Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Trường Tiểu học Nhân La

Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Trường Tiểu học Nhân La

Toán

LUYỆN TẬP

I- MỤC TIÊU: Giúp HS :

- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán .

- Biết xác định được 1/ 7 của một hình đơn giản.

- GD học sinh chăm học

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2( cột 1,2,3) , bài 3, bài 4.

II-CHUẨN BỊ:

GV : Bảng phụ- Phiếu HT

HS : SGK

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Trường Tiểu học Nhân La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Sáng
 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Chào cờ
----------------------------------------
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu: Giúp HS :
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán .
- Biết xác định được 1/ 7 của một hình đơn giản.
- GD học sinh chăm học
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2( cột 1,2,3) , bài 3, bài 4.
II-Chuẩn bị: 
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
HS : SGK
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bảng chia 7 
- Nhận xét, cho điểm	
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài học
bHướng dẫn HS luyện tập.
* Bài 1:
- Nêu yêu cầu bài toán?
- Tổ chức cho HS chơi truyền điện.
- Nhận xét, cho điểm
* Bài 2:
- Nêu cách chia ?
- Gọi 3 HS lên bảng, cả lớp làm vào bảng con.
- Chấm bài, nhận xét
* Bài 3:
- Đọc đề? Tóm tắt?
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4:
- Treo bảng phụ
- Tìm 1/7 số con mèo ta làm thế nào ?
* Nếu còn thời gian hướng dẫn hs làm cột 4 bài 2 ( Tương tự như các cột 1,2,3.
4.Củng cố:
- Cho HS thi đọc HTL bảng chia 7.
5.Dặn dò: 
Ôn bảng chia7 và chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 2, 3 HS đọc
- Tính nhẩm
- HS nêu kết quả.
28 7 35 7 21 7
28 4 35 5 21 3
 0 0 0
42 7 42 6 25 5 
42 6 42 7 25 5 
 0 0 0
- HS nêu.
- HS làm vở
Bài giải
Số nhóm chia được là:
35 : 7 = 5( nhóm)
 Đáp số: 5 nhóm
- HS quan sát tranh
- Ta lấy 21 : 7 = 3 
- Vậy 1/7 số con mèo là 3 con mèo.
- HS thi đọc.
----------------------------------------
Tập đọc – Kể chuyện
Các em nhỏ và cụ già
I. Mục tiêu
-Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Mọi người trong cộng đồng cần phải quan tâm đến nhau.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá giỏi kể được từng đoạn (cả câu chuyện) theo lời một bạn nhỏ.
+ HS luôn có ý thức quan tâm đến mọi người xung quanh.
II. Chuẩn bị
GV : Tranh minh hoạ bài đọc, tranh ảnh 1 đàn sếu
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ Bận
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Luyện đọc
a) GV đọc bài
b) HD HS luyện đọc 
* Đọc từng câu
- Kết hợp tìm từ khó đọc
* Đọc tứng đoạn trước lớp
- HD HS ngắt nghỉ hơi đúng
- Giải nghĩa từ khó
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Nối nhau đọc 5 đoạn của bài
c. HD tìm hiểu bài
- Các bạn nhỏ đi đâu ?
- Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại
- Các bạn nhỏ quan tâm đến ong cụ như thế nào ?
- Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy ?
- Ông cụ gặp chuyện gì buồn ?
- Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ?
- Chọn tên khác cho chuyện theo gợi ý SGK
d. Luyện đọc lại
- Hướng dẫn HS đọc phân vai.
- Cả lớp và GV bình chọn cá nhân đọc tốt
- GV nhận xét.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Tưởng tượng mình là một bạn nhỏ trong truyện và kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của bạn
2. HD HS kể lại câu chuyện theo lời một bạn nhỏ
