Giáo án Lớp 3 Tuần 8 đến 15

Giáo án Lớp 3 Tuần 8 đến 15

Cho cờ

Tập đọc – kể chuyện

Tiết 19 – 20: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

I.YÊU CẦU:

 A. TẬP ĐỌC

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

-Đọc trôi chảy toàn bài.Chú ý các từ ngữ: lùi dần lộ rõ sôi nổi, mệt mỏi, .

-Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.(Đám trẻ, ông cụ ); bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với ND từng đoạn đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi.

 2. Rèn kĩ năng đọc -hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện (sếu, u sầu, nghẹn ngào.).

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của chuyện muốn nói: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm, sẵn sàng chia sẽ giúp đỡ mọi người xung quanh, làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

doc 197 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1152Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 8 đến 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Chào cờ
Tập đọc – kể chuyện
Tiết 19 – 20: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I.YÊU CẦU: 
 A. TẬP ĐỌC 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
-Đọc trôi chảy toàn bài.Chú ý các từ ngữ: lùi dần lộ rõ sôi nổi, mệt mỏi, ...
-Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.(Đám trẻ, ông cụ ); bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với ND từng đoạn đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi.
 2. Rèn kĩ năng đọc -hiểu: 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện (sếu, u sầu, nghẹn ngào...).
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của chuyện muốn nói: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm, sẵn sàng chia sẽ giúp đỡ mọi người xung quanh, làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.
B.KỂ CHUYỆN: 
 1 Rèn kĩ năng nói: Biết nhập vai một nhân vật, kể lại toàn bộ câu chuyện câu chuyện. 
 2. Rèn kĩ năng nghe. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 -Tranh minh hoạ trong SGK.
III.Lên lớp 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: Bài “Bận”
+Mọi người xunh quanh bé bận những gì?
+Vì sao mọi người bận mà vui?
- GV nhận xét - ghi điểm 
3.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ đọc một truyện về các bạn nhỏ với, một cụ già qua đường. Qua câu chuyện này, các em sẽ thấy bạn nhỏ trong truyện đã biết quan tâm đến người khác như thế nào, sự quam tâm của các bạn có tác dụng như thế nào đối với cụ già đang buồn khổ, lo âu. 
 - Ghi tựa
b.Luyện đọc: 
* GV đọc toàn bàiTTND. Sự quan tâm của các bạn nhỏ đối với ông cụ.
- Bài này có mấy đoạn?
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp tìm hiểu: 
- Mỗi em đọc một câu, (Chú ý từ khó) GV theo dõi nhắc nhở HS ngắt nghỉ đúng...
- Đọc các đoạn trước lớp: Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp.
-Giải nghĩa từ khó SGK: sếu, u sầu, nghẹn ngào. 
- Yêu cầu HS đặt câu với từ: u sầu, nghẹn ngào. 
-Luyện đọc theo đoạn.
-Đọc đoạn theo nhóm.
-GV theo dõi, HD HS đọc cho đúng 
-Thi đọc theo nhóm.
c. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: 
+ Các bạn nhỏ đi đâu? Điều gì khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? 
+ Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
GV: Các bạn nhỏ đi chơi về vui vẻ nhìn thấy một ông cụ ngồi ven đường mặt u sầu. Thấy vậy các bạn nhỏ băn khoăn, trao đổi và đến tận nơi hỏi thăm ông cụ.
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
+ Vì sao khi trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng mình nhẹ hơn?
GV chốt: Bà cụ ốm năng đang nằm bệnh viện nên ông cụ buồn.Ông cảm thấy lòng ấm lại vì tình cảm của các bạn nhỏ.
+ Em chọn tên khác cho truyện.
C-âu chuyện muốn nói với em điều gì?
