Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh

I. MỤC TIÊU:

 - Biết ngắt nhịp hợp lí ở các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.

 - Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “Mặt Trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ, thấy được tình yêu quê hương của tác giả.

- HS khá, giỏi bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK Học thuộc bài thơ.

 - GDHS tình yêu quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ:

 GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng.

 HS : SGK.

 

doc 34 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN ND: 24. 4. 2017
CÓC KIỆN TRỜI
I. MỤC TIÊU: 
	 A. Tập đọc.
 - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( Cóc, Trời )
 - Hiểu nội dung: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.
 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK
 B.Kể chuyện:
 - Kể lại được một đoạn câu chuyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật trong truyện dựa theo tranh mimh họa. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động.
 - HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật.
 - GDHS sự quyết tâm khi làm bất cứ công việc gì.
II. CHUẨN BỊ:
 1/ GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn
 2/ HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
4’
 2’
 29’
8’
A- Bài cũ: Cuốn sổ tay
- Gọi 3 HS đọc bài và hỏi :
+Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh.
+Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn ?
Giáo viên nhận xét bài cũ.
B- Bài mới :
 1.Giới thiệu bài : 
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và hỏi:
+ Tranh vẽ gì ?
-Giới thiệu: chủ điểm Bầu trời và mặt đất là chủ điểm cung cấp những hiểu các hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ và quan hệ giữa con biết về người với thế giới tự nhiên xung quanh.
-Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ cảnh gì ? Ở đâu ?
-Giới thiệu :Trong bài học hôm nay các em sẽ được học bài: “Cóc kiện Trời” qua đó các em sẽ hiểu được cách giải thích của nhân dân ta thời xưa về hiện tượng lí thú cóc báo trời mưa, đồng thời nói lên mơ ước của nhân dân ta: lẽ phải bao giờ cũng thắng. 
2.Hướng dẫn HS luyện đọc : 
 a) Gọi HS Khá – giỏi đọc toàn bài:
+Đoạn 1: giọng kể khoan thai
+Đoạn 2: giọng hồi hộp, càng về sau càng khẩn trương, sôi động. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả cuộc chiến đấu của Cóc và các bạn: một mình, ba hồi trống, bé tẹo, náo động, nổi giận,
+Đoạn 3: giọng phấn chấn, thể hiện niềm vui chiến thắng.
b)GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc câu
Gọi từng dãy đọc hết bài.
Nhận xét từng HS về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
+ Đọc đoạn: Bài chia làm 4 đoạn.
GV gọi HS đọc đoạn 1.
GV gọi tiếp HS đọc từng đoạn.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian
+Đọc trong nhóm
GV cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối theo nhóm 4
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài :
GV cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ?
GV cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống ?
+ Kể lại cuộc chiến giữa hai bên.
GV cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào ?
GV nói thêm: Trời hẹn như vậy vì không muốn Cóc lại kéo quân lên náo động thiên đình.
-Cho các nhóm thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi:
+ Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen ?
3 học sinh đọc
Học sinh trả lời
-Học sinh quan sát và trả lời
- Học sinh quan sát và trả lời
Tranh vẽ nhiều mây, đây là cảnh ở trên trời. Cóc đang đánh trống, xung quanh có Cọp, Gấu, Cáo, Ong, hỗ trợ. Phía sau bức tranh là thần sét và trời đang hốt hoảng.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
- Cá nhân
Cá nhân.
- HS giải nghĩa từ trong SGK.
-Học sinh đọc theo nhóm bốn
- Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
-Học sinh đọc thầm.
Cóc phải lên kiện Trời vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở.
-Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật: Cua ở trong chum nước ; Ong đợi sau cánh cửa ; Cáo, Gấu, Cọp nấp hai bên cửa.
Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Trời nổi giận sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, cáo nhảy xô tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo. Chó vừa ra đến cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi.
Trời mời Cóc vào thương lượng, nói rất dịu giọng, lại còn hẹn với Cóc lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu.
- Học sinh thảo luận 
-Cóc có gan lớn dám đi kiện Trời, mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà Trời, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời
 7’
20’
 1’
4.Luyện đọc lại 
 GV chọn đọc mẫu đoạn 2,3 trong bài và lưu ý HS cách đọc đoạn văn.
GV chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh, yêu cầu luyện đọc theo nhóm
GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc truyện phân vai: người dẫn chuyện, Cóc, Trời
GV tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
GV và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
5.H. dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh: 
 GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS nhớ lại và kể lại được một đoạn câu chuyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật trong truyện. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
- Giáo viên hỏi:
+ Câu chuyện được kể theo lời của ai?
- GV lưu ý HS: trong truyện có nhiều nhân vật, các em có thể chọn kể bằng lời của Cóc, các bạn của Cóc, Trời nhưng lưu ý không kể bằng lời của các nhân vật chết trong cuộc chiến đấu.
GV yêu cầu HS suy nghĩ để chọn một nhân vật mà mình sẽ kể theo lời nhân vật đó.
GV lưu ý học sinh: khi kể lại truyện bằng lời của một nhân vật, ta cần xưng hô là tôi.
GV cho HS quan sát tranh và nêu nội dung của 4 tranh
GV cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu :
+Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không?
+Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không?
+Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
GV khen ngợi những HS có lời kể sáng tạo.
GV cho 1 HS giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm HS lên sắm vai.
6. Nhận xét – Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- GV động viên, khen ngợi HS kể hay.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Mỗi HS đọc một lần đoạn 2, 3 trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Học sinh đọc chuyện phân vai
- Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét 
HS đọc lại yêu cầu bài 
-Câu chuyện được kể theo lời của một nhân vật trong truyện.
- Học sinh tiếp nối nhau trả lời.
- HS quan sát và nêu nội dung tranh
Tranh 1: Cóc rủ các bạn đi kiện Trời.
Tranh 2: Cóc đánh trống kiện Trời.
Tranh 3: Trời thua, phải thương lượng với Cóc.
Tranh 4: Trời làm mưa.
- HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật.
4 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật ( bác thợ săn )
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện
 * NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
	.
Tuần 33. TOÁN 
Tiết 161 KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:Tập trung vào việc đánh giá :
- Kiến thức , kĩ năng đọc , viết số có năm chữ số 
- Tìm số liền sau của số có năm chữ số ; sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn ; thực hiện phép cộng , phép trừ các số có đến năm chữ số ; nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ( có nhớ không liên tiếp ) chia số có năm chữ số cho số có một chữ số
- Xem đồng hồ và nêu kết quả bằng hai cách khác nhau .
- Biết giải toán có đến hai phép tính 
II. CHUẨN BỊ: Giaáy kieåm tra 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
2’
 1’
 30’
 2;
1.Kieåm tra 
 -Kieåm tra söï chuaån bò cuûa HS 
2. Baøi môùi : 
a) Giôùi thieäu baøi 
-Neâu yeâu caàu cuûa tieát hoïc 
b) Kieåm tra
-GV cheùp ñeà baøi kieåm tra leân baûng 
PHAÀN I : Moãi baøi taäp döôùi ñaây coù caùc caâu traû lôùi A , B , C , D . Haõy khoanh vaøo chöõ ñaët tröôùc caâu traû lôøi ñuùng 
Baøi 1: Soá lieàn sau cuûa 68 457 laø : ( 1 ñieåm )
 A. 68 467 ; B. 68 447 ; .C. 68 456 ; D. 68 458
Baøi 2 :Caùc soá 48 617 , 47 861 , 48 716 , 47 816 saép xeáp theo thöù töï töø beù ñeán lôùn laø : ( 1 ñieåm )
48 617 ; 48 716 ; 47 861 ; 47 816
47 816 ; 47 861 ;48 617 ; 48 716 
47 816 ; 47 861 ; 48 617 ; 48 716
Baøi 3: Keát quaû cuûa pheùp coäng 36 528 + 49 347 laø : (1 ñieåm )
 A. 75 865 B. 85 865 C. 75 875 D. 85 875 
Baøi 4 : Keát quaû cuûa pheùp tröø 85 371 – 9 046 laø:(1 ñieåm )
 A. 76 325 B. 86 335 C. 76 335 D. 86 325
PHAÀN 2 : Laøm caùc baøi taäp sau :
Baøi 1 . Ñaët tính roài tính : ( 2 ñieåm )
 21628 x 3 ; 15250 : 5
Baøi 2 :Tính X : ( 2 ñieåm )
 x : 7 = 17 251 ; 63 784 : x = 8
Baøi 3 :Chò Hoa baùn 120 m vaûi trong 3 ngày. Hoûi trong 7 ngày chị Hoa bán được bao nhiêu mét vải?(2 ñieåm )
3.Cuûng coá -Daën doø : GV nhaän xeùt tieát hoïc 
 -HS veà nhaø Laøm baøi taäp luyeän taäp theâm vaø Chuaån bò :OÂn taäp caùc soá ñeán 100 000 .
-HS kieåm tra söï chuaån bò 
-HS nghe 
_HS cheùp ñeà vaø laøm baøi 
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
	.
TUẦN 33 TẬP ĐỌC ND: 25. 4. 2017
Tiết 99 MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI 
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết ngắt nhịp hợp lí ở các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
 - Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “Mặt Trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ, thấy được tình yêu quê hương của tác giả.
HS khá, giỏi bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm.
Trả lời được các câu hỏi trong SGK Học thuộc bài thơ.
 - GDHS tình yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
 GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng.
 HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 4’
 2’
 15’
 8’
 7’
 1’
A-Bài cũ: Cóc kiện Trời 
GV gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Cóc kiện Trời và trả lời những câu hỏi về nội dung bài 
Giáo viên nhận xét bài cũ.
B-Bài mới :
1,Giới thiệu bài : 
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :+ Tranh vẽ cảnh gì ?
- GV: Ở các vùng trung du nước ta như Phú Thọ, cọ mọc rất nhiều, tạo thành rừng lớn. cây cọ có nhiều lợi ích như lá cọ có thể dùng làm nón, lợp nhà, thân cọ dùng làm máng nước, quả cọcó thể làm thức ăn, Trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài: “Mặt Trời xanh của tôi” sẽ giúp các em biết thêm nhiều điều về rừng cọ.- Ghi bảng.
2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Gọi HS Khá – giỏi đọc toàn bài: giọng thiết tha, trìu mến.
b)Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+Đọc từng dòng thơ:HS đọc tiếp nối 2 dòng thơ 
-GV  ... c đới khí hậu. Để xác định 4 đường đó, GV tìm 4 đường không liền nét ( - - - - ) song song với xích đạo. Những đường đó là: chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam. Sau đó, GV có thể dùng phấn hoặc bút màu tô đậm 4 đường đó.
- GV hướng dẫn HS chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu. Ví dụ: Ở Bắc bán cầu, nhiệt đới nằm giữa đường xích đạo và chí tuyến Bắc.
- GV giới thiệu hoặc khai thác vốn hiểu biết của HS nhằm giúp HS biết đặc điểm chính của các đới khí hậu
- GV chia lớp thành các nhóm, cho HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi gợi ý sau:
+ Chỉ trên quả địa cầu vị trí của Việt Nam và cho biết nước ta nằm trong đới khí hậu nào ? 
+ Tìm trên quả địa cầu, 3 nước nằm ở mỗi đới khí hậu nói trên.
- GV cho HS trưng bày các hình ảnh thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau
- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Trên Trái Đất, những nơi càng ở gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh. Nhiệt đới: thường nóng quanh năm ; ôn đới: ôn hoà, có đủ 4 mùa ; hàn đới: rất lạnh. Ở hai cực của Trái Đất quanh năm nước đóng băng. 
Hoạt động 3: Chơi trò chơi tìm vị trí các đới khí hậu 
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững vị trí các đới khí hậu; Tạo hứng thú trong học tập 
Cách tiến hành :
-GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm hình vẽ tương tự như hình 1 trong SGK trang 124 nhưng không có màu và 6 dải màu như các màu trên hình 1 trang 124 SGK
- Khi GV hô “Bắt đầu”, HS trong nhóm bắt đầu trao đổi với nhau và dán các dải màu vào hình vẽ.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp
- GV cho cả lớp đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. Tuyên dương nhóm làm xong trước, đúng, đẹp
