Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng

Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng

TOÁN

Tiết 41:Góc vuông, góc không vuông

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:Giúp học sinh:

 - Làm quen với các khái niệm: góc vuông, góc không vuông.

 - Biết dùng êke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông.

2. Kỹ năng: Thực hiện tốt các bài luyện tập.

3. Giáo dục: Cẩn thận, tự giác khi làm bài.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Êke, thước dài, phấn màu

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1519Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 41:Góc vuông, góc không vuông
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:Giúp học sinh:
 - Làm quen với các khái niệm: góc vuông, góc không vuông.
 - Biết dùng êke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông.
2. Kỹ năng: Thực hiện tốt các bài luyện tập.
3. Giáo dục: Cẩn thận, tự giác khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy – học:
Êke, thước dài, phấn màu
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
- Nghe giới thiệu , ghi bài.
2. Giới thiệu về góc:
* Chỉ mô hình đồng hồ lúc 3 giờ và chỉ cho HS biết: đâu là điểm gốc của 2 kim.
 - 2 kim của các mặt đồng hồ trên có chung 1 điểm gốc, ta nói hai kim đồng hồ tạo thành 1 góc.
*Cho HS quan sát đồng hồ thứ 2.
- 2 kim đồng hồ có gì chung?
- 2 kim có tạo thành 1 góc không?
- Có chung 1 điểm gốc.
- Có tạo thành 1 góc.
* Cho HS quan sát tiếp đồng hồ thứ 3
- Hai kim trong mặt đồng hồ thứ 3 có tạo thành 1 góc không?
- Hai kim trong mặt đồng hồ thứ 3 có tạo thành 1 góc
=> Hai kim trong các mặt đồng hồ đều có chung một điểm gốc. Vậy ta nói 2 kim tạo thành 1 góc.
* Vẽ lên bảng các hình vẽ góc gần như các góc tạo bởi 2 kim trong mỗi đồng hồ
- Giáo viên ghi ký hiệu, đặt tên.
- Giáo viên yêu cầu
- Học sinh quan sát hình vẽ
- Theo con, mỗi hình vẽ trên có được gọi là một góc không?
- Có
* Giới thiệu về góc:
- GV giới thiệu khái niệm chung về góc:
 + Góc được tạo bởi 2 cạnh có chung 1 điểm gốc.
 + Cạnh của góc thứ nhất là OA, OB
- HS tự tìm các cạnh của các góc còn lại.
- GV giới thiệu khái niệm chung về đỉnh của góc: đỉnh của góc là điểm chung của hai cạnh.
 + GV chỉ đỉnh của góc thứ nhất. 
+ HS chỉ đỉnh của các góc còn lại
* Giới thiệu góc vuông và góc không vuông:
- GV chỉ hình 1 nói: đây là góc vuông.
- Hãy nêu tên đỉnh và các cạnh tạo thành của góc vuông AOB?
- Đỉnh O, Cạnh OA và OB. 
- Chỉ hai góc 1, 2 nói: góc MPN và góc CED là góc không vuông.
- Học sinh quan sát.
- Yêu cầu học sinh nêu tên đỉnh, các cạnh của từng góc
- Góc đỉnh P: cạnh là PN và PM ; Góc đỉnh E: cạnh là EC và ED.
* Chuyển ý:Có những góc, bằng mắt thường ta dễ nhận thấy là góc vuông hay không vuông, nhưng có góc ta chưa khẳng định chắc chắn được, ta sẽ dùng 1 vật để kiểm tra- Đó là ê-ke
 * Giới thiệu êke:
- GV giơ thước ê ke loại to và giới thiệu
- Học sinh quan sát
- Thước êke có hình gì?
- Hình tam giác
- Thước êke có mấy cạnh và mấy góc?
- 3 cạnh và 3 góc
- Tìm góc vuông trong thước êke?
- 1 HS chỉ vào góc vuông trong êke của mình.
- HS quan sát và chỉ vào góc vuông trong êke của mình.
- Hai góc còn lại có vuông không?
- Hai góc còn lại là 2 góc không vuông.