GV: Các bạn nhỏ không giúp được cụ già nhưng cụ vẫn cảm ơn các bạn vì các bạn đã làm cho cụ thấy lòng nhẹ hơn. Như vậy, sự quan tâm giúp đỡ và thông cảm với nhau là rất cần thiết.Câu chuyện muốn nói với các em: Con người phải yêu thương nhau quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người cảm thấy lo lắng, buồn phiền dịu bớt làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
d. Luyện đọc lại: 
-Tổ chức cho 2 dãy thi đọc phân vai.
-1 nhóm HS gồm 6 em phân các vai (người dẫn truyện, ông cụ và 4 bạn nhỏ).
-GV và cả lớp bình chọn CN và nhóm đọc tốt nhất.
KỂ CHUYỆN 
1.GV nêu N/vụ: Trong phần kể chuyện hôm nay các em thi kể mỗi em nhập 1 vai (4 bạn nhỏ trong truyện )
2.HD kể lại câu chuyện theo lời một bạn nhỏ 
* GV nhắc HS: Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ, không nhìn sách. Có thể kèm với động tác, cử chỉ, điệu bộ như đang đóng kịch.
* GV nhận xét bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất, hấp dẫn sinh động nhất. 
* Sau mỗi lần 1 HS kể cả lớp và GV NX nhanh về ND; diễn đạt; cách thể hiện.
-Nhận xét ghi điểm.
4.Củng cố -dặn dò: 
- NX bình chọn TD. 
-GDTT cho HS.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe tập dựng một hoạt cảnh theo mội dung câu chuyện. 
-3 – 4 HS đọc thuộc lòng 1 đoạn + trả lời câu hỏi gắn với ND đoạn.
-3HS nhắc lại. 
-Theo dõi GV đọc.
 5đoạn.
- Đọc từng câu: HS đọc nối tiếp đến hết bài.
-HS đọc các đoạn trước lớp.
- HS dựa vào SGK để trả lời.
+ Hôm nay, bạn Na có gì buồn mà vẻ mặt u sầu.
+ Em bé nói trong tiếng nức nở nghẹn ngào.
- 5 HS đọc 5 đoạn nối tiếp trong nhóm.
-Từng nhóm HS đọc bài.
- 2 nhóm HS thi đọc.
HS đọc thầm và TLCH: 
- 2 HS đọc đoạn 1 + 2 
- Các bạn đi về nhà sau một cuộc chơi vui vẻ. Các bạn gặp một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường, vẻ mệt mỏi cặp mắt lộ vẻ u sầu.
- Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau đoán rồi đến tận nơi hỏi thăm ông cụ 
-Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan và nhân hậu muốn giúp đỡ ông cụ.
-2 HS đọc lại đoạn 3–4. HS đọc thầm và TLCH. 
 cụ bà bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi.
+ Ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ.
+ Ông cảm thấy đỡ cô đơn vì có người cùng trò chuyện.
+ Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ.
+ Ông thấy được an ủi ví các bạn nhỏ quan tâm đến ông.
-Ông cảm thấy lòng ấm lại vì các bạn nhỏ. 
2 –3 HS đọc lại đoạn 5. Cả lớp đọc thầm.
HS các nhóm thảo luận. Cử đại diện báo cáo.
+ Những đứa trẻ tốt bụng Vì các bạn nhỏ trong truyện thật tốt bụng, giàu tình thương người.
+ Các bạn nhỏ đã chia sẻ với ông cụ nỗi buồn, làm cụ cảm thấy lòng nhẹ hơn. Vì vậy đặt tên truyện là chia sẻ 
+ Ông cụ đã cám ơn các bạn nhỏ quan tâm tới cụ, làm lòng cụ ấm lại. Vì vậy đặt tên khác cho truyện là: Cảm ơn các cháu.
+ Con người phải biết quan tâm giúp đỡ nhau.
+ Con người phải thương yêu nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau.
+ Sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau là rất cần thiết, rất đáng quý.
-HS lắng nghe.
-Mỗi tốp HS em thi đọc truyện theo vai (người dẫn truyện, ông cụ và 4 bạn nhỏ. 
-Về ND: kể có đủ ý, đúng trình tự không?
-Về diễn đạt: nói đã thành câu chưa? Dùng từ có phù hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa (mức độ cao )?
-Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt chưa? (cần đặc biệt khen những HS có lời kể sáng tạo ).
Chú ý: Lời xưng hô phải nhất quán.
-Lắng nghe và ghi nhận.
TOÁN
Tiết 36: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU: 
-Giúp HS: Củng cố và vận dụng bảng nhân 7. Để làm tính và giải toán có liên quan đến bảng chia 7.
II. ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC: 
-Bảng phụ hoặc bảng quay ghi sẵn dán lại BT4. 
III. LÊN LỚP: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
A.Kiểm tra bài cũ: Bảng chia 7 
-Gọi HS nộp VBT.
- Vài HS đọc lại bảng chia 7.
GV nhận xét - ghi điểm.
B.Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài: “ Luyện tập” - Ghi tựa
