống điều khiển chân phản xạ.
 cẳng chân sẽ không có các phản xạ
*Kết luận: Nhờ có tủy sống khiến cẳng chân có phản xạ với kích thích. Những người bị liệt thường mất phản xạ của đầu gối.
3.Củng cố- dặn dò :
-Tổ chức cho HS một số trò chơi thử phản ứng
-NX tiết học .
-Dặn dò : Về nhà học bài 
..
TIẾT 3
CHÍNH TẢ
TẬP CHÉP: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I.MỤC TIÊU
 Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Chép lại chính xác 1 đoạn trong truyện Trận bóng dưới lòng đường . ï 
- Làm đúng các bài tập phân biệt âm hoặc vần iên / iêng....
- Ôn bảng chữ cái
II.ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC 
-Bảng lớp viết sẵn bài tập chép .
-Bảng phụ viết sẵn BT 2b ; BT 3 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY  ... hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ .
3.Củng cố dặn dò : 
-HS đọc mục bài học ở SGK
- Dặn :học bài ,C/bị bài tiếp theo.
-N/x tiết học
..
TIẾT 4
THỂ DỤC
Bài 14 :TRÒ CHƠI “ ĐỨNG NGỒI THEO LỆNH”.
(GV BỘ MÔN DẠY)
..
TIẾT 5
AN TOÀN GIAO THÔNG
GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
HS nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt, những qui định bảo đảm an toàn giao thông.
2.Kĩ năng
HS biết thực hiện các qui định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ(có rào chắn và không có rào chắn).
3. Thái độ
Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt, không ném đất đá hay vật cứng lên tàu.
II.CHUẨN BỊ
Biển báo hiệu nơi có đường sắt đi qua có rào chắn và không có rào chắn.
Tranh ảnh về đường sắt, nhà ga tàu hỏa.
Bản đồ tuyến đường sắt VN.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Giới thiệu bài:GV treo bản đồ VN , giới thiệu tuyến đường sắt VN, giới thiệu bài, ghi tựa.
Hoạt động 1: Đặc điểm của giao thông đường sắt
Cách tiến hành
-GV đặt câu hỏi:
+Để vận chuyển người và hàng hóa, ngoài các phương tiện ô tô, xe máy, em biết còn có loại phương tiện nào?
+Tàu hỏa đi trên loại đường như thế nào?
+Em hiểu thế nào là đường sắt? 
+Em nào đã được đi tàu hỏa, em hãy nói sự khác biệt giữa tàu hỏa và ô tô?
-GV dùng tranh ảnh đường sắt, nhà ga, tàu hỏa để giới thiệu.
+Vì sao tàu hỏa phải có đường riêng?
+Khi gặp tình huống nguy hiểm, tàu hỏa có dừng ngay được không? Vì sao?
-GV kết luận.
Hoạt động 2:Giới thiệu hệ thống đường sắt ở nước ta
Cách tiến hành 
-Gvhỏi HS biết đường sắt đi dến những đâu
-GV dùng bản đồ giới thiệu 6 tuyến đường sắt chủ yêu của nước ta đi các tỉnh, thành phố. Đó là:+Hà Nội –Hải Phòng
 +Hà Nội- thành phố Hồ Chí Minh(tuyến đường sắt Thống Nhất)
 +Hà Nội-Lào Cai
 +Hà Nội-Lạng Sơn
 +Hà Nội –Thái Nguyên
 +Kép- Hạ Long
-GV nêu lợi ích :Đường sắt là PTGT thuận tiện vì chở được nhiều hàng hóa, người đi tàu không mệt vì có thể đi lại trên tàu,đi đường dài có thể ngủ qua đêm trên tàu.
Hoạt động 3: Những quy định đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang
Cách tiến hành
Yêu cầu HS quan sát hình trang9,10 và nêu câu hỏi
+Khi đi đường gặp tàu hỏa chạy cắt ngang đường bộ chúng ta cần phải tránh như thế nào?
GV giới thiệu biển báo hiệu GTĐB số 210 và 211, nơi có tàu hỏa đi qua có rào chắn và không có rào chắn.
+Những tai nạn có thể xảy ra trên đường sắt là gì?
+Khi tàu chạy qua, nếu đùa nghịch ném đất đá lên tàu sẽ như thế nào?
Củng cố:
-Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hỏa.
-Cần nhớ những qui định trên để giữ an toàn cho mình và nhắc nhở mọi người thực hiện.
3 HS nhắc tựa 
HS kể:tàu hỏa
đường sắt
là loại đường dành riêng cho tàu hỏa có hai thanh sắt nối dài còn gọi là đường ray.
Tàu hỏa gồm có đầu máy và và các toa chở hàng, toa chở khách, tàu hỏa chở được nhiều người và hàng hóa.
Tàu hỏa gồm có đầu tàu, kéo theo nhiều toa tàu, thành đoàn dài, chở nặng, tàu chạy nhanh, các phương tiện khác phải nhường đường cho tàu đi qua.
Tàu hỏa không dừng ngay được vì rất dài, chở nặng, chạy nhanh.
HS quan sát bản đồ, trả lời.
HS chỉ bản đồ nhắc lại 6 tuyến đường sắt .
HS quan sát hình
nếu có rào chắn, cần đứng cách xa rào chắn 1m. nếu không có rào chắn phải đứng cách đường ray ngoài cùng ít nhất 5m.
họp chợ, ngồi chơi trên đường sắt, đứng quá gần đường sắt, cố chạy qua đường sắt lúc tàu chạy qua nên gây ra nguy hiểm.
.. người ngồi trên tàu sẽ bị thương
3HS đọc ghi nhớ SGK.
THỂ DỤC
Bài 14 :TRÒ CHƠI “ ĐỨNG NGỒI THEO LỆNH”.
I.MỤC TIÊU 
-Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang ,dóng hàng .
_Y/C h/s biết và thực hiện được động tác cơ bản tương đối chính xác 
-Ôn Đ/Tdi chuyển hướng phải, trái. – có thái độ đúng và tinh thần tập luyện tích cực 
Chơi t/c “Đứng ngồi theo lệnh ”. H/s biết cách chơi – T/g trò chơi chủ động đúng luật 
II.ĐỊA ĐIỂM –PHƯƠNG TIỆN 
 -Sân trường, vệ sinh sạch, thoáng mát ,bảo đảm an toàn .
 -Còi ,kẻ vạch 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP 
1.Phần mở đầu 
-GV nhận lớp ,phổ biến ND,YC bài.
-GV cho HS đứng tại chỗ vỗ tay ,hát.
-YC HS tích cực học tập .
-Chạy chậm, vỗ tay theo nhịp hát .
-T/C “Qua đường lội ” 
-Khởi động xoay khớp cổ tay ,cổ chân ,đầu gối ,khớp hông ,khớp vai theo nhịp hô 2x8
Đi kiễng gót 2 tay chống hông ,dang ngang, 
2.Phần cơ bản 
-Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng :
-HS tập theo tổ hoặc nhóm.
-GV quan sát NX sửa sai ,cho thi đua theo tổ
-GV N/X TD thực hiện đúng đẹp .
-Ôn đi chuyển hướng phải ,trái.
GV nêu tên ,làm mẩu ,G/T Đ/T,Y/C HS làm theo 
Khi tập luyện nên áp dụng nhiều hình thức khác nhau dưới dạng thi đua ,trình diễn cho thêm phần sinh động 
GV Q/S nhắc nhở NX.
-Chơi T/C “đứng ngồi theo lệnh ”.
-HS tham gia chơi chủ động đúng luật 
3.Phần kết thúc 
-Cả lớp đi chậm thả lỏng ,vỗ tay và hát .
-GV hệ thống bài học ,N/Xtiết học 
Dăn dò :về nhà ôn chuyển hướng phải trái,ôn ĐHĐNvà RLKNVĐ
-G/V hô “giải tán”,HS hô: “khoẻ”.