* Hướng dẫn dùng êke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông:
- GV vừa hướng dẫn vừa thực hiện thao tác
+ Tìm góc vuông của thước êke
+ Đặt 1 cạnh của góc vuông trong thước êke trùng với 1 cạnh của góc cần kiểm tra.
+ Nếu cạnh góc vuông còn lại của êke trùng với cạnh còn lại của góc cần kiểm tra thì góc này là góc vuông .Nếu không trùng thì góc này là góc không vuông .
- Giáo viên gợi ý
- Học sinh kết luận:
 + Góc AOB là góc vuông.
 + Góc CDE; MPN là góc không vuông.
3. Luyện tập:
* Bài 1:
- Hướng dẫn HS dùng êke để kiểm tra các góc của hình chữ nhật. Có thể làm mẫu 1 góc.
- Tiến hành dùng êke để kiểm tra góc
- Hình chữ nhật có mấy góc vuông?
- Có 4 góc vuông
- Hướng dẫn HS dùng êke để vẽ góc vuông có đỉnh O, 2 cạnh OA, OB:
+ Chấm 1 điểm và coi là đỉnh O của góc vuông cần vẽ.
+ Đặt đỉnh góc vuông của êke trùng với điểm vừa chọn
+ Vẽ 2 cạnh OA và OB theo 2 cạnh góc vuông của êke. Vậy ta được góc vuông AOB cần vẽ.
- Yêu cầu HS tự vẽ góc vuông CMD
- HS vẽ hình, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
* Bài 2:(Trò chơi HS nêu miệng)
- Yêu cầu học sinh đọc đề tài
- Dùng êke để kiểm tra xem góc nào là góc vuông, đánh dấu các góc vuông theo đúng qui ước.
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
Chốt ý: Hình vẽ có 6 góc thì có tất cả 3 góc vuông. Mỗi góc vuông được vẽ 1 kiểu khác nhau.
- Học sinh chơi, sau đó trả lời:
a) Góc vuông đỉnh A, 2 cạnh là AD và AE
Góc vuông đỉnh là G, 2 cạnh là BG và BH .
* Bài 3:( làm nhóm)
- Đọc đề bài, phân tích đề.
- Tứ giác MNPQ có các góc nào?
- Góc đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q
- Yêu cầu HS dùng êke để kiểm tra các góc theo nhóm đôi rồi trả lời câu hỏi
- Các góc vuông là góc đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q.
- Đại diện nhóm trình bày, dùng ký hiệu đánh dấu góc vuông.
* Bài 4:( Giơ tay)
- Học sinh đọc đề
- Dùng êke để kiểm tra từng góc, đánh dấu vào các góc vuông, sau đó đếm số góc vuông
- Học sinh tự kiểm tra trong sách
- Hình bên có bao nhiêu góc vuông?
- HS giơ tay ( Hình bên có 4 góc)
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ các góc vuông có trong hình
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
-Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về góc vuông, góc không vuông.
- Yờu cầu HS chuẩn bị đồ dựng để tiết sau thực hành
- Nhận xét tiết học
Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 42: Thực hành nhận biết và
vẽ góc vuông bằng êke
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:Giúp học sinh
- Tiến hành dùng êke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông
2. Kỹ năng: Biết cách dùng êke để vẽ góc vuông.
3. Giáo dục: Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy – học:
	- Thước êke
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
 + Một góc có mấy đỉnh, mấy cạnh?
 + Chúng ta đã học các loại góc nào?
 + Muốn kiểm tra góc vuông, góc không vuông ta dùng dụng cụ gì?
+ Một góc có1 đỉnh, 2 cạnh.
+ Góc vuông, góc không vuông.
+Muốn kiểm tra góc vuông, góc không vuông ta dùng êke
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng
2. Hướng dẫn thực hành:
- Nghe giới thiệu , ghi bài.
Bài 1: Hướng dẫn học sinh thực hành vẽ góc vuông đỉnh O: Đặt đỉnh của góc vuông của êke trùng với O và 1 cạnh góc vuông của êke trùng với cạnh đã cho. Vẽ cạnh còn lại của góc vuông êke. Ta được góc vuông đỉnh O.
