Môn: Âm nhạc
Tiết 7 Bài : HỌC HÁT BÀI : GÀ GÁY.
Dân ca Cống ( Lai Châu ). Lời mới : Huy Trân.
I - MỤC TIÊU
Học sinh biết bài Gà gáy là dân ca của đồng bào Cống ở tỉnh Lai Châu, vùng Tây Bắc nước ta.
Hát đúng giai điệu và lời ca, biết lấy hơi ở đầu câu hát và hát liền mạch trong mỗi câu.
Biết đây là bài dân ca.
Biết hát theo giai điệu và lời ca.
Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
Giáo dục lòng yêu quí đối với dân ca.
Ngày soạn : 28 / 9 / 2009 Ngày dạy: Thứ tư, 30 / 9 / 2009 Thứ năm dạy bài ngày thứ tư vì nghỉ bão TUẦN 7 + TIẾT TRONG NGÀY MÔN BÀI 1 Âm nhạc Học hát bài: Gà gáy – ( Dân ca Cống Lai Châu – Huy Trân). 2 Luyện từ và câu Ôn về từ chỉ hoạt động – Trạng thái – So sánh. 3 Toán Gấp một số lên nhiều lần. 4 TN - XH Hoạt động thần kinh. 5 Thủ công Gấp cắt dán bông hoa. (Tiết 1) Môn: Âm nhạc Tiết 7 Bài : HỌC HÁT BÀI : GÀ GÁY. Dân ca Cống ( Lai Châu ). Lời mới : Huy Trân. TUẦN 7 I - MỤC TIÊU Học sinh biết bài Gà gáy là dân ca của đồng bào Cống ở tỉnh Lai Châu, vùng Tây Bắc nước ta. Hát đúng giai điệu và lời ca, biết lấy hơi ở đầu câu hát và hát liền mạch trong mỗi câu. Biết đây là bài dân ca. Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Giáo dục lòng yêu quí đối với dân ca. II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ Hát chuẩn xác và thể hiện rõ tính chất vui tươi, linh hoạt. Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc và máy nghe. Bản đồ Việt Nam để xác định vị trí tỉnh Lai Châu. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định: Hát + Điểm danh. 2. Kiểm tra bài cũ: học sinh lên hát và vỗ tay theo nhịp 3 bài Đếm sao. Giáo viên nhận xét - đánh giá. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò Hoạt động 1: Dạy hát bài Gà gáy. Giáo viên giới thiệu vị trí tỉnh Lai Châu trên bản đồ. Giáo viên mở băng nhạc bài hát Gà gáy cho học sinh nghe. Yêu cầu học sinh đọc lời ca. Dạy hát từng câu. Hoạt động 2: Gõ đệm và hát nối tiếp. Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng nhạc cụ gõ đệm theo phách. Hướng dẫn hát nối tiếp. Học sinh nghe băng bài hát Gà gáy. Học sinh đọc lời ca. Tập hát từng câu. Hát nối tiếp từng câu đến hết bài. Luyện hát theo nhóm, bàn. Học sinh tập hát kết hợp gõ đệm theo phách. Tập theo nhóm. Hát nối tiếp .Nhóm 1 câu 1 / Nhóm 2 câu 2./ Nhóm 3 câu 3 Từng nhóm hát và gõ đệm theo nhịp 2. 4. Củng cố: 2 học sinh lên hát và gõ đệm theo phách bài Gà gáy . 5. Dặn dò: Về luyện hát và gõ đệm theo nhịp. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở ------------------------------------0--------------------------- Môn: Luyện từ và câu Tiết 7 Bài: ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG TRẠNG THÁI - SO SÁNH. TUẦN 7 I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Nắm được 1 kiểu so sánh: so sánh sự vật với con người. Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái, tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái, trong bài tập đọc, bài tập làm văn. Biết thêm được một kiểu so sánh : so sánh sự vật với con người ( BT1) Tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái, trong bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường, trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em. ( BT2, BT3) HS vận dụng tốùt vào các bài viết của mình. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bốn băng giấy ( mỗi băng viết 1 câu thơ , khổ thơ )ở bài tập 1. Một số bút dạ, giấy khổ A 4, băng dính. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài. 1 ) Khoanh tròn chữ cái trước từ ngữ chỉ những người thường có ở trường học: a. Giáo viên c. Công nhân b. Hiệu trưởng d. Học sinh. Gọi 3 học sinh lên bảng mỗi em thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 1 câu. - Bà em, mẹ em và chú em đều là công nhân xưởng gỗ. - Hai bạn nữ học giỏi nhất lớp em đều xinh xắn, dễ thương và rất khéo tay. Bộ đội ta trung với nước, hiếu với dân. Giáo viên nhận xét - Ghi điểm. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài: Gạch dưới những dòng thơ chứa hình ảnh so sánh. Cho biết những hình ảnh nào được so sánh với nhau. Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: Các em cần tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào ? Cần tìm các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già ở đoạn nào? Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3: Trong bài viết kể lại buổi đầu đi học của em, chắc chắn có nhiều từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái, em hãy liệt kê những từ ngữ đó. Bài 1: 1 học sinh đọc nội dung bài tập 1 Lớp theo dõi trong sách giáo khoa. Cả lớp làm bài vào vở. 4 học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét –sửa bài. a) Trẻ em như búp trên cành. b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ. c) Cây pơ mu im như người lính canh. d) Bà như quả ngọt chín rồi. Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của đề bài. -Đoạn 1 và gần hết đoạn 2. Cuối đoạn 2, đoạn 3. Học sinh đọc thầm bài văn và trao đổi theo cặp. 3 học sinh lên viết bảng lớp. Lớp làm bài vào vở. Lớp nhận xét bài làm của bạn. a) Cướp bóng bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, chơi bóng, sút bóng. b) Hoảng sợ, sợ tái cả ngưòi. Bài tập 3: 1 học sinh đọc yêu cầu. 1 học sinh đọc lại yêu cầu của tiết tập làm văn tuần 6. 1 học sinh khá đọc bài viết của mình. Lớp làm bài vào vở. 3. Củng cố: Em hiểu những từ chỉ hoạt động, trạng thái là những từ như thế nào? Là từ ngữ chỉ hoạt động, thái độ của con người. 4. Dặn dò: Về làm bài trong vở bài tập. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở ------------------------------------0----------------------------- Môn: Toán Tiết 33 Bài: GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN. TUẦN 7 I - MỤC TIÊU Giúp học sinh: Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần ( bằng cách nhân số đó với số lần ). Phân biệt nhiều hơn 1 số đơn vị với gấp lên một số lần. Rèn tính cẩn thận khi làm tính, giải toán. HS đặt tính và tính toán cẩn thận, trình bày bài khoa học. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Một số sơ đồ ( vẽ sẵn vào bảng lớp ) như SGK. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên đọc bảng nhân 7. Một học sinh lên bảng làm bài tập 2/ Vở BT. 7 x 9 + 35 = 63 + 35 7 x 7 + 21 = 49 + 21 = 98 = 70 Giáo viên nhận xét - Ghi điểm. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò Hướng dẫn học sinh thực hiện gấp 1 số lên nhiều lần. GV nêu bài toán : Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB . Hỏi đoạn thẳng CD dài mấy cm ? HD vẽ sơ đồ : vẽ đoạn thẳng AB dài 2 cm , coi đây là một phần . Nêu cách tìm độ dài đoạn thẳng CD ? Hai cách trên đều đúng , tổng 2 + 2 + 2 có thể chuyển thành phép nhân 2 x 3 ;chính là độ dài đoạn thẳng AB ; chính là số lần độ dài đoạn thẳng CD gấp độ dài đoạn thẳng AB, ta lấy độ dài đoạn thẳng AB nhân với số lần ( là nhân với 3 ). Yêu cầu HS lên bảng giải GV nhận xét - sửa bài- yêu cầu nhắc lại cách tính . Đây là bài toán về gấp một số lên nhiều lần GV cho ví dụ : Muốn gấp 2 cm lên 4 lần ta làm như thế nào? Muốn gấp 4 kg lên 5 lần ta làm như thế nào? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào ? Giáo viên nhận xét. Thực hành. Bài 1 : Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài toán thuộc dạng toán gì ? Muốn biết năm nay chị bao nhiêu tuổi ta làm thế nào? Giáo viên nhận xét - Chữa bài. Bài 2 : Yêu cầu học sinh đọc đề bài, nêu dữ kiện bài toán, tự làm bài. Giáo viên nhận xét - chữa bài. Bài 3 :Dòng 1 dành cho hs khá giỏi. Giáo viên treo bảng phụ. Yêu cầu học sinh đọc đề bài Đọc cả mẫu-giải thích mẫu. Bài này yêu cầu làm gì ? HD thảo luận nhóm – thi đua . 