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
 Bài 1: 
+ Những em nào có kết quả đúng như bạn? GV nhận xét, khen. 
-Bài 1 củng cố cho ta gì? 
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu.
-Bài 2 củng cố cho ta gì?
-GV cùng HS sửa bài.
 Bài 3:
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
-GV nhận xét, chốt ý đúng.
-YC HS làm vào vở, 1 em lên bảng giải
-Cho HS đổi phiếu kiểm tra. Những em nào đúng? khen.
-GV NX chốt, nhắc HS nắm được cách giải toán có lời văn.
4/Củng cố dặn dò: 
-Thưởng trò chơi.(Ai nhanh nhất ) Bài 4
-GV chia lớp thành 2 đội treo bảng mẫu
-Yêu cầu mỗi đội chọn 6 bạn tham gia trò chơi: Mỗi đội xếp thành một hàng dọc bạn đầu tiên của mỗi đội lên bảng ghi kết quả phép tính thứ nhất xong về cuối hàng bạn kế tiếp lên ghi kết quả phếp tính thứ 2. Tiếp tục cho đến khi hoàn thành đội nào xong trước và đúng KQ là thắng cuộc.
-GV nhận xét chọn đội thắng cuộc. 
-NX tiết học.
- Về nhà học bài, làm lại các bài tập vào vở. Xem trước bài sau.
- HS nộp vở (1 tổ )
- 5 HS đọc bảng chia 7 Lớp theo dõi nhận xét sửa sai nếu cần.
- 3 HS lên bảng làm bài
- 3 HS nhắc lại 
-Đọc kết quả lần lượt -lớp theo dõi tự chữa. 
-Củng cố bảng nhân, chia 7 và mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. 
- 6 HS lên bảng làm, mỗi em một phép tính: 
 củng cố bảng chia 7 
-HS đổi chéo vở KT - chữa bài.
- 2 HS đọc đề toán.
-HS dùng bút chì gạch các yếu tố bài cho và yêu cầu rồi trả lời.
 chia 35 HS thành các nhóm, mỗi nhóm 7 HS 
 Có bao nhiêu nhóm? 
1 HS lên bảng giải. Cả lớp làm vào vở.
Bài giải: 
Số nhóm HS được chia là: 
35: 7 = 5 (nhóm )
Đáp số.5 nhóm
Lớp nhận xét tuyên dương hoặc sữa sai nếu cần.
HS tham gia trò chơi.
Đội đỏ Đội xanh 
1/7 của 14 là  1/7của 21 là  
1/7của 42 là  1/7của 35 là 
1/7của 56 là  1/7của 42 là 
-Lớp cổ vũ 
-Nhận xét chọn đội thắng cuộc 
ĐẠO ĐỨC
Tiết 8: QUAN TÂM, CHĂM SÓC
ÔNG BÀ, CHA MẸÏ, ANH CHỊ EM (tiết 2)
I.Yêu cầu: 1.HS hiểu: 
-Trẻ em có quyền được sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm chăm sóc; trẻ em không nơi nương tựa có quyền được nhà nước và mọi người hổ trợ, giúp đỡ.
-Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. 
-HS biết: Yêu quí quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình.
II/.Chuẩn bị: 
-VBT: Phiếu học tập; các bài thơ, bài hát về chủ đề gia đình.
-Đồ dùng để đóng vai trong HĐ 3 tiết 2.
III.Lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
 Khởi động.
-Bài hát này nói lên điều gì?
-GV chuyển ý giới thiệu - Ghi tựa. ... ûng viết, lớp viết b/con.
-HS lắng nghe.
- Có các chữ hoa: L.
- 2 HS nhắc lại.
-3 HS lên bảng viết, HS lớp viết bảng con: L.
-2 HS đọc Lê Lợi.
-HS nói theo hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe.
-Chữ L cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con:
 Lê Lợi
-3 HS đọc.
 Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- 3 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
Lời nói, Lựa lời.
- HS viết vào vở tập viết theo HD của GV.
=============================================
Thứ sáu ngày 03 tháng 12 năm 2010
TOÁN
Tiết 75: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Kĩ năng thực hiện tính nhân, chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số.
Giải bài toán về gấp một số lên một số lần, tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị, giải bài toán bằng hai phép tính.
Tính độ dài đường gấp khúc.
II/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra bài tiết trước:
- Nhận xét-ghi điểm:
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng.
b. Luyện tập:
Bài 1: 
-Gọi HS nêu YC của bài.
-YC HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có 3 chữ số cho số có một chữ số. YC HS tự làm bài.
-YC 3 HS vừa lên bảng nêu rõ từng bước tính của mình. 
 -Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2: 
-HD HS đặt tính, sau đó nêu YC: Chia nhẩm mỗi lần chia chỉ viết số dư không viết tích của thương và số chia.