- Tiến hành vẽ góc vuông đỉnh O theo hướng dẫn và tự vẽ các góc còn lại.
- Yêu cầu học sinh kiểm tra bài của nhau
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
* Bài 2: Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài và trả lời
- Hình thứ nhất có 4 góc vuông, hình thứ 2 có 2 cạnh góc vuông
* Bài 3:Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và tưởng tượng xem mỗi hình A, B được ghép từ các hình nào?
- Hình A được ghép từ hình 1 và 4
- Hình B được ghép từ hình 2 và 3
* Bài 4:
- Yêu cầu mỗi học sinh trong lớp lấy 1 mảnh giấy bất kỳ thực hành gấp, giáo viên đến từng học sinh để kiểm tra
- Gấp giấy như hướng dẫn 
C. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về góc vuông, góc không vuông
- Nhận xét tiết học
Thứ tư ngày 3 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 43: Đề - ca - mét; Héc - tô - mét
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:Giúp học sinh
	- Nắm được tên gọi và kí hiệu của dam, hm
	- Biết được mối quan hệ giữa dam và hm
2. Kỹ năng: Biết chuyển đổi đơn vị từ dam, hm sang m	
3. Giáo dục: Ham học môn học
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài về nhà của tiết 42
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 3
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
- Nghe giới thiệu , ghi bài
2. Ôn lại các đơn vị đo độ dài đã học:
- Các em đã được học các đơn vị đo độ dài nào?
- mm, cm, dm, m, km
* Giới thiệu dam, hm:
- Đề - ca - mét là 1 đơn vị đo độ dài, kí hiệu là dam
- Đọc: đề - ca - mét
- Độ dài của 1 dam bằng độ dài của 10m
- Đọc: 1 dam = 10m
- Héc tô mét cũng là 1 đơn vị đo độ dài, kí hiệu là hm
- Đọc: Héc - tô - mét 
- Độ dài 1 hm bằng độ dài của 100m và bằng 10 dam
- Đọc: 1hm = 100m
 = 10 dam
3. Luyện tập:
* Bài 1:
- Viết lên bảng: 1 hm = m và hỏi 1hm = ? m
- 1hm = 100m
- Vậy điền số 100m vào chỗ chấm?
- Số 100
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 2:
- Viết lên bảng 4 dam =  m
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để tìm số tập hợp điền vào chỗ chấm và giải thích tại sao lại điền số đó
+ 1 dam = ? m
+ 1 dam = 10m
+ 4 dam gấp mấy lần so với 1 dam?
+ 4 dam gấp 4 lần 1 dam
+ Muốn biết 4 dam dài bằng bao nhiêu m ta lấy 10n x 4 = 40m
+ Yêu cầu học sinh làm các nội dung còn lại của cột thứ nhất, sau đó chữa bài
- Viết: 8 hm =  m
+ 1hm = ? m
+ 1 hm = 100m
+ 8 hm gấp mấy lần so với 1 hm?
+ Gấp 8 lần
+ Muốn biết 8 hm = ?m ta lấy 
100hm x 8 = 800 hm.
+ Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại
* Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc mẫu, sau đó tự làm bài
- 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm vở 
- Chữa bài và cho điểm HS
- 2 học sinh kiểm tra chéo nhau
C. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về các đơn vị đo độ dài đã học
- Chuẩn bị bài bảng đơn vị đo dộ dài
- Nhận xét tiết học
Thứ năm ngày 4 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 44: Bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh
 - Làm quen với bảng đơn vị đo độ dài
 - Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn
2. Kỹ năng: Thực hiện các phép tính nhân, chia với các số đo độ dài	
3. Giáo dục:Chính xác, cẩn thận khi học Toán
II. Chuẩn bị:
- Kẻ bảng như sách giáo khoa nhưng chưa ghi
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS chữa BT 3 
- 2 HS lên bảng
- Nhận xét chữa bài và cho điểm học sinh 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
- Nghe giới thiệu , ghi bài.
2. Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài:
- Mở bảng đơn vị đo độ dài (chưa có thông tin)
- Yêu cầu HS nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học
- cm, dm, m, mm, km, dam, hm.