3. Nhận xét – Dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học.
- Xem trước bài: Bề mặt Trái Đất
- HS trả lời 
- Học sinh quan sát – hỏi đáp theo nhóm đôi
- Mỗi bán cầu có 3 đới khí hậu 
- Các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực là nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
Học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình
Các bạn khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Học sinh chú ý theo dõi 
- HS chia nhóm và trả lời theo yêu cầu của GV. 
- Học sinh trong nhóm lần lượt chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu.
Nhiệt đới: Việt Nam, Malaixia, Êtiopia
Ôn đới: Pháp, Thuỵ Sĩ, Úc.
Hàn đới: Canada, Thuỵ Điển, Phần Lan.
-HS tập trình bày trong nhóm, kết hợp chỉ trên quả địa cầu và chỉ trên tranh ảnh đã được sắp xếp.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung 
- Học sinh chia nhóm và thực hiện theo yêu cầu của Giáo viên. 
- Học sinh trong nhóm trao đổi với nhau và dán các dải màu vào hình vẽ 
Học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
Tuần 33 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI 
Tiết 66 BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU: 
- Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương . Nói tên và chỉ được vị trí trên bản đồ.
- Biết được nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất.
 -Ham thích tìm hieåu töï nhieân 
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên : các hình trang 126, 127 trong SGK, tranh, ảnh về lục địa, đại dương.
 Học sinh : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
 4’
 1’
 10’
 12’
6’
 1’
A- Bài cũ: Các đới khí hậu 
+Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ?
+Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực 
-Nhận xét 
B- Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Bề mặt Trái Đất
2.Các hoạt động :
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp 
Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là lục địa, đại dương
Cách tiến hành :
- GV cho HS quan sát hình 1 trong SGK trang 126 trả lời với bạn các câu hỏi sau:
+Quan sát em thấy quả địa cầu có những màu gì ? 
+Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu ?
+Các màu đó mang những ý nghĩa gì ?
+Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất ?
- GV giới thiệu một cách đơn giản kết hợp với minh hoạ bằng tranh ảnh để cho HS biết thế nào là lục địa, địa dương
Lục địa: là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất
Đại dương: là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.
Kết luận: Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn hơn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục đia được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 địa dương.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
Mục tiêu: Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới 
Biết được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ 
Cách tiến hành :
- GV cho HS quan sát lược đồ các châu lục và các đại dương, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau:
+Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3.
+Có mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3.
+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào ?
- GV gọi một số HS trình bày trước lớp
- Giáo viên cho học sinh trao đổi và nhận xét 
Kết luận: Trên thế giới có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực và 4 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương 
Hoạt động 3: Chơi trò chơi tìm vị trí các châu lục và các đại dương 
Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục và các đại dương
- Tạo hứng thú trong học tập 
Cách tiến hành :
- GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương
- Khi GV hô “Bắt đầu”, HS trong nhóm bắt đầu trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp
- GV cho cả lớp đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. 
Tuyên dương nhóm làm xong trước, đúng, đẹp
3.Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 67 : Bề mặt lục địa. 
- HS trả lời 
- HS quan sát và trả lời 
- Quả địa cầu có những màu: xanh nước biển, xanh đậm, vàng, hồng nhạt, màu ghi, 
