Giáo án lớp 3 Tuần 8 - Tháng 10 năm 2012

Giáo án lớp 3 Tuần 8 - Tháng 10 năm 2012

- HS thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.

 - Biết xác định một phần bẩy của 1 hình đơn giản.

 Bài tập cần làm: Bài 1,2( cột 1,2,3), bài 3,4.*KKHS làm hết các bài tập.

 - Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Bảng phụ có vẽ các hình minh hoạ như bài tập 4 SGK.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A- Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc lại bảng chia 7

B- Bài mới:

HĐ1- Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ dạy.

HĐ2- Hướng dẫn luyện tập - thực hành.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần 8 - Tháng 10 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Sáng
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
 Toán
Tiết 36: Luyện tập
I- Mục tiêu:
 - HS thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.
 - Biết xác định một phần bẩy của 1 hình đơn giản.
 Bài tập cần làm: Bài 1,2( cột 1,2,3), bài 3,4.*KKHS làm hết các bài tập.
 - Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ có vẽ các hình minh hoạ như bài tập 4 SGK.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc lại bảng chia 7
B- Bài mới:
HĐ1- Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ dạy.
HĐ2- Hướng dẫn luyện tập - thực hành.
 Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm phần a 
- GV chữa: 7 x 8 = 56
 56 : 7 = 
* Em có nhận xét gì về TP và KQ của các phép tính trên?
- Tương tự cho làm phần b.
 Bài 2:GV yêu cầu HS làm cột 1,2,3. 
- KK HS làm cả bài
- GV cho cả lớp làm chung một bài để HS nhớ lại cách làm.
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV cùng HS chữa bài.
 Bài 3:- Có mấy học sinh ?
- Chia mỗi nhóm mấy em ?
- Chia làm bao nhiêu nhóm ?
- Yêu cầu giải bài vào vở.
- GV thu chấm, nhận xét và chữa bài.
 Bài 4: GV treo bảng phụ có vẽ các hình SGK
- Bài yêu cầu làm gì ?.
- Hình a có bao nhiêu con ?
 * Tìm một phần bẩy của 21 ta làm thế nào ?.
- Yêu cầu HS giải vào vở.
- GV thu chấm, nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm nháp, 4 HS lên bảng.
- Nhận xét
- lấy tích chia thừa số này được thừa số kia.
- 1 HS nêu yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 4 HS lên bảng, dưới làm vở.
- chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu, HS khác theo dõi.
- Có 35 HS (1 HS trả lời)
- 1 Nhóm 7 em (1 HS trả lời)
- HS trả lời, nhận xét.
- HS làm vào vở,1 HS khá chữa.
- 1 HS nêu yêu cầu, HS khác theo dõi.
- Tìm một phần bẩy số con mèo trong mỗi hình.
- Có 21 con.
21 : 7 = 3
-HS tự làm bài rồi chữa bài - 1HS lên bảng làm.
- HS chữa bài - giải thích cách làm.
IV- Củng cố dặn dò:
- 2 ,3 HS đọc bảng chia 7 .
- Muốn tìm một phần bẩy của 1 số ta làm thế nào ?.
 - Nhận xét tiết học
- Về luyện thêm phép chia trong bảng chia 7.Chuẩn bị bài sau: Giảm đi một số lần
Tập đọc - kể chuyện. 
Các em nhỏ và cụ già
I- Mục đích, yêu cầu.
A- Tập đọc.
+ KT: Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, toàn bài, to, rõ ràng, rành mạch.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau.Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4. 
+ KN: - Rèn kỹ năng đọc phát âm đúng các từ ngữ phát âm khó: Lùi dần, lộ rõ, sôi nổi 
 - Đọc đúng các kiểu câu kể, câu hỏi, phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật
 - Hiểu nghĩa 1 số từ ngữ: Sếu, u sầu, nghẹn ngào.
+ TĐ: Giáo dục HS quan tâm đến nhau, sự quan tâm sẵn sàng chia sẻ của mọi người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.
 - GD HS quan tâm đến người lớn tuổi.
B- Kể chuyện:
- Rèn kỹ năng nói, biết kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Khuyến khíchHS: kể lại được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ SGK.
III- Hoạt động dạy học.
Tập đọc.
A- Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài: Bận - trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
B- Bài mới: Giới thiệu bài:(Dùng tranh minh họa)
a- Luyện đọc.
- GV đọc toàn bài- HD đọc chú giải.
+ HD luyện đọc từng câu.
- HD đọc phát âm một số từ ngữ khó.
+ HD đọc từng đoạn.
- HD đọc từng đoạn, câu kể, câu hỏi, giọng người dẫn chuyện, giọng các bạn nhỏ, giọng ông cụ.
- Yêu cầu 5 HS đọc lại.
- GV cùng HS nhận xét.
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- HD đọc thầm đoạn 1, 2.
- Các bạn nhỏ đi đâu ?
- Điều gì gặp trên đường khiến các bạn dừng lại ?.
* Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào ? Vì sao ?
- HD đọc thầm đoạn 3, 4.
- Yêu cầu HS trả lời đoạn 3, 4.
+ HD đọc thầm đoạn 5
- Yêu cầu trả lời câu hỏi 5.
*Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
 + GV chốt lại.
4- Luyện đọc lại:
- HD luyện đọc lại đoạn 2, 3, 4, 5.
- GV cho đọc phân vai.
- GV nhắc nhở cách đọc đúng.
- GV cùng HS chọn người đọc tốt.
- HS theo dõi, 1 HS đọc.
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu.
- HS đọc các từ ngữ khó.
- HS đọc nối tiếp nhau 5 đoạn.
- 5 HS đọc lại 5 đoạn.
- HS đọc thầm.
- 1 HS trả lời, HS khá- giỏi nhận xét.
- 1 số HS trả lời.
- HS đọc thầm.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS đọc thầm.
- HS suy nghĩ trả lời.
 - Con người phải biết quan tâm đến nhau.
- 4 HS đọc lại, HS khác nhận xét.
- 6 HS đọc, HS khác theo dõi.
Kể chuyện
- GV giao nhiệm vụ.
- HD kể lại chuyện theo lời kể bạn nhỏ.
- GV cho HS kể mẫu 1 đoạn.
- HD từng cặp HS kể cho nhau nghe.
- GV gọi 1 số HS kể trước lớp.
- * KKHS kể lại cả chuyện.
- GV cùng HS nhận xét.
- HS nghe nhiệm vụ.
- 1 HS giỏi kể lại, HS khác nhận xét.
- HS kể cặp đôi. 
- 2 HS kể trước lớp.
- 1 HS kể lại.
IV- Củng cố dặn dò:
- Các em đã làm việc gì thể hiện sự quan tâm đến người khác , sẵn lòng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa ? - Em học được gì từ bạn nhỏ trong truyện ?
- GV nhận xét tiết học
Tập viết
Ôn chữ hoa: G
I/ Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa G(1dòng ), C,Kh (1dòng ). 
- Viết đúng tên riêng bằng chữ cỡ nhỏ: Gò Công (1dòng ). 
- Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ: Khôn ngoan ... chớ hoài đá nhau.( 1 lần ).
 * KKHS viết hết bài.
- HS có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.GD tình đoàn kết yêu thương nhau giữa những người trong gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Gv: Mẫu chữ hoa G, phấn màu, bảng phụ viết tên riêng .
- Hs: Vở tập viết,bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1) Kiểm tra: Hs viết bảng: Ê, Ê-đê, Em.
 2) Bài mới: 
Hđ1: Giới thiệu bài 
Hđ2: Hd viết bảng:
- Gv đưa bảng phụ, giới thiệu chữ hoa: G, C
-Nêu các chữ hoa có trong bài?(G, C, K)
-Cách viết từng chữ:
+ Chữ G hoa gồm 2 nét cơ bản: nét cong trái và nét cong dưới nối liền nhau,tạo một vòng xoắn to ở đầu chữ (viết tương tự chữ C hoa); nét khuyết dưới.
+ Chữ K gồm 3 nét : cong trái và lượn ngang; móc ngược trái, phần cuối lượn vào trong; móc xuôi phải và móc ngược phải nối liền nhau, tạo thành một vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
-Tập viết từng chữ: G, K trên bảng con.
b. Hs viết từ ứng dụng (tên riêng):
-Đọc từ ứng dụng: tên riêng Gò Công. 
- Giới thiệu, viết mẫu từ ứng dụng:
- Giới thiệu: Gò Công là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định - một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp..
 - Giới thiệu câu ứng dụng.
*Nêu nội dung câu tục ngữ: Anh em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau..
-Tập viết trên bảng con các chữ: Khôn,Gà,người ngoài.
 Hđ3:Hd viết vở:
- Gv nêu yêu cầu bài tập viết, nhắc nhở h/s trước khi viết.
Hđ4: Chấm, chữa bài.
 - Gv chấm 5 bài, nêu nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Nhận xét, nêu quy trình viết chữ hoa C, G.
- Hs viết bảng chữ G, C (nhắc lại cấu tạo, cách viết- trọng tâm: chữ G)
- Hs đọc từ ứng dụng: Gò Công
-Tập viết tên riêng trên bảng con.
- Hs đọc câu tục ngữ, tìm hiểu ND câu tục ngữ: Anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau 
-Luyện viết:Khôn,Gà, người ngoài. 
- Hs viết vào vở từng dòng (Lưu ý: Kĩ thuật viết, cách trình bày, tư thế ngồi...)
Hđ5: Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại các chữ hoa có trong bài, nêu cấu tạo, cách viết chữ G hoa.
 - Nhận xét giờ học. Hs thuộc câu ứng dụng. 
Toán+
 luyện tập bảng chia 7
i- Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh củng cố bảng chia 7 và các bảng nhân chia đã học.
 - Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận.
 - Giáo dục học sinh yêu quí môn học. 
II- Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi các bài tập 3,.
III. Hoạt động dạy và học:
 HĐ1: Ôn lại phần lý thuyết
 - Nhắc lại thứ tự thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số?
 - Lấy ví dụ về phép chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số.
- Đọc thuộc bảng chia 7.
 HĐ2: Bài tập thực hành
Giáo viên treo bảng phụ ghi nội dung các bài tập sau
 Bài 1: Đặt tính rồi tính
 42 : 7 14 : 7 32 : 4
 35 : 7 28 : 7 40 : 4
 Bài 2:Tính nhẩm
 7 x 8 = 7 x 6 =
 56 : 7 = 42 : 7 =
 56 : 8 = 42: 6 = 
 Bài 3*: Ngày tết, Nam giúp mẹ bày bàn thờ. Nam xếp 7 đĩa cam mỗi đĩa có 5 quả. Xếp xong vẫn còn 10 quả cam nữa. Hỏi chỗ cam đó có bao nhiêu quả? 
 Bài 4: Trong một trại chăn nuôi, An đếm được 88 chân gà và số lợn kém số gà 4 lần. Hỏi trong trại chăn nuôi có bao nhiêu chân lợn?
Bài 5*: Viết số có ba chữ số có hàng đơn vị gấp 3 lần hàng chục, hàng trăm gấp 3 lần hàng chục. Có mấy số?
 HĐ3: Chấm, chữa bài
 - Giáo viên gọi học sinh lên bảng chữa bài tập.
 - GV chấm một số bài.
 HĐ4: Củng cố, dặn dò. 
- Đọc thuộc bảng chia 7.
 - Nhận xét tiết học.
- 3 em làm bảng lớp, lớp nhận xét.
- Ghi vở
 Học sinh lớp làm vở
Đổi chéo vở kiểm tra kết quả
Chữa bài, nhận xét
-Học sinh làm bài vào vở.
Học sinh làm bài, chữa bài
Nêu nhận xét
- Chỗ cam đó có số quả là:
 5 x 7 + 10 = 45 ( quả cam) -Có số con gà là: 88 : 2 = 44( con)
-Có số con lợn là: 44 : 4 = 11( con)
-Có số chân lợn là: 11 x 4 = 44
( chân)
- Học sinh lên bảng chữa bài tập .
- Có 2 số là: 313 ; 939
- Học sinh nhận xét.
III- Củng cố dặn dò:
- Muốn giảm một số đi một số lần ta làm thế nào ?
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về tự nghĩ thêm các dạng bài tương tự. 
Tin học
GV chuyên dạy
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Sáng:	Chính tả
Các em nhỏ và cụ già
I- Mục đích, yêu cầu.
+ KT: HS nghe, viết đúng chính tả đoạn 4 của chuyện “các em nhỏ và cụ già”. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
+ KN: Nghe viết chính xác, viết sạch, đẹp, đảm bảo tốc độ, làm đúng các bài tập có âm đầu R/D/Gi.(BT2a).
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức yêu quý các em nhỏ và kính trọng cụ già .Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. 
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng lớp chép bài 2 (a)
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: HS viết bảng con: Nhoẻn cười, nghẹn ngào, trống rỗng, chống chọi, 
 B- Bài mới: 
1- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
2- Hướng viết bài.
- GV đọc diễn cảm đoạn 4 bài “các em nhỏ và cụ già”
- Đoạn này kể chuyện gì ?
- Không kể đầu bài, đoạn văn trên có mấy câu ?
- Những chữ nào trong đoạn được viết hoa ? 
vì sao ?
- Lời ông cụ được đánh dấu bằng những dấu gì ?
- HD viết chữ khó bảng con.
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV thu chấm nhận xét.
3- Hướng dẫn bài tập.
Bài 2 (a)
- GV giúp HS hiểu được nội dung bài và cách làm bài.
- Yêu cầu HS làm vở bài tập.
- GV cùng HS chữa bài.
- HS nghe GV đọc. . - 1 HS đọc lại.
- HS phát biểu.
- HS: có 7 câu.
- HS nêu và giải thích.
- 1 HS: dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, viết lùi vào 1 chữ.
 ...  điểm cộng đồng, hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng.
 - Ôn tập kiểu câu Ai làm gì? Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì) làm gì? Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định.
 - Giáo dục học sinh yêu quý tiếng việt.
II- Chuẩn bị:
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập
III- Hoạt động dạy và học: 
A- Bài cũ: - Đặt câu có sử dụng hình ảnh so sánh
- 2 học sinh đặt câu trên bảng, lớp nhận xét chữa bài
 - GV Nhận xét, đánh giá
 B- Bài mới.
 HĐ1: Giới thiệu bài, ghi bảng 
 - Gv nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
 HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài 1: Gọi Học sinh đọc yêu cầu
 - *Cộng đồng là gì?
 - Vậy xếp những từ nào vào cột 1?
 - *Cộng tác có nghĩa là gì?
 + Cho Học sinh tự làm
 - Giáo viên nhận xét, chữa bài 
 + Chốt : Đáp án đúng
 Bài 2: Cho học sinh đọc đề bài
 - Yêu cầu Học sinh tìm thêm một số thành ngữ, tục ngữ khác
 +Chốt : Đáp án đúng
 Bài 3: Đọc đề bài
 - Giáo viên treo bảng phụ
 - Cho Học sinh phân tích tự làm bài
 - Giáo viên chữa bài nhận xét
 + Chốt: Lời giải đúng
 * HS tự đặt một số câu theo mẫu Ai( cái gì, con gì ) làm gì?
 Bài 4: Yêu cầu học sinh tự làm rồi chữa
 - GV viết nhanh các ý kiến của học sinh lên bảng.
 - Cả lớp và giáo viên nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 C- Củng cố, dặn dò.
 -- Câu Ai làm gì ? có mấy bộ phận chính?Những bộ phận chính đó trả lời cho những câu hỏi nào?
 - Nhận xét tiết học.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- Học sinh đọc yêu cầu
* HS nêu: Những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực
- Học sinh xếp
* HS nêu: Cùng làm chung một việc
Học sinh làm bài, chữa bài
- Học sinh đọc yêu cầu
- HS làm bài.
- Học sinh đọc
- Làm bài, chữa bài
-Học sinh đọc yêu cầu của bài và đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm trong từng câu văn.
- 5- 7 HS phát biểu ý kiến.
Chiều:	Đồng Chí Cậy soạn giảng
	Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2012
Sáng: Tập làm văn
Kể về người hàng xóm
I/ Mục tiêu: 
- HS kể lại được hồn nhiên, chân thật về một người hàng xóm mình yêu mến theo gợi ý(BT1).
- Viết lại những điều vừa kể thành đoạn văn ngắn khoảng5 câu diễn đạt rõ ràng.(BT2).
- Giáo dục HS tình cảm đẹp đẽ trong xã hội: yêu quý đối với mọi người xung quanh
II/. Đồ dùng: - Bảng phụ chép sẵn câu hỏi gợi ý
III/. Hoạt động dạy- học: 
A. Bài cũ: 1-2 HS kể lại chuyện "Không nỡ nhìn"
B. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài. 
HĐ 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Bài tập 1: G/v treo bảng phụ
2 HS nêu y/c, gợi ý
- Y/c HS dựa vào gợi ý kể về người hàng xóm của mình.
? Em có tình cảm gì đối với người hàng xóm của mình?
- *1-2 HS kể mẫu. 
HS dựa vào gợi ý tập kể.
HS kể 
- Y/c HS kể trước lớp
3-4 HS thi kể trước lớp
- Sửa cách diễn đạt cho HS
- GV lưu ý cho các em khi kể lồng ghép tình cảm của mình .
 Bài tập 2: Gọi HS nêu y/c
2 HS nêu y/c
-Y/c HS viết những điều vừa kể thành đoạn văn từ 5-7 câu
* Khuyến khích HS khi viết sử dụng câu văn có hình ảnh so sánh
HS làm vở bài tập
- Thu bài, chấm, nhận xét bài
C. Củng cố- dặn dò: - Chọn 2-3 bài xuất sắc đọc cho HS nghe
 -Nhận xét tiết học, chuẩn bị giờ
Toán
Tiết 40: Luyện tập
I/. Mục tiêu: - Giúp HS: 
- Biết tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính.
 - Biết làm tính nhân (chia) số có 2 chữ số với(cho) số có 1 chữ số.
 - bàI TậP CầN LàM: bài 1, bài2 (cột1,2), Bài 3.*Khuyến khích HS :Làm cả 4 bài 
 - Giáo dục HS lòng say mê học tập
II/. Đồ dùng: - Mô hình đồng hồ
III/. Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: Ghi bảng: X: 8 = 6; 42: X = 7
- Chữa bài
2 HS lên bảng, lớp làm giấy nháp
B. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài 
 HĐ 2. Luyện tập
 Bài tập 1: Gọi HS nêu y/c
1 HS nêu y/c
- Y/c HS làm bài
3 HS lên bảng, lớp làm nháp
- Chữa bài, nhận xét
- Củng cố lại cách tìm 1 thành phần trong mỗi phép tính
Bài tập 2: Gọi HS nêu y/c
1 HS nêu y/c, 
- Y/c HS làm bài
4 HS lên bảng, lớp làm nháp
- Chữa bài, nhận xét
 Bài tập 3: Gọi HS đọc đề toán
2 HS đọc đề toán
- H/dẫn HS tìm hiểu đề toán
HS giải bài vào vở
- Thu bài, chấm, nhận xét bài làm
 Bài tập 4: 
 - Gọi HS đọc đề bài
1 HS đọc, 
- KK HS tự làm bài
HS quan sát mô hình đồng hồ SGK và khoanh ý đúng. HS nêu – nhận xét
- Nhận xét chốt kt
C. Củng cố- dặn dò: - Muốn tìm số chia chưa biết ta làm thế nào?
 - Nhận xét tiết học, chuẩn bị giờ sau:
Tin học
GV chuyên dạy
Tự nhiên xã hội
Vệ sinh thần kinh ( tiết 2 )
I/ Mục tiêu: 
 - Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
- *KKHS biết lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi,một cách hợp lí.
- GD HS thường xuyên ăn ngủ điều độ,có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình và ngƯời thân.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, Các hình trong Sgk trang 34, 35.
III/ Các hoạt động dạy học:
1) Kiểm tra : - Nêu một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh?
 - Nêu những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh?
 - Kể tên một số thức ăn, đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh?
2) Bài mới:Hđ1: Giới thiệu bài.
Hđ 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
- Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó?
- Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt.
- Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ vào lúc mấy giờ?
Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày?
- Bộ não, các giác quan, cơ bắp.
- Mệt mỏi, đau đầu, khó chịu.
* Kết luận: 
Khi ngủ, cơ quan thầnkinh, đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày.
Hđ3: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày .
Mục tiêu: Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi một cách hợp lí.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn cả lớp.
- Gv giảng: Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục:
+ Thời gian: bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi.
+ Công việc và hoạt động cá nhân cần phải làm trong một ngày, từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc giúp đỡ gia đình,
*Một số HS nêu thời gian biểu, Gv điền nhanh bảng lớp.
* Kết luận: Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
- HS đọc mục Bạn cần biết trang 35 Sgk 
Củng cố - Dặn dò: - Ta cần vệ sinh cơ quan thần kinh như thế nào?
 - Vận dụng vào thực tế. - Nhận xét giờ học
Toán (+)
Luyện: Giảm đi một số lần.
I/ Mục tiêu: - Củng cố về giảm đi một số lần và ứng dụng để giải các bài tập đơn giản. Thêm một số đơn vị vào thừa số thứ 2 và tìm một phần mấy của một số.
- Giáo dục HS làm toán nhanh và chính xác.
II/Đồ dùng dạy học: - Sách Toán nâng cao 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hđ 1: Ôn lí thuyết
Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm thế nào ?
Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
Hđ 2: Thực hành 
Bài 1: Khoanh tròn vào đáp số đúng: Giảm 72 đi 6 lần được:
 a. 14 c. 12
 b. 15 d. 18
- GV cho HS làm bài. GV cùng HS nhận xét. 
Bài 2: Tính
 56 : 7 x 5 42 : 7 : 2 63 : 7 x 4
 70 : 7 x 5 63 : 7 : 3 56 : 7 : 2
- Củng cố thứ tự thực hiện phép tính: Làm từ trái sang phải.
Bài 3: Tủ sách của một lớp có 84 quyển. Sau buổi cho mượn sách, số sách của tủ giảm đi 4 lần. Tính số sách của tủ sau khi cho mượn sách
- GV chấm bài – nhận xét – chữa.
Chốt : Giảm đi một số lần ta làm tính chia
+ Bài 4: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Trong một phép nhân có hai thừa số. Nếu giữ nguyên thừa số thứ nhất và thêm vào thừa số thứ hai 2 đơn vị thì:
A, Tích tăng lên hai lần.
B, Tích tăng thêm một số bằng hai lần thừa số thứ nhất.
C, Tích tăng thêm 2 đơn vị.
D, Tích tăng thêm một số bằng hai lần thừa số thứ hai.
+ Bài 5*: Cho tích 32 x X. Nếu X giảm đi 4 đơn vị thì tích giảm đi bao nhiêu đơn vị?
GV nhận xét – chốt đáp án đúng: 
 Tích giảm đi: 32 x 4 = 128
+ Bài 6*: Lớp 3A có 20 HS nữ và 15 HS nam. 1/7 số HS đi thi HS giỏi . Hỏi:
A, Lớp 3A có bao nhiêu bạn đi thi HS giỏi?
B, Lớp đó còn bao nhiêu bạn chưa được dự thi HS giỏi ?
- GV chấm bài – nhận xét – chữa.
- Củng cố về giảm một số đi nhiều lần
- HS đọc đề
- Một số em lần lượt lên bảng làm
- Lớp làm vở – nhận xét
- 1HS đọc đề
- 1 em lên bảng giải- lớp làm vở
- Luyện giải toán có lời văn về giảm đi một số lần
- HS đọc đề
- Một em lên bảng làm
- Lớp làm vở – nhận xét
- Đáp án đúng: 
 B, Tích tăng thêm một số bằng hai lần thừa số thứ nhất.
- 1HS đọc đề
- 1 em lên bảng giải- lớp làm vở
- HS khác nhận xét
- 1HS đọc đề
- 1 em lên bảng giải- lớp làm vở
- HS khác nhận xét
- Luyện giải toán có lời văn về tìm một phần mấy của một số.
Hđ 3: Chữa bài, nhận xét
Hđ 4: Củng cố - Dặn dò: - Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm như thế nào ?
 - Nhận xét giờ học - Nhắc các em xem lại bài , chuẩn bị bài sau
Sinh hoạt sao
 Tiếng Anh
GV chuyên dạy
Kí duyệt giáo án
 Cẩm Chế, ngày.....tháng 10 năm 2012
Sinh hoạt
Sinh hoạt Lớp- Tuần 9
I. Mục tiêu- Học sinh nắm được tình hình của lớp, của cá nhân trong tuần 9.
- Nắm được phương hướng hoạt động trong tuần tới.
- Giáo dục học sinh tính tự giác trong sinh hoạt lớp.
II. Nội dung
1. Lớp trưởng điều hành, các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ trong tuần qua.
- Về việc thực hiện các nề nếp học tập :
- Thực hiện giờ giấc ra vào lớp - Xếp hàng ra , vào lớp .
- ý thức truy bài đầu giờ .- ý thức học bài trong lớp .
- Các hoạt động ngoài giờ .
-ý kiến của HS trong lớp
2. Giáo viên nhận xét, đánh giá chung: 
- Về học tập. 
- Về sinh hoạt tập thể.
-Về các hoạt động khác .
3. Nêu phương hướng tuần tới.
- Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được.
Kí duyệt giáo án
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Cẩm Chế, ngày.... tháng 10 năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8(5).doc