-YC HS tự làm các phần còn lại
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Vẽ sơ đồ bài toán lên bảng.
-Bài toán YC tìm gì?
-Qđường AC có mối quan hệ ntn với Qđường AB và BC?
-Qđường AB dài bao nhiêu mét?
-Tính Qđường BC ntn?
-YC HS tự làm.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Lưu ý: Có thể HD HS giải cách 2.
Tìm tổng số phần bằng nhau là 1 + 4 =5 phần, sau đó tìm Qđường AC là 172 x 5 = 860 (m).
Bài 4:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Bài toán YC tìm gì?
- Muốn biết tổ còn phải dết bao nhiêu áo len nửa ta phải biết được gì?
-Bài toàn cho biết gì về số áo len đã dệt?
-Vậy làm thế nào để tìm được số áo len đã dệt?
-YC HS tự làm.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5:
-Bài tập YC chúng ta làm gì?
-Muốn tính độ dài của một đường gấp khúc ta làm thế nào?
-YC HS tự làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS.
4 Củng cố – Dặn dò:
-YC HS về nhà luyện tập thêm về nhân, chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số.
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm BT.
-Nghe giới thiệu.
-1 HS nêu YC bài.
-Đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Tính nhân từ phải sang trái.
-3 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
-HS cả lớp thực hành chia theo HD của GV.
948 4 9 chia 4 bằng 2, viết 2; 2 nhân
14 237 4 bằng 8; 9 trừ 8 bằng 1.viết 1.
 28 -Hạ 4; 14 chia 4 bằng 3, viết 3.
 0 3 nhân 4 bằng 12, 14 trừ 12 
 bằng 2, viết 2.
 -Hạ 8, được 28, 28 chia 4 bằng
 7, viết 7; 7 nhân 4 bằng 28. 
 28 trừ 28 bằng 0.
-1 HS đọc đề SGK.
-Quan sát sơ đồ và xác định quãng đường AB, BC, AC.
-BT YC tìm Qđường AC.
-Qđường AC chính là tổng của Qđường AB và BC.
-Qđường AB dài 172m.
-Lấy độ dài Qđường AB nhân 4.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
Bài giải:
Quãng đường BC dài là:
172 x 4 = 688 (m)
Quãng đường AC dài là:
172 + 688 = 860 (m)
 Đáp số: 860m
-1 HS đọc YC đề SGK.
-YC ta tìm số áo len mà tổ đó còn phải dệt.
-Ta phải biết tổ đã dệt được bao nhiêu chiếc áo len trong 450 chiếc áo.
-Số áo len đã dệt bằng tổng số áo.
-Lấy 450 áo chia cho 5.
Bài giải:
Số áo len tổ đã dệt được là:
450 : 5 = 90 (áo)
Số áo len tổ đó còn phải dệt nữa là:
450 – 90 = 360 (áo)
Đáp số: 360m
-Bài toán YC chúng ta tính độ dài đường gấp khúc ABCDE và KMNPQ.
-Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng đường gấp khúc đó.
-2 HS lên bảng, lớp làm VBT.
Bài giải:
Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:
3 + 4 + 3 + 4 = 14 (cm)
Độ dài đường gấp khúc KMNPQ là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
Hoặc: 3 x4 = 12 (cm)
Đáp số: 14cm; 12cm
==============================================
TẬP LÀM VĂN
Tiết 15: Nghe kể: GIẤU CÀY- GIỚI THIỆU VỀ TỔ EM.
I . Mục tiêu:
 -Dựa vào gợi ý kể lại được truyện vui Tôi cũng như bác, tìm được chi tiết gây cười của câu chuyện. 
 -Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 -Dựa vào gợi ý kể lại được những hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
II. Đồ dùng dạy - học:
 -Viết sẵn nội dung gợi ý của các bài tập trên bảng.
 -HS chuẩn bị bảng thống kê các hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ:
-Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn viết như tuần 13.
Dạy – học bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
Hướng dẫn kể chuyện
-GV kể chuyện 2 lần.
-Hỏi: Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo?
-Ông nói gì với người đứng cạnh?
-Người đó trả lời ra sao?
-Câu trả lời có gì đáng buồn cười?
-Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
-Yêu cầu HS thực hành kể chuyện theo cặp.
-Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp.
-Nhận xét và cho điểm HS.
Kể về hoạt động của tổ em
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2.
-Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì?
-Em giới thiệu những điều này với ai?
-GV hướng dẫn cách giới thiệu