=> Trong các đơn vị đo độ dài thì m được coi là đơn vị cơ bản. Viết m vào bảng đơn vị đo độ dài.
- Lớn hơn m có những đơn vị đo nào?
- dam, hm, km
+ Ta viết các đơn vị đo độ dài lớn hơn m, đơn vi nào gấp m 10 lần?
- dam
+ Viết dam vào cột ngay bên trái của cột m và viết 1 dam = 10m xuống dòng dưới.
+ Đọc 1 dam = 10m
+ Đơn vị nào gấp m 100 lần?
+ Héc - tô - mét
+ Viết hm và kí hiệu hm vào bảng
+ 1hm bằng bao nhiêu dam?
+ 1 hm = 10 dam
+ Viết vào bảng 
1 hm = 10 dam = 100m
 ... ầu học sinh tự làm
- 3 học sinh lên bảng, lớp dùng bút chì đánh dấu vào sách giáo khoa.
- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn
- Chốt lại lời giải đúng
4. Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc: Lừa và ngựa 
- Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
- Cho điểm từng học sinh
C. Củng cố, dặn dò:
+ Hằng năm, cứ vào đầu tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới.
+ Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn
+ Đúng 8 giờ, trong tiếng Quốc ca hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ.
- HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc
- HS nhận xét bài vừa đọc
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà đọc trước các tiết ôn tập và chuẩn bị kiểm tra 
Tiếng việt
Ôn tập giữa học kỳ I (tiết 7)
Đọc thờm : Những chiếc chuụng reo
I. Mục tiêu: 
- Ôn luyện củng cố vốn từ: chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ chỉ sự vật.
- Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy
3. Trả lời được câu hỏi về nội dung bài: Những chiếc chuụng reo.
II. Đồ dùng:
Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Giới thiệu bài
Nêu yêu cầu và ghi tên bài lên bảng
2) Củng cố và mở rộng vốn từ
Bài 2:
- Chia lớp thành 4 nhóm
- Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to đã kẻ sẵn như SGK
- YC các nhóm thảo luận để tìm từ điền vào ô chữ.
- Mỗi từ tìm đúng được tính 10 điểm, sai 1 từ trừ 5 điểm, tìm đúng từ hàng dọc được tính 20 điểm, nhóm xong đầu tiên cộng 3 điểm, xong thứ hai cộng 2 điểm. Xong thứ ba cộng 1 điểm, xong cuối cùng không được cộng điểm
- Khi mỗi nhóm đọc từ trong ô, giáo viên kết hợp hỏi lại nghĩa của từ
- Chốt KQ đúng: 
+ Trẻ em
+ Trả lời
+ Thuỷ thủ
+ TRưng nhị
+ Tương lai
+ Tươi tốt
+ tập thể
+ tô màu
Từ hàng dọc: trung thu
3) Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc: Những chiếc chuụng reo
- Gọi HS nhận xét bài vừa đọc
- Cho điểm từng học sinh
Theo dõi
- Chia nhóm
- Thảo luận và thực hiện theo nhóm
- Đại diện các nhóm đọc, và giải nghĩa từ, các nhóm khác nhận xét
- HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc
- HS nhận xét bài vừa đọc
3) Củng cố - Dặn dò
- NX tiết học
- Dặn về nhà tiếp tục ôn luyện để chuẩn bị thi giữa kỳ.
- Lắng nghe
Tự nhiên và xã hội
Bài 17 : Ôn tập : Con người và sức khoẻ
I. Mục tiêu
+ Giúp HS củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về :
	- Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
	- Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
	- Đóng vai vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý.
II. Đồ dùng
	GV : Các hình trong SGK, phiếu ghi các câu hỏi ôn tập
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài ôn
B. Bài mới
a. HĐ1 : Chơi trò chơi : Ai nhanh ai đúng
+ Bước 1 : Tổ chức
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- Cử 3 đến 5 HS làm giám khảo
+ Bước 2 : Phổ biến cách chơi và luật chơi
- HS nghe câu hỏi. Đội nào có câu trả lời sẽ lắc giơ tay.
- Đội nào giơ tay trước được trả lời
 trước. Các đội khác lần lượt trả lời theo thứ tự giơ tay.
+ Bước 3 : Chuẩn bị
- GV HD các em ở ban giám khảo cách chấm điểm, đánh giá, ghi chép
+ Bước 4 : Tiến hành
- GV lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi
- Khống chế thời gian cho mỗi câu hỏi.
+ Bước 5 : Đánh giá tổng kết
BGK hội ý thống nhất điểm và tuyên bố với các đội
b. HĐ2 : Đóng vai 
- HS nghe
- Các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi
- HS chơi trò chơi
+ Bước 1 : Tổ chức và HD
- GV yêu cầu mỗi nhóm tự chọn ND có thể chọn ND vận động không hút thuốc lá, vận động không uống rượu, vận động không sử dụng ma tuý
+ Bước 2 : Thực hành
- GV đi đến các nhóm động viên, giúp đỡ.
+ Bước : Đóng vai
- GV nhận xét các nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đóng vai
- Từng nhóm lên đóng vai
- Nhận xét nhóm bạn
C. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tinh thần học tập của các em, khen những em nhiệt tình học
	- Nhận xét chung tiết học
	- Dặn HS về nhà ôn bài
Tự nhiên và xã hội
Bài 18 : Kiểm tra: Con người và sức khỏe
I. Mục tiêu
+ HS làm bài về các kiến thức
	- Cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn, biết nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim
	- Vai trò của não, tuỷ sống và các dây thần kinh
	- Biết cách trình bày
II. Chuẩn bị
	GV : Đề kiểm tra
	HS : Giấy KT
III. Đề bài
 Câu 1 : Để bảo vệ cơ quan hô hấp bạn nên làm gì và không nên làm gì ?
 Câu 2 : Cơ quan tuần hoàn có những bộ phận nào ?
 Câu 3 : Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì ?
 Câu 4 : Nêu vai trò của não, tuỷ sống và các dây thần kinh.
IV. Đáp án
	Câu 1 : 2,5 điểm
- Để bảo vệ cơ quan hô hấp nên : Giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng, ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thường xuyên.
- Để bảo vệ cơ quan hô hấp không nên : Để nhiễm lạnh
	Câu 2 : 2,5 điểm
	- Cơ quan tuần hoàn có những bộ phận : Tim và các mạch máu
	Câu 3 : 2,5 điểm
	- Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim : Do bị viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài hoặc viêm khớp cấp không chữa trị kịp thời, dứt điểm.
	Câu 4 : 2,5 điểm
	- Vai trò của não và tuỷ sống : là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của con ngời
	- Vai trò của dây thần kinh : Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tuỷ sống đến các cơ quan. 
Đạo đức
Tiết 9: Chia sẻ vui buồn cùng bạn ( tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Học sinh hiểu:
	- Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên giúp đỡ bạn khi có chuyện buồn.
	- ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
2. Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi khó khăn.
3. Học sinh biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong tình huống cụ thể.
II. Tài liệu và phương tiện:
 - Vở bài tập đạo đức
 - Tranh minh họa cho tình huống 1 của hoạt động 1
 - Các câu chuyện, bài thơ, bài hát , về sự cảm thông chia sẻ vui buồn với bạn.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS kể về việc đã giúp đỡ ông bà, bố mẹ, anh chị em trong gia đình.
 B. Bài mới:
Khởi động: Lớp hát bài “ Lớp chúng ta đoàn kết”
- 2,3 HS kể
- Nghe giới thiệu , ghi bài .
1. Thảo luận phân tích tình huống
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh
- Vẽ lớp học có cô giáo đang nói hoàn cảnh của bạn Ân
- Giáo viên giới thiệu tình huống ở bài tập 1 vở bài tập
- Học sinh đọc thầm theo sách
- Học sinh thảo luận nhóm nhỏ về cách ứng xử trong tình huống và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử.
- Giáo viên kết luận: Khi bạn có chuyện buồn, em cần động viên, an ủi và giúp đã bạn bằng những việc làm phù hợp khả năng để bạn có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.
2. Đóng vai
- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm học sinh xây dựng kịch bản và đóng vai 1 trong những tình huống 
+ Chung vui cùng bạn
+ Chia sẻ với bạn khi gặp khó khăn trong học tập, khi bạn bị ngã đau, bị ốm mệt
- Học sinh thảo luận nhóm xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai.
- Gọi các nhóm lên trình bày
- Các nhóm lên đóng vai
- Nhận xét, rút kinh nghiệm 
- Giáo viên kết luận
+ Khi bạn có chuyện vui cần làm gì?
+ Khi bạn có chuyện buồn cần làm gì?
+ Cần chúc mừng, chung vui cùng bạn
+ Cần an ủi, động viên và giúp đỡ bạn bằng những việc làm phù hợp khả năng.
3. Bày tỏ thái độ
- GV lần lượt đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và này tỏ thái độ tán thành, không tán và lưỡng lự bằng cách giơ thẻ
- HS bày tỏ thái độ với 6 ý kiến mà GV nêu ra như trong vở bài tập
+ Các ý kiến a, d, c, g, e đúng
+ ý kiến b sai
C. Củng cố- Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà thực hành: Quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường và nơi ở.
- Sưu tầm tranh, truyện về nội dung trên.
- GV nhận xét tiết học.
Thủ công
Bài 5 : Ôn chương1: Phối hợp gấp, cắt, dán hình.
(Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập củng cố được kiến thức, kỹ năng phối hợp gắp cắt, dán để làm đồ chơi.
- Làm được ít nhất 2 đồ chơi đã học.
II. Đồ dùng:
- Mẫu các bài 1, 2, 3, 4, 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Nội dung ôn tập
- Nêu yêu cầu: “Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học ở chương I”
 Yêu cầu HS làm đúng qui trình, các nếp gấp phẳng, thẳng, cân đối.
- YC học sinh làm bài
Giáo viên quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng
- HS lắng nghe
- 1 vài hs nhắc lại tên các bài.
+ Bọc vở
+ Gấp tàu thuỷ hai ống khói.
+ Gấp con ếch
- HS thực hành làm bài tại lớp một trong những sản phẩm đã học
B- Đánh giá
- Đánh giá sản phẩm ở hai mức độ:
+ Hoàn thành 
- Nếp gấp phẳng, thẳng
- Đường cắt thẳng, đều không bị mấp mô, răng cưa.
- Thực hiện đúng qui trình kỹ thuật và hoàn thành tại lớp.
- Sản phẩm có sáng tạo, đẹp.
+ Chưa hoàn thành.
- Thực hiện chưa đúng qui trình kỹ thuật.
- Không hoàn thành sản phẩm.
- HS lắng nghe
C- nhận xét - Dặn dò
 Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập của học sinh và kết quả kiểm tra.
- Dặn chuẩn bị giờ sau: Ôn tập tiếp
- HS nghe để chuẩn bị cho tiết sau.
Tiếng việt
Tiết 8 + 9: Kiểm tra
I/ Đọc thầm bài: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng ( SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 26)
Dưạ theo nội dung bài đọc, ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời dúng: 
1/ Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai?
Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho sẻ non. 
Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho bé Thơ. 
Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho mùa xuân.
2/ Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua ?
 Vì bé Thơ bị ốm .
 Vì bé Thơ không nhìn thấy bông hoa nở
 Nhng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. 
3/ Mỗi người bạn của bé Thơ có điều gì tốt?
 Rất yêu bé Thơ, muốn làm cho bé vui.
 Muốn chăm sóc bé Thơ khi bé bị ốm.
 Muốn được chơi với bé Thơ.
4/ Trong câu: “ Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ”. Em có thể thay từ yêu bằng từ nào?
 Thích
 Muốn
 Ghét
5/ Gạch chân dưới các hình ảnh được so sánh trong câu tục ngữ sau:
Anh em nh thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
II/ Chính tả: Nghe viết: “Nhớ lại buổi đầu đi học” Đoạn 3 (SGK lớp 3 tập 1 trang 5)
III/ Tập làm văn : Kể về một người hàng xóm mà em quý mến.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAN 9.doc