Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, khổ thơ và toàn bộ bài thơ “Bàn tay cô giáo”.Biết cách ngắt nhịp trong mỗi câu thơ , biết cách ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Bước đầu biết đọc diễn cảm.

- Bước đầu nhận biết được trình tự các sự việc gắn với các hoạt động của cô giáo trong bài thơ. Nhận biết được các hình ảnh được gợi ra từ ngữ gợi tả của bài thơ

- Hiểu nội dung bài: Bài thơ ca ngợi sự khéo léo của cô giáo khi dạy học sinh làm thủ công và thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng cô giáo của các bạn học sinh

- Nói được ý kiến cá nhân và lắng nghe người khác nói về một giờ học thú vị

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu mái trường, thầy cô, bạn bèt.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý kính trọng, biết ơn thầy cô giáo qua câu chuyện về những trải nghiệm hình gấp của cô.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có niềm vui và hứng thú trong học tập.Tập gấp hình đồ chơi bằng giấy .Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

 

docx 69 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 161Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
ĐỌC: BÀN TAY CÔ GIÁO; NÓI VÀ NGHE: MỘT GIỜ HỌC THÚ VỊ
Ngày dạy:
17/10/2022
Tiết: 43 – 44
Môn: Tiếng việt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, khổ thơ và toàn bộ bài thơ “Bàn tay cô giáo”.Biết cách ngắt nhịp trong mỗi câu thơ , biết cách ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Bước đầu biết đọc diễn cảm.
- Bước đầu nhận biết được trình tự các sự việc gắn với các hoạt động của cô giáo trong bài thơ. Nhận biết được các hình ảnh được gợi ra từ ngữ gợi tả của bài thơ
- Hiểu nội dung bài: Bài thơ ca ngợi sự khéo léo của cô giáo khi dạy học sinh làm thủ công và thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng cô giáo của các bạn học sinh
- Nói được ý kiến cá nhân và lắng nghe người khác nói về một giờ học thú vị
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu mái trường, thầy cô, bạn bèt.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý kính trọng, biết ơn thầy cô giáo qua câu chuyện về những trải nghiệm hình gấp của cô.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có niềm vui và hứng thú trong học tập.Tập gấp hình đồ chơi bằng giấy .Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. Tranh ảnh cho bài Bàn tay cô giáo.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Kể hoặc nói về câu truyện về chủ đề trường học mà mình đã tìm đọc được?
+ Câu 2: Nói những điều mình biết về thầy cô giáo cũ của mình?
Học sinh quan sát tranh và giới thiệu nội dung tranh .
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời nối tiếp .
+ Trả lời: Tên thầy cô. Môn học, mình yêu quý và nhớ nhất về điều gì?
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu: 
+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, khổ thơ và toàn bộ bài thơ “Bàn tay cô giáo”.
+Biết cách ngắt nhịp trong mỗi câu thơ , biết cách ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Bước đầu biết đọc diễn cảm.
+ Bước đầu nhận biết được trình tự các sự việc gắn với các hoạt động của cô giáo trong bài thơ. Nhận biết được các hình ảnh được gợi ra từ ngữ gợi tả của bài thơ
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hoạt động của cô. 
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp, Đọc diễn cảm với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV nối tiếp khổ thơ: (4 bạn)
+ Khổ 1: Từ đầu đến chiếc thuyền xinh quá.
+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến nắng tỏa
+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến sóng lượn
+ Khổ 4+5: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: giấy trắng, nắng tỏa, quanh thuyền, sóng lượn, rì rào, sóng vỗ
- Luyện đọc câu dài cảm: Chiếc thuyền xinh quá!.Đọc cả bài với giọng ngạc nhiên, thích thú, khâm phục
- Luyện đọc theo khổ: GV tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp khổ thơ theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Chọn lời giải thích cho mỗi từ?
GV nhận xét đưa kết luận đáp án.
+ Câu 2: Từ các tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì?
+ Câu 3: Theo em hai dòng thơ: (Biết bao điều là, từ bàn tay cô) muốn nói điều gì?
GV nói thêm: Bài thơ cho thấy cô giáo không chỉ khéo léo, tạo ra bao điều kỳ diệu từ đôi tay của mình mà còn cho hấy tình cảm của cá bạn Học sinh rất quý trọng, khâm phục và ngưỡng mộ cô giáo mình.
+ Câu 4: Tìm những cau thơ nói về sự khéo léo của cô giáo khi hướng dẫn học sinh làm thủ công? 
- GV mời HS nêu nội dung bài.
Câu 5 : Dựa vào bài thơ, em hãy giới thiệu bức tranh mà cô giáo đã tạo ra
- GV Chốt: Bức tranh cô giáo tạo ra từ cách cắt gấp giấy là bức tranh về cảnh biển lúc bình minh, mặt trời rực rỡ. Trên mặt biển xanh biếc, dập dềnh sóng vỗ có một con thuyền trắng. 
2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài thơ.
- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS khác theo dõi đọc thầm theo
- HS đọc nối tiếp theo khổ
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc lại
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS thảo luận nhóm trả lời lần lượt các câu hỏi:
- Thảo luận theo nhóm 4 chọn đáp án phù hợp
+ dập dềnh: mặt nước chuyển động lên xuống nhịp nhàng.)
+ rì rào: tiếng sóng vỗ nhỏ, êm nhẹ phát ra đều đều liên tiếp
+ Phô:. Để lộ ra, bày ra
+ HS tự chọn nối theo cặp cột A với cột B. 
Học sinh làm việc theo nhóm bàn -2,3 nhóm nối tiếp nêu kết quả.
-Tờ giấy trắng – Chiếc thuyền, Tờ giấy đỏ - mặt trời tỏa nắng- tờ giấy xanh- mặt nước dập dềnh. 
+ Học sinh chọn ý trả lời phù hợp Hoặc có thể nêu ý kiến khác...
( Học sinh chọn đáp án B hoặc nói theo ý mình: Co giáo rất sáng tạo cô biến những vật bình thường thành đặc biệt...
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
-2-3 HS nhắc lại
Học sinh đọc câu hỏi và trả lòi miệng cá nhân:
Cô gấp cong cong, Thoắt cái đã xong,Mềm mại tay cô, Cô cắt rất nhanh, Biết bao điều lạ, Từ bàn tay cô.
Học sinh thảo luận nhóm 4 ,
Đại diện nhóm trả lời
3. Nói và nghe: Một giờ học thú vị
- Mục tiêu:
+Nói được ý kiến cá nhân và lắng nghe người khác nói về một giờ học thú vị
+Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
3.1. Hoạt động 3: Kể về một giờ học em thấy thú vị
- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS kể về giờ học, môn học nào?
+ Trong giờ học đó em tham gia vào hoạt động nào?
+ Em thích nhất hoạt động nào trong giờ học đó
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3.2. Hoạt động 4: Em cảm nhận thế nào về giờ học đó.
- GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp.
- GV cho HS làm việc nhóm 2: Các nhóm đọc thầm gợi ý trong sách giáo khoa và suy nghĩ về các hoạt động trong giờ học của mình.
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc to chủ đề: Kể về một giờ học thú vị
+ Yêu cầu: Kể về một giờ học em thấy thú vị
- HS sinh hoạt nhóm và kể về điều đáng nhớ của mình trong giờ học thú vị đó.
- HS trình kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè.
- 1 HS đọc yêu cầu: 
- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ GV nêu câu hỏi em học được gì trong bài học hôm nay?
+ Nêu cảm nhận của mình sau tiết học? 
- Nhắc nhở các em biết yêu trường lớp, Kính yêu và biết ơn thầy cô, Biết giữ vệ sinh môi trường và an toàn khi thực hiện các giờ cắt dán thủ công.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát video.
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh bổ sung sau bài dạy:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Tuần: 7
Nghe – Viết: NGHE THẦY ĐỌC THƠ
Ngày dạy:
18/10/2022
Tiết: 45
Môn: Tiếng việt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả bài thơ “Nghe thầy đọc thơ” trong khoảng 15 phút.
- Viết đúng từ ngữ chứa l/n, vần ăn/ăng
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu mái trường, thầy cô, bạn bèt.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có niềm vui và hứng thú trong học tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Quan sát tranh cho biết trang vẽ gì?
+ Câu 2: Xem tranh đoán xem thầy trò có thể đang nói về điều gì?.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: Thầy trò nguồi trò chuyện dưới gốc cây
+ Trả lời: hát, đọc thơ, kể chuyện ...
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Viết đúng chính tả bài thơ: Nghe thầy đọc thơ trong khoảng 15 phút.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành: 
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)
- GV giới thiệu nội dung: Bài thơ nói về cảm xúc của bạn nhỏ khi nghe thầy đọc thơ. Qua lời đọc của thầy bạn nhỏ thấy mọi thứ xung quanh đều như đẹphơn, đáng yêu hơn. Bài thơ ca ngợi thầy giáo đọc thơ hay, vừa thể hiện tình cảm tôn trọng, yêu thương mà bạn nhỏ dành cho thầy giáo của mình.
- GV đọc toàn bài thơ.
- Mời 4 HS đọc nối tiếp bài thơ.
- GV hướng dẫn cách viết bài thơ:
+ Viết theo thể thơ lục bát(6-8) chữ như trong SGK
+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng.
+ Chú ý các dấu chấm ở cuối câu.
+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫmnghiêng, bâng khuâng, sông xa...
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.
- GV đọc lại ... chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về công việc tự sắp xếp đồ dùng các nhân gọn gàng.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cùng bạn bè chung tay xây dựng một lớp học thân thiện, sạch sẽ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện giữ gìn đồ dùng cá nhân và sắp xếp đồ dùng các nhân gọn gàng.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với bản thân giữ gìn đồ dùng gọn gàng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “ Căn phòng gọn gàng của chúng mình ” để khởi động bài học. 
+ GV nêu câu hỏi: Trong bài có những đồ dùng gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời 
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu: 
 Tổng kết cuối tuần
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt chủ đề.
- Mục tiêu: 
- HS nhớ được đồ dùng mình đang có, biết được tình trạng của đồ dùng để mua mới hoặc sửa chữa nếu cần thiết.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm ( Làm việc cá nhân)
- GV nêu yêu cầu học sinh và chia sẻ:
+ Chia sẻ cùng bạn về kết quả thu hoạch của mình về những việc phân loại đồ dùng ở nhà
+ Em đã kiểm tra đồ dùng các nhân cùng ai và làm việc mất bao lâu?
+ Em có nhiều đồ dùng ít sử dụng hoặc để quên không dùng tới không?
+ Những đồ em dùng theo mùa, khi chưa dùng đến, em làm gì trước khi cất đi?
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
 Việc kiểm tra lại đồ dùng giúp em biết tình trạng của các món đồ mình đang có đê tiếp tục sử dụng hoặc không dùng nữa.
- Học sinh đọc yêu cầu bài và chia sẻ.
- Các bạn giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Thực hành.
- Mục tiêu: 
+ Học sinh biết quan sát, làm giỏ hộp để nhận đồ cũ còn dùng được.
+ Cùng người thân sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, tiện sử dụng.
+ Trao đổi với người thân về những món đồ mà em muốn mua mới.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 4: Làm giỏ đồ dùng cũ ở lớp.(Làm việc theo nhóm 2)
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 2 (cùng bàn).
- GV chiếu tranh minh họa:
+ GV yêu cầu chuẩn bị 2 chiếc giỏ hoặc thùng giấy để đựng sách cũ và quần áo mới.
+ Trang trí, dán nhãn và đặt giỏ vào góc lớp để nhận đồ cũ còn đựng được.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng thực hành của các nhóm.
- GV kết luận:
 Cách chúng ta ứng xử phù hợp với đồ dùng cũ chính là cách sống tiết kiệm không lãng phí.
- Học sinh chia nhóm 2, cùng nhau thực hiện công việc:
+ Sách học rồi- tặng bạn
+ Cũ mà vẫn tốt
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
5. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
- GV chiếu ảnh minh họa
+ Cùng người thân sắp xếp lại đồ dùng trong ngăn tủ, ngăn kéo cho gọn gàng, tiện sử dụng, dễ dàng nhận ra những món đồ mình ít dùng đến.
+ Phân loại đồ mùa đông, mùa hè. Những đồ trái mùa cần cất đi phải được bảo quản khỏi bị hỏng, mốc trong thời gian không sử dụng.
+ Thảo luận với bố mẹ xem em có cần mua đồ gì không?
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 7
 BÀI 03: QUAN TÂM HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (T2)
Ngày dạy:
18/10/2022
Tiết: 7
Môn: Đạo đức
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Biết vì sao phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
- Quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những lời nói, việc làm phù hợp.
- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
- Hình thành phẩm chất nhân ái.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức quan tâm đến hàng xóm, láng giềng.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “truyền hoa”
- Cho HS nghe và chuyền hoa theo bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
- Nêu 1 việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng. 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS hát theo bài hát và cùng chuyền bông hoa đi. Bài hát kết thúc HS cầm hoa sẽ nêu 1 việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải quan tâm hàng xóm láng giềng (Hoạt động nhóm)
- Mục tiêu:
+ Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những việc làm cụ thể qua kể chuyện theo tranh: giúp đỡ hàng xóm
- Cách tiến hành:
b. Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi
- GV gọi HS đọc yêu cầu 1 trong SGK
- GV chiếu cho HS quan sát tranh. 
- GV hỏi nội dung từng bức trang
+ Bức tranh thứ nhất vẽ gì?
+ Bức tranh thứ hai vẽ gì?
+ Bức tranh thứ ba vẽ gì?
+ Bức tranh thứ bốn vẽ gì?
- GV tổ chức cho HS kể trong nhóm 4 và thảo luận trả lời hai câu hỏi trong SHS
- GV chiếu tranh lên bảng chiếu
- GV mời đại diện nhóm lên kể
- GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương.
- GV đặt câu hỏi
? Các bạn đã làm gì để giúp đỡ bà hàng xóm?
? Việc làm đó có ý nghĩa gì?
? Theo em, vì sao phải quan tâm hàng xóm láng giềng?
- GV nhận xét, tuyên dương
=> Kết luận: Mỗi người chúng ta không thế sổng tách biệt với cộng đồng, vì thế chúng ta cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, ở khu dân cư chính là mối quan hệ hàng xóm láng giềng. Để có mối quan hệ tốt với hàng xóm láng giềng, mỗi người câng biết đoàn kết, tương trợ, quan tâm, chia sẻ với nhau. Xây dựng mối quan hệ xóm giềng tốt đẹp là truyền thống từ bao đời nay của dân tộc ta, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, thôn, xóm, tổ dân phố.
- Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát tranh.
+ Tranh 1: Hai bạn nhỏ đang đi trên
 đường. Một bạn nhìn thấy 1 bà cụ và nói: “Bà Lan xóm mình kìa!”
+ Tranh 2: Cả hai bạn đều nhìn thấy bà đang xách đồ rất nặng, một bạn nói: “Chúng mình xách đồ giúp bà đi.”
+ Tranh 3: Cả hai bạn cùng chạy đến bên bà cụ và đồng thanh nói: “Bà để chúng cháu xách giúp ạ!”
+ Tranh 4: Khi các bạn giúp bà xách đồ về đến nhà, bà cụ đã nói: “Các cháu ngoan quá, bà cảm ơn các cháu!”
- HS kể trong nhóm 4 và trả lời câu hỏi trong thời gian 5 phút
- Đại diện một số nhóm chỉ tranh kể trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời câu hỏi
+ Các bạn đã xách đồ giúp bà hàng xóm vì thấy bà xách nặng.
+ Việc làm đó đã giúp bà đỡ mệt hơn.
+ Vì quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng là xây dựng tình cảm tốt đẹp với mọi người xung quanh.
- HS lắng nghe.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những lời nói, việc làm phù hợp
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện quan tâm đến hàng xóm láng giềng 
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS chia sẻ về những việc em đã làm và sẽ làm để thể hiện quan tâm đến hàng xóm láng giềng 
? Qua tiết học hôm nay em học được điều gì?
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: về nhà chuẩn bị cho tiết 3 của bài
+ HS chia sẻ trước lớp.
- Quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những lời nói và việc làm phù hợp với bản thân mình.
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_7_nam_hoc_2022_2023_ban_2_cot.docx