-Gọi 1 HS khá nói tiếp các nội dung còn lại theo gợi ý của bài.
-Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 – 6 HS và yêu cầu HS tập giới thiệu trong nhóm. Khi giới thiệu có thể kèm theo cử chỉ điệu bộ (VD: Giới thiệu đến bạn nào trong tổ thì chỉ vào bạn đó, giới thiệu về các hoạt động trong tổ, nếu là hoạt động có sản phẩm thì mang sản phẩm ra trình bày trước lớp...)
-Nhận xét và cho điểm HS.
Củng cố, dặn dò: 
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và hoàn thành bài giới thiệu về tổ mình.
-Nghe GV nhận xét bài.
-Nghe GV kể chuyện.
-Vì nhà văn quên không mang kính.
-Ông nói: “Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với”.
-Người đó trả lời: “Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ”.
-Câu trả lời đáng buồn cười là người đó thấy nhà văn không đọc được bản thông báo như mình thì nghĩ ngay rằng nhà văn cũng mù chữ.
-1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn.
-2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
-3 đến 5 HS thực hành kể trước lớp.
-1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc nội dung gợi ý, cả lớp đọc thầm đề bài.
-Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua.
-Em giới thiệu với 1 đoàn khách đến thăm lớp. 
-2 đến 3 HS nói lời chào mở đầu.
-1 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung, nếu cần.
-Hoạt động theo nhóm nhỏ, sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể đúng, kể tự nhiên và hay nhất về tổ của mình.
-Lắng nghe về nhà thực hiện theo YC của GV.
==========================================================
THỦ CÔNG
Tiết 15: CẮT, DÁN CHỮ V (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
 - HS biết cắt kẻ, cắt dán chữ H, U.
 - Kẻ, cắt, dán được chữ H, U đúng quy trình kĩ thuật.
 - HS thích cắt, dán chữ.
II. Chuẩn bị:
GV chuẩn bị tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U.
Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì,
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt độngcủa học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: KT đồ dùng của HS.
 - Nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới:
a.GTB: Ghi tựa.
b. Thực hành:
Hoạt động 1:HS thực hành cắt dán chữ H, U.
-GV YC HS nhắc lại và thực hiện các bước kẻ, cắt chữ H, U.
-GV nhận xét và hệ thống các bước kẻ, cắt, dán chữ H, U theo quy trình.
-GV tổ chức cho HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ H, U.
-Trong khi HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. Nhắc HS dán chữ cho cân đối và phẳng.
-GV tổ chức cho HS trưng bày SP, đánh giá và nhận xét SP.
-Đánh giá SP thực hành của HS.
4. Củng cố – dặn dò:
-GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS.
-Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo,  cắt dàn chữ V.
-HS mang đồ dúng cho GV KT.
-HS nhắc.
- 3 HS nhắc lại quy trình, lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
+Bước 1: Kẻ chữ H, U.
+Bước 2: Cắt chữ H, U.
+Bước 3: Dán chữ H, U.
-HS thực hiện .
-HS thực hiện dán vào vở theo YC của GV.
- Mang SP lên trưng bày.
-Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- Ghi vào vở chuẩn bị cho tiết sau.
==============================================
SINH HOẠT LỚP TUẦN 15
Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần .
Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua .
Tổ 1; Tổ 2; Tổ 3; Tổ 4.
GV nhận xét chung lớp .
Về nề nếp: tương đối tốt , nhưng vẫn còn đi trễ , hay nói chuyên riêng như : 
Về học tập : Một số bạn có tiến bộ : 
Về vệ sinh : Đảm bảo sạch , còn rác thỉnh thoảng ngoài hành lang.
Chưa thuộc bảng cửu chương:
Biện pháp khắc phục: Chuẩn bị ôn tập thi học kì I.
=============================================
TUẦN 16
Thứ hai ngày 06 tháng 12 năm 2010
Chào cờ
Tiết 16: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN 
Tập đọc – kể chuyện
Tiết 46 – 47: ĐƠI BẠN

Tài liệu đính kèm:

  • docGA chuan da chinh sua chi can in nam hoc 2010 2011Huong.doc