- Gọi 1 HS khá kể mẫu.
- Tổ chức cho HS luyện kể trong nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét bình chon người kể chuyện hay nhất
4.Củng cố
- Các em đã bao giờ làm việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn lòng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong chuyện chưa
5.Dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Về nhà tiếp tục tập kể chuyện, kể lại cho bạn bè và người thân nghe
- 2, 3 HS đọc thuộc lòng
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét bạn
- HS theo dõi SGK, đọc thầm
- HS nối nhau đọc từng câu trong bài
- HS luyện đọc từ khó
- HS nối nhau đọc 5 đoạn trong bài
- HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
- 5 em đại diện 5 nhóm đọc 5 đoạn của bài
+ HS đọc thầm đoạn 1 và 2 
- Các bạn nhỏ đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ
- Các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mặt mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu
- Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đoán cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng, cả tốp đến hỏi thăm ông cụ.
- Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ
+ Đọc thầm đoạn 3 và 4
- Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện rất khó qua khỏi
- HS trao đổi nhóm, phát biểu
+ Cả lớp đọc thầm đoạn 5, trao đổi nhóm
- HS luyện đọc trong nhóm.
- 1 tốp 6 em thi đọc câu chuyện theo vai
- 1 HS kể mẫu một đoạn của câu chuyện
- Từng cặp HS tập kể theo lời nhân vật
- 1 vài HS thi kể trước lớp
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- HS nêu.
------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Vệ sinh thần kinh
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số việc nên làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
- Biết tránh những việc làm có hại đối với cơ quan thần kinh.
- Có ý thức bảo vệ cơ quan thần kinh.
II.Chuẩn bị:
- GV: Các hình trong sgk trang 32- 33, phiếu học tập
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cơ quan thần kinh gồm có những bộ phận nào?
- Não và tuỷ sống có vai trò gì?	
- Nhận xét, đánh giá bài h/s.
3.Bài mới	
a. Giới thiệu bài học
b.Các hoạt động.
*Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
B1: Làm việc theo nhóm:
- Quan sát các hình của bài trong sgk và đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm gì, việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
- GV phát phiếu cho các nhóm để các nhóm thảo luận ghi kết quả làm việc của nhóm mình vào phiếu theo mẫu sau:
B2: Làm việc cả lớp:
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác lên bổ sung và trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV kết luận.
*Hoạt động 2: Đóng vai
B1: Tổ chức 
- Chia lớp làm 4 nhóm, chuẩn bị mỗi nhóm 1 phiếu ghi 4 trạng thái tâm lí khác nhau:
+ Tức giận
 + Lo lắng.
 + Vui vẻ
 + Sợ hãi
B2: Trình diễn
- Yêu cầu các nhóm lên trình diễn vẻ mặt mình đã được phân công.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét xem bạn đó có thể hiện đúng hay không, trạng thái đó có lợi hay có hại đối với thần kinh?
- Em rút ra được bài học gì cho hoạt động này?
*Hoạt động 3: Làm việc với sgk
- Yêu cầu 2 bạn thảo luận theo nội dung hình 9. Nói tên những thức ăn đồ uống sẽ có hại cho thần kinh nếu đưa vào cơ thể.
- GV giảng kĩ tác hại của ma tuý.
4.Củng cố:
 - Những trạng thái tâm lí nào có hại cho thần kinh?
5. Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở h/s thực hành tránh những thức ăn đồ uống có hại cho cơ quan thần kinh
- 2 h/s lên bảng nêu.
- Lớp nhận xét, nhắc lại.
- Các nhóm thực hiện quan sát tranh và thảo luận theo nội dung trên.
- Ghi kết quả thảo luận vào phiếu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình mỗi nhóm trình bày một câu hỏi đã chẩn bị.
- Nhóm khác bổ sung:
+ H1: Một bạn đang ngủ- có lợi vì khi ngủ cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi.
+ H2:Các bạn đang chơi trên bãi biển- có lợi vì cơ thể được nghỉ ngơi, thần kinh được thư dãn – nhưng nếu phơi nắng quá lâu sẽ bị ốm.
+ H3: Một bạn đang thức đến 11 giờ đêm để đọc sách- Có hại vì thức quá khuya như vậy thần kinh sẽ mệt mỏi.
H4: Chơi trò chơi điện tử – Nếu chỉ chơi ít thì thần kinh sẽ được giải trí- còn nếu chơi lâu thần kinh sẽ bị mệt, nhức mỏi mắt.
+ H5: Xem biểu diễn văn nghệ – Giúp giải trí thần kinh thư giãn.
+ H6: Bố mẹ chăm sóc bạn nhỏ trước khi đi học – khi được chăm sóc thì luôn cảm thấy được an toàn, được che chở, được gia đình thương yêu ...đều có lợi cho thần kinh
+ H7: Một bạn bị bố mẹ hay người thân đánh- Rất có hại vì khi bị đánh trẻ em rất gây thù hằn, oán giận
- Các nhóm cử nhóm trưởng.
- Các nhóm trưởng lên rút phiếu nhận phần việc của nhóm mình.
- Về triển khai trong nhóm.
- Tập diễn để đạt vẻ mặt của người có trạng thái tâm lí nghi như trong phiếu
+ Mỗi nhóm cử một bạn lên trình diễn 
- Nhóm khác nhận xét.
- Nêu bài học được rút ra qua hoạt động này.
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Vài h/s nêu.
-----------------------------------
Chiều Luyện toán
-------------------------------------
Luyện tiếng việt
Sáng	Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Chính tả ( Nghe - viết )
Các em nhỏ và cụ già
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Nghe- viết chính xác bài chính tả: Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT 2a:Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi theo nghĩa đã cho.
- Giáo dục tình cảm yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh.
II.Chuẩn bị 
- GV : Bảng phụ viết ND BT2
- HS : Vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc : nhà nghèo, ngoằn ngoèo, xào rau, sóng biển, ...
3.Bài mới
3.1. Giới thiệu bài học
3.2. HD HS nghe - viết
a. HD chuẩn bị
- GV gọi HS đọc diễn cảm đoạn 4 của chuyện Các em nhỏ và cụ già
- Đoạn này kể chuyện gì ?
- Không kể đầu bài, đoạn văn trên có mấy câu ?
- Những chữ nào trong đoạn viết hoa ?
- Lời ông cụ được đánh dấu bằng những dấu gì ?
- GV đọc : ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt.
b. GV đọc bài
- GV theo dõi, uốn nắn những em viết chưa đẹp
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
3. HD HS làm BT chính tả
* Bài tập 2 ( a )
- Đọc yêu cầu BT?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
4.Củng cố
- Yêu cầu HS tìm từ phân biệt d/r / gi?
5.Dặn dò
- GV nhận xét tiết học
Nhắc HS viết sai lỗi chính tả về nhà viết 
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét bạn .
- HS đọc SGK
- Cụ già nói với các bạn nhỏ lí do khiến cụ buồn : cụ bà ốm nặng, phải nàm viện khó qua khỏi. Cụ cảm ơn lòng tốt của các bạn nhỏ.
- 7 câu
- Các chữ đầu câu
- Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, viết lùi vào 1 chữ.
- HS viết bảng con
- HS nghe, viết bài vào vở
- Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi có nghĩa .......
- 3 em lên bảng
- HS làm bài vào vở .
- Đổi vở nhận xét bài bạn
- 1 số HS đọc bài làm của mình
Lời giải : giặt, rát, dọc
- HS nêu.
------------------------------------------------
Toán
Giảm đi một số lần.
I- Mục tiêu: Giúp HS;
- Biết thực hiện giảm 1 số đi 1 số lần và vận dụng vào giải toán. Biết phân biệt giảm đi 1 số đơn vị với giảm đi 1 số lần.
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện tính chia và tính trừ.
- GD HS chăm học toán
* Bài tập cần làm: Bài 1,2,3.
II-Chuẩn bị:
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
HS : SGK
III- Các hoạt động ... ết quả của nhóm mình mỗi nhóm trình bày một câu hỏi đã chẩn bị.
- Nhóm khác bổ sung:
- HS theo dõi trên bảng.
- Từng em lập thời gian biểu cho riêng mình .
- Có thể trao đổi với bạn cho thời gian biểu của mình được hoàn thiện.
- HS lên trình bày thời gian biểu của mình.
- Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
- Vài h/s nêu lại kết luận
- HS nêu.
- Vài em nhận xét.
- Cả lớp nêu lại.
----------------------------------------------
Đạo đức
Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. HS hiểu :
- Những việc cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Biết được vì sao những người thân trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
- Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
2. HS biết yêu quý, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình .
3.HS luôn có ý thức quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình .
II. Tài liệu phương tiện:
- GV:Bảng phụ.
- HS: Các tấm bìa đỏ, xanh, vàng, trắng, các bài thơ, bài hát về chủ đề gia đình
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Em đã làm gì để quan tâm ông bà, cha mẹ?	
- Nhận xét, đánh giá bài h/s.
3.Bài mới	
a. Giới thiệu bài học
b.Các hoạt động. 
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống và đóng vai. 
- GV chia nhóm và yêu cầu: Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống sau đó đóng vai.
- GV gọi các nhóm đóng vai.
- GV nhận xét - tuyên dương
- GV kết luận:
TH1: Lan cần chạy ra khuyên răn con không được nghịch dại.
TH2: Huy nên dành thời gian đọc báo cho ông nghe.
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
- GV lần lượt đọc từng ý kiến
- GV yêu cầu HS thảo luận
- GV kết luận: Các ý kiến a, c là đúng. ý kiến b là sai.
*Hoạt động 3: HS giới thiệu tranh mình vẽ về các món quà sinh nhật ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- Yêu cầu HS giới thiệu trong nhóm.
- GV mời một vài HS giới thiệu với cả lớp.
- GV hỏi: Đây là món quà như thế nào với em?
- GV kết luận. 
*Hoạt động 4: HS hát múa, kể chuyện, đọc thơvề chủ đề bài học
- GV tổ chức cho HS trình bày theo nhóm.
- Sau mỗi phần trình bày GV nêu yêu cầu - HS thảo luận về ND và ý nghĩa của bài thơ, bài hát
- GV kết luận: - Ông bà cha mẹ anh chị em là những người thân yêu nhất của em, luôn yêu thương, quan tâm,chăm sóc và dành cho em những gì tốt đẹp nhất, Ngược lại em củng có bổn phận quan tâm.
4.Củng cố.
? Em cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em?
5.Dặn dò.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai . 
- Các nhóm lên đóng vai- Các nhóm khác nhận xét
- HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ bằng cách giơ các tấm bìa màu theo quy định. 
- HS thảo luận về lý do tán thành và không tán thành.
 - HS giới thiệu với bạn ngồi bên cạnh tranh vẽ các món quà mình muốn tặng ông bà, anh chị nhân dịp sinh nhật
- 2- 3 HS giới thiệu
- HS nêu kết luận
- HS tự điều khiển, giới thiệu chương trình, tiết mục.
- HS biểu diễn tiết mục.
- HS nêu.
---------------------------------------
Chiều Luyện Toán
 -------------------------------------
Luyện Tiếng Việt
-----------------------------------------
Thể dục
Đi chuyển hướng phải, trái
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng; đi chuyển hướng phải, trái; tham gia trò chơi Chim về tổ .
- Thực hiện động tác tương đối chính xác, tham gia trò chơi chủ đông, đúng luật
- Có ý thức tích cực luyện tập.
II. Địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập 
- Phương tiện:	Còi, kẻ đường đi, vạch chuẩn bị và xuất phát cho chuyển hướng.
	Vẽ ô hoặc vòng tròn cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp 
A. Phần mở đầu 
- Lớp trưởng tập hợp – báo cáo sĩ số 
1- 2 phút
 - ĐHTT:
- GV nhận lớp – phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 
1- 2 phút
 x x x x x 
 x x x x x 
- Chaỵ chậm theo hàng dọc
1- 2 phút
 x x x x x 
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
1- 2 phút
- Chơi trò chơi: Kéo cưa lửa sẻ
1- 2 phút
B. Phần cơ bản 
1. Ôn di chuyển hướng phải, trái 
- HS chia tổ tập luyện sau đó cả lớp thực hiện.
+ Lần 1: GV hướng dẫn
+ Lần 2: Cán sự lớp điều khiển
+ Lần 3: Các tổ thi đua tập luyện
- GV quan sát, sửa sai cho HS
2. Học trò chơi: Chim về tổ 
- Gv nêu tên trò chơi và nội quy trò chơi 
- GV cho HS chơi thử 1 –2 lần 
- HS chơi trò chơi 
C. Phần kết thúc 
- Dừng lại chỗ, vỗ tay hát 
1- 2 phút
x x x
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét 
1- 2 phút
x x x
 x x	 x
- GV giao bài tập về nhà 
1- 2 phút
 x	x x
 x x x
Sáng	Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Chính tả ( nhớ - viết )
Tiếng ru
I. Mục tiêu:Giúp HS:
	- Nhớ và viết lại chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài Tiếng ru. 
 - Trình bày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể lục bát, làm đúng bài tập tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi ( hoặc có vần uôn/uông ) theo nghĩa đã cho.
 - Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị
- GV : Bảng phụ viết ND BT 2
- HS : Vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho HS viết : giặt giũ, nhàn rỗi, da dẻ, rét run
- GV nhận xét	
3.Bài mới
3.1. Giới thiệu bài học
3.2. HD HS nhớ - viết
a. HD chuẩn bị
- GV gọi HS đọc khổ thơ 1 và 2 của bài Tiếng ru
- Bài thơ viết theo thể thơ gì ?
- Cách trình bày bài thơ lục bát có điểm gì đáng lưu ý ?
- Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy ?
- Dòng thơ nào có dấu gạch nối ?
- Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi ?
- Dòng thơ nào có dấu chấm than ?
- Yêu cầu HS tìm và luyện viết chữ khó: làm, yêu nước, chẳng, lúa chín, ....
b. HS nhớ - viết 2 khổ thơ
- GV nhắc HS ghi tên bài ở giữa trang vở, viết hoa các chữ đầu dòng, đầu khổ thơ, đánh dấu câu đúng.
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
3. HD HS làm BT chính tả
* Bài tập 2
- Đọc yêu cầu BT?
- Yêu cầu HS làm vào vở BTTV
- GV nhận xét
4.Củng cố
- Yêu cầu HS tìm các từ phân biệt d/ r/ gi?
5.Dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại bài viết chính tả
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét
- 2, 3 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ
- Bài thơ viết theo thể thơ lục bát
- Dòng 6 viết cách lề vở 2 ô, dòng 8 viết cách lề vở 1 ô
- Dòng thứ 2
- Dòng thứ 7
- Dòng thứ 7
- Dòng thứ 8
+ HS viết bảng con
- HS viết bài
- 1 HS đọc nội dung BT
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét bài bạn
- Lời giải : rán, dễ, giao thừa
- HS nêu.
 ----------------------------------------
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính. Biết làm tính nhân (chia) số có 2 chữ số với (cho) số có 1 chữ số 
- Rèn KN tính và giải toán.
- GD HS chăm học
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2( cột 1,2), bài 3.
II. Chuẩn bị:
GV : Phiếu HT- Bảng phụ
HS : SGK
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách tìm số chia?
- Nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới	
a. Giới thiệu bài học
b.Luyện tập.
* Bài 1:
- X là thành phần nào của phép chia?
- Nêu cách tìm X?
- Chấm bài, nhận xét
* Bài 2: ( cột 1, 2)
- Đọc đề?
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài thuộc dạng toán gì?
- Nêu cách tìm một trong các thành phần bằng nhau của phép tính?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Chấm bài, nhận xét.
Nếu còn thời gian HDHS làm cột 3, 4 bài 2 tương tự như phần 1,2.
- Bài 4: Yêu cầu HS quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ
- Vậy khoanh tròn vào câu trả lời nào?
4.Củng cố:
Trò chơi: Ai nhanh hơn?
a) X : 7 = 8; b) 63 : X = 7
5.Dặn dò: Ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS hát
- HS nêu
- HS nêu
- Làm phiếu HT
a) X + 12 = 36 b) X- 25 = 35
 X= 36 - 12 X= 35 + 15
 X = 24 X = 50
c) X x 6 = 30 d) 42 : X = 7
 X= 30 : 6 X = 42 : 7
 X = 5 X = 6
- HS nêu.
- 3 HS chữa bài trên bảng
 35 26 32
x x x
 2 4 6
 70 104 192
 64 2 80 4 99 3
 6 32 8 20 9 33
 04 00 09
 4 0 9
 0 0 0
- Có 36 l dầu, số dầu còn lại trong thùng bằng 1/3 số dầu đã có
- Trong thùng còn lại bao nhiêu l dầu ?
- HS nêu
- Ta lấy số đó chia cho số phần
Bài giải
Số dầu còn lại trong thùng là:
36 : 3 = 12 ( lít)
 Đáp số: 12 lít dầu.
- Đồng hồ chỉ 1 giờ 25 phút
- Khoanh vào câu B
- HS thi chơi- Nêu KQ
----------------------------------------
Tập làm văn
Kể về người hàng xóm
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Biết kể về người hàng xóm theo gợi ý (BT1)
- Viết lại những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn khoảng 5 câu (BT2)
- Giáo dục HS tình cảm làng xóm.
II. Chuẩn bị
- GV : Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về người hàng xóm
- HS : Vở viết
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại câu chuyện: Không nỡ nhìn?
- Nói về tính khôi hài của câu chuyện?
- GV nhận xét	
3.Bài mới
a Giới thiệu bài học
b. HD làm BT
* Bài tập 1
- Đọc yêu cầu BT?
- Gọi HS đọc gợi ý.
+Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi?
+Người đó làm nghề gì? hình dáng, tính tình của người đó thế nào? Tình cảm của gia đình em đối
với người hàng xómđó như thế nào? Tình cảm của người hàng xóm đó đối với gia đình em ra sao?...
- Gọi HS kể mẫu.
- Yêu cầu HS kể theo nhóm 2.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm
* Bài tập 2
- Đọc yêu cầu BT 
- GV nhắc HS chú ý kể giản dị, chân thật
- Nhận xét, cho điểm. 
4.Củng cố
- Khi kể về người hàng xóm, em cần chú ý điều gì?
5.Dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà đọc lại bài văn cho người thân nghe.
- 1, 2 HS kể
- Nhận xét bạn kể
+ Kể về một người hàng xóm mà em quý mến
- HS đọc.
- Dựa vào 4 gợi ý ,1 HS khá giỏi kể mẫu vài câu
- HS kể trong nhóm.
- 3, 4 HS thi kể
+ HS đọc:Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu )
- HS viết bài
- 5, 7 em đọc bài viết
- Nhận xét, bình chọn người viết tốt
- HS nêu.
--------------------------------------
Sinh hoạt ngoại khoá
----------------------------------------
Thủ công
------------------------------------------
Âm nhạc
----------------------------------------
Tiếng Anh
********************************************************************
Nhận xét của Ban chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 CKTKN nam hoc 1011 tuan 8.doc