TIẾT 4
TIẾT 3
ÂM NHẠC
HỌC HÁT BÀI: GÀ GÁY
I.MỤC TIÊU:
-HS biết hát bài Gà gáy là dân ca của đồng bào Cống ở tỉnh Lai Châu .
-Hát đúng giai điệu và lời ca.
-Giáo dục lòng yêu quý đối với dân ca.
II.GV CHUẨN BỊ:
-Hát chuẩn xác bài hát.
-Đàn.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1.Hoạt động 1: Dạy hát bài Gà gáy
a.Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu vị trí tỉnh Lai Châu trên bản đồ.
-GV hát mẫu cho HS nghe.
b.Dạy hát:
-Cho HS đọc lời ca.
-Dạy hát từng câu.
Chú ý dạy hát với tốc độ vừa phải.
-Luyện hát nhiều lần .
2.Hoạt động 2:Gõ đệm và hát nối tiếp
-Dùng các nhạc cụ gõ đệm theo phách.
-Chia lớp thành 4 nhóm, hát nối tiếp từng câu:Nhóm 1 hát câu 1,nhóm 2 hát câu 2,....Nối tiếp liên tục và nhịp nhàng.
-Từng nhóm vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 2.
3.Củng cố- Dặn dò:
-Lớp hát lại cả bài hát.
-Về nhà tiếp tục tập hát.
THỂ DỤC 
Bài 13 :ÔN ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI ,TRÁI-TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT”.
I. MỤC TIÊU:
-Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang ,dóng hàng ;yêu cầu HS biết và thực hiện được động tác cơ bản tương đối chính xác 
-Ôn đi chuyển hướng phải, trái; có thái độ đúng và tinh thần tập luyện tích cực 
-Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột ”. H/s biết cách chơi;T/g trò chơi chủ động đúng luật 
II.ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNGTIÊN:
-Sân trường, vệ sinh sạch, thoáng mát ,bảo đảm an toàn .
-Còi ,kẻ vạch ,dụng cụ cho phần tập đi chuyển hướng (phải, trái).Cờ hiệu hoặc cọc. 
III.NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP:
	1.Phần mở đầu :
-GV tập hợp lớp ,phổ biến ND,YC bài.
-GV cho HS đứng tại chỗ vỗ tay ,hát.
-YC HS tích cực học tập .
-Chạy chậm, vỗ tay theo nhịp hát .
-T/C “làm theo hiệu lệnh” 
-Khởi động xoay khớp cổ tay ,cổ chân ,đầu gối ,khớp hông ,khớp vai theo nhịp hô 2x8
2.Phần cơ bản 
-Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng :
HS tập theo tổ hoặc nhóm.
GV quan sát ,nhận xét sửa sai 
-Ôn đi chuyển hướng phải ,trái.
GV nêu tên ,làm mẩu ,giới thiệu động tác, yêu cầu HS làm theo 
Khi tập luyện nên áp dụng nhiều hình thức khác nhau dưới dạng thi đua ,trình diễn cho thêm phần sinh động 
GV Q/S nhắc nhở NX.
-Chơi T/C “mèo đuổi chuột”.
HS tham gia chơi chủ động, đúng luật 
3.Phần kết thúc :
-Cả lớp đi chậm thả lỏng ,vỗ tay và hát .
-GV hệ thống bài học ,N/Xtiết học 
Dăn dò :về nhà ôn chuyển hướng phải trái, chuẩn bị bài sau 
-G/V hô “giải tán”,HS hô: “khoẻ”.
TIẾT 5
THỦ CÔNG
GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA(TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU
- HS biết ứng dụng cách gấp, cắt ngôi sao năm cánh để cắt được bông hoa 5 cánh. Biết cách gấp,bông hoa 5 cánh, 8 cánh.
-Gấp, được bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh đúng qui trình kĩ thuật.
-Hứng thú với giờ học cắt gấp hình.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Mẫu các bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
-Tranh qui trình .
-Vật liệu, dụng cụ để làm mẫu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
1.Giới thiệu bài:
GV đưa mẫu, giới thiệu trực tiếp
2.Hướng dẫn quan sát và nhận xét
-GV giới thiệu mẫu và nêu các câu hỏi gợi ý để HS quan sát, nhận xét
-Giúp HS liên hệ thực tế.
3.Hướng dẫn mẫu:Gấp, cắt bông hoa năm cánh
-HS nhắc lại cách gấp ngôi sao
- HS q/s tranh quy trình.
 Lưu ý HS cách gấp giống gấp ngôi sao, khác ở bước cắt
-GV thao tác mẫu, HS quan sát.
 *Gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh
-GV hướng dẫn từng bước
 *Dán các hình bông hoa
-GV hướng dẫn, thao tác mẫu.HS quan sát
4.Thực hành
- HS thực hành theo nhóm .
-GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
5.Dặn dò:Yêu cầu HS ghi nhớ để thực hành vào tiết 2
Thứ sáu
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT :
 VẼ THEO MẪU
VẼ CÁI CHAI
I. MỤC TIÊU : 
-Tạo cho HS thói quen q/s , NX về hình dáng các đồ vật xq .
-Biết cách vẽ và vẽ được cái chai gần giống mẫu.
II. CHUẨN BỊ:
- 1 số cái chai có hình dáng khác nhau ,chất liệu khác nhau để ss.
-Hình gợi ý cách vẽ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
Mở đầu : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 Nhận xét tuyên dương
Dạy bài mới 
Giới thiệu bài :Nêu MĐ,YC tiết học - Ghi tựa 
 Hoạt động1: Quan sát nhận xét
 -Đưa mẫu cho HS quan sát, nêu một số câu hỏi định hướng
-GV nhận xét 
Hoạt động 2:Cách vẽ cái chai . 
-GV gợi ý để HS chọn cái chai để vẽ . 
-Hướng dẫn cách vẽ, vẽ mẫu từng bước
+Bố cục hợp lí .
+Vẽ phác khung .
+Qs mẫu ss tỉ lệcác phần chính của chai .
+Vẽ nét phác mờ h/dáng chai .
+Sửa chi tiết cân đối .
Hoạt động 3 : Thực hành .
GV đến từng bàn quan sát HS vẽ giúp đỡ những em yếu.
GV gợi ý HS nhận xét xép loại một số bài vẽ.Khen ngợi những HS hoàn thành bài tốt nhắc một số em chưa hoàn thành về nhà vẽ tiếp.
Củng cố dặn dò:
 NX chung tiết học :
Chuẩn bị .bài 8 Vẽ chân dung .
Nhắc lại
HS quan sát
HS nhận biết các loaị chai trên .
HS theo dõi
HS thực hành vẽ 
HS trưng bày sản phẩm
HS nhận xét, đánh giá
SINH HOẠT LỚP
 Nội dung : 
1. Tổ trưởng ,Lớp trưởng :Nhận xét các HĐ của lớp trong tuần qua về các mặt :
-Học tập :
 -Lao động :.
-Vệ sinh :
-Nề nếp :
-Các hoạt động khác :
2. Giáo viên :GV nhận xét ,Tuyên dương các tổ , nhóm ,cả nhân tham gia tốt .
Nhắc nhở các tổ ,nhóm ,cả nhân thực hiện chưa tốt .
3.Kế hoạch tuần tới :
-Học tuần 8
-Thi đua học tốât ,thực hiện tốt nội qui của lớp của trường.
-Thi đua nói lời hay làm việc tốt .
-Phân công trực nhật .
-Chú ý : Viết chữ đúng mẫu ,trình bày bài viết sạch đẹp .
Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh thân thể ,áo quần sạch sẽ .Giữ gìn sách vở ,đồ dùng học tập cẩn thận .
* Lưu ý : Trước khi đi học xem lại TKB để mang đúng ,đủ sách vở ,đồ dùng học tập các môn học.
 Thứ ba
Thứ năm 
THỂ DỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc