Giáo án lớp 3 Tuần 8 - Trường Tiểu học Đức Tín 3

Giáo án lớp 3 Tuần 8 - Trường Tiểu học Đức Tín 3

Mục đích, yêu cầu:

- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4).

II/ Đồ dùng dạy học: Gv: Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể. Bảng viết câu, đoạn văn hướng dẫn học sinh luyện đọc.

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Tập đọc ( Khoảng 1,5 tiết )

A/ Bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra 3 học sinh đọc bài Bận và TLCH trong bài.

- Nhận xét ghi điểm, nhận xét bài cũ.

B/ Bài mới:

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần 8 - Trường Tiểu học Đức Tín 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Thứ
ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
08/10
Chào cờ
8
Tập đọc
22
Các em nhỏ và cụ già
Tập đọc
23
”
Toán
36
Luyện tập
Ba
09/10
Tập đọc
24
Tiếng ru
Toán
37
Giảm đi một số lần
Thủ công
8
Gấp, cắt, dán bông hoa ( T2 )
TN & XH
8
Vệ sinh thần kinh
Tư
10/10
LT & C
8
Từ ngữ vế cộng đồng. Kiểu câu ai làm gì?
Toán
38
Luyện tập
Tập viết
8
Ôn chữ hoa: G
Năm
11/10
Sáng
Chính tả
15
N – V: Các em nhỏ và cụ già
Toán
39
Tìm số chia
Chiều
Ôn Toán
8
Ôn TV
8
Sáu
12/10
Toán
40
Luyện tập
Chính tả
16
Nhớ - viết: Tiếng ru
Tập làm văn
8
Kể về người hàng xóm
Sinh hoạt lớp
8
Tuần 8
Thứ hai ngày 08 tháng 10 năm 2012
Tập đọc kể chuyện 
Tiết 22 – 23: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ 
Sgk/ 62-63; Tgdk/80 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4).
II/ Đồ dùng dạy học: Gv: Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể. Bảng viết câu, đoạn văn hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tập đọc ( Khoảng 1,5 tiết )
A/ Bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra 3 học sinh đọc bài Bận và TLCH trong bài.
- Nhận xét ghi điểm, nhận xét bài cũ.
B/ Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Dạy bài mới
a) Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu trong mỗi đoạn.(Chú ý dành cho học sinh yếu nhiều hơn)
+ GV Ghi các từ học sinh phát âm sai khi đọc
+ Học sinh đọc các từ đó.
b) Luyện đọc đoạn:
 - Học sinh tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài ( 1 đến 2 lần ).
+ Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc. 
+ Giải nghĩa từ mới ở mục I
- Đọc từng đoạn trong nhóm: đại diện 5 nhóm đọc 5 đoạn. 
+ Học sinh đọc từng cặp.
- Học sinh đọc đồng thanh đoạn 3, 4
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 sách giáo khoa trang 63.Trả lời:
Câu 1/ Các bạn gặp một cụ già ngồi bên vệ đường, vẻ mặt mệt mỏi, cặp mắt lộ vẽ u buồn.
Câu 2/ Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau: Có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đoán cụ bị mất gì đó, cuối cùng các bạn đến hỏi thăm ông cụ.
Câu 3/ Cụ bà đang ốm, đang phải nằm viện khó mà qua khỏi
Câu 4/ Vì ông cụ thấy nổi buồn được chia sẻ.
Câu5/ Chọn tên chuyện khác: Những đứa trẻ tốt bụng.
Hoạt động 4 :- Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc lại toàn bài. Hướng dẫn cách đọc
- học sinh đọc lại đoạn giáo viên đã hướng dẫn đọc.
- Nhận xét đánh giá.
- Cho học sinh đọc thi đua 
- Năm em nối tiếp đọc năm đoạn.
- Học sinh phân vai đọc lại câu chuyện.
- Thi đua giữa các nhóm - lớp bình chọn bạn đọc hay.
KỂ CHUYỆN ( Khoảng 0,5 tiết )
Mục tiêu:
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh 4 đoạn câu chuyện
Hoạt động 1: Kể chuyện	
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
- Một em nhập vai một nhân vật trong câu chuyện, kể lại một đoạn câu chuyện.
- Gọi vài học sinh đọc lại bài .
2. Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện :
- Cho học sinh xem 4 tranh minh hoạ và tập kể lại chuyện theo đoạn.
- Câu chuyện vốn kể theo lời của ai?( Lời một bạn nhỏ).
- Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo tranh.
- Gọi từng em kể lại theo đoạn câu chuyện.
- Giáo viên mời 5 học sinh tiếp nối nhau kể 5 đoạn câu chuyện.
- Giáo viên cho học sinh đóng một vai kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gọi vài học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Ta mới học xong bài gì? 
- Em có suy nghĩ gì về các bạn nhỏ?
- Em học được điều gì qua câu chuyện này?
- Khuyến khích học sinh về tập kể lại.
- Nhận xét tiết học
Toán
Tiết 36: LUYỆN TẬP
Sgk/ 36; vbt/ 62,63; Tgdk/ 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.
- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi các bài tập
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ: 
- Gọi 3 học sinh đọc bảng chia 7 và làm bài tập, kiểm tra vở làm ở nhà.
- Nhận xét đánh giá ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1 : Tính nhẩm
- 2 học sinh đọc bảng nhân 7.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập. Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu làm bài.
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi câu cá.
- chấm bài làm của học sinh.
	+ Gv hướng dẫn cách chơi: gv treo lên bảng bài tập, gọi học sing lên câu cá, câu được kết quả nào học sinh có nhiệm vụ gắn đáp án vào ô trống đó.
	+ Nhận xét đánh giá.
- Học sinh chơi trò chơi, nhận xét, tuyện dương.
Bài 2: Tính
- Lưu ý học sinh về cách chia , cách thực hiện phép chia.
- Học sinh làm vào VBT 
- Gọi 8 học sinh làm bảng con
42 7 48 6	 63 7	35 7	
42 6	 48 8	 63 9	35 5
 0 	 0	 0	 0
42 2	 48 4 	 69	 3	50 5
4 21 	 4 12 6 23	5 10
02	 08	 09	 00
 2	 8 9 0
 0	 0	 0	 0
- Chấm, chữa bài, kết hợp cho học sinh trình bày lại cách làm phép tính chia.
Bài 3 : Bài toán
- Học sinh đọc đề toán, giáo viên hướng dẫn cách làm.
- Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập.
- Học sinh làm vào vở bài tập, một học sinh làm trên phiếu. Đổi vở để chữa bài cho nhau.
Số cây bưởi trong vườn có lá:
63 : 7 = 9 ( cây)
Đáp số: 9 cây
- Chấm, chữa bài.
Bài 4:
- Học sinh đọc yêu cầu bài toán.
- Gv hướng dẫn học sinh cách làm bài tập.
- Học sinh làm vbt, 1 học sinh làm bảng phụ.
- Chấm, nhận xét.
	 A	 I	 B
9cm
C /Củng cố, dặn dò
- Chúng ta vừa học xong bài gì? 
- Học thuộc bảng nhân 7, bảng chia 7.
- Về nhà làm bài tập 3 trang 36.
- Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 09 tháng 10 năm 2012
Tập đọc
Tiết 24: TIẾNG RU 
Sgk/64; Tgdk/ 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lí.
- Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2 khổ thơ trong bài).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Gv:	+Tranh minh hoạ bài đọc. 
+ Bảng viết những khổ thơ hướng dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc lòng. 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/Bài cũ:
- Gọi 3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài Các em nhỏ và cụ già.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ
B/ Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu bài lần 1 toàn bài. Nêu nội dung bài và hướng dẫn cách đọc
- Luyện từng dòng thơ
 + Học sinh đọc nối tiếp mỗi em hai dòng thơ ( 2 – 3 lần ).
+ Giáo viên ghi các từ học sinh phát âm sai.
+ Đọc các từ học sinh phát âm sai
- Luyện đọc đoạn:
 + Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ trong bài trong bài ( 2-3 lần ).
+ Hướng dẫn học sinh yếu đọc kĩ hơn.
+ Hướng dẫn đọc đoạn khó . Kết hợp nhắc nhở việc ngắt nghỉ hơi đúng và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
+ Giải nghĩa từ ngữ được chú giải như sách giáo khoa
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm: Học sinh đọc từng cặp.Giáo viên theo dõi.
- Đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1,2, 3, 4 sách giáo khoa trang 64
Trả lời:
Câu1: 	 Con ong yêu hoa vì hoa có mật.
Con cá yêu nước vì cá sống được nhờ nước.
Con chim yêu trời vì nhờ có bầu trời chim mới bay lượn được
Câu 2:	+ Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng
+ Một thân lúa chín thì không làm nên mùa vàng.
+ Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa vàng.
+ Một người đâu phải nhân gian/ Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi. 
+ Một người không phải là cả loài người/ Sống một mình như một đốm lửa đang tàn lụi.
+ Nhiều người mới làm nên nhân loại/ Sống cô đơn một mình con người giống một đốm lửa nhỏ không toả sáng,cháy lan ra đuọc, sẽ tàn...
Câu 3:Núi không chê đất vì nhờ có đất mới thành núi. Biển không chê sông vì nhờ có sông biển mới đầy nước.
Câu 4: 	Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí yêu người anh em.
Hạt động 4: Luyện đọc lại
- Giáo viên đọc mẫu bài lần 2, hướng dẫn cách đọc bài.
- Gọi học sinh đọc lại bài, nhận xét.
- cho học sinh HTL bài thơ
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ rồi cả bài thơ.
+ Học sinh thi học thuộc bài thơ.
- Gọi vài em xung phong HTL bài thơ.
- Nhận xét tuyên dương.
C/ Củng cố, dặn dò: 
- Chúng ta vừa học xong bài gì?
- Gọi vài em đọc thuộc lòng bài thơ.
- Qua bài thơ, em thấy mọi người sống trong cộng đồng thì phải như thế nào?
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét tiết học.
Toán
Tiết 37: GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
Sgk/37; Vbt45/ ;Tgdk/ 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Biết thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần.
II/ Đồ dùng dạy học:
Các tranh vẽ hình 8 con gà sắp xếp thành từng hàng như SGK
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ: 
- Học sinh làm bài 3 trang 36. Đọc bảng chia 7.
- Kiểm tra bài làm ở nhà của học sinh.
- Nhận xét đánh giá, ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách giảm một số đi nhiều lần:
- Giáo viên nêu bài toán. “ Hàng trên có 6 con gà, số con gà ở hàng trên giảm 3 lần thì được số con gà ở hàng dưới. Hỏi hàng dưới có mấy con gà?”Đặt câu hỏi để học sinh trả lời:
+ Hàng trên có mấy con gà? ( 6 con gà )
+ Số con gà ở hàng trên gấp mấy lần số con gà ở hàng dưới? ( 3 lần )
 + So sánh số con gà ở hàng trên và số con gà ở hàng dưới? (Số con gà ở hàng trên gấp số con gà ở hàng dưói là 3 lần, hay: Số con gà ở hàng trên giảm 3 lần thì có số con gà ở hàng dưới:
 6 : 3 = 2 ( con gà )	
- Giáo viên ghi bảng như SGK, cho học sinh nhắc lại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tương tự như trên đối với trường hợp độ dài các đoạn
 thẳng AB và CD.
- Cho học sinh trả lời dạng khái quát hơn:
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào? 
* Ghi nhớ: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần.
- Cho học sinh đọc lại ghi nhớ nhiều lần.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1 : Viết ( theo mẫu ):
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm theo mẫu: Giảm 12kg đi 4 lầnđược: 12 : 4 = 3 ( kg )
- Các bài còn lại học sinh làm vào vở bài tập. 1 học sinh làm bảngcon.
- Chấm, chữa bài.
a) Giảm 42l đi 7 lần được: 42 : 7 = 6 ( l )	;
b) Giảm 40 phút đi 5 lần được: 40 : 5 = 8 (phút)
c) Giảm 30m đi 6 lần được: 30 : 6 = 5 (m);	
d) Giảm 24 giờ đi 2 lầnđược : 24 : 2 = 12 (giờ)
Bài 2: Bài toán
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt theo gợi ý.
- Học sinh làm vào vở bài tập - một em làm phiếu.
 Tóm tắt:	 Giải:
	Chị Lan: 84 quả	Số quả cam sau khi bán chị Lan c ... ạt động 1: giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách tìm số chia:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 6 hình vuông, xếp như hình vẽ SGK rồi nêu:
+ Có 6 hình vuông, xếp đều thành hai hàng, mỗi hàng có mấy hình vuông? ( Mỗi hàng có 3 hình vuông )
+ Hãy lập phép chia tương ứng với cách làm trên: 6 : 2 = 3
 + Gọi học sinh nêu tên gọi từng thành phần của phép chia trên. Giáo viên ghi tên từng thành phần đó lên bảng:
 6	 :	 2	= 	 3
 Số bị chia Số chia Thương
+ Muốn tìm số chia ta làm như thế nào?(Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương )
+ Giáo viên nêu ví dụ: biết 30 : x = 5 . Cho học sinh nhận xét:
* Phải tìm gì? ( Tìm số chia x chưa biết )
* Muốn tìm số chia x thì làm thế nào? ( học sinh nêu cách tìm số chia rồi tự tìm). Trình bày như sau: 30 : x = 5
 x = 30 : 5
 x = 6
- Học sinh nêu lại cách tìm số chia:
* Chú ý:Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1 : 
- Nối mỗi số trong phép chia với tên gọi của nó
- Học sinh tự làm vào vở bài tập
- Chấm, chữa bài.
Bài 2: Tìm x
- Học sinh đọc yêu cầu. Tự làm vào vở bài tập, 6 học sinh làm bảng con
a) 12 : x = 3	;	b) 21 : x = 7	;	c) 30 : x = 3
	x = 12 : 3	;	x = 21 : 7	;	x = 30 : 3
	x = 4	;	x = 3	;	x = 10
d) x : 7 = 4	;	e) 20 : x = 5	;	g) x x 6 = 42
 x = 4 x 7	;	x = 20 : 5	;	x = 42 : 6
 x = 28	;	x = 4	;	x = 7 
- Chấm chữa bài.
- Cho học sinh nhắc lại cách tìm số chia.
Bài 3: Viết một phép chia
- Học sinh đọc yêu cấu bài toán.
- Học sinh làm vở bài tập, 3 học sinh viết bảng phụ.
- Nhận xét đánh giá
	a) Có số chia bằng thương: 	5 : 1 = 5
	b) Có số bị chia bắng số chia: 	8 : 8 = 1
	c) Có số bị chia bắng thương: 	6 : 1 = 6
C/Củng cố, dặn dò
- Chúng ta vừa học xong bài gì? ( Tìm số chia)
- Muốn tìm số chia ta làm như thế nào? ( ta lấy số bị chia chia cho thương)
- Học sinh đọc lại ghi nhớ. Về nhà làm bài tập 3 trang 39.	
- Nhận xét tiết học.
Chiều
Ôn Toán
Tiết 8: TÌM SỐ CHIA
 Tgdk/ 40 phút
I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
- Tên gọi của các thành phần trong phép chia.
- Cách tìm số chia chưa biết.
II/ Đồ dùng dạy học: 
GV: Bảng phụ
HS: Bảng con, vở.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A / Bài cũ: 
- Gọi 3 học sinh làm bài 2 trong sgk/39. 
- Kiểm tra vở làm ở nhà của học sinh.
- Nhận xét đánh giá ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
B / Dạy bài mới:
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Hoạt động 2: Ôn lại cách tìm số chia 
- GV gọi học sinh nêu tên gọi từng thành phần của phép chia và nêu lại cách tìm số chia.
- Học sinh nêu lại cách tìm số chia.
* Chú ý:Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
Hoạt động 3: Làm bài tập
Bài 1: Tính nhẩm
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài rồi tự làm vào vở.
- Gọi 1 em sửa bài.
- GV nhận xét và sửa sai.
Bài 2: Tìm x
- Học sinh đọc yêu cầu. Tự làm vào vở bài tập, 6 học sinh làm bảng con
a) 12 : x = 2	;	b) 42 : x = 6	;	c) 27 : x = 3
	x = 12 : 2	;	x = 42 : 6	;	x = 27 : 3
	x = 6	;	x = 7	;	x = 9
d) 36 : x = 4	;	e) x : 5 = 4	;	g) x x 7 = 70
 x = 36 : 4	;	x = 4 x 5	;	x = 70 : 7
 x = 9	;	x = 20	;	x = 10 
- Chấm chữa bài.
- Cho học sinh nhắc lại cách tìm số chia.
Bài 3: 
- Học sinh đọc yêu cầu bài toán.
- Học sinh làm vở bài tập, 2 học sinh lên bảng làm.
- GV nhận xét, sửa sai và chốt lại:
Trong phép chia hết, 7 chia cho mấy để được:
	a) Thương lớn nhất: 	7 : 1 = 7
	b) Thương bé nhất: 	7 : 7 = 1
C/Củng cố, dặn dò
- Học sinh đọc lại ghi nhớ và xem lại bài tập.	
- Nhận xét tiết học.
Ôn TV 
Tiết 8: ÔN CHỮ HOA: G
Tgdk/ 40 phút
I/Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Hoàn thành bài viết buổi sáng. 
- Củng cố cách viết các chữ cái hoa G.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Mẫu chữ viết hoa.
- HS: Vở TV, bảng con.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ : 
- Gọi HS nhắc lại cách viết chữ G
B/ Bài mới
- Nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 1: 
- GV cho HS viết cho xong bài tập viết.
- HS luyện tập viết chữ nâng cao trong vở tập viết.
Hoạt động 2: Luyện tập thêm một số bài tập.
Viết lại cho đúng quy định về viết hoa tên riêng trong các VD dưới đây:
+ gò công 
+ Hà giang
HS suy nghĩ làm bài và viết vào bảng con
GV chốt lại:
 + Gò Công
 + Hà Giang
C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò.
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012
Toán 
Tiết 40: LUYỆN TẬP
Sgk/ 40; Vbt/48; Tgdk/ 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Biết làm tính nhân (chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số.
II/ Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi các bài tập
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ: 
- Gọi 3 học sinh đọc ghi nhớ về cách tìm số chia, 3 học sinh làm bài tập sgk.
- Kiểm tra bài làm ở nhà của học sinh.
- Nhận xét đánh giá, ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
B/ Bài mới:
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1 : Tìm x
- Học sinh tự làm bài vào vở bài tập. Cho 3 học sinh làm bảng con
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu làm bài. Chấm, chữa bài. 
- Học sinh nêu lại cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
a)	x + 15 = 20	;	x – 18 = 16	;	72 – x = 50
 	 x = 20 – 15	;	 x = 16 + 18	;	 x = 72 – 50
 x = 5	;	 x = 34	;	 x = 22
b)	x x 7 = 14	;	x : 7 = 5	;	49 : x = 7
 x = 14 : 7	;	 x = 5 x 7 	;	 x = 49 : 7
 x = 2	;	 x = 35	;	 x = 7	
Bài 2: Tính
- Học sinh làm vào vở bài tập. 2 học sinh làm vào bảng phụ
- Chấm, chữa bài, kết hợp cho học sinh trình bày lại cách làm phép tính chia, tính nhân.
 x
 x
 x
 x
	 x
 46 2 96 3	60 3	 88 4
 4 23 9 32	6 20	 8 22
 06 06	00 	 08
 6 6	 0	 8
 0 	 0	 0	 0
Bài 3 : Bài toán
- Học sinh đọc đề toán, giáo viên hướng dẫn cách làm.
- Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập.
- Học sinh làm vào vở bài tập.1 học sinh làm bảng phụ.
- Nhận xét sửa sai.
Giải:
Số đồng hồ còn lại sau một tuần lễ bán hàng:
24 : 6 = 4 ( đồng hồ )
Đáp số: 4 đồng hồ
- Chấm, chữa bài.
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu hỏi đúng ( Khoanh vào C )
- Cho học sinh đọc thầm rồi nêu cách làm và làm bài vào vở bài tập.
- Học sinh làm vbt. 
- Gọi học sinh trình bày bài làm của mình, học sinh nêu và nhận xét về lí do của từng trường hợp sai.
C/Củng cố, dặn dò
- Chúng ta vừa học xong bài gì? ( luyện tập)
- Về nhà làm xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Góc vuông, góc không vuông.
- Nhận xét tiết học.
Chính tả (Nhớ – viết) 
Tiết 16: TIẾNG RU
Sgk/ 68; Vbt/ 34,35; Tgdk/40 phút
I/Mục đích, yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
II/ Đồ dùng dạy học : 
- Gv: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
- Hs: Vở bài tập
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/Bài cũ:
- GV mời 3 HS lên bảng viết tiếng chứa âm, vần khó: buồn bã, buông tay, diễn tuồng, 
- Cả lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét đánh giá, nhận xét bài cũ.
B/Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Giới thiệu bài chính tả nhớ - viết.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhớ - viết
a) Hướng dẫn chuẩn bị
- Giáo viên đọc khổ thơ 1 và 2 của bài Tiếng ru.
- Ba học sinh dọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả.
Theo các câu hỏi SGV/ 173:Trả lời:
+ Thơ lục bát – 1 dòng 6 chữ, 1 dòng 8 chữ.
+ Dòng 6 chữ viết cách lề vở 2 ô li. Dòng 8 chữ viết cách lề vở 1 ô li.
- Học sinh nhìn vở, viết ra nháp những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn; Ghi nhớ những chỗ cần đánh dấu câu; nhẩm thuộc lòng lại 2 khổ thơ.
- Giáo viên cho học sính viết bảng con các từ khó.
- Nhận xét sửa sai.
b) Học sinh nhớ - viết hai khổ thơ
- Học sinh nhớ và viết bài vào vở. 
- Gv nhắc cách ghi tên bài, viết hoa các chữ cái đầu dòng, đầu khổ thơ, đánh dấu câu đúng.
c) Chấm, chữa bài.
- Giáo viên thu bài học sinh chấn điểm.
- Học sinh tự trao đổi vở cho nhau và chữa lỗi bằng bút chì.
- Giáo viên chấm 10 - 12 bài, nhận xét bài viết.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
Bài tập 2a: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r:
+ rán - dễ - giao thừa
- Học sinh làm vở bài tập, 1 học sinh làm bảng phụ.
- Nhận xét sửa sai. Chấm, chữa bài.
C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò.
- Chúng ta vừa học xong bài gì?
- Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Xem bài sau. Nhận xét tiết học.
Tập làm văn 
Tiết 8: KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
Sgk/ 68; Vbt/ 37; Tgdk/40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
- Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý (BT1).
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học:Viết 4 câu hỏi gợi ý kể về người hàng xóm.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ
- Gọi 2 học sinh kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn, sau đó nói về tính khôi hài của câu chuyện.
- Nhận xét đánh giá.
- Nhận xét bài cũ.
B/ Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1:
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài.
- Một học sinh khá, giỏi kể mẫu một vài câu. Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Học sinh kể theo nhóm đôi.
- 3 – 4 học sinh thi kể.
Bài tập 2:
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập. Nhắc nhở học sinh cách viết đoạn văn.
- Học sinh viết vào vở bài tập.
- 5 – 7 học sinh đọc bài.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những người viết tốt nhất.
C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò.
- Ta vừa học xong bài gì?
- Yêu cầu những học sinh chưa hoàn thành bài viết ở lớp về nhà viết tiếp.
- Nhận xét tiết học.
Sinh hoạt lớp
Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần qua.
Giáo viên nhận xét, đánh giá các hoạt đông của tuần qua
1/ Hạnh kiểm
- Lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè: 
- Các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng tóc cắt ngắn...
- Tuy nhiên vẫn còn một số em còn nói chuyện trong giờ học.
2/ Học lực:
- Các em có ý thức trong học tập
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Một số em tích cực phát biểu xây dựng bài 
- Đi học đầy đủ, đúng giờ..
- Một số em học còn yếu .
4/ Phương hướng :
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Tăng cường việc kiểm tra bài trên lớp.
- Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp.
- Tiếp tục rèn học sinh yếu học tập.
- Giữ vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ.
- Chăm lo học tập ở lớp và ở nhà.
- Tham gia các hoạt động của nhà trường nghiêm túc.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8(4).doc