2 HS đọc và tìm hiểu bài toán . Suy nghĩ để tìm cách vẽ đoạn thẳng CD .( Gấp 3 lần đoạn AB) 2 + 2 + 2 = 6 ( cm) 2 x 3 = 6( cm) HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng . 2 cm ? cm 1HS giải bài toán Cả lớp làm nháp . Bài giải: Độ dài đoạn thẳng CD dài : 2 x 3 = 6 ( cm) Đáp số : 6 cm Vài HS nhắc lại . Thực hiện 2 x 4 = 8 cm Thực hiện 4 x 5 = 20 kg Muốn gấp một số lên nhiều lần , ta lấy số đó nhân với số lần . HS nhắc lại . Bài 1 : Học sinh đọc đề bài Nêu dữ kiện của bài toán. Gấp một số lên nhiều lần. Muốn biết năm nay chị bao nhiêu tuổi ta làm phép tính nhân. Học sinh vẽ sơ đồ theo mẫu và làm vào vở 1 học sinh lên giải. Lớp nhận xét. Giải : Chị năm nay có số tuổi là : 6 x 2 = 12 tuổi. Đáp số : 12 tuổi. Bài 2 : Học sinh lên tóm tắt và giải. Tóm tắt: Con: 7 quả Mẹ: ? quả Bài giải : Số quả cam mẹ hái được : 7 x 5 = 35( quả ) Đáp số : 35 quả HS sửa bài . Bài 3 : Học sinh đọc đề bài- Đọc mẫu- Phân tích mẫu. Viết số thích hợp vào ô trống . Đại diện 2 nhóm thi đua điền vào ô trống. Mỗi nhóm 5 em . Lớp nhận xét – Tuyên dương nhóm thắng cuộc Lớp làm vào vở - Nhận xét - Sửa bài. Số đã cho 3 6 4 7 5 0 Nhiều hơn số đã cho 5 đơn vị 8 11 9 12 10 5 Gấp 5 lần số đã cho 15 30 20 35 25 0 3. Củng cố: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào? - Muốn gấp một số lên nhiều lần , ta lấy số đó nhân với số lần . 4. Dặn dò: Về học bài - làm bài tập trong vở bài tập. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở ------------------------------------0----------------------------- Môn: Tự nhiên và xã hội Tiết 13 Bài: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH TUẦN 7 I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Sau bài học, học sinh có khả năng: + Phân tích được các hoạt động phản xạ. + Nêu được ví dụ về những ... khác đơn vị của số bị chia. 7 lấy 1 lần là 7 chấm tròn. Một nhóm. Học sinh đọc cá nhân. Học sinh đọc 7 x 1 = 7; 7 : 7 = 1. Phép chia là phép tính ngược của phép nhân. 7 lấy 2 lần bằng 14. Học sinh đọc cá nhân. Được 2 nhóm. Học sinh đọc cá nhân. Học sinh lập bảng chia 7. HS lên viết bảng chia 7 . Lớp làm vào bảng con. Học sinh luyện đọc thuộc lòng bảng chia 7. Bài 1: Tính nhẩm. Học sinh nêu miệng. 28 : 7 = 4 70 : 7 = 10 14 : 7 = 2 56 : 7 = 8 49 : 7 = 7 35 : 7 = 5. Muốn tính nhẩm nhanh ta dựa vào bảng chia 7. Bài 2: Học sinh tự làm bài vào vở. 2 học sinh lên bảng làm bài. Lớp nhận xét. Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia. 7 x 5 = 35 7 x 6 = 42 7 x 2 = 14 35 : 7 = 5 42 : 7 = 6 14 : 7 = 2 35 : 5 = 7 42 : 6 = 7 14 : 2 = 7 Bài 3: Học sinh đọc đề bài Nêu dữ kiện bài toán. Bài toán thuộc dạng toán chia thành 7 phần bằng nhau . Muốn biết số học sinh 1 hàng là bao nhiêu ta làm phép tính chia. 2 học sinh lên bảng làm bài. Lớp làm bài vào vở. Tóm tắt 7 hàng : 56 học sinh 1 hàng : ... học sinh ? Bài giải. Số học sinh một hàng là: 56 : 7 = 8 ( học sinh ) Đáp số : 8 học sinh . Bài 4: Học sinh đọc đề bài Nêu dữ kiện bài toán. Bài toán thuộc dạng toán chia theo nhóm 7. Muốn biết xếp được bao nhiêu hàng ta làm phép tính chia. Học sinh làm bài vào vở. 2 học sinh lên bảng làm bài. Tóm tắt 7 học sinh : 1 hàng 56 học sinh : ... hàng ? Giải Số hàng xếp được là: 56 : 7 = 8 ( hàng ) Đáp số: 8 hàng. 3. Củng cố: Học sinh đọc lại bảng chia7. 4. Dặn dò: Về làm bài trong vở bài tập.Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở Môn: Tự nhiên xã hội Tiết 14 Bài: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (Tiếp theo) TUẦN 7 I - MỤC TIÊU Sau bài học, học sinh : Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người. Khuyến khích học sinh đạt ở mức cao hơn: Nêu ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể. Học sinh có ý thức giữ gìn cơ thể, não, các giác quan . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Các hình trong SGK trang 30,31. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Kiểm tra bài cũ: 1 học sinh: Phản xạ là gì? Phản xạ do đâu điều khiển? -Trong cuộc sống khi ta gặp một kích thích bất ngờ từ bên ngoài cơ thể tự động phản ứng lại rất nhanh. Những phản ứng như thế được gọi là phản xạ. Tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển phản xạ này. 1 học sinh: Nêu một vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đời sống? – Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét – đánh giá. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò Hoạt động 1: Làm việc với SGK. Bước 1: Làm việc theo nhóm. Khi bất ngờ giẫm phải đinh Nam đã phản ứng như thế nào? Hoạt động nào do não hay tuỷ sống ttrực tiếp điều khiển? Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu? Việc làm đó có tác dụng gì? Theo bạn, não hay tuỷ sống đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường? Bước 2: Làm việc cả lớp. Yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Mỗi nhóm trình bày 1 câu. Giáo viên nhận xét-Chốt lại. Kết luận: Khi bất ngờ giẫm phải đinh Nam đã co ngay chân lại. Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển . Sau khi rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào thùng rác .Việc làm đó giúp cho những người đi đường khác không giẫm phải đinh giống Nam . Não đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường . Hoạt động 2: Thảo luận. Bước 1: Làm việc cá nhân. GV yêu cầu HS đọc ví dụ ở hình 2 trang 31 SGK, trên cơ sở đó HS lấy một ví dụ khác tập phân tích để thấy rõ vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp các giác quan khác nhau cùng hoạt động trong một lúc . Bước 2: Làm việc theo cặp. Yêu cầu từng cặp nói cho nhau nghe về kết quả mình đã thực hiện. Đồng thời góp ý cho nhau để cùng hoàn thiện những ví dụ mới của nhóm . Bước 3: Làm việc cả lớp. Yêu cầu các nhóm trình bày. Theo em, các bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều các em đã học? Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì? Kết luận: Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ . Học sinh thảo luận nhóm. Khi bất ngờ giẫm phải đinh Nam đã phản ứng là Nam co ngay chân lại. Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển. Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt ngay chiếc đinh đó vào thùng rác. Việc làm đó giúp cho những người đi đường khác không bị giẫm đinh. Não đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định không vứt đinh ra đường. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc ví dụ về hoạt động viết chính tả ở H2/31/SGK. Nghĩ ra một ví dụ khác để thấy vai trò của não trong việc điều khiển. 2 học sinh quay mặt lại với nhau nói về kết quả làm việc cá nhân của mình và góp ý cho bạn để hoàn thiện ví dụ. Học sinh xung phong lên trình bày trước lớp ví dụ của mình. Não đã điều khiển mọi hoạt động của cơ thể và giúp chúng ta học và ghi nhớ. Học sinh trả lời. Học sinh lắng nghe. 3. Củng cố: Cho học sinh chơi Trò chơi : Thử trí thông minh . GV chuẩn bị một số đồ dùng học tập như bút ,thước ,tẩy , sách ,bảng Bịt mắt học sinh ,lần lượt cho từng em nhận biết xem đồ vật trong tay em là gì ? Yêu cầu HS lên chơi . - HS lần lượt chơi (đoán đúng tên 5 đồ vật thì được thắng, nếu đoán sai 3 đồ vật thì không được chơi nữa ). - HS nhận xét . GV nhận xét –Tuyên dương những em thắng cuộc .