- Màu chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu là màu xanh nước biển.
Các màu đó mang những ý nghĩa: màu xanh nước biển để chỉ nước biển hoặc đại dương, các màu còn lại để chỉ đất liền hoặc các quốc gia
Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất 
Học sinh lắng nghe
- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi
-Có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Có 4 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương
-Việt Nam nằm ở châu Á.
- HS trình bày kết quả thảo luận 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- HS chia nhóm và trả lời theo yêu cầu của GV. 
- HS trong nhóm trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm 
- HS trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
	.
Tuần 33 TẬP VIẾT 
 ÔN CHỮ HOA : Y
I. MỤC TIÊU: 
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Y (1 dòng ), P, K ( 1 dòng ).
 - Viết đúng tên riêng : Phú Yên (1dòng) 
 - Viết câu ứng dụng : Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà / Kính già, già để tuổi cho.( 1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ.
 - Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II. CHUẨN BỊ: 
 GV : chữ mẫu Y, tên riêng: Phú Yên và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
 HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
 3’
 1’
 14’
16’
 1’
A- Bài cũ : 
- GV nhận xét bài viết của học sinh.
- Cho học sinh viết vào bảng con : Đồng Xuân
- Nhận xét 
B- Bài mới:
1.Giới thiệu bài : 
- GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh :
+ Đọc tên riêng và câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : 
+Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
Giới thiệu: Củng cố chữ viết hoa X, tập viết tên riêng Phú Yên và câu ứng dụng: Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà / Kính già, già để tuổi cho. Ghi bảng: Ôn chữ hoa: Y
2.Hướng dẫn viết trên bảng con 
a)Luyện viết chữ hoa
GV gắn chữ Y trên bảng
Cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : 
+ Chữ Y gồm những nét nào?
Cho HS viết vào bảng con
GV viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết P, K
GV gọi HS trình bày
GV viết chữ P, K hoa vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con 
Giáo viên nhận xét.
b)Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng: Phú Yên
- Giới thiệu: Phú Yên là tên một tỉnh ven biển miền Trung. 
- Cho HS quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc HS Phú Yên là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu P, Y
GV cho HS viết vào bảng con từ Phú Yên 2 lần
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
c)Luyện viết câu ứng dụng 
-GV viết câu ứng dụng mẫu và cho học sinh đọc : 
Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà 
Kính già, già để tuổi cho
Giúp HS hiểu nội dung: câu tục ngữ khuyên người ta yêu trẻ em, kính trọng người già và nói rộng ra là sống tốt với mọi người. Yêu trẻ thì sẽ được trẻ yêu. Trọng người già thì sẽ được sống lâu như người già. Sống tốt với mọi người thì sẽ được đền đáp. 
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
+ Câu ứng dụng có chữ nào được viết hoa ?
GV yêu cầu HS luyện viết chữ Yêu, Kính
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
3.Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 
- Giáo viên nêu yêu cầu : như mục tiêu 
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
*Kiểm vở, chữa bài 
Giáo viên thu vở kiểm nhanh khoảng 5 – 7 bài. 
Nêu nhận xét về các bài đã kiểm để rút kinh nghiệm chung
*Thi đua :
Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu: “Yết Kiêu”.
Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
4. Nhận xét – Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
- HS viết vào bảng con 
- Cá nhân
- HS quan sát và trả lời
Các chữ hoa là: Y, P, K 
- HS quan sát, thảo luận nhóm đôi
Học sinh trả lời 
Học sinh viết bảng con
- Cá nhân 
-Học sinh quan sát và nhận xét.
Cá nhân
-Cá nhân
-Câu ca dao có chữ Yêu, Kính được viết hoa
Học sinh viết bảng con
- HS viết vở
- Cử đại diện lên thi đua 
- Cả lớp viết vào bảng con
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
	.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_33_nam_hoc_2016_2017_truong_tieu.doc