- Cho học sinh đọc bài học. 4. Dặn dò: Về học bài, làm bài. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở Môn: Luyện tập tiếng việt . Ôn Luyện từ và câu Tiết 7 Bài: TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH. ÔN TẬP CÂU AI - LÀ GÌ? TUẦN 7 I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Củng cố bài từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu - Ai - là gì? Mở rộng vốn từ về gia đình. Tiếp tục ôn kiểu câu: Ai (cái gì, con gì) - Là gì ? Tìm được một từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình ( BT1). Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp. ( BT2). Đặt được câu theo mẫu ai là gì ? ( BT3 a/ b/ c). HS yêu thích học Tiếng Việt, ham học hỏi khám phá sự trong sáng của Tiếng Việt. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng lớp viết bài tập 2. Vở bài tập III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh làm bài tập 1,3 tiết LTVC tuần 3. Giáo viên nhận xét - Ghi điểm. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Giáo viên chỉ những từ ngữ mẫu giiúp học sinh hiểu từ chỉ gộp. Em hiểu thế nào là từ chỉ gộp? Giáo viên viết bảng từ, học sinh đọc. Giáo viên nhận xét chốt lại từ đúng. Bài tập 2: Yêu cầu học sinh nắm nội dung bài. Con hiền cháu thảo nghĩa là gì? Vậy ta xếp câu này vào cột nào? Hướng dẫn : Vậy để xếp đúng các câu thành ngữ, tục ngữ này vào đúng cột thì trước hết ta phải suy nghĩ để tìm nội dung, ý nghĩa của từng câu tục ngữ, thành ngữ, sau đó xếp chúng vào đúng cột trong bảng. - Lần lượt hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các câu b, c, d, e, g. Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3: Bài này yêu cầu gì? Giáo viên nhận xét sửa bài cho học sinh. Bài 1: (Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình) 1 học sinh đọc nội dung bài và mẫu: ông bà, chú cháu. Học sinh phân tích mẫu. Từ chỉ gộp là từ chỉ 2 người trong gia đình trở lên. Học sinh tìm thêm từ mới. Học sinh trao đổi theo cặp, viết nhannh ra nháp những từ ngữ tìm được. Học sinh đọc từ mới tìm được. Lớp nhận xét-sửa bài. + Ông bà, bố mẹ, cô dì, chú bác, cha ông, ông cha, cha chú , cô chú, cậu mợ, chú thím, chú cháu, dì cháu, cô cháu, cậu cháu, mẹ con, bố con, cha con,. Bài tập 2: 1 học sinh đọc nội dung bài. Lớp đọc thầm. Con cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Vào cột 2, con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Nghe hướng dẫn. Học sinh trao đổi theo cặp - Học sinh lên trình bày kết quả trên bảng. Cha mẹ đối với con cái Con cháu đối với ông bà, cha mẹ Anh chị em đối với nhau c) Con có cha như nhà có nóc. d) Con có mẹ như măng ấp bẹ. a) Con hiền cháu thảo. b) Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ. e) Chị ngã em nâng. g) Anh em như thể chân tay. Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Bài tập 3: Lớp đọc thầm. 1 học sinh nhắc lại yêu cầu của bài. Đặt câu theo mẫu Ai - Là gì? Học sinh làm mẫu. Học sinh nhận xét. Học sinh làm theo cặp. Học sinh tiếp nối nhau đặt câu trước lớp. Lớp nhận xét - Sửa bài. a) Tuấn là anh trai của Lan . b) Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo với bà. c) Bà mẹ là người rất yêu thương con 3. Củng cố: Thế nào là từ chỉ gộp? - Từ chỉ gộp là từ chỉ 2 người trong gia đình trở lên. Cho học sinh đọc lại bài tập 2. 1 học sinh : Đặt câu theo mẫu ai là gì? Mẹ em là giáo viên tiểu học. 4. Dặn dò: Về học thuộc lòng sáu câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 2. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở ------------------------------------0----------------------------- .
Tài liệu đính kèm: